KHÁI QUÁT VỀ CỘNG HÒA HÔI GIÁO SYRIA
FROM anh truong TO 1 recipient
XIN
BỎ CHÚT THÌ GIỜ ĐỌC ĐỂ BIẾT QUA TAI SAO PHÁP, NGA THA THIẾT VỚI SYRIA-
ĐẢNG XÃ HÔI CHỦ NGHIÃ HỒI GIÁO BAATH Ở SYRIA THẾ NÀO VÀ RẤT NHIÊU ĐIỀU
CHƯA BIẾT VỀ SYRIA.
KHÁI QUÁT VỀ CỘNG HÒA HÔI GIÁO SYRIA
tka23 post
Năm 1920, một Vương quốc Ả Rập
Syria được thành lập dưới sự cai trị của Faisal I thuộc gia đình
Hashemite, người sau này trở thành Vua Iraq. Tuy nhiên, quyền cai trị
của ông với Syria đã chấm dứt chỉ sau vài tháng, sau cuộc xung đột giữa
các lực lượng Ả Rập Syria của ông và những lực lượng chính quy của Pháp
tại Trận Maysalun.
Quân đội Pháp chiếm Syria cuối năm đó(1920) sau khi hội nghị San Remo đề nghị Hội quốc liên đặt Syria dưới sự uỷ trị Pháp.[21]
Năm 1925 Sultan Pasha al-Atrash lãnh đạo một cuộc nổi dậy tại vùng núi
Druze và lan ra toàn thể Syria cùng nhiều vùng của Liban.
Đây được coi là một trong những cuộc cách mạng quan trọng nhất
chống lại sự uỷ trị Pháp, bởi nó bao gồm toàn bộ Syria và đã diễn ra
những trận đánh kinh hoàng giữa quân nổi dậy và quân Pháp.[2] Ngày 23
tháng 8 năm 1925 Quốc vương Pasha al-Atrash chính thức tuyên bố cách
mạng chống lại người Pháp và chiến tranh nhanh chóng nổ ra tại Damascus,
Homs và Hama. Al-Atrash đã giành nhiều trận thắng trước quân Pháp ở
thời điểm đầu cuộc cách mạng, đáng chú ý là Trận Al-Kabir ngày 21 tháng 7
năm 1925, Trận Al-Mazra'a ngày 2 tháng 8 năm 1925, và sau đó là các
trận đánh Salkhad, Almsifarh và Suwayda. Sau những thắng lợi của phe nổi
dậy trước quân Pháp, Pháp đã gửi hàng nghìn quân tới Syria và Liban từ
Maroc và Sénégal, được trang bị vũ
khí tối tân , so với số lượng quân nhu hạn chế của phe nổi dậy. Việc
này đã làm xoay chuyển , kết quả và cho phép người Pháp giành lại nhiều
thành phố, dù sự kháng cự chỉ chấm dứt vào mùa thu năm 1927. Người Pháp
kết án tử hình Quốc vương al-Atrash, nhưng ông đã trốn thoát với một số
quân nổi dậy tới Transjordan và sau đó được ân xá.
Ông quay lại Syria năm 1937 sau khi ký kết Hiệp ước Syria Pháp
và được nhân dân đón chào nồng nhiệt. Syria và Pháp đã đàm phán một hiệp
ước độc lập tháng 9 năm 1936, và Hashim al-Atassi, người là Thủ tướng
trong thời gian cai trị ngắn ngủi của Vua Faisal, là tổng thống đầu tiên
được bầu theo một hiến pháp mới, lần đầu tiên là hiện thân của nhà nước
cộng hoà Syria hiện đại. Tuy nhiên, hiệp ước không bao giờ có hiệu lực
bởi Quốc hội Pháp từ chối phê chuẩn nó. Với sự sụp đổ của nhà nước Pháp
năm 1940 trong Thế chiến II, Syria nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ
Vichy cho tới khi Anh Quốc và Pháp Tự do chiếm nước này tháng 7 năm
1941. Syria một lần nữa tuyên bố độc lập năm 1941 nhưng mãi tới ngày 1
tháng 1
năm 1944 họ mới được công nhận là một nước cộng hoà độc lập.
Áp lực tiếp tục từ
các nhóm quốc gia Syria và của Anh buộc người Pháp phải rút quân tháng 4
năm 1946, trao lại nước này vào tay chính phủ cộng hoà đã được thành
lập trong thời uỷ trị.[22]
Bất ổn và quan hệ nước ngoài: độc lập tới năm 1967
Dù có sự phát triển kinh tế nhanh chóng sau khi tuyên bố độc lập,
chính trị Syria từ khi độc lập tới cuối thập niên 1960 được ghi dấu bởi
sự thay đổi.
Từ năm 1946 tới năm 1956, Syria có 20 nội các khác nhau và soạn thảo bốn bản hiến pháp khác nhau.
Năm 1948, Syria tham gia vào Chiến tranh Ả Rập-Israel, liên kết cùng
các quốc gia Ả Rập trong khu vực tìm cách ngăn chặn sự thành lập nhà
nước Israel.[23]
Quân đội Syria bị đẩy lùi khỏi hầu hết lãnh thổ Israel, nhưng đã thiết
lập được các căn cứ tại Cao nguyên Golan và tìm cách giữ các biên giới
cũ và một số lãnh thổ mới (chúng được chuyển đổi thành "cái gọi là" các
khu vực phi quân sự dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc, nhưng sau đó
dần mất vào tay Israel
trong những năm giữa các cuộc chiến; vị thế của các lãnh thổ này đã trở
thành một cản trở cho các cuộc đàm phán Syria-Israel).
Thất
bại nhục nhã của quân đội là một trong những yếu tố dẫn tới việc Thiếu
tá Husni al-Za'im lên nắm quyền lực năm 1949, như vụ đảo chính quân sự
đầu tiên của thế giới Ả Rập.[23]
từ khi Thế chiến II bắt đầu. Việc này nhanh chóng được tiếp nối bằng
một vụ đảo chính mới, bởi Thiếu tá Sami al-Hinnawi, người sau đó nhanh
chóng bị Thiếu tá Adib Shishakli hạ bệ, tất cả đều diễn ra trong cùng
một năm.[23]
Sau khi thực hiện ảnh hưởng phía sau hậu trường ở một số thời điểm, lập
vai trò thống trị trong nghị viện đã tan rã, Shishakli tung ra một cuộc
đảo chính thứ hai năm 1951, mở rộng vai trò của mình và cuối cùng xoá
bỏ cả nghị viện và hệ thống đa đảng phái. Chỉ khi chính tổng thống
Shishakli bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 1954, hệ thống nghị
viện mới được tái lập, nhưng hoàn toàn suy yếu vì những trò vận động
chính trị được ủng hộ bởi các phe nhóm đang cạnh tranh lẫn nhau trong
giới quân sự.[23]
Tới thời điểm đó, chính trị dân sự đã phần lớn
không còn ý nghĩa, và quyền lực dần tập trung vào phái quân sự và an
ninh, khi ấy đã chứng tỏ mình là lực lượng duy nhất có khả năng nắm và -
có lẽ - giữ quyền lực.[23]
Các định chế nghị viện vẫn còn yếu kém và không hiệu quả, bị thống trị
bởi những cuộc tranh giành đảng phái đại diện cho giới chủ đất và nhiều
quý tộc Sunni đô thị, trong khi kinh tế và chính trị bị quản lý kém, và
ít điều được thực hiện để tăng cường vai trò của tầng lớp nông dân Syria
đa số.
Điều này, cũng như ảnh hưởng của chủ nghĩa Nasser và các tư tưởng
chống thực dân khác, đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho nhiều phong trào
quốc gia Ả Rập, chủ nghĩa quốc gia Syria và xã hội chủ nghĩa, những
người đại diện cho các phái bất mãn trong xã hội, đáng kể nhất gồm cả
các nhóm thiểu số tôn giáo và những người yêu cầu cải cách cấp tiến.[23]
Trong cuộc khủng hoảng kênh Suez năm 1956, sau khi quân đội Israel
xâm lược Bán đảo Sinai, và sự can thiệp của quân đội Anh và Pháp, thiết
quân luật được ban bố tại Syria. Những cuộc tấn công tháng 11 năm 1956
vào các đường ống dẫn dầu của Iraq để trả đũa việc Iraq chấp nhận tham
gia Hiệp ước Baghdad. Đầu năm 1957 Iraq đề nghị Ai Cập và Syria phản đối
một sự tiếp quản Jordan.[24]
Tháng 11 năm 1956
Syria ký một hiệp ước với Liên xô, cung cấp một cứ điểm cho Chủ nghĩa
cộng sản tạo lập ảnh hưởng bên trong chính phủ để đổi lấy các máy bay,
xe tăng và các trang thiết bị quân sự khác.[23]
Sự gia tăng sức mạnh kỹ thuật quân sự này của Syria đã làm Thổ Nhĩ Kỳ
lo ngại, bởi dường như có nguy cơ đáng sợ rằng Syria sẽ chiếm lại
Iskenderun, một vấn đề gây tranh cãi giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặt khác,
Syria và Liên bang Xô viết buộc tội Thổ Nhĩ Kỳ tập trung quân đội tại biên giới Syria.
Trong sự căng thẳng này, những người cộng sản đã giành thêm được quyền quản lý với chính phủ và quân đội Syria.
Chỉ những cuộc tranh luận đang nóng lên ở Liên hiệp quốc (nơi Syria là
một thành viên từ đầu) mới làm giảm nhẹ mối đe doạ chiến tranh.[25]
Sự bất ổn chính trị của Syria trong những năm sau cuộc đảo chính
năm 1954, sự tương đồng trong các chính sách của Syria và Ai Cập, và lời
kêu gọi của Tổng thống Ai Cập Gamal Abdal Nasser về vai trò lãnh đạo
của nước này trong bối cảnh vụ khủng hoảng kênh Suez đã tạo ra sự ủng hộ
tại Syria về một liên minh với Ai Cập.[23]
Ngày 1 tháng 2 năm 1958, Tổng thống Syria Shukri al-Quwatli và Nasser
thông báo sự sáp nhập hai quốc gia, lập ra Cộng hoà Ả Rập Thống nhất, và
toàn bộ các đảng chính trị Syria, cũng như những người Cộng sản bên
trong đó, ngừng công khai các hoạt động.[22]
Tuy nhiên, liên minh này không mang lại thành công.[23]
Sau một cuộc đảo chính quân sự ngày 28 tháng 9 năm 1961, Syria rút lui,
tái lập mình thành nhà nước Cộng hoà Ả Rập Syria. Sự bất ổn tiếp tục
diễn ra trong 18 tháng sau đó, với nhiều cuộc đảo chính vào ngày 8
tháng 3 năm 1963, với sự thành lập Hội đồng Quốc gia Bộ chỉ huy Cách
mạng của những sỹ quan quân đội Syria theo cánh tả (NCRC), một nhóm các
quan chức quân sự và dân sự nắm mọi quyền hành pháp và lập pháp. Vụ
chiếm quyền được các thành viên của Đảng Phục hồi Xã hội chủ nghĩa Ả Rập
(Đảng Baath) sắp đặt, đảng này đã hoạt động tích cực tại
Syria và các quốc gia Ả Rập khác từ cuối những năm 1940. Nội các mới có
đa số là các thành viên đảng Baath.[22][23]
Vụ đảng Baath chiếm quyền ở Syria sau một vụ đảo chính của đảng
Baath tại Iraq vào tháng trước đó. Chính phủ mới của Syria nghiên cứu
khả năng lập liên minh với Ai Cập và với nước Iraq cũng đang nằm dưới sự
quản lý của đảng Baath.[23]
Một thoả thuận được ký kết tại Cairo ngày 17 tháng 4 năm 1963, về một
cuộc trưng cầu dân ý về hợp nhất sẽ được tổ chức vào tháng 9 năm 1963.
Tuy nhiên, những bất đồng nghiêm trong giữa các bên nhanh chóng xuất
hiện, và liên bang ba bên đã không thể hình thành. Sau đó, chính phủ
đảng Baath tại Syria và Iraq bắt đầu đàm phán việc thành lập liên minh
hai nước. Những kế
hoạch này sụp đổ tháng 11 năm 1963, khi chính phủ Baath tại Iraq bị lật
đổ. Tháng 5 năm 1964, Tổng thống Amin Hafiz thuộc NCRC ban hành một
hiến pháp lâm thời tạo lập một Hội đồng Cách mạng Quốc gia (NCR), một cơ
quan lập pháp theo chỉ định gồm các đại biểu đại diện cho các tổ chức
lớn - công nhân, nông dân, và các liên đoàn chuyên nghiệp - một hội đồng
tổng thống, với quyền hành pháp, và một nội các. Ngày 23 tháng 2 năm
1966, một nhóm sỹ quan quân đội tiến hành một cuộc đảo chính nội bộ
thành công, bỏ tù Tổng thống Hafiz, giải tán nội các và NCR, bãi bỏ hiến
pháp lâm thời, và tạo lập một chính phủ Baath địa phương và dân sự ngày
1 tháng 3.[23] Các lãnh đạo cuộc đảo chính miêu tả nó như là một "cuộc chỉnh lý" các nguyên tắc của đảng Baath.[23]
Chiến tranh sáu ngày và hậu quả
Khi Nasser đóng cửa Vịnh Aqaba với các con tàu đi về Eilat, chính
phủ Baath ủng hộ vị lãnh đạo Ai Cập, các đội quân tập trung tại Cao
nguyên Golan chiến lược để phòng vệ chống lại những cuộc bắn pháo của
Israel vào Syria. Theo văn phòng Liên hiệp quốc tại Jerusalem từ năm
1955 tới năm 1967, 65 trong 69 vụ căng thẳng biên giới giữa Syria và
Israel do người Israel gây ra.[26]
Tờ New York Times thông báo năm 1997 rằng “Moshe Dayan, vị chỉ huy được
ca tụng, người là Bộ trưởng Quốc phòng năm 1967, đã ra lệnh chinh phục
Golan…[said] nhiều vụ bắn nhau với người Syria là do phía Israel cố tình
gây ra, và những người dân định cư tạo áp
lực đòi chính phủ chiếm Cao nguyên Golan ít quan tâm tới an ninh hơn
nhiều so với đất đai của họ.”[27][28]
Tháng 5 năm 1967, Hafez al-Assad, khi ấy là Bộ trưởng Quốc phòng Syria
tuyên bố: "Các lực lượng của chúng tôi hiện hoàn toàn sẵn sàng không chỉ
cho việc đẩy lùi sự thù địch, mà còn thực hiện hành động giải phóng, và
đạp tan sự hiện diện của người Do Thái trên quê hương Ả Rập. Quân đội
Syria, với những ngón tay đã đặt trên cò súng, đang thống nhất... Tôi,
với tư cách một quân nhân, tin rằng thời điểm đã tới để bước vào
một trận đánh của sự huỷ diệt."[29]
Sau khi Israel tung ra cuộc tấn công trước vào Ai Cập để bắt đầu cuộc
chiến tranh tháng 6 năm 1967, Syria cũng tham chiến chống lại Israel.
Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, sau khi đã chiếm Bán đảo
Sinai và Dải Gaza từ Ai Cập, cũng như Bờ Tây và đông Jerusalem từ
Jordan, Israel quay sự chú ý sang Syria, chiếm toàn bộ Cao nguyên Golan
trong chưa tới 48 giờ.[30]
Xung đột đã phát triển giữ một cánh quân sự cực đoan và một nhánh
dân sự ôn hoà hơn của Đảng Baath. Cuộc rút lui năm 1970 của các lực
lượng Syria được gửi tới để giúp đỡ PLO trong những hành động thù địch
"tháng 9 Đen" với Jordan phản ảnh sự bất đồng chính trị này bên trong
giới lãnh đạo Đảng Baath cầm quyền.[31]
Tới ngày 13 tháng 11 năm 1970, Bộ trưởng Quốc phòng Hafez al-Assad
được đưa lên làm nhân vật chủ chốt của chính phủ, khi ông thực hiện một
cuộc đảo chính quân sự không đổ máu ("Phong trào Chỉnh đốn").[32]
Đảng Baath cầm quyền dưới thời Hafez al-Assad, 1970–2000
Ngay khi nắm quyền lực, Hafez al-Assad nhanh chóng hành động để
thành lập một cơ cấu tổ chức cho chính phủ của ông và củng cố quyền lực.
Bộ chỉ huy Địa phương Lâm thời của Đảng Baath Xã hội chủ nghĩa của
Assad chỉ định một cơ quan lập pháp gồm 173 thành viên, Hội đồng Nhân
dân, trong đó Đảng Baath chiếm 87 ghế. Số ghế còn lại được chia cho "các
tổ chức nhân dân" và các đảng nhỏ khác. Tháng 3 năm 1971, đảng tổ chức
các đại hội địa phương và bầu một Bộ chỉ huy Địa phương mới gồm 21 thành
viên do Assad đứng đầu. Cũng trong tháng đó, một cuộc trưng cầu dân ý
được tổ chức để xác nhận vị trí Tổng thống của Assad trong một nhiệm kỳ 7
năm. Tháng 3 năm 1972, để mở rộng nền tảng của chính phủ, Assad thành
lập
Mặt Trận Tiến bộ Quốc gia, một liên minh các đảng do Đảng Baath lãnh
đạo, và cuộc bầu cử được tổ chức để thành lập các hội đồng địa phương
tại mỗi trong 14 vùng thủ hiến của Syria. Tháng 3 năm 1973, một hiến
pháp mới của Syria bắt đầu có hiệu lực và ngay sau đó là cuộc bầu cử
nghị viện cho Hội đồng Nhân dân, cuộc bầu cử đầu tiên như vậy từ năm
1962.[22]
Hiến pháp 1973 ban cho Tổng thống Assad quyền lực gần như tuyệt
đối. Thủ tướng và nội các do Tổng thống chỉ định mà không cần bất kỳ sự
phê chuẩn nào.[33] Bất
kỳ ai muốn thành đạt trên con đường hoạn lộ đều phải thông qua Đảng và
phải thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và Assad. Những công
việc béo bơ trong chính quyến thường được trao cho thành viên trong gia
đình Tổng thống hoặc cho người trong nhóm thiểu số Alawite hay đồng
hương với Tổng thống Assad.[34]
Ngày 6 tháng 10 năm 1973, Syria và Ai Cập khởi động cuộc Chiến
tranh Yom Kippur bằng cách tung ra một cuộc tấn công đầy bất ngờ vào các
lực lượng Israel đang chiếm đóng Cao nguyên Golan của Syria và Bán đảo
Sinai của Ai Cập. Sau thắng lợi ban đầu, quân đội Israel đã lấy lại
những gì đã mất, đẩy quân đội Syria ra khỏi Golan và tiến vào trong lãnh
thổ Syria vượt qua biên giới năm 1967. Như một hậu quả, Israel tiếp tục
chiếm đóng Cao nguyên Golan như một phần của các lãnh thổ do Israel
chiếm đóng.[35]
Đầu năm 1976, nội chiến Liban trở nên bất lợi cho người Thiên chúa
giáo Maronite. Syria gửi 40,000 quân vào nước này để giúp họ khỏi bị
đánh bại, nhưng nhanh chóng bị lôi kéo vào cuộc nội chiến Liban, bắt đầu
30 năm Syria chiếm đóng Liban. Nhiều tội ác tại Liban gắn liền với các
lực lượng và các nhân viên tình báo Syria (trong số đó, các vụ ám sát
Kamal Jumblat và Bachir Gemayel thường được cho là có liên quan tới
Syria hay các nhóm được Syria hậu thuẫn). Trong 15 năm sau đó của cuộc
nội chiến, Syria chiến đấu vì cả sự kiểm soát với Liban, và như một nỗ
lực nhằm làm suy yếu Israel ở miền nam Liban, qua việc sử dụng đồng
minh Liban làm các chiến binh uỷ nhiệm. Nhiều người coi sự hiện diện của
quân đội Syria tại
Liban như là một sự chiếm đóng, đặc biệt sau khi cuộc nội chiến kết
thúc năm 1990, sau Thoả thuận Taif
được Syria tài trợ. Syria sau đó vẫn ở lại Liban cho tới năm 2005, thực
hiện một sự ảnh hưởng rất mạnh với chính trị Liban, khiến rất nhiều
người phẫn nộ.
Khoảng một triệu công nhân Syria đã tới LIban sau khi cuộc chiến chấm dứt để tìm việc làm trong công cuộc tái thiết nước này.[36]
Các công nhân Syria được ưa chuộng hơn người Palestine và các công nhân
Liban bởi họ có thể nhận lương thấp hơn, nhưng một số người đã phàn nàn
rằng việc chính phủ Syria khuyến khích các công dân của mình vào nước
láng giềng nhỏ bé và bị quản lý quân sự để tìm việc, trên thực tế là một
nỗ lực thực dân hoá Liban của Syria. Hiện tại, các nền kinh tế Syria và
Liban hoàn toàn độc lập. Năm 1994, dưới áp lực từ Damascus, chính phủ
Liban trong một hành động gây tranh cãi đã trao quyền công dân
cho hơn 200,000 người Syria sống ở nước này.[37]
Chính phủ chuyên chế không phải không bị chỉ trích, sự bất mãn công
khai bị đàn áp. Tuy nhiên, một sự thách thức nghiêm trọng xuất hiện hồi
cuối thập niên 70, từ những người Hồi giáo Sunni chính thống, những
người chối bỏ các giá trị căn bản của chương trình thế tục của Đảng
Baath và kêu gọi cai trị bởi Alawis, những người họ coi là dị giáo. Từ
năm 1976 cho tới khi nó bị đàn áp năm 1982, the tổ chức Anh em Hồi giáo
bảo thủ đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống chính phủ. Để đối phó với một
âm mưu nổi dậy của tổ chức này vào tháng 2 năm 1982, chính phủ đã đàn
áp những người chính thống tập trung tại thành phố Hama, san bằng nhiều
phần thành phố bằng pháo binh, khiến từ 10.000 tới 25.000 người chết và
bị
thương, chủ yếu là thường dân (xem thảm sát Hama). Từ đó, những cuộc
tuần hành công khai và các hoạt động chống chính phủ đã bị hạn chế.[22]
Sự tham gia của Syria vào liên minh đa quốc gia do Mỹ cầm đầu năm
1990 chống Saddam Hussein đã đánh dấu một sự thay đổi bước ngoặt trong
các quan hệ của Syria cả với các quốc gia Ả Rập khác và thế giới phương
tây. Syria đã tham gia vào Hội nghị Hoà bình tây Nam Á đa bên tại Madrid
tháng 10 năm 1991, và trong thập niên 1990 tham gia vào những cuộc đàm
phán trực tiếp, mặt đối mặt với Israel. Những cuộc đàm phán này đã thất
bại, và không còn có những cuộc đàm phán trực tiếp Syria-Israel nữa từ
khi Tổng thống Hafiz al-Assad gặp gỡ với Tổng thống Bill Clinton tại
Geneva tháng 3 năm 2000.[38]
Thế kỷ 21
Dưới thời Bashar al-Assad hàng trăm tù nhân chính trị đã được thả
và những bước hướng tới việc giảm bớt các hạn chế truyền thông đã được
thực hiện[dubious ]. Tuy nhiên, Bashar al-Assad đã công khai rằng ưu tiên của ông là kinh tế chứ không
phải cải cách chính trị.[40]
Ngày 5 tháng 10 năm 2003, Israel ném bom một địa điểm gần Damascus,
cáo buộc đó là một địa điểm huấn luyện khủng bố cho các thành viên của
Hồi giáo Jihad. Cuộc tấn công được tiến hành để trả đũa một vụ đánh bom
một nhà hàng tại thị trấn Haifa Israel làm thiệt mạng 19. Hồi giáo Jihad
nói trại này không được sử dụng; Syria nói vụ tấn công nhắm vào một khu
vực dân sự.[41]
Thủ tướng Đức nói rằng vụ tấn công là "không thể chấp nhận được" và
Ngoại trưởng Pháp nói "Chiến dịch của Israel… tạo ra một sự vi phạm
không thể chấp nhận được vào luật pháp quốc tế và các quy định về chủ
quyền." Đại sứ Tây Ban Nha tại Liên hiệp quốc Inocencio Arias đã gọi nó
là một vụ tấn công "rất nghiêm trọng" và "một sự vi phạm rõ ràng vào
luật pháp quốc tế."
Tuy nhiên, Hoa Kỳ tiến gần hơn tới việc áp đặt trừng phạt lên
Syria, sau sự thông qua Đạo luật Trách nhiệm giải trình Syria của uỷ ban
quan hệ nước ngoài của Hạ viện.[42]
Hamas, Hồi giáo Jihad và Hezbollah, tất cả đều bị EU và Hoa Kỳ coi là
các nhóm khủng bố, nhưng đều được trú ẩn và có mối quan hệ thân cận với
chính phủ Syria.
Người Kurd Syria tuần hành tại Brussels, Geneva, trước các đại sứ
quán Hoa Kỳ và Anh quốc ở Đức và tại Thổ Nhĩ Kỳ, phản đối bạo lực ở đông
bắc Syria bắt đầu thứ 6 ngày 12 tháng 3, và được thông báo là kéo dài
hết cả dịp cuối tuần làm nhiều người chết, theo các báo cáo. Người Kurd
cáo buộc chính phủ Syria khuyến khích và trang bị cho những kẻ tấn công.
Những dấu hiệu bạo loạn đã xuất hiện tại các thị trấn Qameshli và
Hassakeh.[43]
Ngày 6 tháng 9 năm 2007, các máy bay chiến đấu của Israel đã không
kích vào Vùng thủ hiến Deir ez-Zor, được gọi là Chiến dịch Orchard, vào
một mục tiêu được cho là một lò phản ứng hạt nhân đang được các kỹ
thuật viên Bắc Triều Tiên xây dựng. Theo thông báo có một số kỹ thuật
viên thiệt mạng.[44]
Trong tháng 4 năm 2008, Tổng thống Assad đã nói với một tờ báo
Qatar rằng Syria và Israel đã đàm phán một thoả thuận hoà bình trong một
năm, với Thổ Nhĩ Kỳ là trung gian hoà giải. Điều này được xác nhận vào
tháng 5 năm 2008, bởi một người phát ngôn của Thủ tướng Israel Ehud
Olmert. Vị thế của Cao nguyên Golan, một trở ngại chính cho một hiệp ước
hoà bình, đang được thảo luận. Tổng thống Assad được trích dẫn trên tờ
The Guardian nói với tờ báo của Qatar:
- ...sẽ không có những cuộc đàm phán trực tiếp với Israel cho tới khi một tổng thống mới của Hoa Kỳ nhậm chức. Hoa Kỳ là bên duy nhất đủ sức tài trợ cho bất kỳ cuộc đàm phán trực tiếp nào, Tổng thống Assad đã nói với tờ báo, nhưng thêm rằng chính quyền Bush "không có tầm nhìn hay ước muốn ủng hộ quá trình hoà bình. Họ không có bất kỳ thứ gì."[45]
Chính trị
Syria là một nhà nước cộng hoà với các ngành hành pháp : tổng thống, hai phó tổng thống, thủ tướng, Hội đồng Bộ trưởng (nội các). lập pháp của Syria là Hội đồng Nhân dân đơn viện. Thể chế chính trị của Syria được coi là một trong những thể chế độc tài chuyên quyền nhất thế giới.[46] Các nhà tù giam giữ một số lượng lớn tù chính trị.[46]
Tư pháp của Syria gồm Toà án Hiến pháp Tối cao, Hội đồng Pháp luật
Cao cấp, Toà phá án, và các toà án An ninh Quốc gia. Luật Hồi giá là
nguồn gốc chính của pháp luật và hệ thống pháp luật của Syria có các yếu
tố của luật pháp Ottoman, Pháp, và Hồi giáo. Syria có ba cấp toà án:
các toà sơ thẩm, toà phúc thẩm, và toà án hiến pháp, toà án cấp cao
nhất. Các toà án tôn giáo giải quyết các vấn đề cá nhân và luật gia
đình.[5]
Các đảng chính trị: Đảng Baath là đảng chi phối, Phong trào Xã hội
chủ nghĩa Ả Rập, Liên minh Xã hội chủ nghĩa Ả Rập, Đảng Cộng sản Syria,
Đảng Liên minh Dân chủ Xã hội chủ nghĩa, và khoảng 15 đảng chính trị nhỏ
khác cùng 14 đảng chính trị người Kurd trên thực tế có tồn tại nhưng bị
đặt ngoài vòng pháp luật.[47]
Quyền bầu cử: Phổ thông ở độ tuổi 18.[5]
Hiến pháp và Chính phủ
Hiến pháp của Syria được thông qua ngày 13 tháng 3 năm 1971.[48]
Hiến pháp trao cho Đảng Baath các chức năng lãnh đạo nhà nước và xã
hội. Tổng thống được lựa chọn thông qua trưng cầu dân ý với nhiệm kỳ 7
năm. Tuy nhiên, trên thực tế người dân phải bầu lãnh đạo Đảng Baath làm
tổng thống. Tổng thống cũng là Tổng thư ký Đảng Baath và lãnh đạo Mặt
trận Tiến bộ Quốc gia. Mặt trận Tiến bộ Quốc gia là một liên minh 10
đảng chính trị được chính phủ cho phép.[48]
Hiến pháp đòi hỏi Tổng thống phải là một tín đồ Hồi giáo,[48]
nhưng không quy định Đạo Hồi là tôn giáo nhà nước. Hiến pháp trao cho
tổng thống quyền chỉ định các bộ trưởng, tuyên chiến và công bố tình
trạng khẩn cấp, ra các điều luật (mà, ngoại trừ trong trường hợp khẩn
cấp, cần phải được Hội đồng Nhân dân phê chuẩn), ân xá, sửa đổi hiến
pháp, và chỉ định các quan chức dân sự và nhân viên quân sự.[5][48] Tổng thống Syria là Al-Assad từ năm 2000.
Nhân quyền
Syria không có hồ sơ nhân quyền tốt. Chính phủ Assad đã bị chỉ
trích vì bắt giữ những người chính quyền cho là kẻ khủng bố và những nhà
hoạt động xấu, kiểm duyệt các website, cản trở các blogger, và áp đặt
các lệnh cấm di chuyển. Giam giữ độc đoán, tra tấn và những vụ mất tích
là phổ biến.[49]
Dù hiến pháp Syria đảm bảo quyền bình đẳng giới, những người chỉ trích
nói rằng luật pháp về vị thế cá nhân và luật hình sự phân biệt chống phụ
nữ và các cô gái. Hơn nữa, hiến pháp cũng quy định sự khoan dung cho
cái gọi là các tội ác "danh dự".[49]
Những vụ bắt giữ gần đây trái ngược với nhân quyền căn bản gồm vụ
bắt giữ Muhannad Al-Hasani, một luật sư nổi tiếng và là người bảo vệ can
đảm cho các tù nhân lương tâm Syria. Trước vụ bắt giữ ông, Muhannad
Al-Hassani đã ngày càng bị chính quyền Syria gây nhiều áp lực bởi những
công việc như một luật sư và người bảo vệ nhân quyền của ông, gồm cả
việc ông giám sát Toà án An ninh Nhà nước Tối cao (SSSC), là một toà án
đặc biệt tồn tại bên ngoài hệ thống pháp lý thông thường để xét xử những
người bị cho là gây nguy hiểm tới chế độ. Những nhà hoạt động đã kêu
gọi sự can thiệp cá nhân để Muhannad Al-Hasani cùng các tù nhân chính
trị và tù nhân lương tâm khác tại Syria được thả.[50]
Kareem Arabji, một nhà thư vấn kinh doanh 31 tuổi, đã viết nhiều
bài báo dưới một bút danh chỉ trích sự tham nhũng và độc tài tại Syria.
Ngày 7 tháng 6 năm 2007 Arabji bị các lực lượng an ninh Syria bắt giữ và
cấm cố tại Chi nhánh Palestine của Tình báo Quân sự tại Damascus. Ông
bị kết tội, "thông tin sai sự thật hay phóng đại những tin tức gây ảnh
hưởng tới đạo đức quốc gia."[51]
Luật tình trạng khẩn cấp
Từ năm 1963 Luật tình trạng khẩn cấp đã có hiệu lực, hoàn toàn treo
hầu hết những bảo vệ hiến pháp cho người Syria. Các chính phủ Syria đã
thanh minh cho tình trạng khẩn cấp bằng sự tiếp diễn của cuộc chiến
tranh với Israel. Các công dân Syria phê chuẩn tổng thống thông qua một
cuộc trưng cầu dân ý. Syria không có những cuộc bầu cử lập pháp đa đảng
phái.[5]
Địa lý
Cao nguyên Golan
Cao nguyên Golan là một vùng núi và cao nguyên chiến lược tại cực
nam của Dãy núi Anti-Liban và vẫn là một vùng đất bị tranh cãi nhiều
giữa các biên giới của Syria và Israel. Hai phần ba diện tích cao nguyên
hiện do Israel quản lý. Nó có diện tích 1,850km2 và gồm nhiều dãy núi
đạt tới độ cao 2,880m trên mực nước biển. Cao nguyên nhìn xuống các đồng
bằng bên dưới. Sông Jordan, Hồ Tiberias và Thung lũng Hula Valley giáp
với vùng này ở phía tây. Ở phía đông là Thung lũng Raqqad và phía nam là
Sông và thung lũng Yarmok. Biên giới phía bắc của vùng là núi Jabal
al-Sheikh (Núi Hermon), một trong những điểm cao nhất ở Tây Nam Á. Một
thoả thuận thành lập một vùng phi quân sự giữa Israel và Syria được ký
kết ngày 20 tháng 7 năm 1949,[55]
nhưng những vụ xung đột biên giới vẫn tiếp tục xảy ra. Israel đã chiếm
cao nguyên Golan từ tay Syria trong cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967.
Từ 80,000 đến 109,000 người dân đã phải bỏ chạy, chủ yếu là người Druze
và Circassia.[56][57]
Năm 1973, Syria đã tìm cách giành lại quyền kiểm soát Cao nguyên Golan
trong một vụ tấn công bất ngờ vào Yom Kippur, ngày linh thiêng nhất
trong năm của người Do Thái. Dù Syria có những thắng lợi ban đầu và
Israel phải chịu những thiệt hại lớn, Cao nguyên Golan vẫn nằm trong
tay người Israel sau một cuộc phản công thành công của họ. Syria và
Israel đã ký một thoả thuận hữu nghị năm 1974, và một lực lượng quan sát
viên Liên hiệp quốc đã đồn trú tại đó. Israel đơn phương sáp nhập Cao
nguyên Golan năm 1981, dù chính phủ Syria tiếp tục yêu cầu trao trả lại
lãnh thổ này, có thể trong trường hợp một hiệp ước hoà bình.[58]
Sau cuộc Chiến tranh sáu ngày, khoảng 20,000 người Syria vẫn ở lại
Cao nguyên Golan, hầu hết trong số họ là người Druze. Từ năm 2005,
Israel đã cho phép các nông dân Druze tại Golan bán sản phẩm của họ cho
Syria. Năm 2006, tổng giá lượng xuất cảng 8,000 tấn táo.[59]
Những người Syria sống tại Golan cũng được phép theo học tại các trường
đại học ở Syria, nơi họ được miễn học phí, sách vở và nơi ở.[60]
Kinh tế
Syria là quốc gia có thu nhập trung bình, với một nền kinh tế dựa
trên nông nghiệp, dầu mỏ, công nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, kinh tế
Syria phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng và những thách thức
cùng những trở ngại cho tăng trưởng gồm: một lĩnh vực công lớn và hoạt
động yếu kém; tỷ lệ sản xuất dầu mỏ giảm sút; mở rộng thâm hụt phi dầu
mỏ; tham nhũng trên diện rộng; các thị trường tài chính và tư bản yếu
kém; tỷ lệ lạm phát cao cùng tỷ lệ tăng trưởng dân số cao.[22]
Như một kết quả của một nền kinh tế kế hoạch trung ương không hiệu
quả và tham nhũng, Syria có các tỷ lệ đầu tư thấp, và các mức độ sản
xuất nông nghiệp và công nghiệp thấp. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của nước này
xấp xỉ 2.9% năm 2005, theo các thống kê của IMF.
Hai cột trụ chính của nền kinh tế Syria là nông nghiệp và dầu mỏ. Ví
dụ, nông nghiệp chiếm 25% GDP và sử dụng 42% tổng lực lượng lao động.
Chính phủ hy vọng thu hút đầu tư mới trong du lịch, khí tự nhiên, và
ngành dịch vụ để đa dạng hoá nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ
và nông nghiệp. Chính phủ đã bắt đầu tiến hành các cải cách kinh tế với
mục đích tư nhân hoá hầu hết các thị trường, nhưng cải cách vẫn còn rất
chậm. Vì các lý do ý thức hệ, việc tư nhân hoá các doanh nghiệp chính
phủ vẫn bị phản đối mạnh. Vì thế các lĩnh vực chính của nền kinh tế gồm
cả lọc dầu, quản lý cảng biển, vận tải hàng không, sản xuất điện, và
phân phối nước, vẫn hoàn toàn trong quyền kiểm soát của chính phủ.[22]
Syria đã sản xuất dầu nặng từ các giếng dầu ở đông bắc từ cuối thập
niên 1960. Đầu thập niên 1980, dầu nhẹ, dầu có hàm lượng sulphur thấp
đã được phát giác gần Deir ez-Zor ở phía đông Syria. Tỷ lệ sản xuất dầu
của Syria đã giảm đều, từ đỉnh điểm ở mức gần 600,000 oilbbl/ngày (bpd)
năm 1995 xuống xấp xỉ 425,000 |oilbbl/ngày năm 2005. Các chuyên gia nói
chung đồng ý rằng Syria sẽ trở thành nước nhập dầu không muộn hơn năm
2012. Syria xuất khoảng 200,000 oilbbl/d năm 2005, và dầu mỏ vẫn chiếm
đa số trong thu nhập xuất khẩu của quốc gia. Syria cũng sản xuất 22
triệu mét khối khí mỗi ngày, với ước tính trữ lượng khoảng 8.5 Tcuft.
Tuy chính phủ đã bắt đầu làm việc với các công ty năng lượng quốc tế với
hy vọng trở thành một nhà xuất khẩu khí đốt, tất cả lượng khí sản xuất
hiện tại đều được tiêu thụ trong nước.[22]
Một số mặt hàng căn bản, như diesel, tiếp tục được trợ cấp mạnh, và
các dịch vụ xã hội được cung cấp với chi phí danh nghĩa. Các khoản trợ
cấp đang trở nên lớn hơn để duy trì sự khác biệt giữa tiêu thụ và sản
xuất đang ngày càng gia tăng. Syria có dân số xấp xỉ 19 triệu người, và
các con số của chính phủ Syria cho tháy tỷ lệ tăng dân số ở mức 2.45%,
với 75% dân số dưới 35 tuổi, và hơn 40% dưới 15 tuổi. Xấp xỉ 200,000
người gia nhập thị trường lao động mỗi nă. Theo các con số thống kê của
Chính phủ Syria, tỷ lệ thất nghiệp là 7.5%, tuy nhiên những nguồn độc
lập chính xác hơn cho rằng nó là gần 20%. Nhân viên chính phủ và lĩnh
vực công tiếp tục chiếm hơn một phần tư lực lượng lao động. Các quan
chức chính
phủ thừa nhận rằng nênf kinh tế không phát triển ở mức độ đủ để tạo ra
đủ việc làm đáp ứng tốc độ phát triển dân số. UNDP thông báo năm 2005 rằng 30% dân số Syria sống nghèo khổ và 11.4% sống dưới ngưỡng duy trì.[22]
Hối lộ ở Syria rất trầm trọng , từ việc đút lót cho nhân viên công
lộ để tránh bị phạt cho tới hối lộ viên chức chính quyền để hưởng đặc
ân. Buôn lậu các sản phẩm tiêu dùng cần hối lộ hải quan, quân đội và
viên chức để họ làm ngơ [61]
Vận tải
- Syria có ba sân bay chính - Damascus, Aleppo và Lattakia là các cổng lớn của Syrian Air và cũng phục vụ cho nhiều hãng hàng không nước ngoài.[63]
Đa số hàng hoá của Syria được vận chuyển bởi Chemins de Fer Syriens
(CFS) (Công ty Đường sắt Syria) với các đường nối với TCDD (đối tác Thổ
Nhĩ Kỳ).
Với một nước khá kém phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt của Syra có chất lượng cao với nhiều dịch vụ tốc độ cao.[64]
Cơ sở hạ tầng yếu kém, đường sá, cầu cống, trường học và dịch vụ
công cộng của Syria vừa thiếu vừalac hâu. Hệ thống nước và điện thoại
không ổn định, điện thường xuyên bị cắt mỗi ngày.[65]
Hầu hết người dân sống tại châu thổ Sông Euphrates và dọc đồng bằng
ven biển, một dải đất màu mỡ giữa các dãy núi ven biển và sa mạc. Tổng
mật độ dân số tại Syria là khoảng 99 người trên km² (258 người trên dặm
vuông). Theo Điều tra Người tị nạn Thế giới 2008, được Uỷ ban Hoa
Kỳ về Người tị nạn và Người nhập cư xuất bản, Syria có số người tị nạn
và người xin cư trú chính trị xấp xỉ 1,852,300 người. Đại đa số người
này từ Iraq (1,300,000), nhưng cũng có một số lượng đáng kể người từ
Palestine Uỷ trị Anh cũ (543,400) và Somalia (5,200) sống ở nước này.[66]
Giáo dục là bắt buộc và miễn phí từ 6 tới 11 tuổi. Chương trình học gồm
6 năm giáo dục tiểu họ tiếp đó là 3 năm giáo dục thường thức hay huấn
luyện dạy nghề và 3 năm chương trình hàn lâm hay hướng nghiệp. Giai đoạn
3 năm hàn lâm là bắt buộc để được vào đại học. Tổng số học sinh tại các
trường sau cấp hai là hơn 150,000. Tỷ lệ biết chữ của người dân Syria
trong độ tuổi từ 15 trở lên là 86% cho nam và 73,6% cho nữ.
Khoảng cách giàu nghèo ở Syria không tới nỗi sâu sắc nhưng lương
bổng rất thấp. Lường của phần lớn công nhân và chuyên gia chỉ từ 35 tới
100 USD nên một người thường phải làm 2-3 công việc cùng lúc để kiếm sống.[67]
BKTT
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment