Lý do thực của Putin với Syria
tka23 post
Nga đang chơi một trò chơi phức tạp liên quan tới Syria. Việc gia tăng ảnh hưởng ở Trung Đông không phải là lý do duy nhất.
Đó
là các quyền lợi của Nga trong việc duy trì mối quan hệ mật thiết
với Syria, nhưng còn có những động lực khác trong cuộc chơi. Nhiều nhà
phân tích phương Tây cho rằng, Tổng thống Putin đang sử dụng tình hình
để thay đổi các quan điểm trong nước về chính phủ của ông và để nhấn
mạnh vị thế nước này như là một thế mạnh trên vũ đài quốc tế.
Nga
từ lâu đã có mối quan hệ tốt với Syria. Vị trí của Syria khiến họ trở
thành một đồng minh quan trọng của Moscow, và trong một thời gian, Nga
đã có căn cứ tiếp tế hải quân ở cảng Tartus của Syria. Có những khẳng
định, đồn đoán khác nhau về quy mô và mục đích căn cứ hải quân này. Một
số người cho rằng, nó gọn nhỏ và ít nhân viên, số khác khẳng định căn
cứ đang được nâng cấp để chuyển Tartus thành căn cứ thường xuyên cho các
tàu chiến của Nga.
Tầm quan trọng chiến lược của cảng này với Nga vẫn chưa rõ ràng, nhưng
chắc chắn Tartus là điểm tiếp nhiên liệu duy nhất của Nga ở Địa Trung
Hải, cho phép tàu chiến Nga có thể nạp nhiên liệu mà không cần trở về
căn cứ ở Biển Đen qua Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên NATO.
Nga
còn là nhà cung cấp vũ khí lớn của Syria với các loại vũ khí hiện đại
gồm cả hệ thống chống tăng và hỏa tiển . Quan điểm công khai của chính
phủ Nga trong vấn đề này là nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở các vùng
lãnh thổ gần biên giới. Trong năm 2011, các hợp đồng vũ khí của
Syria với Nga ít nhất 4 tỉ USD, khiến Damascus trở thành khách hàng lớn
thứ bảy của Moscow.
Tuy
nhiên, bằng cách từ chối gây áp lực và rút khỏi sự ủng hộ cho chế độ
Assad, Moscow đang bỏ lỡ cơ hội để củng cố quan hệ với nhiều cường quốc
lớn. Quan hệ của Nga với phương Tây từ lâu vẫn căng thẳng.
Tại hội nghị thượng đỉnh G20, Nga không chịu rút quyền phủ quyết của họ với bất kỳ kế hoạch tấn công nào nhằm vào Syria. Họ cùng với Trung công ra tuyên bố, bất kỳ hành động nào không theo nghị quyết LHQ đều là bất hợp pháp. Putin không lùi bước bất chấp những ngôn từ mạnh mẽ của các đại diện đến từ phương Tây. Samantha Power,
phái viên Mỹ tại LHQ cáo buộc Nga dùng Hội đồng Bảo an làm con tin,
trong khi Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định, thế giới không thể bỏ
quên các chuẩn mực đạo đức chỉ vì sự phủ quyết của Nga.
Hành
xử của Nga trong cuộc khủng hoảng Syria có những mục tiêu quan trọng
hơn là chỉ mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông. Putin đang tận dụng hoàn cảnh
để thao túng các quan điểm trong nước và quốc tế đối với chính phủ của
ông. Nhà phân tích chính trị Alexei Vorobyov nói với hãng BBC: "Đây
không phải là cuộc vật lộn cho Syria hay Iran, nó là cuộc chiến chống
lại phương Tây. Nó gửi đi thông điệp đơn giản và rõ ràng rằng, chúng tôi
rất mạnh mẽ, chúng tôi không sợ ai".
Putin
vẫn nói về quan điểm chống lại phương Tây, và những gì ông làm đang thể
hiện với thế giới rằng, ông đủ mạnh mẽ, độc lập để chống lại Mỹ cũng
như đồng minh. Ông chứng tỏ với người dân Nga rằng, chính phủ của họ có chủ quyền và không cúi đầu trước áp lực phương Tây. Ông gián tiếp nói với các khu vực bất ổn và bất đồng chính kiến tại Nga, ví dụ như Chechnya rằng, nổi dậy sẽ không được dung thứ.
Hơn
chục năm phương Tây can thiệp vào Afghanistan, Iraq và Libya không có
kết quả khả quan đã giúp Putin cơ hội và lý do hợp lý tạo ra một câu
chuyện đầy xúc động: ông đứng lên mạnh mẽ chống lại một phương Tây thiếu
quyết đoán khi lật đổ lãnh đạo Syria và thay thế Assad để bảo vệ cho
những lợi ích của chính họ.
Báo
chí chính thống Nga đã có một số bài viết về vấn đề này, và cung cấp
cái nhìn hợp lý đằng sau cách hành xử của Nga. Mowcow vẫn tiếp tục đàm
phán với Washington về các thỏa thuận trong giải giáp vũ khí hóa học
Syria.
Dù
kết quả chưa rõ ràng, nhưng có một điều chắc chắn là, nếu Putin có thể
thể hiện một hình ảnh chính phủ chủ quyền, mạnh mẽ, tự do khỏi ảnh
hưởng phương Tây, thì theo cách nào đó, ông đã giành chiến thắng dù cuộc tranh chấp có diễn ra như thế nào.
Thái An(theo Varsity)
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (2) |
No comments:
Post a Comment