Sunday, September 8, 2013

 
CHO ĐẾN THỜI ĐIỂM NÀY- TẤT CẢ CHỈ LÀ SUY DIỄN - CHỜ XEM
tka23 post
  TT Obama và Syria
Nếu Quốc hội nói không, Tổng thống Obama sẽ được đồng minh thông cảm. Nếu Quốc hội đồng ý, ông sẽ nói rằng tất cả đều đồng lòng đánh Syria.
Quan điểm về hành động vừa qua  cho thấy ông Obama chưa nắm vững  năm bài học lãnh đạo.
Chuyên gia James Jay Carafano thuộc tổ chức Heritage đã nhận định như trên trên kênh truyền hình Fox News (Mỹ). Năm bài học đó như sau:
Bất ngờ là nguyên tắc chiến tranh: Nếu muốn trừng phạt Syria bằng chiến dịch quân sự thì có lẽ ông Obama đã sai.
Lý do: Syria đã có thời gian chuẩn bị, phân tán tài sản, kho tàng, thiết lập đồng minh, khai triển  lá chắn sống phân tán trong dân .
 Giới hạn đỏ chỉ hiệu quả khi chín mùi: Đáng tiếc ông Obama không tham vấn Quốc hội trước khi đặt ra giới hạn đỏ (sử dụng vũ khí hóa học) vì lo ngại câu trả lời không. Nếu Quốc hội không phê chuẩn đánh Syria, ông sẽ rơi vào tình trạng “nói mà không làm”. Liệu sắp tới ông còn tiếp tục đưa ra nhiều giới hạn đỏ liều lĩnh nữa?
 Cảnh cáo chỉ hiệu quả nếu kẻ thù  sợ tổn thất: Bất cứ cuộc tấn công nào sẽ không còn là mối phiền hà đối với một chế độ đã chuẩn bị đối phó và không e ngại tổn thất.Syria đã tan tác từ lâu rồi
 Suy nghĩ trước khi hành động: Một tổng thống khôn ngoan phải  xây dựng liên minh ủng hộ trước khủng hoảng , chứ không chờ khủng hoảng bùng nổ rồi mới xây dựng liên minh.
 Chiến thắng đông vui, thất bại đơn độc : Quốc hội ủy quyền sử dụng vũ lực không có ý nghĩa nhiều khi cuộc chiến không mang lại kết quả tốt. Nếu tình hình Syria không thay đổi tốt sau khi Mỹ tấn công, nghị quyết của Quốc hội xem như vô dụng.
Trong khi đó, đài truyền hình CNN (Mỹ) đã nêu lên bốn bài học từ cuộc chiến Iraq:
 Không can thiệp: Chiến tranh ở Afghanistan và Iraq đã bị phản đối ngay trong lòng nước Mỹ. Chuyên gia Christopher Chivvis thuộc tổ chức tư vấn RAND Corporation (Mỹ) khẳng định hai sự kiện ở Lybia và Syria đều đòi hỏi cái giá đáng sợ về nhân lực, tài lực và dẫn tới tổn thương nhiều hơn từ phía Mỹ.
 Biết rõ kết thúc chiến tranh: Tổng thống Obama dự định đánh Syria chỉ nhằm mục đích  hăm dọa hơn là tiêu diệt. Nhưng sau đó thì sao? Nếu Syria sử dụng vũ khí hóa học lần nữa thì đánh nữa à? Liệu các lực lượng nổi dậy Hồi giáo có lợi hơn khi quân đội Syria suy yếu? Liệu tấn công quân sự sẽ làm tiêu tan giải pháp chính trị? Tình hình đổ máu ở Syria có tiếp diễn nữa hay không?
 Chuẩn bị thời hậu chiến: Bài học từ cuộc chiến Iraq là muốn xóa bỏ chế độ độc tài thì hãy chuẩn bị cho bạo lực xảy ra sau đó. Ở Syria, nếu chính quyền Assad bị lật đổ, các phe phái thuộc dòng Alawite, dòng Sunni, người Kurd sẽ đe dọa các cộng đồng khác như Công giáo, dòng Shiite. Nước ngoài khó có thể giải quyết được các vấn đề phức tạp về chia rẽ sắc tộc và tôn giáo ở Trung Đông.
 Xác định rõ chủ nghĩa/tư tưởng: Kinh nghiệm từ cuộc chiến ở Iraq và Afganistan cho thấy khả năng thích nghi của binh lính Mỹ tại khu vực xa xôi hẻo lánh. Đối với Syria, nếu  cuộc chiến vừa nhanh chóng vừa tốn ít kinh phí thì sẽ là hành động phí phạm vô bổ.
 DUY KHANG - NHÃ UYÊN
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

No comments:

Post a Comment