Friday, June 1, 2012 dung mtl <dung_mtl@yahoo.com

Những điều tôi biết về Lý Tống

Phạm Văn Lương K20
Năm 1975, sĩ quan còn ở lại đều phải vào “tù” hay cải tạo, sở dĩ tôi phải đề hai chữ cải tạo và tù vì cũng trên diễn đàn này, cách đây vài năm tôi đã tranh cãi về hai chữ này, và sau đó, một đề tài đăng trên biệt động đã đồng quan điểm với tôi, vì vậy tôi viết chữ cải tạo trong những điều tôi biết về Lý Tống, như một người có một thời cải tạo tại tổng trại 6, tổng trại 5 và trại A 30.
Tôi không biết Lý Tống trước nắm 1975, sau năm 1975, khi vào tổng trại 6 tại trung tâm huấn luyện Lam Sơn, tôi cũng chưa biết Lý Tống là ai. Tổng trại 6 chia làm nhiều trại, trại cấp tá hay những thành phần cộng sản cho là đối tượng quan trọng vào trại 1, sau đó kế tiếp là 2, 3, 4, 5. Lý Tống ở trại 4 hay 5, tôi không chính xác. Các trại nằm dọc theo đường từ cổng trung tâm huấn luyên Lam Sơn, chạy dài hơn cây số. Mấy tháng đầu bọn cai trại cho thoải mái, hàng ngày lao động nhẹ, chặt củi, chặt lá kè, lợp nhà, đào giếng nước… hàng ngày, buổi trưa, tới chiều ai có người nhà đều được thăm, tại khu thăm nuôi. Bỗng có tin từ trại 4, có Lý Tống vượt trại, trong thời kỳ này, thật ra nếu ai muốn đi, cũng không khó khăn lắm vì việt cộng còn lơi là, nghe tin từ dưới trại 4, tôi biết Lý Tống là pilot A 37, bị bắn rơi tại Phan Rang. Lý Tống đã lợi dụng lơi lỏng trong quản lý, Tống không biết móc nối hay làm sao mà chui nằm dưới bụng chiếc xe tải, thật ra chỉ nghe nói, không hình dung Tống nằm như thế nào. Xe chạy ngược lên Ban Mê Thuột, tại đèo Phượng Hoàng, Việt cộng bắt Tống, giải giao về trại 4, khi biết Tống trốn trại. Tại trại 4, bọn quản chế, bắt Lý Tống quì xuống đất, Tống không thi hành, và banh ngực ra, nói các anh muốn bắn, cứ bắn, không chịu quì, câu chuyện này nổi lên và từ đó ai cũng nghe tên Lý Tống, sau này tại trại tôi, cùng tổng trại với Lý Tống, có hai thiếu tá bị tên Sơn Khói gài rủ vượt trại và bị bắn chết, sở dĩ biết bị gài vì 3 người vượt trại, bọn bảo vệ bắn chết 2, và mang tên Sơn khói, làm bộ nhốt nhà cùm nhưng được ăn uống đầy đủ, và được cho thuốc lá, nhiều người bị nhốt đều trông thấy. Khi tên Sơn khói được thả, về làm đội trưởng đội cấp tá cho tới khi trại này chuyển lên Củng Sôn, Tuy Hòa, Sơn khói vẫn làm đội trưởng.
Khi tổng trại 6 di chuyển lên tổng trại 5 tại Sơn Hòa, Củng Sơn, Lý Tống cũng đi theo và ở trại 54. Tôi theo trại cấp tá, ỡ trong rừng, là trại 53. Tại đây cải tạo viên vẫn đi làm, nhưng một hôm nghe anh em trại 54, khi ra ngoài chặt cây gặp những người trại 53, Lý Tống không chịu học tập và chống đối, bị cùm, biệt giam. Tống bị nhốt tại một dãy nhà cùm, nằm ngoài vòng đai của trại 54, nhưng có mấy vọng gác của cảnh vệ. Một hôm, vào khỏng 5 giờ sáng, anh em tại trại 54 la rất lớn” các anh em ơi, tụi việt cộng muốn giết tôi”, người nghe kể lại, buổi sáng nên ai cũng nghe rất rõ, nhưng không ai làm gì được, trong khi đó Lý Tống vẫn tiếp tục la cho tới sáng, mọi người đều thức dậy, nhưng không nghe tiếng súng, ai cũng hy vọng Lý Tống không bị đánh chết.
Thật ra sau này Lý Tống kể chuyện cho anh em trại 53 (trại tôi) nghe, đêm hôm đó, trời còn tối, hai tên cảnh vệ, tới nhà cùm, nói, anh Tống, trại tha anh rồi, ra khỏi nhà cùm theo tụi tôi về với anh em cải tạo viên, Lý Tống biết, đây chỉ là bọn cảnh vệ dụ Tống ra khỏi nhà cùm là bắn, rồi đổ tội Lý Tống cố tình trốn nhà cùm, buổi tối và bắn bỏ. Lý Tống không ra, và nói với hai tên cảnh vệ, các anh thả tôi, chờ trời sáng, trại viên ngủ dậy, mọi người đầu biết, tôi sẽ theo ra, còn bây giờ, tôi không ra khỏi nhà cùm này. Nói xong, Tống nằm và la làng, Tống nói bị mấy báng súng nhưng vẫn không ra, càng la to. Mấy ngày sau, Lý Tống bị chuyển trại, lên trại 53, trại cấp tá và thành phần thuộc đối tượng nguy hiểm nhất, trong đó có đại tá Lương, lữ đoàn trưởng Dù, và Thành khóa 19, tiểu đoàn trưởng Dù, cùng chung trại. 
Tôi biết Tống từ đó, vì chung trại 53, nhưng tôi và Tống không cùng chung lán, tuy vậy hàng ngày nhiều khi đi làm chung, tôi biết thêm về Tống, Tống nói chung, cao ráo, đẹp trai, trắng và hơi thư sinh, khi nói chuyện, hay khôi hài, nhưng không có gì là khác với anh em, tôi hỏi Tống, hồi làm sao mày bị bắt năm 75, Tống cười, máy bay tao bị bắn, nhảy dù rơi trên một rẫy mía ngút ngàn, tao cuộn dù, dấu trong đám mía, tính theo đám mía chờ tối là đi, không ngờ tụi chăn bò, thấy từ trên trời, tao đi đâu, tụi chăn bò theo đó, cuối cùng du kích tới bắt. Tại trại 53, Tống không có ai thăm nuôi, con bà sơ 100/100, những người khác 3 tháng được thăm một lần, thỉnh thỏang, anh em cũng chia chút đường, chút bánh cho Tống. Tống ăn rất mạnh, ăn hết phần mì của mình, ăn thêm mì của anh em, nó để một cái nón nhựa, buổi sáng ai thấy mình dư mì, cứ để vào đó, Tống cặm cụi lấy chày nhào quết thành một trái banh nhỏ và ăn lần. Qua trại 53, Tống bắt đầu học thổi sáo, ai đã từng nghe tiếng sáo của người mới tập thổi, thì mới thấy khó chịu ghê gớm, cứ trưa hè mà nghe tiếng sáo Tống thổi là muốn điên, ai nói sao thì nói, Tống không giận hờn và tiếp tục… Vào dịp Tết, mọi người được thăm nuôi, đội nào cũng đi làm, nhưng khi có người nhà, cảnh vệ sẽ gọi tên cho thăm, Lý Tống được kêu tên, người thăm, nghe nói là anh ruột của Tống, dạy đại học ở Hà Nội, bọn cán bộ trại biết như vậy nên rất sốt sắng, cho người kêu Tống, Tống nói, tôi không có bà con, anh em gì hết, làm sao ai thăm tôi được. Trại cho tên quản giáo gọi Tống, Tống nhất định không đi, cuối cùng đành chịu, và anh Lý Tống phải về. Tống có một đặc điểm, không bao giờ đi dép cao su do trại phát mà chỉ đi chân đất, đôi dép quàng trên cổ tòn ten, phải nói, không dễ gì, khi đi rừng, khiêng súc, chặt tre mà không có dép. Hỏi Tống, sao mày không mang dép Tống, nó trả lời gọn “Da Chân mòn thì còn mọc da khác, dép mòn ai phát dép mới mà đi “, Tống là người nổi danh với câu nói “Con gì nhúc nhích là ăn hết”, cóc nhái, ễnh ương, rắn rít mà gặp Tống, coi như xong, nó lột da cóc, giã thịt cho thật nát, cho chút muối, nướng ăn ngon lành. Đặc biệt Tống ít nói về trốn trại hay ý định gì, vì vậy không ai biết Trong đầu Tống nghĩ gì, Tống không có bạn thân, nhưng không có người ghét, một người bề ngoài, không khác ai trong anh em cải tạo. 
Trại 53 khi giao lại cho Công An, được di chuyển về Tuy Hòa, nằm trên một đồng bằng chung quanh là lúa và rẫy, thuộc ấp Thạch Thành, trại A 30. Về A 30, tôi khác lán với Tống, nhưng đều bị trong trại, ra vào trại đều phải qua nhà gác của công an, chung quanh hàng rào trại có chòi canh, và hàng rào kẽm gai, những đội mộc, đội rau, đội văn nghệ, gọi là đội tự giác, ở ngoài, hàng ngày vào trại lảnh cơm và nước. Đội tôi và đội Lý Tống, làm ruộng, sáng phải ra ruộng, chiều tối, tắm rửa, đếm số, vào trại. Tuy không chung đội nhưng gặp nhau vẫn chào hỏi, như đã nói, Tống không có bạn Thân. Hai đội làm ruộng gần nhau, Tống vẫn không có thăm nuôi, nhưng nghe nói, khi Tống làm đội xay sát gạo, có một cô trong đội văn nghệ rất thích Tống, ai cũng nói đầu dây mối nhợ là do người này báo cho Tống, tôi không tin, vì tuy hai đội văn nghệ và xay sát gạo gần nhau, nhưng không được tự do nói chuyện. Một hôm, vào năm 1980, tôi nấu nước cho đội tôi, sau giờ trưa, anh em nghỉ trưa, ra ruộng làm buổi chiều, tôi bắt đầu đi lấy củi để nấu nước cho anh em cải tạo ngày hôm sau, tôi đi khá xa, vào các rẫy lấy củi, nhờ vậy mà tôi quen nhiều người làm rẫy, trồng mía, tới mùa làm đường, tôi mang hai ba loong gô theo, nhiều cô làm mai xin tiếp đường cho tôi đường non mang về, tôi chia cho mấy bạn thân cùng lán ăn thoải mái, ngày mai xin tiếp (phải nói, lúc này dân chúng thấy rõ cộng sản rồi, nên rất cảm tình với người cải tạo), mới có dịp ăn đường non mệt nghỉ. Mấy cô làm mía, tiếc gì một loong gô đường.
Đây nói chuyện Tống, một hôm tôi đi ngang qua mấy bụi chuối trồng theo bìa ruộng, lúc đó anh em đã ra ruộng lúa hết, tôi thấy Tống, mặc bộ đồ tù sọc đỏ, nằm ngay gốc chuối, tôi tưởng Tống ngủ quên, tôi lấy chân lay Tống dậy, nói Tống “Đội mày đi làm hết trơn rồi, sao mày nằm đây”, Tống vẫn nằm, trả lời Tao đau đầu quá, tao xin ông Lía (cán bộ quản giáo) đội 9, nghỉ buổi chiều nay, ngủ chút xíu cho đỡ đau đầu , rồi nó hỏi tôi, mày đi lấy củi hả, tôi ừ, rồi nói với Tống, thôi mày nghỉ cho khỏe, tao đi đấy”. Hôm đó, nếu không lầm là thứ sáu, ngày hôm sau nghỉ lao động. Hôm sau, theo lệ thường, ngày nghỉ, thường ai có thăm nuôi thì nấu ăn, không có gì thì chạy qua mấy lán, gặp bạn bè, nói chuyện, ai có cà phê thì rủ nhau, mấy thằng một ly cà phê, nhâm nhi, nói chuyện đời, A 30 cho thăm nuôi xả láng, không hạn định bao nhiêu quà bánh, gạo, đường đều được mang, nhiều nhà khá giả mang cả gánh thăm nuôi. Tụi tôi đang, mỗi người một nơi, trong hàng rào dây thép, thì khoảng 10 giờ trưa, nghe tiếng kẻng tập họp, ai về nhà nấy, điểm danh. Số là, thường ngày nghỉ, 10 giờ mọi người đều lãnh cơm, cơm do người trực của đội gánh từ nhà bếp, tới từng lán chia. Thường ai không có mặt thì nhờ bạn nằm gần lãnh dùm, hôm đó, lán của Lý Tống, khi chia cơm, người chia cơm thấy không có đồ lãnh cơm của Tống, nên kêu inh ỏi, Lý Tống đâu rồi, không lãnh cơm, người chia cơm, hỏi Tống có nhờ ai lãnh cơm không?, kêu hoài kêu hủy, người đội trưởng Tù, báo cáo cho chòi canh ngoài cổng, cảnh vệ bèn đánh kẻng kêu tập họp điểm danh từng nhà, ai cũng có mặt, chỉ thiếu Lý Tống, cảnh vệ báo lên trại, lệnh truy nã tù trốn trại bắt đầu. Ai trong anh em, cũng mong cho Tống đừng bị bắt, và trốn được, và quả thật cả tuần, cả tháng, và cả năm, không bao giờ bắt được Tống. Năm 1981, khi tôi ra khỏi A 30, tôi vẫn mang một câu hỏi trong đầu, Tống ra khỏi trại bằng cách nào, và đi ra sao?
Tôi không là bạn thân của Tống, nhưng cùng chung trại mấy năm, tôi phục Tống khi nghe và thấy những hành động của Tống, Tống là một người vượt trại giỏi, nhưng tiếc thay, Tống không kết hợp được nhiều người, trước sau vẫn hành động đơn độc, sau này khi nghe, đọc một bài báo Mỹ nói về Tống, tôi thấy Tống phi thường, nếu có bạn nào đi Mã Lai, mỗi chiều thứ Sáu, rời khỏi trại huấn luyện JWS “Jungle Warfare School”, tại Johore bahru, Malaysia, qua chiếc cầu thật dài giữa eo biển Malaysia và Singapore, các bạn mới cảm phục Lý Tống, không những về ý chí, mà phải thán phục vì sức khỏe của Tống, khi Tống bơi qua eo biền này, dưới dòng nước xanh, sóng mạnh, Tống đã tới tòa đại sứ Mỹ tại Singapore, bằng một câu tiếng anh trôi chảy “Tôi xin gặp đại sứ Mỹ”, tôi là một sĩ quan không quân VNCH, đã đi từ VN qua nhiều nước, và vừa bơi qua eo biển Mã Lai tới đây. Lý Tống được lệnh từ Mỹ, ra khỏi singapore chỉ sau vài tiếng đồng hồ. 
Phạm Văn Lương K20
***************************************
LẠI LÂM NẠN!!
Posted on May 25, 2012 by HNSG
Một nhát gươm bay nghìn thuở đẹp
Dù sai hay đúng cũng là thừa!
Vũ Hoàng Chương
Khi cuộc nội chiến, ngoại khiển tại Việt Nam sắp sửa kết thúc, một chiếc phi cơ chiến đấu của chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam bị trúng đạn phòng không của bộ đội Bắc Việt. Viên phi công lái chiếc phi cơ trúng đạn thù là Lý Tống. Đơn vị của anh nghĩ rằng anh đã chết! Nhưng không, anh đã bị địch quân bắt và cầm tù 5 năm. Lý Tống đã vượt ngục. Sau đó anh đã thực hiện một chuyến vượt biên đường bộ qua Cambodia, Thái Lan, đến Mã Lai, Singapore, Phi Luật Tân. Người vượt biên bằng đường bộ có tên Lý Tống không giống như những “bộ nhân” bình thường khác là đến ở một trại tạm cư chờ thanh lọc và sau đó được phái đoàn của một nước thứ ba đến nhận cho định cư. Lý Tống đã tiếp tục cuộc vượt biên bằng đường biển là lội qua eo biển Cá Mập, tìm đến Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Singapore.
Cuộc vượt biên bằng đường bộ, đường biển đầy hiểm nguy, gian khổ vô tiền khoáng hậu nhưng cũng rất hào hùng này của Lý Tống được tạp chí Reader’s Digest là tạp chí được dịch ra nhiều thứ tiếng và có rất nhiều độc giả trên thế giới viết lại và đăng tải trên tạp chí này.
Cuộc vượt ngục đầy bi thảm, gian nguy cũng như cuộc vượt biên kỳ lạ của Lý Tống sau đó, được chính anh kể lại trong hồi ký “Ó Đen”.
Lý Tống định cư tại Hoa Kỳ năm 1983, trở thành công dân Hoa Kỳ vào năm 1988. Anh đã tốt nghiệp Cao học về Khoa Học Chính Trị.
-Năm 1992, trong khi chuẩn bị luận án Tiến sĩ thì Lý Tống – cũng như Từ Hải ngày xưa:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoát đã động lòng bốn phương!”
Cũng như người chinh phu của một “thuở thanh bình ba trăm năm cũ” khi đất nước gặp cơn biến loạn:
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo
Lý Tống đã quyết định “làm một lên đường.” Sau đêm cùng bằng hữu cạn ly rượu tiễn Ó Đen, Lý Tống đã đáp phi cơ sang Thái Lan với mục đích điều nghiên phi trường, tìm cách cướp một chiếc phi cơ để thực hiện ý định nhưng không thành vì hệ thống canh giữ phi trường quá cẩn mật. Lý Tống, sau đó, đã uy hiếp một chiếc máy bay hành khách Airbus 3000 của hãng Hàng Không Việt Nam từ Thái Lan để rải 50 ngàn truyền đơn xuống thành phố Sàigòn với lời kêu gọi như sau:
“Thành trì Cộng sản tại Liên Sô đã sụp đổ. Các chư hầu Cộng sản Đông Âu đã cáo chung. Cộng Sản Việt Nam đang dẫy chết, nhưng vẫn còn ngoan cố với tập đoàn lãnh đạo già nua, hủ lậu đi ngược lại trào lưu tiến hóa của nhân loại. Thời điểm đã đến. Tổ Quốc truyền lệnh cho chúng tôi trở về cùng đồng bào khai tử chế độ bạo tàn, bất nhân, đem lại tự do, dân chủ, và no ấm cho toàn dân.
Vậy sau khi đọc bản tuyên cáo này, đồng bào hãy:
1 – Dùng mọi phương tiện hữu hiệu nhất để truyền bá bản tuyên cáo.
2 – Đình công, bãi thị, nhất loạt xuống đường đòi lại quyền làm chủ và làm người.
3 – Tập trung tại các trọng điểm quân sự và hành chánh, kêu gọi công an, bộ đội trở về với chính nghĩa Dân Tộc.
4 – Chiếm giữ đài truyền thanh, truyền hình, dùng mọi phương tiện truyền thông để kêu gọi toàn dân Tổng Nổi dậy.
5 – Phối hợp lực lượng hải ngoại và quốc nội trong kế hoạch Tổng Nổi Dậy lật đổ bạo quyền Cộng sản Hà Nội, để xây dựng một nước Việt Nam Độc Lập, Tự Do và Phú Cường.
Vị “Tư Lệnh Của Lực Lượng Nổi Dậy” là Lý Tống. Sau đó anh đã nhảy dù xuống vùng Cát Lái, bị Việt Cộng bắt và kết án 20 năm tù.
Trong lao tù Cộng sản, Lý Tống vẫn hiên ngang và bất khuất. Anh đã lớn tiếng bênh vực phẩm giá của người tù. Chính Thượng Tọa Thích Tuệ Sĩ, sau này, trong một cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Quê Hương, đã cho biết chính Lý Tống đã lên tiếng bênh vực Thượng Tọa nên đã bị cùm giam 2 lần, mỗi lần bị giam nửa tháng.
Vì áp lực quốc tế, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã phải trả tự do cho Lý Tống vào tháng 9 năm 1998. Điều trùng hợp kỳ lạ là ngày ra tù của Lý Tống cũng chính là ngày sinh nhật của anh.
Ngày 1-9-1998, cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản hân hoan chào đón anh hùng Lý Tống trở về từ ngục tù Cộng sản. Trên tất cả các báo Anh ngữ và Việt ngữ đều đăng tải ảnh anh hùng Lý Tống với cổ choàng vòng hoa màu cờ vàng ba sọc đỏ là màu cờ của chế độ miền Nam. Lý Tống thề rằng anh sẽ tiếp tục chống chủ nghĩa CSVN tại quê nhà cho đến hơi thở cuối cùng.
-Ngày 1 tháng Giêng năm 2000, Lý Tống, một lần nữa lại làm một lên đường. Anh đã đơn thân độc mã lái chiếc phi cơ Cesna từ thành phố Miami thuộc tiểu bang Floroda bay qua biển và rải xuống thủ đô Havana của nước Cộng sản Cuba 50 ngàn tờ truyền đơn kêu gọi dân chúng Cuba đứng lên lật đổ nhà độc tài Fidel Castro.
Lý Tống đã được những người Cuba lưu vong tại Miami vô cùng ngưỡng phục. Những người Cuba lưu vong đã nhân danh tổ tiên, giòng họ của họ gửi đến anh hùng Lý Tống, một người tỵ nạn Việt Nam, những lời biết ơn sâu xa nhất của họ. Lý Tống đã được những người lưu vong Cuba tại Floriada mời dự lễ Ba Vua và họ đã tặng Lý Tống những huy chương cao quý nhất. Những người dân Cuba lưu vong đã dành những tình cảm nồng nhiệt nhất cho Lý Tống – người khách danh dự của cộng đồng Cuba lưu vong cho ngày lễ Ba Vua. Trong khi đó, tờ Trabajadores, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Cuba đã hết lời nguyền rủa Lý Tống, vu cáo anh là“Người điên, không nơi nương tựa, nghiện ngập,” hay“Kẻ đánh giặc mướn thô tục”, đã kết tội Lý Tống: “Người đàn ông điên khùng này đã thả chất nổ trên đầu chúng ta, các loại chất liệu dễ cháy hay vi trùng, vi khuẩn.” Những lời vu cáo này của cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Cuba, hay của các đảng Cộng Sản anh em còn sót lại như Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam đối với việc làm can đảm, phi thường của Lý Tống vào ngày 1 tháng Giêng năm 2000 không làm chúng ta ngạc nhiên, vì đó là bổn phận của họ.
Chúng ta không ai ngạc nhiên khi bà Đào Nương Hoàng Dược Thảo của tuần báo Sàigòn Nhỏ lại cho rằng việc làm làm can đảm và phi thuờng của Lý Tống là “hành động ‘tự sát’ kém suy nghĩ của một người tâm trí không bình thường…” Và người ta cũng không ngạc nhiên khi Tú Gàn, tức cựu thẩm phán Nguyễn Cần, một bỉnh bút của tờ báo này, cho rằng việc làm của Lý Tống là “chuyện hoang tưởng” vì lập trường của tờ Sàigòn Nhỏ mọi người đã quá rõ!
Nhưng, người ta rất ngạc nhiên với phát biểu của bàTrần Diệu Chân (lúc đó bà này là phát ngôn viên của Mặt trận Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam – nay đã đổi thành đảng Việt Tân). Bà Trần Diệu Chân đã phát biểu về việc làm của Lý Tống như sau: “Một con én không làm nổi mùa Xuân, sức một người không làm nổi lịch sử, cho đến khi nào được sự hợp tác của muôn người…”. Và bà này đã “đơn giản hóa vấn đề, làm nhẹ đi vết thương của thế giới Cộng sản” khi trả lời tờ Việt Mercury như sau: “Khi cái giá phải trả quá cao, không chỉ có một mình anh ấy mà còn làm chấn động (quan hệ ngoại giao) giữa Hoa Kỳ và các nước Cuba, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, thì cần phải cân nhắc. Khi làm những việc cho mục tiêu ngắn hạn mà hại về lâu dài thì không nên làm.”
Người ta càng ngạc nhiên hơn khi nghe được câu trả lời của “nhà tranh đấu cho nhân quyền” Đoàn Viết Hoạtvề việc làm của Lý Tống.
Ông Đoàn Viết Hoạt, “nhà tranh đấu cho nhân quyền” đã được Nhà Nước Cộng sản Việt Nam cho phép vợ là bà Trần Thị Thức vào thăm qua đêm ở trại tù và đem tài liệu ra ngoại quốc phổ biến để… tranh đấu cho nhân quyền. Ông Đoàn Viết Hoạt, nhiều năm trước đây, khi vừa bước xuống phi cơ đã lên tiếng hỏi” “Vợ tôi đâu?”Ông Đoàn Viết Hoạt, người nhiều năm trước, khi vừa bước xuống phi cơ đã được chụp ảnh rất phương phi mập mạp, bên cạnh ký giả Hà Tường Cát của báoNgười Việt ốm nhom, ốm nhách, đã trả lời về việc Lý Tống rải 50 ngàn truyền đơn xuống thủ đô Havana như sau: “Đó là một hành động rất đáng ca ngợi, anh Lý Tống là người có nhiều sáng kiến. Nhưng một hành động như vậy không thể châm ngòi được gì hết, chỉ có tác dụng tâm lý mà thôi, ngay cả bây giờ có đem bom dội Havana thì cũng không tạo được gì. (sic!)” Cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại đã rất ngạc nhiên với câu trả lời“đơn giản hóa vấn đề, làm nhẹ đi vết thương của thế giới Cộng sản” của bà doctor-to-be Trần Diệu Chân của MT (lúc đó là năm 2000), lại càng ngỡ ngàng hơn với câu trả lời của “nhà tranh đấu cho nhân quyền” Đoàn Viết Hoạt. Hành động lái phi cơ vượt biển rải truyền đơn kêu gọi dân chúng Cuba nổi dậy của Lý Tống “không thể châm ngòi được gì hết… ngay cả dội bom xuống Havana thì cũng không tạo được gì.” Vậy chẳng lẽ “dội bom bằng nước bọt” – như doctor-to-be (lúc đó) Trần Diệu Chân, như “nhà tranh đấu cho nhân quyền” Đoàn Viết Hoạt đã được phép “dội” từ trong nhà giam Việt Cộng cũng như khi ra đến hải ngoại – thì sẽ tạo được gì?!
*
-Ngày 17 tháng 11 năm 2000, Lý Tống lại “làm một lên đường” lần thứ ba. Lý Tống đã thuê một chiếc phi cơ từ Thái Lan bay qua không phận Sàigòn và rải xuống 50 ngàn tờ truyền đơn kêu gọi toàn dân nổi dậy lật đổ chế độ Cộng sản của những tên:
Bắc Bộ phủ toàn những tên đầu gấu
Đang say sưa bên bữa tiệc đầu lâu
Và kêu gọi:
Ta cúi đầu Cộng cỡi cổ
Ta đứng dậy Cộng sụp đổ.
Lý Tống đã bị nhà cầm quyền Thái Lan bắt và kết tội 7 năm 4 tháng tù vì tội danh “cưỡng đoạt phi cơ và xâm phạm không phận.” CSVN đã tìm mọi cách dẫn độ Lý Tống về Việt Nam để trả thù. Cộng đồng người Việt tỵ nạn CS khắp nơi trên thế giới đã lên tiếng để tranh đấu cho anh.
Sau cùng, toà án Thái Lan đã trả tự do cho người hùng Lý Tống.
-12 giờ trưa ngày thứ Sáu 15-2-2008, nhà tranh đấu cho dân chủ Lý Tống lại làm một lên đường lần thứ 4.
Lần này anh đã tuyên bố tuyệt thực cho đến chết để tranh đấu cho DANH DỰ và NỀN DÂN CHỦ TẠI SAN JOSE ĐÃ BỊ BÀ Nghị Viên Madison Nguyễn và Thị Trưởng Chuck Reed CHÀ ĐẠP và GIẾT CHẾT vào đêm 20-11-2007.
*
Năm 1992, Lý Tống đã từ bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi, vật chất ở Hoa Kỳ quyết định “làm một lên đường!”
Chẳng may, người hùng của chúng ta đã sa vào tay giặc, bị bắt cầm tù. Trước hành động dũng cảm, kiên cường này, vẫn có kẻ tự xưng là nhà văn viết văn 40 năm lại dè bĩu sau lưng là “đồ điên, chỉ làm chuyện bá láp, có lật đổ được ai đâu (sic!)”
-Tháng Giêng năm 2000, Lý Tống lại “làm một lên đường” lần thứ hai!
Lại có những kẻ dè bĩu là làm “chuyện hoang tưởng”, là“sức một người không làm nổi lịch sử”, là “không thể châm ngòi được gì hết… ngay cả… có đem bom dội Havana thì cũng không tạo được gì (sic!).”
-Tháng 11 năm 2000, Lý Tống lại “làm một lên đường” lần thứ ba!
Lại những lời châm biếm, dè bĩu của lũ gà thiến vô tâm!
-Tháng 2 năm 2008, Lý Tống lại làm một lên đường lần thứ 4!
Lần này, đa số đồng bào tỵ nạn cộng sản và ngay cả các vị dân cử tại địa phương, các vị cựu Tướng lãnh QLVNCH đã đến thăm hỏi và yểm trợ tinh thần, vật chất cho việc tranh đấu đòi lại tên LITTLE SAIGON và ĐÒI LẠI NỀN DÂN CHỦ tại thành phố San Jose đã bị Thị Trưởng Chuck Reed, bà NV Madison Nguyễn, đài phát thanh Quê Hương và phe nhóm GIẾT CHẾT!
*
Chẳng ai đem thành bại mà luận anh hùng! Để ca tụng hành động can đảm của
“ Kinh Kha một thuở qua sông Dịch
Lạnh lùng lau lách vọng nghìn thu”
thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã hạ bút:
“Một nhát gươm bay nghìn thuở đẹp
Dù sai hay đùng cũng là thừa!”
-Với lên đường lần thứ nhất, Lý Tống đã là anh hùng!
Nếu không có Phạm Hồng Thái với “tiếng bom Sa Diện”, không có Nguyễn Thái Học với câu nói để đời:“Không thành công cũng thành nhân”, trước khi cùng 12 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bước lên đoạn đầu đài tại núi rừng Yên Báy thì, đâu có phong trào toàn dân Việt Nam đứng lên với tầm vông vạt nhọn và lòng yêu nước đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại Tự do, Độc lập cho quê hương. Tiếc thay, Việt Minh, tiền thân của đảng Cộng sản Việt Nam sau này, với sự lãnh đạo quỷ quyệt của Hồ Chí Minh và các đồ đệ đã lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân để áp đặt chế độ Cộng sản gây đau thương, tang tóc cho cả nước suốt 64 năm qua.
Với lên đường lần thứ hai, thứ ba, Lý Tống đã trở thànhbiểu tượng đấu tranh chống Cộng sản trên toàn thế giới!
-Với lên đường lần thứ tư, Lý Tống xứng đáng là MỘT BIỂU TƯỢNG TRANH ĐẤU CHO DÂN CHỦ!
*
“… Cổ kim nhiều anh hùng lắm, nhưng tôi vẫn tin rằng hành động vong thân chỉ là một hành động xảy ra một lần cho một đời người vốn có can đảm hơn người để phục vụ cho lý tưởng của người ấy vào một giây phút “xuất thần” nhất trong đời đương sự. Tôi chưa thấy ai khác trong sử sách xưa và nay, vì lý tưởng đã tự mình thực hiện đến ba lần những hành động xem cái chết nhẹ tựa lông hồng như anh. Vì thế việc thiếu sự ngợi ca lòng đại đảm của anh, thiếu sự yểm trợ tinh thần và vật chất khi anh mắc nạn trên đường tranh đấu hết sức cô đơn của anh thì tôi thấy chẳng còn gì bất công hơn. May thay, trong cộng đồng Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới, và cả những đồng bào, sự bất công nếu có chỉ là một con số rất nhỏ. Cách này hay cách khác, mọi người vẫn nhớ đến anh với sự cảm phục và yểm trợ trong phạm vi và khả năng của từng cá nhân. Trong biến cố gần đây, khi nhà nước Cộng sản Việt Nam áp lực đòi chính quyền Thái Lan giải giao anh về Việt Nam, những tổ chức vận động chữ ký chống việc này qua hệ thống internet, chữ ký của rất đông đồng bào trong nước có trên danh sách đã chứng minh điều này…”
Trong một bài viết về chuyến đi Thái Lan để thăm Lý Tống, nhà văn Hà Thúc Sinh, tác giả Đại Học Máu, đã viết những dòng chữ như thế về việc làm của Lý Tống. Và nhà văn Hà Thúc Sinh cho rằng:
 “Và như thế, yểm trợ tinh thần và vật chất cho Lý Tống đang bị giam giữ trên đất Thái, đang gặp nguy cơ có thể bị giải giao, là nghĩa vụ của bất cứ ai còn yêu sự công bằng và trọng người công chính.”
Lời kêu gọi của nhà văn Hà Thúc Sinh – như mọi người đều biết – sau đó đã trở thành thật. Lý Tống đã được tự do và trở lại Hoa Kỳ.
Và nay, “phượng hoàng Lý Tống” lại vỗ cánh làm một lên đường lần thứ tư bằng lòng can đảm và sự hy sinh ngay cả sinh mạng của mình để tranh đấu cho việc làm mà anh cho là chính đáng. Đó là việc đòi lại tên LITTLE SAIGON cho khu thương mại trên đường Story và ĐÒI LẠI NỀN DÂN CHỦ CHO THÀNH PHỐ SAN JOSE.
*
-Tối Chủ Nhật ngày 18-7-2010, bên ngoài Santa Clara Convention Center hàng trăm người biểu tình phản đối đại nhạc hội có sự hiện diện của “tên văn nô có thẻ Đảng” Đàm Vĩnh Hưng, bên trong, Lý Tống đã giả dạng một phụ nữ lên tặng hoa cho tên này và trong lúc bất ngờ nhất đã xịt “peeper spray” vào mặt tên này làm gián đoạn buổi trình diễn. Một lần nữa, kế sách“đả thảo kinh xà” của “freedom fighter” Lý Tống đã là một cái tát bất ngờ vào cái gọi là Nghị quyết 36 của VC trong trận tổng tấn công vào cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản.
 Ngày thứ Năm 24 tháng 5 năm 2012, tại tòa án ở San José, một bồi thẩm đoàn 10 người đã kết luận Lý Tống có tội trong 4 tội danh, 2 đại hình và 2 tiểu hình, nhưng tha bổng tội danh nặng nhất, trong vụ xịt hơi cay vào “tên văn nô có thẻ đảng” Đàm Vĩnh Hưng. Được biết bản án sẽ được công bố vào ngày 22 tháng 6 năm 2012. (Xin xem bản tin của nhật báo San José Mercury News)
 Theo giới luật sư tại San José, thì Lý Tống có thể bị một bản án nhẹ hơn nếu chịu nhận tội; nhưng anh đã từ chối. Chuyện này làm người ta nhớ đến chuyện chịNguyễn Thị Ngọc Hạnh vào năm 2002 đã đến Hoa Kỳ, tìm cách vào khách sạn Mariott là nơi Nguyễn Tấn Dũng, 1úc đó là Phó Thủ Tướng VC và phái đoàn họp báo, lên tiếng tố cáo chế độ CSVN không có tự do, dân chủ và nhân quyền. Chị đã bị chính quyền Hoa Kỳ bắt giữ và đưa ra tòa xử 5 năm tù giam về tội âm mưu khủng bố. Chị đã từ chối lời đề nghị nhận tội để được giảm án với mục đích tố cáo tội ác của chế độ CSVN tại toà án Hoa Kỳ.   
 Là một người cầm bút để tiếp tục “chống cái ác” tức là chủ nghĩa cộng sản đang thống trị quê hương Việt Nam, tôi, một lần nữa xin nghiêng mình cảm phục việc làm vì đại nghĩa của dân tộc của… “phượng hoàng” Lý Tống. (Chú thích: Đoạn này mới bổ túc).
*
Giống chim phượng hoàng lúc nào cũng ngạo nghễ bay lượn trên đỉnh núi cao. Nó có thể chết rét trên đỉnh núi cao hoang vu tuyết phủ, nhưng không phải là cây ngô đồng thì nó không chịu đậu, không phải là nước suối trong thì nó không uống. Nó thà bay lượn trên trời, uống nước suối trong, đậu nhánh ngô đồng hoặc là nó chết. Nó không bao giờ chịu sống chung trong cái chuồng chật hẹp với lũ gà thiến vô tâm!
Chuyện buồn cười là có những kẻ hợm mình, tự coi mình như là “phượng hoàng” nhưng đầu óc và việc làm bé tí tẹo như những con chim sâu, chim sẻ; do đó, đã tự mình hiện nguyên hình là con le le mắc dịch cúm gà!
“Phượng hoàng vỗ cánh” Lý Tống! Tôi tin rằng anh chẳng chấp nhứt gì với những tiếng gáy vô tri, lẻ loi của “lũ gà thiến vô tâm”, có phải vậy không? Hỡi con phượng hoàng đã năm lần vỗ cánh tung bay vào vòm trời lịch sử?!
NGUYỄN THIẾU NHẪN


__._,_.___
RECENT ACTIVITY: