Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ L. Panetta đầu tuằn này và những lời tuyên bố của Ông trên boong  tàu chuyển vận  USNS Richard E. Byrd thuộc Hạm đội 7 của Hoa kỳ đang neo tại Vịnh Cam Ranh để được công xưởng Việt Nam sửa chửa  đánh dấu một động thái tăng cường  hợp tác quốc phòng Việt Mỹ đầy ý nghĩa chiến lược quan trọng.
Có thề nói : một bước ngoặt quan yếu.
Trung quốc nghĩ gì ?
Chúng ta nên tìm hiểu.
TS
Moi xem toan bai :
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Tu-lieu/Ong-Panetta-den-Viet-Nam-Nhan-Dan-Nhan-Dan-nhat-bao-noi-gi/174677.gd

Ông Panetta đến Việt Nam, Nhân Dân, Nhân Dân nhật báo nói gì?

Thứ tư 06/06/2012 11:12
(GDVN) - Truyền thông Trung Quốc đặc biệt "nhạy" với chuyến thăm “lịch sử” của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tới Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Chỉ một số ít các tờ báo phản ánh lại các thông tin thông tấn, còn lại các tờ báo mạng đua nhau giật tít "nóng", suy diễn chủ quan, trong đó nổi bật là các tờ Thời báo Hoàn Cầu, Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa xã, mạng Sina... Để nắm bắt thông tin một cách toàn diện, đa chiều, hiểu rõ hơn về các hoạt động, chiến dịch tuyên truyền của nước ngoài, đặc biệt là truyền thông TQ, GDVN xin trích dẫn các bài viết này.
Tờ Nhân Dân nhật báo: "Mỹ lôi kéo mối thù cũ -Việt Nam"
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có mặt tại Cam Ranh đầu tháng 6/2012
Ngày 4/6, tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc có bài viết cho rằng, kế tiếp chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton năm 2010, chuyến thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là một chuyến thăm quan trọng.
Điều đáng chú ý là, ngay sau khi Panetta trình bày về chiến lược “tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ” tại Đối thoại Shangri-La, thì ông lại chọn vịnh Cam Ranh, một căn cứ quân sự cũ của Mỹ làm điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam, điều này thực sự thu hút phỏng đoán của dư luận quốc tế đối với việc Mỹ muốn tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh
Nhân Dân nhật báo viết: "Mỹ-Việt đã dồn dập (?-pv) tiến hành giao lưu quân sự trong thời gian qua. Như Bộ trưởng Panetta nói ngày 3/6 rằng: “Sở dĩ tôi chọn thăm Cam Ranh đầu tiên là do, quan hệ Mỹ-Việt đã được cải thiện rất lớn. Đối với tôi, đây là thời khắc rất xúc động”.
Panetta nói: “Trong lĩnh vực quốc phòng, Mỹ-Việt có quan hệ phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ không bị trói buộc bởi lịch sử. Mỹ muốn mở rộng quan hệ quốc phòng với Việt Nam”. Được biết, tàu tiếp tế USNS Richard E. Byrd của Hạm đội 7 Mỹ đến vịnh Cam Ranh từ ngày 24/5 và tiến hành bảo dưỡng 14 ngày.
Tàu USNS Richard E. Byrd chuyên vận tải vũ khí, trang bị và lương thực; dài 210 m, rộng 32,3 m, tải trọng 40.298 tấn. Trên tàu có rất nhiều nhân viên không làm nhiệm vụ chiến đấu. Đây là lần thứ ba tàu này đến vịnh Cam Ranh sửa chữa, hai lần trước lần lượt là tháng 2/2010 và tháng 8/2011.
Bài báo cho rằng, ngay từ ngày 24/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo với báo giới về chuyến thăm của Panetta, đủ thấy Việt Nam coi trọng chuyến thăm này của Panetta. Panetta thăm Việt Nam cũng phản ánh cụ thể việc giao lưu và tương tác quân sự bình thường giữa Mỹ-Việt gần đây. Ngày 23/4/2012, 3 tàu chiến của Hạm đội 7 Mỹ gồm tàu USS Blue Ridge, USS Chafee và USNS Safeguard thăm cảng Đà Nẵng, Việt Nam. Ngày 15/7/2011, các tàu chiến gồm USS Chung-Hoon, USS Preble và USNS Safeguard của Hạm đội 7 cũng thăm cảng Đà Nẵng. Ngày 8/8/2010, đoàn cán bộ Việt Nam cũng đã lên tàu sân bay USS George Washington neo đậu gần cảng Đà Nẵng để tham quan.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tiếp xúc với quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam
Bài báo viết, Mỹ duy trì giao lưu quân sự dồn dập với Việt Nam là một phần của chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Không ít phân tích cho rằng, Mỹ đang thông qua củng cố căn cứ quân sự ở Philippines và Singapore, đồng thời kết hợp với dịch vụ sửa chữa trả tiền ở quân cảng Cam Ranh, Việt Nam, xây dựng nên mạng lưới quân sự của họ ở khu vực biển Đông.
“Trên thực tế, các động thái liên tiếp của Việt Nam trong vấn đề biển Đông cũng thu hút sự chú ý của Mỹ, Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh đến tự do hàng hải ở biển Đông ăn khớp với việc Mỹ tuyên bố có lợi ích quốc gia ở khu vực này”.- Nhân Dân nhật báo suy diễn.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh
Bài báo của Nhân Dân nhật báo thì tự do hàng hải ở biển Đông “chưa hề bị ảnh hưởng”, nhưng một số nước “cố tình lôi kéo nước ngoài khu vực can thiệp biển Đông, tăng thêm thủ đoạn”. Trong khi đó, “Mỹ cũng có ý đồ tận dụng vấn đề biển Đông để can thiệp vào các vấn đề khu vực, tăng cường hiện diện quân sự của họ ở khu vực này”. “Hai nước Mỹ-Việt đang cố gắng gác lại bất đồng, đáp ứng nhu cầu riêng của mỗi nước, phát triển quan hệ”.
Theo hãng AP, sau 1 ngày trình bày chi tiết chiến lược “tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ”, Panetta thăm Việt Nam là nhằm tái khẳng định Mỹ muốn giúp đỡ các đồng minh và đối tác khu vực “phát triển và thực hiện quyền lợi biển ở phần lớn vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền (đường lưỡi bò phi lý mà Trung Quốc tự vẽ)” và tìm kiếm khả năng sử dụng vịnh Cam Ranh - “đại diện cho quá khứ đau thương của quân Mỹ”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh
Chuyến thăm Cam Ranh của Panetta đánh dấu quan hệ quân sự Mỹ-Việt không ngừng cải thiện, cho thấy Mỹ muốn dựa vào quan hệ đối tác để đối phó với vai trò ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, bài báo này cũng tuyên truyền rằng: "Mỹ vẫn còn có “thành kiến, khúc mắc” với Việt Nam, chẳng hạn, khi thăm Việt Nam năm 2010, Hillary Clinton nói là Tổng thống Mỹ Obama có khả năng thăm Việt Nam sau khi đến Indonesia tham dự hội nghị của ASEAN, nhưng dự báo của bà không đúng. Mỹ luôn nói muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam, nhưng hàng năm đều phê phán Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền và bảo hộ mậu dịch. Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đã có các loạt bài viết đề phòng “diễn biến hòa bình”.
Bài báo cho rằng, hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam trở thành một nhiệm vụ quan trọng khác trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Panetta. Tìm kiếm di hài binh sĩ Mỹ và đưa trở về Mỹ là thể hiện bảo đảm nhân quyền, nhưng Mỹ cũng cần có trách nhiệm đối với việc rải chất độc màu da cam-điôxin…
Báo Nhân Dân, TQ: Chuyến thăm xoay quanh Trung Quốc
Ngày 1/6, tờ “Nhân Dân” Trung Quốc có bài viết dẫn lời Carla Freeman, phó Chủ nhiệm Khoa nghiên cứu Trung Quốc, Đại học John Hopkins, Mỹ cho rằng, chuyến thăm châu Á lần này của Bộ trưởng Panetta xoay quanh Trung Quốc. Còn Alan Romberg, Chủ nhiệm Chương trình Đông Á, Trung tâm Stimson-Think Tank Mỹ cho rằng, Panetta quyết định thăm Việt Nam và Ấn Độ sau khi tham dự Đối thoại Shangri-La đã phản ánh chính sách quốc phòng của Mỹ, đó là thiện chí tìm kiếm “tái cân bằng” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Alan Romberg, mặc dù có các quan điểm cho là chuyến thăm lần này của Panetta nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy và vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, Mỹ có suy nghĩ rộng hơn, tức là họ có lợi ích kinh tế, an ninh và chính trị quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ rất coi trọng hợp tác với Trung Quốc về an ninh. Tổng thống, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều nhấn mạnh, sự lựa chọn của Mỹ là hợp tác với Trung Quốc để tăng cường và bảo vệ lợi ích chung.
Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7 Mỹ từng thăm Việt Nam.
Theo Alan Romberg, trong chính sách biển Đông, Mỹ đã công khai quan điểm của họ, đó là bảo vệ hòa bình và ổn định, giúp các nước châu Á giải quyết hòa bình tranh chấp. Đối với một số tranh chấp đã xảy ra ở khu vực biển Đông, Mỹ đề xướng xây dựng “quy tắc đi lại”, giải quyết bằng khuôn khổ pháp lý.
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 4/6 có bài viết cho rằng, mặc dù trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không nhắc đến Trung Quốc, nhưng với bối cảnh biển Đông hiện nay, ông rõ ràng cho biết Mỹ sẽ duy trì lực lượng mạnh ở khu vực này, muốn giúp đỡ đồng minh và đối tác bảo vệ quyền lợi biển của họ.
Ngày 31/5, tờ “Thái Dương báo” Malaysia có bài viết dẫn lời thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman của Mỹ cho rằng, Chính phủ Mỹ không ủng hộ yêu cầu của Trung Quốc đòi thông qua đàm phán “một chọi một” để giải quyết xung đột biển Đông.
Hai thượng nghị sĩ này chủ trương, dựa trên kiến nghị của ASEAN, tiến hành đàm phán đa phương giữa các nước có liên quan.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (nguồn: NTD)
Lieberman cho rằng, Mỹ không muốn đối đầu hoặc ngăn chặn Trung Quốc, nhưng sẽ không đơn giản chấp nhận bất cứ chủ trương nào của Trung Quốc. Ông nói: “Nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ là bảo vệ tự do hàng hải và an ninh biển”. “Chúng tôi không đồng ý Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết biển Đông”. “Điều này không công bằng đối với những nước chủ trương chủ quyền như Malaysia. Họ có lợi ích rất quan trọng với việc giải quyết những vấn đề này”.
Còn McCain kiên trì cho rằng, đây không phải là sự can thiệp của Mỹ đối với xung đột biển Đông, mà là quan điểm tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực của Mỹ.
Bài báo dẫn lời học giả Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore cho rằng: “Đối với Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt không tham dự là điều tương đối bất lợi. Bởi vì tiếng nói của Mỹ nổi bật, các nước trong khu vực có thể được dẫn dắt bởi lập trường của Mỹ. Do đó, Trung Quốc mất đi cơ hội rất tốt để cân bằng quan điểm của Mỹ”.
Mạng Sina: Mỹ lợi dụng cảng Cam Ranh ly gián quan hệ Việt-Trung
Ngày 4/6, mạng sina.com.cn dẫn “Global News Live” Trung Quốc phỏng vấn chuyên gia, Thiếu tướng Doãn Trác và giáo sư Cao Tổ Quý-Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Trung Quốc.
Theo bài báo, ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã thăm quân cảng chính của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam – vịnh Cam Ranh. Panetta là quan chức Mỹ cấp cao nhất quay trở lại vịnh Cam Ranh sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Panetta đã có bài phát biểu trên tàu tiếp tế USNS Richard E. Byrd-Hạm đội 7 Mỹ neo đậu tại vịnh Cam Ranh, kỷ niệm 58.000 binh sĩ Mỹ tử trận trong Chiến tranh Việt Nam. Đây là tín hiệu quan trọng cải thiện quan hệ Việt-Mỹ.
Đến năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ triển khai 60% tàu chiến ở khu vực Thái Bình Dương, trong đó có 6 tàu sân bay hạt nhân.
Bài viết cho rằng, trong khi vừa trình bày chi tiết chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương tại Đối thoại Shangri-La ngày 2/6, thì ngày 3/6, tại Việt Nam, Panetta tái khẳng định, Mỹ triển khai 60% tàu chiến ở châu Á-Thái Bình Dương, 40% ở Đại Tây Dương.
Khi đó, ở khu vực Thái Bình Dương, lực lượng quân sự Mỹ sẽ có 6 tàu sân bay, còn số lượng tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu chiến đấu duyên hải và tàu ngầm cũng hơn 1 nửa.
Panetta cũng cho biết, số lượng và quy mô diễn tập quân sự của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương cũng sẽ gia tăng, việc Panetta chọn Cam Ranh làm địa điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam cũng gây sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Theo Panetta, xuất phát từ chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, những đối tác như Việt Nam đặc biệt quan trọng, khi hạm đội Mỹ chuyển từ bờ biển phía tây sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những cảng biển như vịnh Cam Ranh là không thể thiếu.
Còn báo chí Hàn Quốc ngày 2/6 cũng cho biết, Panetta tuyên bố chuyển lực lượng chính của hải quân tới Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ đồng minh, cuộc diễn tập quân sự liên hợp đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương 2012 cũng sắp bắt đầu. Đây là cuộc diễn tập trên biển quy mô lớn nhất toàn cầu, năm 2010 có hải quân 14 nước tham gia, năm nay tăng vọt lên 22 nước, lực lượng tham gia chưa từng có, bao gồm 42 tàu chiến, 6 tàu ngầm, 200 máy bay quân sự và 25.000 binh sĩ, thời gian diễn tập từ ngày 29/6 đến ngày 3/8/2012.
Đối với việc Panetta thăm vịnh Cam Ranh, chuyên gia bàn giấy-diều hâu Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác cho rằng, hiện nay quân Mỹ muốn tìm kiếm một “cảng tác chiến” ở biển Đông, bởi vì một số cảng như ở Philippines đều là cảng tiếp tế, hậu cần. Mặc dù có 4 tàu chiến đấu duyên hải sắp đến Singapore (năm 2013), nhưng đây không phải là căn cứ tác chiến thực sự, do đây là những tàu chiến có tải trọng nhỏ. Mỹ thực sự muốn có nơi triển khai hạm đội tàu sân bay lâu dài, và cảng Cam Ranh được họ quan tâm nhất. Nhưng, họ rất khó để thực hiện được mong muốn này…
Còn học giả Trung Quốc Cam Tổ Quý thì cho rằng, lần này Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, hoặc tái tăng cường vị thế lãnh đạo, họ có vài động thái mới. Ở phạm vi khu vực, sau 2 năm chuẩn bị, hiện nay Mỹ rõ ràng đã chuyển hướng từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á. Quan hệ đồng minh truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc đã được tăng cường, hiện nay quan trọng hơn là muốn tăng cường quan hệ với các đối tác mới, như hợp tác với Việt Nam và Ấn Độ.
Tàu chiến đấu duyên hải USS Indenpendence, Mỹ như "đinh chốt" sẽ án ngữ tại Singapore từ năm 2013.
Theo Cao Tổ Quý: “Mỹ đã lựa chọn cảng Cam Ranh của Việt Nam và cảng Subic của Philippines. Mục tiêu của Mỹ là không xây dựng căn cứ quân sự mang tính chất vĩnh viễn như trước đây, mà muốn hiện diện tình thế mang tính chất luân phiên. Do ở Philippines và Việt Nam có nhiều quan điểm phản đối rất mạnh. Trong tình hình đó, Mỹ muốn tìm kiếm một cơ chế luân phiên, nhưng vẫn bảo đảm được vai trò ảnh hưởng và chú ý đến chưa đến mức bị một số nước phản pháo gay gắt hơn”.
Cao Tổ Quý suy diễn theo lối nghĩ chủ quan, quy chụp và áp đặt rằng, các nước Nhật Bản, Australia, Nga, Ấn Độ đều tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á, trong khi đó Philippines và Việt Nam cũng muốn dựa vào sức mạnh của các bên để cân bằng, họ không muốn hoàn toàn dựa vào Mỹ, mà dựa vào các nước lớn khác cùng nâng đỡ vai trò ảnh hưởng của họ ở Đông Nam Á, do đó đã xuất hiện một cục diện đấu đá đan xen.
Ông Doãn Trác phán rằng: “Việt-Mỹ chắc chắn không thể trở thành đồng minh trong giai đoạn hiện nay. Mỹ muốn dùng vịnh Cam Ranh, ly gián quan hệ Việt-Trung. Hiện nay, Việt Nam thiếu ngoại hối, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.... Trong tình hình đó, lợi ích thương mại trong quan hệ với Mỹ thu được từ sửa chữa tàu thuyền, tiếp tế ở vịnh Cam Ranh cũng rất quan trọng. Điều quan trọng hơn là, Mỹ hiện diện ở khu vực này để ly gián quan hệ Trung-Việt” (???).
Theo Doãn Trác, năm 2010, khi tàu sân bay Mỹ thăm vịnh Cam Ranh thì Hà Nội lại kỷ niệm về các nạn nhân chất độc màu da cam. Phải chăng ông Doãn Trác cũng muốn ly gián quan hệ ngoại giao hết sức bình thường Việt-Mỹ?
Doãn Trác nói thêm là: “Mỹ vừa lôi kéo Việt Nam, vừa tiến hành “cách mạng nguyên tử” (?). Còn Việt Nam vừa cho phép Mỹ đến vịnh Cam Ranh, chuẩn bị đối phó Trung Quốc, giữ lợi ích ở biển Đông; vừa đề phòng Mỹ, không để Mỹ tới với quy mô lớn... Trong tình hình đó, Việt-Mỹ không thể phát triển thành quan hệ đồng minh…”. >>Hoàn Cầu báo nói gì về chuyến thăm của Bộ trưởng QP Mỹ đến Việt Nam? * Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đông Bình


-------Message original-------
Date : 08/06/2012 04:39:19
Sujet : Re: [Vietnam-Issues] Đề tài 1 - Biển Đông
FYI
2012/5/21 quan dinh <qdinh1@gmail.com>
Đề mục 1 của Diễn Đàn: Biển Đông

Thưa quý anh chị:

Theo thông báo mới nhất của diễn đàn VNIF, từ nay, diễn đàn được tổ
chức theo 5 đề mục chính( xin xem Lá Thư Ban Điều Hành 20/05/2012).

Tôi xin tiếp tục đề mục số 1 về  các đề tài cần chú ý về Biển Đông.
Xin nhắc nhở là tôi có làm hai bài tóm tắt và cũng như các anh chị
biết là đề tài này còn dài dài.

Xin anh chị vui lòng chia sẽ ý kiến hoặc những thông tin cùng nội dung
với đề mục 1 này bằng cách hồi âm ( dùng reply mode) cho email này,
(thay vì gửi một email mới) để giữ chuỗi email/email thread của đề mục
này được liên tục.

Các đề mục khác sẽ được các vị khác tuần tự  khởi xướng trên diễn đàn
như đã trình bày trong thơ của BĐH mới nhất.

Xin quý anh chị dùng email này.


Đinh Xuân Quân

--
*Vietnam Issues Forum (VNIF) là diễn đàn của những người Việt Nam ở hải
ngoại quan tâm đến vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững và
dân chủ hóa đất nước. VNIF không phải là một tổ chức chính trị và cũng
không thuộc một đoàn thể nào. Các email trao đổi giữa các thành viên trên
diễn đàn đều có tính chất nội bộ và mọi sự phổ biến ra ngoài cần phải có sự
đồng ý tác giả trong diễn đàn. Khi được mời và gia nhập, các
thành viên đều đã đọc và đồng ý chấp hành bản Nội Quy của diễn đàn.*

You received this message because you are subscribed to the Google
Groups "Vietnam Issues" group.

To post to this group, send email to vietnam-issues@googlegroups.com
To unsubscribe from this group, send email to
vietnam-issues+unsubscribe@googlegroups.com

For more options, visit this group at
http://groups.google.com/group/vietnam-issues?hl=en?hl=en

--
*Vietnam Issues Forum (VNIF) là diễn đàn của những người Việt Nam ở hải
ngoại quan tâm đến vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững và
dân chủ hóa đất nước. VNIF không phải là một tổ chức chính trị và cũng
không thuộc một đoàn thể nào. Các email trao đổi giữa các thành viên trên
diễn đàn đều có tính chất nội bộ và mọi sự phổ biến ra ngoài cần phải có sự
đồng ý tác giả trong diễn đàn. Khi được mời và gia nhập, các
thành viên đều đã đọc và đồng ý chấp hành bản Nội Quy của diễn đàn.*

You received this message because you are subscribed to the Google
Groups "Vietnam Issues" group.

To post to this group, send email to vietnam-issues@googlegroups.com
To unsubscribe from this group, send email to
vietnam-issues+unsubscribe@googlegroups.com

For more options, visit this group at
http://groups.google.com/group/vietnam-issues?hl=en?hl=en
Animations GRATUITES pour votre messagerie - par IncrediMail! Cliquez ici!
__._,_.___
RECENT ACTIVITY:
************************
VN - News !
Diễn đàn phổ biến và trao đỗi tin tức vs tất cả các vấn đề liên quang đến đất nước và con người VN.
Lưu ý:
+ Diễn đàn không chấp nhận "Cross Post", tức là post cùng một lúc đến với nhiều đí chỉ khác nhau.
+ Bài post phải trình bày gọn gàng sạch sẽ và rõ ràng.
+ Nội dung và ý kiến của thành viên không phải là lập trường chính kiến của diễn đàn.
*************************
Yahoo! Groups
Switch to: Text-OnlyDaily Digest • Unsubscribe • Terms of Use
.

__,_._,___
1 Attached file35KB