LỰC LƯỢNG NỔI DẬY Ở SYRIA
tka23 post
Thế
giới đang trông ngóng mọi hành động từ phía Mỹ về việc: có hay
không thực hiện một cuộc tấn công quân sự với Syria. Song không ít
người thắc mắc phe nổi dậy chống lại chính phủ của Tổng thống Bashar
al-Assad là ai và liệu
Mỹ cùng các quốc gia khác đang là, lực lượng ủng hộ chính cho tổ chức
này?
Thứ nhất,
quân
nổi dậy Syria không phải là một tổ chức quân sự thống nhất. Họ chia
thành các nhóm và bè phái khác nhau nhưng chung mục tiêu chống lại chính
quyền Syria. Một số nhóm còn có mối liên hệ mật thiết với lực lượng
khủng bố al Qaeda.
Thứ hai, quân nổi dậy Syria đã có những thay đổi nhất định trong những năm qua. Ban đầu, phe nổi dậy chỉ là những thường dân Syria tức giận trước hành động cảnh sát bắt giữ trẻ em vẽ tranh chống đối chính phủ. Hiện nay, lực lượng quân nổi dậy đã thu hút nhiều chiến binh sinh sống ngoài lãnh thổ Syria.
Dựa
trên những nguồn tin thu thập trong hơn 2 năm xảy ra nội chiến, hãng tin CNN đã chỉ ra 20 điểm mà thế giới chưa biết về quân nổi dậy Syria.
1. Phe nổi dậy không thành hình từ phong trào quân sự
Các cuộc biểu tình chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al- Assad diễn ra trong không khí hòa bình bùng nổ từ tháng 2/2011 sau khi giới chức trách bắt giữ 15 trẻ em vẽ tranh phản đối chính phủ trên các bức tường,
tại một trường học tại thành phố Daraa.
Sau đó, lực lượng an ninh Syria đã xả súng vào đoàn biểu tình khiến ít nhất 4 người thiệt mạng, làm khơi mào cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông này.
2. Tính chất bạo lực ngày càng gia tăng
Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ trên khắp lãnh thổ Syria bùng nổ trong năm 2011, đều chung mục đích lật đổ chính quyền
của Tổng thống Assad.
Hồi tháng 7/2011, một số sĩ quan quân đội đã xuất hiện trong một đoạn video trên YouTube
tuyên bố đào ngũ và tự nhận tham gia tổ chức “Quân đội Syria Tự do”
đồng thời tổ chức chiến tranh du kích chống lại Tổng thống Assad.
Binh sĩ phe đối lập Syria bắn trả quân chính phủ hôm 2/9 tại Deir ez-Zor |
3. Một số nhóm nổi dậy thân thiết với al
Qaeda
Phe
cánh al Qaeda tại Syria còn được gọi với cái tên Nhà nước Hồi giáo Iraq
và Syria (ISIS), đang dần khẳng định vai trò tại quốc gia này.
Giới
phân tích cho rằng lực lượng al Qaeda tại Syria - Jabhat al-Nusra (Mặt
trận Chiến thắng) là đơn vị chủ lực chống lại Tổng thống Assad. Hồi
tháng 12 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Jabhat al-Nusra vào danh
sách tổ chức khủng bố nước ngoài.
4. Nhiều quốc gia phương Tây e ngại hỗ trợ quân nổi dậy
Đây cũng là đề tài chính trong các phiên
thảo
luận trên Đồi Capitol diễn ra trong tuần này.
Trong
khi, quân nổi dậy Syria hứa với Mỹ và các giới chức châu Âu rằng mọi
vũ khí quân sự được tài trợ sẽ không rơi vào tay phe cực đoan song không
ít nhà chức trách lo ngại việc hỗ trợ cho phe nổi dậy Syria là một sự
đầu tư đầy rủi ro.
Thậm chí, Tổng thống Nga - Vladimir Putin từng chỉ ra các phần tử cực đoan nằm trong lực lượng nổi dậy tại Syria. Đây chính là lý do Nga không tham gia cùng phương Tây hỗ trợ cho phe nổi dậy Syria.
5. Không phải mọi nhóm nổi dậy đều là các chiến
binh Hồi giáo
Jihad
Điển
hình như tổ chức Quân đội Syria Tự do, họ vốn là những binh lính đào
ngũ khỏi lực lượng quân đội chính phủ Syria do không đồng tình với yêu
cầu xả súng vào đám đông biểu tình. Cả những dân thường Syria cũng tham
gia tổ chức Quân đội Syria Tự do. Được thành lập vào tháng 7/2011, Quân đội Syria Tự do bị cáo buộc tấn công vào một căn cứ tình báo không quân Syria.
6. Phe nổi dậy bao gồm lực lượng dân quân địa phương hùng hậu
Lực lượng dân quân địa phương đã chiến đấu sát cánh cùng các binh sĩ đào ngũ. Trong đó, lực lượng dân quân bao gồm cả sinh viên,
chủ cửa hàng, chủ bất động sản và các thành viên đảng Ba'ath cầm quyền của Tổng thống Assad.
7.Nỗ lực hợp nhất các nhóm nổi dậy Syria
Tổ
chức mang tên “Hội đồng Quân sự Tối cao” được thành lập hồi cuối năm
ngoái, hiện đang hợp nhất các nhóm nổi dậy tại Syria với mục tiêu chính
lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad.
8. Niềm tin tôn giáo ảnh hưởng tới các nhóm nổi dậy
Phần lớn quân nổi dậy Syria là cộng đồng người Hồi giáo theo dòng
Sunni chiến đấu
chống lại tộc người thiểu số Alawite của Tổng thống Assad liên minh với người Hồi giáo Shia.
Trong
khi, vũ khí và ngân sách từ cộng đồng người Hồi giáo Shia tại Iran hỗ
trợ cho chính quyền Syria thì cộng đồng người Hồi giáo theo dòng Sunni
tại các quốc gia như Ả Rập Xê-út lại ủng hộ lực lượng nổi dậy Syria.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các cuộc nội chiến tôn giáo thậm chí kéo dài và đẫm máu hơn bất cứ một cuộc xung đột nào.
9. Phe nổi dậy không phải tất cả là người Syria
Hàng
ngàn chiến binh
nước ngoài đã tới
Syria để tham gia vào lực lượng nổi dậy kể từ đầu năm 2011. Viện Chính
sách Cận Đông Washington ước tính con số này khoảng 2.000 – 5.500
người.
Trong đó, phải kể tới hàng trăm công dân mang quốc tịch châu Âu và thậm chí cả công dân Mỹ tham gia các nhóm nổi dậy.
Phiến quân Hezbollah hỗ trợ quân đội của Tổng thống Assad |
10. Chống cả phiến quân Hezbollah
Trong giai đoạn đầu bùng nổ
nội chiến, nhiều bản báo cáo thông báo các chiến binh Hezbollah đã tham gia hỗ trợ quân đội chính phủ Syria. Hồi tháng Năm, thủ lĩnh nhóm Hezbollah của người Shiite tại Lebanon đã lên tiếng xác nhận thông tin trên.
11. Không phải mọi cuộc chiến đều diễn ra trên chiến trường
Liên
minh quốc gia Syria là nhóm quân sự đại diện cho phe đối lập Syria
được thànhlập hồi năm ngoái. Lực lượng này đã nhiều lần nhóm họp với
giới giới chức và ngoại giao chính trị trong khu vực và phương Tây,
nhằm kêu gọi sự ủng hộ tài chính và hỗ trợ quân sự cho phe phản đối Tổng
thống Assad.
12. Chiếm nhiều vị trí trọng yếu song năng lực chiến đấu hạn chế
Mặc
dù, lực lượng nổi dậy Syria chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ trọng yếu
như phía bắc Syria, song họ không thể càn quét toàn bộ quân đội chính
phủ đóng quân tại đây. Đặc biệt, sức mạnh không quân của quân chính phủ Syria đã khiến phe nổi dậy e ngại. Trong khi, quân chính phủ Syria cũng đang canh chốt nghiêm ngặt nhiều khu vực rộng lớn khác.
13. Thu thập vũ khí từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm chính phủ nước ngoài
“Thực
tế, Ả Rập Xê-út và hàng loạt
quốc gia đồng minh đã bắt đầu ủng hộ cho phe nổi dậy qua chương trình
đào tạo và hỗ trợ như cung cấp vũ khí và tài chính”, chuyên gia
Elizabeth O'Bagy thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh phát biểu trên CNN
hôm 5/9.
Thậm
chí, các nhóm Hồi giáo dòng Sunni đến từ nhiều quốc gia khác nhau cũng
tập trung vũ trang cho quân nổi dậy Syria. Trong khi, các nhóm nổi dậy
đã tổ chức nhiều đợt cướp kho vũ khí của chính phủ.
14. Nhóm nổi dậy có khoảng 70.000 – 100.000 chiến binh
Đây là con số ước tính được Ngoại trưởng Mỹ - John Kerry đưa ta trong buổi họp trước Quốc hội hồi tuần này.
15. Bao nhiêu phần tử cực đoan nằm trong lực lượng quân nổi dậy Syria?
Các
nhà lãnh đạo phe đối lập Syria luôn khẳng định lực lượng phần tử cực
đoan chỉ chiếm số ít trong các tổ chức. Trong tuần này, Ngoại trưởng Kerry ước tính khoảng 15 – 25% lực lượng nổi dậy Syria là các phần tử cực đoan.
Chuyên gia Liên Hiệp Quốc lấy mẫu tại nơi bị nghi xảy ra vụ thảm sát bằng vũ khí hóa học tại Ghouta ngoại ô thủ đô Damascus |
16. Phe đối lập cũng bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học
Hồi
tháng Năm, một quan chức Liên Hiệp Quốc đã cho công bố bằng chứng lực
lượng nổi dậy Syria sử dụng chất độc thần kinh sarin. Ủy viên của Ủy ban
Quốc tế Độc lập Điều tra về Syria - Carla Del Ponte đã xác nhận thông
tin trên sau khi phỏng vấn các bác sĩ và bệnh nhân người Syria
được điều trị tại nhiều cơ sở thuộc các quốc gia láng giềng với Syria.
Tuy nhiên, sau đó, Ủy ban Quốc tế Độc lập Điều tra về Syria lại thông báo rằng “chưa có kết luận cuối cùng về việc
sử dụng các loại vũ khí hóa học tại Syria từ các bên tham chiến”.
17. Phe đối lập Syria bị cáo buộc tội danh lạm dụng
Ngoài chính quyền của Tổng thống Assad, các nhóm nhân quyền cũng cáo buộc phe nổi dậy Syria là tội phạm chiến tranh.
“Các
nhóm đối lập trang bị vũ trang đã vi phạm lạm dụng nghiêm trọng như
giết hại và tra tấn dã man lực lượng an ninh, thành viên quân đội bị bắt
giữ”, tổ chức nhân quyền Amnesty International thông báo trong bản báo
cáo hồi tháng Ba.
18. Bằng chứng tố cáo tội ác
của quân
nổi dậy Syria
Đoạn
video công bố hồi tháng Năm ghi lại hình ảnh một chiến binh nổi dậy
Syria mổ thi thể móc tim của một binh sĩ quân chính phủ đã vấp phải sự
chỉ trích mạnh mẽ của tổ chức nhân quyền Liên Hiệp Quốc khi cáo buộc đây
là “hành động tàn bạo” và bị quy kết tội ác chiến tranh.
Hôm
5/9, tội ác của phe nổi dậy Syria tiếp tục được phơi bày khi tờ The New
York Times công bố đoạn video cho thấy các chiến binh nổi dậy đã tử hình 7 binh sĩ chính phủ Syria bị bắt giữ và ném xác họ xuống một hố chôn tập thể, được xác định diễn ra vào mùa xuân năm
2012.
19. Mỹ sẽ hỗ trợ phương tiện truyền thông, thực phẩm và y tế cho phe nổi dậy
Giới
chức Mỹ khẳng định phương án trên là cách giúp lực lượng nổi dậy duy
trì khả năng chiến đấu. Trả lời hãng tin CNN, theo một quan chức cấp cao
Bộ Ngoại giao Mỹ, đây cũng là cách tránh tình trạng các nhóm quân Hồi
giáo tranh giành tầm ảnh hưởng tại Syria trong bối cảnh chính quyền của
Tổng thống Assad bị lật đổ.
20. Hồi tháng Sáu, Mỹ cam kết chuyển vũ khí cho quân nổi dậy Syria
Quân nổi dậy Syria xác nhận họ chưa bao giờ nhận được các loại vũ
khí hạng nhẹ, đạn dược và vũ khí
chống tăng như Mỹ từng tuyên bố.
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment