Báo Mỹ tiết lộ kế hoạch ba ngày không kích Syria của Lầu Năm Góc
Quân
đội Mỹ sẵn sàng cho chiến dịch tấn công Damas. Trong ảnh, tầu sân bay
USS Nimitz được triển khai tại Biển Đỏ từ 01/09/2013.
REUTERS/Hugh Gentry
Theo nhật báo Mỹ Los Angeles Times vào hôm nay, 08/09/2013,
Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét một phương án tấn công Syria một cách dữ
dội hơn và dài ngày hơn so với dự tính ban đầu. Chiến dịch không kích sẽ
có thể kéo dài ba ngày, với nhiều mục tiêu hơn dự kiến.
Trích dẫn một số quan chức chính quyền Mỹ, tờ báo lớn tại
California cho biết là các chuyên gia hoạch định chiến dịch hiện đang
thiên về hướng mở đầu cuộc tấn công bằng một trận mưa tên lửa xuống các
mục tiêu đã chọn, và lập tức sau đó tung ngay các loạt tấn công bổ sung
nhắm vào các mục tiêu có thể đã bị bỏ sót hoặc chưa bị triệt hạ sau trận
pháo kích đầu tiên.
Giới hoạch định chiến dịch tại Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang xem xét việc phối hợp oanh tạc cơ của Không quân, cùng với tên lửa hành trình và tên lửa không đối địa bắn đi từ 5 khu trục hạm Mỹ hiện đang tuần tra ở khu vực phía đông Địa Trung Hải, bên ngoài tầm bắn của hệ thống phòng không Syria.
Tiểu hạm đội tấn công thuộc tàu sân bay USS Nimitz, gồm một tuần dương hạm và ba khu trục hạm được bố trí trên Biển Hồng Hải cũng có thể được huy động để phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu ở Syria.
Vấn đề thuyết phục các dân biểu đặc biệt gay go đối với ông Obama, vì lẽ Hạ viện Mỹ sẽ được bầu lại vào năm tới, và các dân biểu muốn tái cử không muốn mất lòng cử tri. Hiện nay, các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy là dư luận Mỹ không mặn mà lắm với cuộc tấn công Syria.
Thậm chí một cuộc điều tra do Viện Gallup công bố hôm qua, 07/09, còn cho thấy có đến 51% người dân chống lại cuộc can thiệp quân sự. Tỷ lệ này, theo viện Gallup, còn cao hơn cả số liệu ghi nhận được trước các cuộc chiến như tại Vùng Vịnh (1991), Kosovo (1999), Afghanistan (2001) và Irak (2003).
Một sĩ quan thông thạo vấn đề hoạch định chiến dịch tiết lộ với báo Los Angeles Times rằng sẽ có nhiều đợt tấn công, và kết quả mỗi loạt đều được thẩm định ngay sau đó, « nhưng tất cả đều gói trong vòng 72 tiếng đồng hồ, với một dấu hiệu rõ ràng cho biết thời điểm lúc chiến dịch được hoàn tất ».
Các nguồn tin trên còn cho báo Los Angeles Times biết là Nhà
Trắng đã yêu cầu Lầu Năm Góc cung cấp một danh sách mục tiêu cần triệt
hạ được mở rộng, để thêm vào nhiều cơ sở cần đánh phá hơn so với danh
sách ban đầu chỉ có khoảng 50 mục tiêu. Động thái này nằm trong nỗ lực
tăng cường hỏa lực để gây thiệt hại tối đa cho lực lượng của Tổng thống
Syria Bashar al-Assad vốn được phân tán ra nhiều nơi để tránh bị tiêu
diệt.Giới hoạch định chiến dịch tại Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang xem xét việc phối hợp oanh tạc cơ của Không quân, cùng với tên lửa hành trình và tên lửa không đối địa bắn đi từ 5 khu trục hạm Mỹ hiện đang tuần tra ở khu vực phía đông Địa Trung Hải, bên ngoài tầm bắn của hệ thống phòng không Syria.
Tiểu hạm đội tấn công thuộc tàu sân bay USS Nimitz, gồm một tuần dương hạm và ba khu trục hạm được bố trí trên Biển Hồng Hải cũng có thể được huy động để phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu ở Syria.
Giới quân sự Mỹ rốt ráo hoàn thiện các phương án tấn công vào lúc
Tổng thống Barack Obama sắp đích thân nói chuyện với dân chúng Mỹ vào
ngày mai, 09/09/2013 để bảo vệ cho chủ trương cần phải tấn công vào
Syria, cũng như tranh thủ sự đồng tình của các nghị sĩ Mỹ, để bật đèn
xanh cho chiến dịch.
Theo chương trình, các dân biểu và Thượng nghị sĩ sẽ bắt đầu thảo
luận về hồ sơ Syria kể từ ngày mai, trong bối cảnh các thành phần chống
can thiệp quân sự vào Syria không ít cả trong đảng Dân chủ (các nghị sĩ
chống chiến tranh) lẫn Cộng hòa (những người theo xu hướng cực kỳ bảo
thủ thuộc nhóm Tea Party).Vấn đề thuyết phục các dân biểu đặc biệt gay go đối với ông Obama, vì lẽ Hạ viện Mỹ sẽ được bầu lại vào năm tới, và các dân biểu muốn tái cử không muốn mất lòng cử tri. Hiện nay, các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy là dư luận Mỹ không mặn mà lắm với cuộc tấn công Syria.
Thậm chí một cuộc điều tra do Viện Gallup công bố hôm qua, 07/09, còn cho thấy có đến 51% người dân chống lại cuộc can thiệp quân sự. Tỷ lệ này, theo viện Gallup, còn cao hơn cả số liệu ghi nhận được trước các cuộc chiến như tại Vùng Vịnh (1991), Kosovo (1999), Afghanistan (2001) và Irak (2003).
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment