Saturday, January 21, 2012

TRẢ LẠI NHỮNG GÌ CỦA LỊCH SỬ CHO LỊCH SỬ 
\phạm trần anh 

“ trả lại những gì … của lịch sử cho lịch sử” PDF In E-mail Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay trải qua hàng ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ nô dịch văn hóa ngoại lai. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của kẻ thắng trận và thủ đoạn thâm độc quỉ quyệt đã không những dùng mọi phương cách để đồng hóa Việt tộc bằng cách xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong một mớ “chính sử” hỗn độn mơ hồ. Mỗi một triều đại Hán tộc đều chủ tâm thay đổi địa danh, thủy danh xưa cũ của Việt tộc cùng với ảnh hưởng nặng nề của một ngàn năm đô hộ của sự nô dịch văn hóa khiến ta chấp nhận tất cả như một sự thật mà không một chút bận tâm. Thế nhưng… Lịch sử vẫn là lịch sử của sự thật dù bị sửa đổi vùi lấp hàng nghìn năm dưới ánh sáng của chân lý khách quan trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Sự thật lịch sử này làm đảo lộn mọi nhận thức từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. đến nỗi mà một sử gia thời danh J Needham người có công phục hồi sự thật lịch sử bị che giấu hàng ngàn năm, làm đảo lộn mọi sử sách xưa nay đã phải thốt lên: “Sự thật bị che phủ hàng ngàn năm cùng với ảnh hưởng của ngàn năm thống trị nô dịch văn hóa khiến ngay cả người Việt cũng ngỡ ngàng, không tin đó là sự thật .!!!”.(1) Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhìn lại toàn bộ lịch sử để phục hồi sự thật của lịch sử để xóa tan đám mây mờ che lấp suốt mấy ngàn năm lịch sử bởi kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.. Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào chịu nhiều mất mát trầm luân như dân tộc Việt với những thăng trầm lịch sử, những khốn khó thương đau. Ngay từ thời lập quốc, Việt tộc đã bị Hán tộc với sức mạnh của tộc người du mục đã đánh đuổi Việt tộc phải rời bỏ địa bàn Trung nguyên Trung quốc xuống phương Nam để rồi trụ lại địa bàn Việt Nam bây giờ. Trải qua gần một ngàn năm đô hộ, với chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938 của Ngô Quyền mới chính thức mở ra thời kỳ độc lập của Việt tộc. Tuy thất bại về quân sự nhưng nền văn hóa của Việt tộc đã thẩm nhập vào đất nước và con người Hán tộc để hình thành cái gọi là văn minh Trung Quốc. Chính sử gia chính thống của Hán tộc là Tư Mã Thiên đã phải thừa nhận một sự thực là “ Việt tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy ..!”. Trước đây, Hán tộc vẫn tự hào cho rằng Tứ Thư Ngũ Kinh là của Hán tộc. Thế nhưng, những công trình nghiên cứu đã phục hồi một sự thật lich sử, Tứ Thư Ngũ Kinh không phải của Hán tộc mà chính là của Việt tộc. Sách Trang Tử kể chuyện Khổng Tử gặp Lão Tử. Khổng Tử nói: “ Khâu này chỉ khảo cứu sâu 6 kinh là Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu”. Như vậy thời Khổng Tử Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu đã có từ lâu và được gọi là “Kinh”. Chính bộ “Trung Quốc Văn học Sử” do “Bắc Kinh đại học, Trung văn hệ” biên soạn viết rõ ràng là “Tên gọi Thi Kinh là do Hán Nho thêm vào”. Sử gia chính thống Hán tộc Tư Mã Thiên viết “ Xưa kia, Thi vốn có hơn 3 ngàn bài, đến Khổng Tử chỉ lấy 305 bài hợp với việc thực thi lễ nghĩa, đều phổ nhạc, cố tìm âm hợp với nhạc Thiều, Vũ, Nhã, Tụng”. Cổ văn Thượng Thư do Lỗ Cung Công con của Lỗ Cảnh Đế tìm thấy khi phá ngôi nhà cũ của Khổng Tử để xây cất lại lớn hơn. Trong bức vách nhà có những sách cổ thời Ngu, Hạ, Thương, Chu … Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ cổ gọi là Khoa Đẩu tự hình con nòng nọc. Sách Hán Thư, Thiên văn Nghệ chí chép “Cổ văn Thượng Thư được tìm thấy trong vách tường nhà Khổng Tử. Khổng An Quốc, hậu duệ của Khổng Tử trước đây đã biết bộ sách này có 29 thiên do Phục Sinh truyền, chưa kể Thái Thệ còn thừa ra 16 thiên, tính ra 45 quyển, 58 thiên không kể bài tựa …, nay lại được thêm 16 quyển”. Như vậy, rõ ràng là Ngũ Kinh có trước thời Khổng Tử và được viết bằng lối chữ “Khoa Đẩu” là lối chữ viết theo hình dáng của con nòng nọc của Việt tộc thời xa xưa. Lối chữ “Nòng Nọc” của người Việt cổ cùng với nền văn hóa Hòa Bình đã lan truyền khắp Trung Đông, góp phần tạo nên những nền văn minh … Chính“Vạn thế Sư biểu” Khổng Tử là người thầy muôn đời của Hán tộc cũng đã phải đem những nghiên cứu, sưu tập, học hỏi của nền văn minh Bách Việt phương Nam đặt để thành những quy luật, trật tự cho xã hội phương Bắc. Tất cả những “Tứ thư, ngũ kinh” được xem như tinh hoa của Hán tộc đã được chính Khổng Tử xác nhận là ông chỉ kể lại “Thuật nhi bất tác”, sao chép lại của tiền nhân chứ không phải do ông sáng tác ra. Vạn thế sư biểu của Hán tộc là Khổng Tử đã ca tụng nền văn minh rực rỡ, xác nhận tính ưu việt của nền văn minh Bách Việt ở phương Nam. Trong sách Trung Dung Khổng Tử đã viết như sau: “Độ luợng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử ở đấy ..! Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường đạo ở đó...”. Trong kinh “Xuân Thu”, Khổng Tử đã ghi lại bao nhiêu trường hợp cha giết con, con giết cha, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh chị em dâm loạn với nhau, bề tôi giết chúa … Điều này chứng tỏ Hán tộc du mục vẫn còn dã man với lối sống du mục.ngay trong giới quí tộc chứ đừng nói đến bình dân. Thế mà chính sử Trung Quốc cứ vẫn sao chép Việt tộc là man di, các Thứ sử Thái Thú Hán vẫn lên mặt giáo hóa dân Việt trong khi Bách Việt ở phương Nam đã đi vào nền nếp của văn minh nông nghiệp từ lâu. THẾ NHƯNG SỰ THẬT LỊCH SỬ ĐÃ ĐƯỢC PHỤC HỒI khi giới nghiên cứu đều xác nhận hầu hết các phát minh gọi là văn minh Trung Quốc từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh kim loại, kỹ thuật đúc đồng, cách làm giấy, cách nấu thủy tinh, cách làm thuốc súng, kiến trúc nóc oằn mái và đầu dao cong vút … tất cả đều là của nền văn minh Bách Việt. Chính một vị vua của Hán tộc, Hán Hiến Đế đã phải thừa nhận: “Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông un đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất ..!”. Ngày nay, hầu hết các học giả, các nhà Trung Hoa học trên toàn thế giới đều cho rằng văn hoá Trung Quốc phát nguyên từ văn hóa Việt ở miền Nam Trung Quốc. Các sử gia Trung Quốc thời trước cố tình không thừa nhận một sự thực, đó là sự đóng góp to lớn của cư dân Hoa Nam tức người Việt cổ trong việc hình thành tạo dựng nền văn minh Trung Hoa. Học giả Eicks Kedt nhận định rằng “Tư Mã Thiên, sử gia chính thống của “Đại Hán” sinh ở Long Môn thuộc Sơn Tây nên nhất quyết từ chối không để lại bất kỳ một tài liệu gì về dân Mạn Nam. Hầu như tất cả người Tàu mạn Bắc đều như vậy. Eicks Kedt tiếc rằng những học giả Âu Tây chỉ biết ngốn nghiến sử liệu của Tư Mã Thiên hay những sử gia khác mà không chú ý đến việc bẻ quặt do sự bỏ sót nhiều sự kiện, nhất là khi nói đến các dân Man Di ngoài Hán tộc. Lý do của sự bỏ sót đó là họ đã xem Nho giáo xuyên qua lăng kính nhuộm đẫm màu Hán tộc nên chỉ nhìn nhận để có những gì thuộc miền Bắc nước Tàu mà thôi”. Một nhà nghiên cứu về Trung Quốc khác là Terrien de la Couperie trong tác phẩm “Những ngôn ngữ trước Hán” đã nhận định: “Người Hán ngại nhìn nhận sự có mặt của những cư dân không phải là Hán tộc sống độc lập ngay giữa miền họ cai trị. Tuy họ không thể giấu được sự kiện là họ đã xâm lăng, nhưng họ đã quen dùng những danh từ đao to búa lớn, những tên địa dư rộng để bịt mắt những độc giả không chú ý, hầu che đậy buổi sơ khai tương đối bé nhỏ của họ. Muốn tìm hiểu các cư dân đó thì chỉ còn cách là đi dò tìm vết tích còn quá ít vì cho tới nay, người ta ít chú ý tới sự quan trọng lịch sử của các chủng tộc tiền Hán trừ một hai chuyện gây sự tò mò mà thôi”. Terrien de la Couperie kết luận: “Niềm tin là Trung Quốc vốn lớn lao mãi từ xưa và thường xuyên là như thế chỉ là một huyền thoại. Trái ngược lại, đó là việc mới xảy ra về sau này. Văn minh Trung quốc không phải tự nó sinh ra mà chính là kết quả của sự thâu hoá. Việc thâu hoá thì ngày nay được nhiều người công nhận, còn thâu hoá từ đâu thì trước đây cho là từ phía Tây nhưng về sau này, nhiều người cho là từ văn hoá Đông Nam …” Học giả Andreas Lommel trong tác phẩm “Tiền sử” (Prehistoric) đã nhận định cái gọi là nền văn hoá Trung Hoa do 8 nền văn hoá khác hợp lại mà thành:(2) 1. Nền văn hoá Tung-Xích từ Đông Bắc đến, tập trung ở Hà Bắc (Hopei) và Sơn Đông (Shangtung). Tộc người này trước chuyên về săn bắn sau chuyển sang chăn nuôi, đặc biệt là nuôi heo. 2. Nền văn hoá Mông Cổ của tộc người chuyên săn bắn sống đời du mục. Nền văn hoá này tập trung nhiều nhất ở Sơn Tây và Nội Mông. 3. Nền văn hoá Thổ (Turkish) của tộc người chuyên sống đời du mục, săn bắn và trồng lúa Tắc( Millet), họ đã thuần hoá ngựa khoảng 2.500 năm TDL. Theo ông thì nền văn hoá này góp phần lớn cho sự hình thành nền văn hoá Hán và Hán tộc sau này. 4. Nền văn hoá Tây Tạng (Tibetan) của tộc người chuyên về chăn nuôi dê cừu, phần lớn tập trung tại miền núi của các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc và Tứ Xuyên. Còn lại 4 nền văn hoá gọi chung là văn hoá phương Nam bao gồm nhiều chủng tộc như tộc người Nhao chuyên về săn bắn, tộc người Dao vừa săn bắn vừa hái lượm và một tộc người chuyên về nghề trồng lúa nước mà theo Lommel cho là tổ tiên của người Thái, người Miến (Shan) và người Lào sau này thành lập các quốc gia Thái Lan, Miến Điện và Ai Lao. Lommel cũng cho rằng tổ tiên của người Việt sau này là do người Thái và người Dao hợp thành ..! Theo Lommel thì “Phương Nam có nền văn hoá nông nghiệp mạnh mà Thái là tộc người tiêu biểu. Chính tộc người này trở nên thành phần quan trọng nhất tại Trung Quốc”. Theo ông có 2 tộc người, một từ Tây Bắc là tộc Thổ (Turc) giỏi về chiến tranh, biết thuần hoá ngựa và thiên về săn bắn và một tộc người từ phương Nam giỏi về canh nông. Đây là 2 tộc người chính tạo nên nước Trung Quốc ngày nay mà tộc người Tây Bắc là chính yếu”. Nhận định trên của Lommel tuy có phần chính xác nhưng còn nhiều phiến diện sai lầm. Thực ra, cư dân gốc Thổ Turc hợp củng với Mongoloid tạo thành Hán tộc còn cư dân phương Nam chính là Bách Việt bị Hán tộc thống trị và nên văn hoá phương Nam chính là nền văn hoá của Bách Việt ở phương Nam kể cả nên văn hoá mà Lommel nói là Tung Xích thực ra của chi Lạc bộ Trãi mà thư tịch cổ Trung quốc gọi là “Rợ Đông Di” cũng chính là nền văn hoá của Bách Việt. Tộc người mà Lommel gọi là tộc Thái chính là chi Âu Việt trong Bách Việt, tên Thái chỉ mới có sau này mà thôi, sau khi thiên cư xuống phương Nam. Trong tác phẩm vĩ đại “Science and Civilization in China”, nhà sử học lừng danh Joseph Needham đã nhận định rằng nền văn hoá Trung Hoa được hình thành nhờ 6 nền văn hoá cổ đại: Thứ nhất là nền văn hoá Tung Gu Xích phương Bắc ảnh hưởng đến lối sống của người Ngưỡng Thiều và Long Sơn. Thứ hai là nền văn hoá du mục của người Thổ từ Tây Bắc đến. Thứ ba là nền văn hoá Proto-Tibetan tức cổ Tạng đến từ phương Tây. Thứ tư, năm và sáu là từ phương Nam và Đông Nam lên. Theo học giả J.Needham thì Protoviets đã mang theo 25 đặc trưng văn hoá lên địa bàn cư trú mới. Điểm quan trọng được nhấn mạnh ở đây là khác với Lommel, J. Needham khẳng định rằng: “ 3 nếp sống văn hoá này đem vào Trung Hoa thời Tiền sử mang yếu tố “Biển” rõ rệt và có thể mô tả bằng một chữ, đó là chữ “VIỆT” mà trước kia thường gọi sai lầm là Thái cổ (ProtoThai)”. Học giả lừng danh này còn chú thích rõ chữ Việt nay là quốc hiệu của một nước vùng Đông Nam châu Á: Nước Việt Nam ngày nay. Tóm lại, người Trung Quốc mà ta thường gọi là Tàu (Hán tộc) không phải là một chủng thuần tuý và cũng không có một văn hoá riêng biệt nào. Lịch sử Trung Quốc bắt đầu từ triều đại Thương là một tộc người du mục kết quả của sự phối hợp chủng giữa Nhục Chi và Huns (Mông cổ). Kế tiếp là triều Chu cũng là một tộc du mục có hai dòng máu Mông Cổ và Hồi (Turc). Sau khi Mông Cổ chiếm được Trung Quốc đã thành lập triều Nguyên rồi khi Mãn Châu diệt triều Minh lại thành lập triều Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Có thể nói lịch sử Trung Quốc là lịch sử của sự xâm lăng và bành trướng đồng thời cũng bị xâm lăng nhưng tất cả kẻ chiến thắng bị sức mạnh của văn hoá của dân bị trị khuất phục để rồi tự đồng hoá với cư dân bản địa cuối cùng trở thành Hán tộc mà ta thường gọi là người Tàu. Văn hóa của cư dân bị trị đây là văn hóa Bách Việt. Giáo sư Wolfram Eberhard trong tác phẩm “Lịch sử Trung Quốc” đã nhận định: “Ý kiến cho rằng chủng tộc Hán đã sản sinh ra nền văn minh cao đại hoàn tự lực do những tài năng đặc biệt của họ thì nay đã không thể đứng vững, mà nó phải chịu cùng một số phận như những thuyết cho rằng họ đã thâu nhận của Âu Tây. Hiện nay, người ta biết rằng xưa kia không có một chủng tộc Tàu, cũng chẳng có đến cả người Tàu nữa, y như trước đây 2.000 năm không có người Pháp, người Suisse vậy. Người Tàu chỉ là sản phẩm của sự pha trộn dần theo một nền văn hoá cao hơn mà thôi”. Chính sử gia Trung quốc, Chu Cốc Thành trong “Trung Quốc Thông sử” viết: “Viêm tộc (Việt tộc) đã có mặt khắp nước Trung Hoa cổ đại trước khi các dòng tộc khác tràn vào nên có thể xem là chủ nhân đầu tiên. Khi Viêm Việt đã định cư, Hán tộc còn sống du mục tại vùng Tân Cương, Thanh Hải. Về sau họ theo Hoàng Hà tràn vào Hoa Bắc, chiếm đất của Việt tộc”. Nhà nghiên cứu La Hướng Lâm người Trung Quốc trích dẫn “Việt tỉnh Dân tộc Khảo nguyên” của Chung Độc Phật cho biết “Cả miền đất châu Kinh (đất nước Sở), châu Dương (đất nước Việt) và châu Lương (đất nước Quì Việt) nghĩa là tất cả lưu vực sông Dương Tử từ Vạn Huyện ở Tứ Xuyên trở xuống đều là giống người Việt ở cả. Sách Hoa Dương Quốc chí chép miền Nam Trung gồm Quí Châu, Vân Nam là đất Di Việt xưa. Vùng đất này gồm hơn 1 chục vương quốc như Điền Bộc, Cú Đinh, Dạ Lang, Diệp Du, Đồng Sư, Việt Tuỷ …”. Sự thực lịch sử này đã được thư tịch cổ và khoa khảo Tiền sử xác nhận là Việt tộc theo sông Dương Tử tiến về phía Đông thành lập 7 tỉnh lưu vực sông Dương Tử gồm Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy và Triết Giang. Dần dần Việt tộc tiến lên Hoa Bắc thành lập 6 tỉnh lưu vực Hoàng Hà là Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Thiểm Tây, Cam Túc và phía Nam thành lập các tỉnh lưu vực Việt Giang gồm Vân Nam, Quí Châu, Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến. Ngày nay, các nhà nghiên cứu như VK Tinh, Wang Kwo Wu và cả nhà văn nổi tiếng Quách Mạt Nhược đều xác định là hầu hết các huyền thoại về các vị Vua cổ xưa nhất không thấy ghi trên giáp cốt đời Thương, mà chỉ ghi vào sách vở về sau này, khoảng từ thế kỷ thứ IV TDL, tức là thời kỳ xuất hiện các quốc gia Bách Việt thời Xuân Thu Chiến quốc. Thực tế lịch sử này cho thấy những huyền thoại cổ xưa là của Việt tộc vì nếu là tổ tiên Hán tộc thì đã phải ghi trên giáp cốt đời Thương cũng như trong các sử sách, cốt tự văn hoặc chữ tạc trên đồ dùng. Chính vì vậy mà nhóm Tân học gọi là Nghi cổ phái thành lập năm 1920 do Quách Mạt Nhược chủ xướng đã bác bỏ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế là của Trung Quốc. Thật vậy, huyền thoại về thủy tổ Bàn Cổ mới được nói đến trong quyển “Tam Hoàng”, kể cả Phục Hi, Nữ Oa cũng không hề được nhắc tới trong các sách cổ xưa như Kinh Thi, Trúc thư kỷ niên và cũng không hề thấy xuất hiện trong đồ đồng hoặc bốc từ. Viêm Đế Thần Nông mới được Mạnh Tử thời Xuân Thu Chiến quốc nhắc tới còn Hoàng Đế chỉ biết tới vào thế kỷ thứ III TDL khi Tư Mã Thiên đưa vào bộ “Sử ký” của Tư Mã Thiên. Tháng 2-1971, các nhà khảo cổ tìm được ở Liu-ch'êng-ch'iao Trường Sa thuộc vùng Hồ Nam một “Cái Qua” còn nguyên vẹn. Trong tác phẩm "Cultural Frontiers in Ancient East Asia" của William Watson viết về những đồ vật đào lên tại tỉnh Hồ Nam trong đó có một cái qua có khắc tên một vị vua tên là Nhược Ngao. Sử Ký Tư Mã Thiên và Xuân Thu Tả Truyện viết rõ là vị vua có hiệu là Nhược Ngao là vị vua Hùng thứ 14 tên thật là Hùng Nghi hiệu Nhược Ngao cai trị vào năm 789 trước Tây Lịch. Điều này chứng tỏ thời đại Hùng Vương là có thật trong lịch sử. Trước những sự thật của lịch sử, Trung Quốc đã phải xác nhận là nền văn hoá của họ là do hàng trăm dân tộc góp phần tạo dựng nhưng văn hoá Hán ở vùng Tây Bắc là chủ thể. Thế nhưng chính học giả Trung Quốc Wang Kuo Wei lại cho rằng nơi phát nguyên văn hoá Tàu là ở miền Đông Bắc tức vùng Sơn Đông của Lạc bộ Trãi chứ không phải ở miền Tây Bắc (Thiểm tây) như quan niệm sai lầm từ trước đến nay. Sử Trung quốc vẫn cho rằng 3 triều đại Hạ, Thương, Chu là những triều đại đầu tiên của Trung Quốc theo thứ tự, nhưng Kwang Chih Chang khám phá ra thì không phải là như vậy mà đó chỉ là 3 trong nhiều nhóm chính trị đại diện cho các chủng tộc đối nghịch tranh giành ảnh hưởng mà thôi, còn văn hoá thì đều theo như Di Việt nghĩa là cũng thờ thổ thần và cây linh. Theo Công trình mới nhất “Nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa”, tổng kết trong Hội nghị Quốc tế các nhà Trung Hoa học trên toàn thế giới tổ chức tại Berkeley năm 1978, thì “ Không thể tìm ra đủ dấu vết chứng cớ để phân biệt giữa Hán tộc và các tộc người không phải là Tàu trên phương diện lịch sử. Giới nghiên cứu phải tìm về dấu tích văn hoá mà về văn hoá thì Hán tộc chịu ảnh hưởng của Di Việt”. Tương truyền Thần Nông phát xuất ở miền Tây Tạng (Tibet) đi vào Trung Nguyên qua ngã Tứ Xuyên tới định cư ở Hồ Bắc bên bờ sông Dương Tử, còn theo dân gian thì ông Bàn cổ chính là ông Bành tổ. Theo dân gian truyền tụng thì mồ mả của ông còn ở đâu đó miền rừng núi Ngũ Lĩnh. Bàn cổ mới được đưa vào lịch sử Trung Quốc đời Tam Quốc trong quyển “Tam Ngũ lược Kỷ” của Từ Chỉnh và theo Kim Định thì Phục Hi, Nữ Oa đều xuất thân từ Di Việt ở châu Từ miền Nam sông Hoài. Việt tộc là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước đã cư ngụ rải rác khắp Trung nguyên (lãnh thổ Trung Cộng bây giờ) từ lâu trước khi Hán tộc du mục từ Tây Bắc tràn xuống đánh đuổi nhà Hạ của Việt tộc để thành lập triều Thương đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Tư Mã Thiên sử gia “Đại Hán” đã mạo nhận Hoàng Đế nguyên là vị thần được dân gian tôn kính là tổ tiên của Hán tộc (Tàu) nên xem nhà Hạ là của Tàu. Thế rồi họ thêm chữ Hoa là một hình dung từ chỉ sự cao sang vinh hiển để trước chữ Hạ để chỉ nền văn minh Hoa Hạ cao đẹp của Việt tộc là của họ. Bản chất của đế quốc “Đại Hán” là xâm lược và bành trướng suốt dòng lịch sử nên hết triều Thương rồi đến Chu, Tần, Hán đã liên tiếp xâm lược đẩy lùi Việt tộc xuống phương Nam. Năm 939 chiến thắng Bạch Đằng Giang lịch sử mở đầu thời kỳ độc lập của dân tộc. Hán tộc đã bao lần xâm lược nước ta nhưng đều thất bại thảm hại. Ngày nay, Trung Cộng lại xâm lấn lãnh thổ Việt Nam với sự tiếp tay của tập đoàn CS Việt gian bán nước, thế nhưng sau khi dẹp kẻ nội thù toàn dân Việt sẽ giáng cho đế quốc mới Trung Cộng bài học lịch sử để đời như bao lần thảm bại ê chề trong lịch sử. Một sự thật lịch sữ mới được khoa học xác nhận đã làm đảo lộn những giả thuyết nhận định từ xưa tới nay về Nguồn gốc tộc Việt. Kết quả mới nhất thuyết phục nhất về phân tích cấu trúc di truyền DNA của Việt tộc đã xác định một lần nữa là Việt tộc là một đại chủng và hoàn toàn khác biệt với Hán tộc. Chúng ta cùng tìm về cội nguồn phát tích Việt tộc qua truyền thuyết, thư tịch Trung Quốc, Văn hoá Khảo cổ, Tiền Sử học và cuối cùng là mã di truyền DNA sau đây: 1. Niên đại của truyền thuyết về Thần Nông vào thiên niên kỷ thứ IV TDL hoàn toàn phù hợp với niên đại khảo cổ và kết quả đo chỉ số sọ của các nhà Khảo Tiền Sử về chủng Indonesian (Malaysian). Theo các nhà Tiền Sử học thì Malay-Viets tức Bách Việt đã định cư ở Trung Nguyên cách đây ít nhất là 6 ngàn năm. Công trình nghiên cứu sử học của học giả Shi Shi người Trung Quốc thì người U Việt (GU-YUE) đã làm chủ biển cả cách đây hơn 7 ngàn năm. Đặc biệt, Truyền thuyết kể lại rằng bố Lạc dẫn 50 con về “Thủy Phủ”, trước đây chúng ta cho là huyền hoặc thế nhưng địa danh thủy phủ đã được 2 học gỉa người Pháp là P Gouron và J Loubet tìm ra, đó chính là cảng Thành Đô, phủ Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên được in trên bản đồ Atlas 1949. Sự thật lịch sử này đã được chính nguồn sách sử cổ Trung Hoa xác nhận khi chép về cộng đồng Bách Việt, đã chứng minh sự thật lịch sử của huyền thoại mà ta cứ tưởng là huyền hoặc hoang đường. 2. Mặt khác, chính thư tịch cổ Trung Quốc đã thừa nhận một thực tế lịch sử đó là sự thành lập của các quốc gia thời Chiến quốc mà họ gọi là Bách Việt ở vùng Giang Nam. Đông Việt tức U-Việt (còn gọi là Vu Việt) của Việt Vương Câu Tiễn không chỉ ở Triết Giang mà lên tới miền Giang Tô tức Châu Từ, quê hương của gốm sứ Việt cổ nổi tiếng của chi Dương Việt mà kinh đô là Cối Kê. Lý Tế Xuyên đã viết “Việt Điện U Linh” về nước Việt cổ xưa. Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Quì Việt ở Tứ Xuyên, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt còn gọi là Tây Âu ở Quảng Tây, Lạc Việt ở Quảng Tây và Bắc VN. Chính sách sử cổ Trung Quốc ghi rõ cộng đồng Bách Việt cư trú khắp trung nguyên, thế mà sử quan triều Thanh Tiền Hy Tộ đã bóp méo ý nghĩa và sửa lại niên hiệu thành lập nước Văn Lang như sau: “Đến đời Chu Trang Vương (696-682TDL) ở bộ Gia Ninh có người lạ dung ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng Hùng Vương, đóng đô ờ Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang. Phong tục thuần hậu, chất phác. Chính sự dung lối thắt nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương …”(3). Các nhà sử học Mác Xít đã viết sử rập khuôn sử quan triều Thanh theo nghị quyết của đảng CSVN về sự thành lập nước Văn Lang trong bộ Lịch sử Việt Nam của Nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam như sau: “Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đầu tiên của nước ta đời Hùng Vương và Âu Lạc đời An dương Vương vào giai đoạn Đông Sơn trong thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên… Căn cứ theo 15 bộ của nước Văn lang và nhất là căn cứ vào quá trình chuyển hoá lịch sử nước Văn lang đời Hùng Vương đến nước Âu Lạc đời An Dương Vương, rồi đến 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân thời thuộc Triệu và thuộc Hán, có thể xác định địa bàn của nước Văn Lang tương ứng với vùng Bắc bộ, Bắc Trung bộ nước ta ngày nay và một phần phiá Nam tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc”.(4) 3. Kết quả các công trình khảo cổ cho phép chúng ta kết luận là nhà nước Văn Lang đã thành hình từ lâu, ít nhất là 5 ngàn năm lịch sử. Khoa Khảo cổ cho biết rằng người Việt cổ thời Phùng Nguyên đã chế tác nhiều vật đồ đá, đồ xương và một ít đồ đồng như rìu, đục, giáo, lao, qua, mũi tên, mũi nhọn, mũi khoan, chì lưới, bàn mài, bàn dập gốm. Căn cứ trên những đồ gốm, đồ đồng thuộc nền văn hoá Hoà Bình, Đông Sơn được thám quật ở Bắc Thái và Hạ Lào đã xác định bằng phương pháp vật lý phóng xạ C14 có niên đại khoảng 3.000 năm TDL nghĩa là cách đây 5.000 năm. Như vậy, niên đại thành lập nước Văn Lang vào thiên niên kỷ thứ III TDL hoàn toàn phù hợp với mốc truyền thuyết là năm 2879 TDL vào giai đoạn đầu thời đại đồ đồng của cộng đồng Bách Việt với nghề nông trồng lúa nước, và nghề luyện kim đồng đã tìm thấy khắp nơi, từ Nam Trung Hoa Thái Lan đến toàn bộ vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo 4. Năm 1962, G Coedès nguyên Giám Đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ công bố kết quả công trình khảo Tiền sử đã minh chứng những gì truyền thuyết kể lại là một sự thật lịch sử với những kết qủa của những công trình khảo tiền sử trên toàn cõi Á Đông của hàng trăm nhà bác học Khảo cổ, Nhân chủng và Địa chất học. Những nhà bác học này đã đào bới khắp nơi từ Nhật Bản, Hàn quốc (Triều Tiên) tới Tây vực và từ Tây Bá Lợi Á xuống tới quần đảo Nam Á trong hàng chục năm trời đã tìm kiếm các di chỉ khảo cổ, khai quật những lớp sọ nằm dưới của cư dân đến trước, cư dân đến sau nằm ở trên. Sau khi đo chỉ số sọ và dung lượng sọ đã vẽ lại lộ trình di cư từ cao nguyên Hi Mã Lạp Sơn Himalaya xuống lưu vực các con sông lớn Hoàng Hà, Dương Tử và Cửu Long, đồng thời xác định ngọn nguồn gốc tích chủng tộc đó. Các nhà Khảo Tiền sử đã kết luận: “Tất cả các cư dân Nam Á từ Nam Ấn, Môn, Tạng, Miến, Thái, Lào, Miên, Mã Lai, Nam Dương, Célèbres, Việt Nam kể cả đồng bào thiểu số thượng du Bắc Việt đều có cùng một gốc cổ Malaya gọi là Indonesian (chúng tôi gọi là Malaysian chính là cộng đồng Bách Việt MalayViets) là những cư dân Nam Á có chung một chỉ số sọ trung bình là 81,42 và dung lượng sọ có tính cách sọ tròn khác hẳn với các chủng tộc trong vùng”.(5) Tất cả chứng cứ khoa học cho phép chúng ta kết luận là giai đoạn đầu thời đại đồ đồng khoảng thiên niên kỷ thứ III TDL hoàn toàn phù hợp với niên đại truyền thuyết là 2879 TDL. Đây chính là thời điểm Việt tộc đã nung chảy xã hội nguyên thủy để thành lập một xã hội định chế hoá của quốc gia Văn Lang. Thật vậy, kết quả của những phân tích bằng phóng xạ carbon C14 than tro ở Đồng Dậu cho biết cộng đồng dân cư với nền văn hoá Phùng Nguyên cách đây ít nhất là 3.500 năm. Điều này có nghĩa là họ đã có một cuộc sống ổn định đi vào tổ chức thiết chế xã hội với hình thức nhà nước Văn Lang. Sự xác định của niên đại khảo cổ là khoảng thiên niên kỷ thứ III TDL hoàn toàn phù hợp với niên đại thư tịch để chứng minh sự ra đời của nhà nước Văn Lang ít nhất là 3.000 năm TDL chứ không phải vào thế kỷ thứ VII TDL như Đại Việt sử lược đã bị sử quan triều Thanh, Tiền Hi Tộ sửa đổi sự thật lịch sử. 5. Từ truyền thuyết cũng như căn cứ vào các Thần tích và Tộc phả được phối kiểm bởi khoa Khảo cổ học, Khảo Tiền sử, Chủng tộc học, Cổ nhân học, Dân tộc và Ngôn ngữ học được kiểm chứng bởi kết quả phân tích cấu trúc phân tử di truyền DNA của các tộc người trong vùng cho phép chúng ta xác định tính hiện thực của Huyền Thoại Rồng Tiên với cộng đồng Bách Việt (MalayViets). Kết quả của khoa Phân tích Di truyền hoàn toàn phù hợp với thư tịch cổ Trung Hoa, Khoa Khảo cổ học, Nhân chủng học, Khảo tiền sử kể cả truyền thuyết Rồng Tiên về thời kỳ dựng nước của Việt tộc là một sự thật lịch sử. Luận chứng khoa học mới nhất có tính thuyết phục nhất, một lần nữa khẳng định tộc Việt và Hán tộc là 2 tộc người khác nhau. Việt tộc có yếu tố đột biến di truyền đặc biệt của châu Á trong khi Hán tộc không có yếu tố này. Đồng thời xác định địa bàn cư trú của tộc người Malaysian tức MalayViets (Bách Việt) trải dài từ rặng Tần Lĩnh ở Trung nguyên trải dài xuống tận vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Địa bàn cư trú của Việt tộc phía Bắc tới lưu vực phía Nam sông Hoàng Hà, lưu, phía Tây giáp Tây Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của nước Văn Lang xưa của tộc Việt. Địa bàn cư trú của Việt tộc phía Bắc tới lưu vực 2 con sông Hoàng Hà và Dương Tử (Trường Giang), phía Tây giáp Tây Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của nước Văn Lang xưa của tộc Việt. Sau cùng là Khoa Đại Dương học(6)và khảo cổ học đã chứng minh rằng người cổ Hoà Bình Hoabinhian do nạn biển tiến cách nay khoảng 8.500 năm đã tiến lên vùng núi cao Hòa Bình, Bắc Sơn và ngược lên cao nguyên Malaya hướng Tây Bắc và Đông Bắc vùng Ngũ Lĩnh. Khi mực nước biển dâng lên cao, cư dân khắp các nơi dồn về vùng cao nên đã tập trung nhiều nền văn hóa với những phát kiến để hình thành nền văn hóa Hòa Bình, một nền văn hóa cổ đại tinh hoa của nhân loại. Mực nước dâng cao dần khiến cư dân Hoabinhian mà chúng tôi cho là những người Tiền-Việt Protoviets ở lưu vực 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long phài thiên cư theo hướng Tây Bắc lên miền cao sơn nguyên giữa 2 dãy núi Hi Mã Lạp sơn và Côn Luân, nhánh khác tiến theo hướng Đông Bắc lên định cư ở Phúc Kiến, Triết Giang, Sơn Đông TQ bây giờ. Họ mang theo đặc trưng của văn hoá Hoà Bình lên địa bàn mới vùng cao nguyên giữa hai rặng núi cao nhất là Hi Mã Lạp Sơn và cổ nhất là Côn Luân ở Tây Bắc và vùng núi cao Thái Sơn ở Sơn Đông. Khi mực nước biển hạ xuống, những vùng biển nước mênh mông nước rút dần để lộ ra những vùng đất màu mỡ phì nhiêu. Tiền nhân chúng ta đã từ vùng cao nguyên Hi Mã Lạp sơn tiến xuống vùng đồng bằng, nước rút đến đâu từng đoàn người tiến tới đó để lập làng định cư khai phá đất đai. Chính sự kiện tiến về vùng sông nước này được truyền thuyết diễn tả qua việc mẹ Âu cùng 50 con ở lại vùng cao, Bố Lạc dẫn 50 con xuống “Thủy Phủ” miền sông nước. Hai Thạc sĩ sử địa người Pháp là J Loubet và P Gouron đã tìm ra địa danh Thủy Phủ chính là cảng Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên Phủ Trung Khánh TQ bây giờ. Kết quả mới nhất, thuyết phục nhất của các nhà Di Truyền học đã xác định Việt tộc hoàn toàn khác hẳn với Hán tộc. Người Việt có 1 tỷ lệ cao nhất về biến đổi di truyền trong dân tộc (Intrapopulatinal genetic divergence 0.236% và về Hinc II/ Hpal nên được xem là dân tộc cổ nhất Đông Nam Á.(7) Chính vì vậy, Việt Nam là trung tâm của nền văn hoá Hòa Bình ảnh hưởng bao trùm Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ, Trung Cận Đông và cả châu Mỹ nữa (8). Việt Nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất có Haplogroups chính gồm A, B, C, D và không có cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII/ tRNA.LYS mà các nhà di truyền học gọi là “Đột biến đặc biệt Á Châu= “9bp deletation bettwe en CO I I tRNA LYS genes”, bp= base pair). Cư dân Nam Trung Hoa tức người Hán ở Hoa Nam, Đài Loan, Cư dân Đông Nam Á gồm Miến Điện, Việt, Miên, Lào, Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật tân, Brunei và Đông Timor, thổ dân Đa Đảo Polynesian, thổ dân Maya ở Trung và Nam Mỹ, Pima ở Bắc châu Mỹ có cùng Halogroup A, B, C, D (9) và Thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII /tRNALYS mà các nhà Di truyền học gọi là Đột biến châu Á Mitochondrial DNA Á Châu (Asian Mitochondrial DNA).(10) Truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc mới đầu tưởng là hoang đường huyền hoặc ngày nay đã trở thành hiện thực, một sự thật lịch sử sau khi đã được thư tịch cổ Trung Hoa, Khoa Khảo cổ học, Nhân chủng học, Khảo tiền sử và phân tích cấu trúc mã di truyền xác định. Trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại, một sự thật khách quan của lịch sử được phục hồi làm đảo lộn tất cả nhận thức từ trước tới nay về chủng tộc, nền văn minh nhân loại. Đó là luận chứng khoa học mới nhất về DNA có tính thuyết phục nhất, một lần nữa khẳng định tộc Việt và Hán tộc là 2 tộc người khác nhau và Việt tộc là một đại chủng mà địa bàn cư trú trải rộng từ châu Á sang tới châu Mỹ với nền văn minh Hòa Bình tỏa rạng khắp thế giới. Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, ánh sáng của sự thật soi rọi vào quá khứ bị che phủ hàng ngàn năm bởi kẻ thù Hán tộc bành trướng. Trong thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại sửng sốt trước cái gọi là “Nghịch lý La Hy” khi trước đây nhân loại cứ tưởng tất cả nền văn minh Tây phương là của đế quốc Hy Lạp La Mã để rồi phải xác nhận đó chính là nền văn minh của Trung Quốc. Cuối thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại lại ngỡ ngàng khi thấy sự thật lịch sử là Việt tộc là một đại chủng và “ cái gọi là nền văn minh Trung Quốc” lại chính là nền văn minh của đại chủng Bách Việt. CHÚ THÍCH 1. J. Needham: Science and civilization in China , Introduction. History of Science thought, Cambridge , England 1956. 2. Andréas Lommel: Prehistoric“ In the South there were a number of agratian cultures, of which the Thai was the most powerful, becoming of most importance to the later China …”. 3. Đại Việt Sử Lược tác gỉa khuyết danh, Bản dịch của Trần Quốc Vương, NXB Thuận Hoá 2001, tr 17. 4. Lịch Sử Việt Nam tập I. NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội 1985 tr 164 và Tài liệu 40 năm nước CHXHCNVN, NXB Sự Thật Hà Nội). Chính vì viết sử theo nghị quyết nên sử gia Đào Duy Anh trước khi chết đã phải cay đắng thốt lên “Người ta biết tôi vì lịch sử và kết án tôi cũng vì lịch sử”. 5. G Coedès : Les Peuples de la peninsula Indochinoise, Paris 1962. . Bình Nguyên Lộc “Nguồn gốc Mã lai của dân tộc ta”, NXB Bách Bộc Sài Gòn, tr 446-449. 6. Stephen Oppenheimer: Eden in the East, The Drowned Continents of Southeast Asia, Pheonix, London 1998. 7. Mitochondrial DNA provides a link between Polynesians and Indigeneous Taiwanese. Tréjaut, JA, KivisildT, Lơ JH, et al PLoS Biol. 2005 3(8) e281: “Mitochondrial DNA provides a link between Polynesians and indigeous Taiwanese”. Mitochondrial DNA (Deoxyribonucleic Acide) là thể di truyền do 4 chất căn bản sắp theo một thứ tự nhất định cho mỗi loài sinh vật bằng những chuỗi tiếp diễn cặp căn bản (sequence of base pairs). Có 2 loại DNA: DNA trong nhân và DNA trong tế bào chất ở các cơ quan sản xuất năng lượng Mitochondria. Haplotype là một nhóm thể di truyền trong một vị trí của chuỗi tiếp diễn DNA. Đột biến là (mutation) là sự thay đổi các cặp căn bản trong chuỗi tiếp diễn DNA. Những đột biến nhẹ không gây trở ngại cho sự sinh trưởng tế bàoự stái tạo cặp căn bản. Nó giúp chúng ta theo dõi sự tiến hóa của con người hay sinh vật khác. Loại đột biến này cho phép các nhà nhân chủng học xác định thủy tổ của một số dân tộc trên thế giới và sự di dân của họ trên 10 ngàn năm tiền sử. Trên lý thuyết, chúng ta mỗi người có một bản sao Mitochondrial in hệt như thủy tổ nhưng trên thực tế không phải như thế vì những sai lầm trong tái tạo của các chuỗi tiếp diễn các cặp căn bản DNA. Mỗi châu lục có một số Haplotypes riêng biệt như châu Âu (Caucasoid) là H, I, J, K, M,T, U, V, W và X. Châu Phi là L, L1, L2 và L3, châu Á và châu Mỹ có chung Haplotypes gồm A, B, C và D. 8. W.G.Solheim II: New Light on a forgotten Past, National Geographc Vol.139, No 3, 1971. Reflection on the new data of Southeast Asia prehistory: Autronesian origins and consequence.A.P.18: 146-160. 1979a: New data on late Southeast Asia prehistory and their interpretation, JHKAS 8:73-87. Wilhelm G. Solheim H. Ph. D, đăng ở tạp chí National Geographic Vol 139 n. 3 tháng 3 – 1971, dưới nhan đề “New light on Forgotten Past”. 9. American Journal of Physical Anthropology Vol. No 9999 (2007), NA: “Mitochondrial DNA diversity and population differentiation in Southern Asia” ( Hui Li, Xiaoyun Cai, Elizaberth r. Winograd, Bo Wen, Xu Cheng, Zhendong Tan, Li). . Founding Amerindian Mitochondrial DNA Lineages I ancient Maya From Xcaret, Quintana Ro o, Angelica Gonzales-Oliver, Lourdes Marqueze-Morfin, Jose c. Jimenez, and Alfonso Torres-Blanco, American Journal of Physical Anthropology, 116-230-235(2001). 10. Amerindian mitochondrial DNAs have rate Asian mutations at hight frequences, suggesting they derived from four primary maternal lineages, Schurr TG, Ballinger SW, Gan Ỳ, Hodge JA, Merriwether DA, Lawrence DN, Knowler WC, Weiss KM, Wallace DC, Am. J.Hum, Genet. 1990 Mar; 46(3):613-23). . “The 9 bp deletation betwe en COII/tRNA (LYS upper) genes have be en associated with at least two migrations: One moved south along the Asian coastline, eastward into Indonesia and out into Pacific Islands (Hertzberg et al 1989). The other migration went North into Siberia and eventually crossed the Bering land bridge into the New World , yielding the Amerindians (Schurr et al 1990”. Năm 1991, tạp chí National Geographic nổi tiếng của Hoa Kỳ đã cho ấn hành bản đồ Trung Quốc trong đó ghi rõ sự xâm lấn bành trướng của họ. Bản đồ “History of China” đã cung cấp một chứng liệu lịch sử rõ ràng là lãnh thổ Trung Quốc thời Chu rất nhỏ trên lưu vực phía Bắc sông Hoàng Hà. Trong khi chính National Geographic lại ghi rõ tộc Việt định cư ở lưu vực sông Dương Tử đã đinh cư định canh từ hơn 5 ngàn năm TDL và là cư dân trồng lúa nước đầu tiên trên thế giới “5000 B.C.Farmers along the Chang Jiang (Dương Tử) are the first to grow rice”. img149.jpg Tên vùng Thủy Phủ (Suifu) ghi rõ trong Bản đồ Bán đảo Đông Dương và Nam Trung Quốc của New International ATLAS of the World Geographical Publishing Company 1949. Theo truyền thuyết thì Bố Lạc dẫn 50 con về Thủy Phủ chính là Cảng Thành Đô, Phủ Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc bây giờ. Thời đó, tất cả vùng đất này còn ngập nước mênh mông như biển ở phương Nam nên sách sử gọi là vùng Nam Hải. Nguồn: nhatnguyen.yolasite.com [ Quay lại ] From: truc nguyen To: Aladin Nguyen Sent: Wednesday, January 18, 2012 7:10 PM Subject: Fw: NÓI VỚI XUÂN.. TẾT VIỆT LÀ.. BẤT DIỆT ! TET Là sàn phầm đô hộ cùa Tàu Tết Việt là sản phẩm đô hộ ngàn năm của bọn Tàu Một dân tộc yếu như dân tộc Việt không có cái gì là của chính chúng ta cả ----- Forwarded Message ----- From: Aladin Nguyen To: tết việt là... bất diệt ! nguyễn sơn hà nguon: www.anviettoancau.net Tháng giêng ăn tết ở nhà Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè ... "Đó là câu đã làm biết bao người Việt trước đây bực dọc thấy quá nhiều thì giờ bị tiêu phí vào việc ăn chơi hội hè, đang khi các nước văn minh giàu hơn mình gấp cả trăm lần còn làm việc trối chết, tết cũng chỉ có một hai ngày, thế mà dân mình túng rớt cục mồng tơi đòi ăn tết đứt đuôi đi một tháng. Vậy chưa cho là đủ, còn đòi thêm hai tháng nữa mới kinh khủng. Mất nước cũng đáng kiếp. Thế là từ đấy nổi lên cuộc giương cờ trống đi rước văn minh Tây phương cùng với triết lý lao động của họ đưa về cho ngự trị trong nước; hậu quả là ba tháng tết rút lại còn có ba ngày, mà nhiều khi còn bị xén bớt. Liệu rồi với đà làm việc đó chúng ta có đuổi kịp Tây Âu chăng? Để tìm câu đáp hôm nay chúng ta đem vấn đề ra cứu xét: tại sao lại có cái vụ trái khoáy như trên: nước túng mà tết lại dài với một chuỗi hội hè đình đám." (Kim-Định/PTAV) Nên nhân đọc bài "Tết hội nhập tại sao không?" của giáo sư Giáo sư Võ Xuân Tòng Viện Trưởng Đại Học An Giang tại Việt Nam, phổ biến trên mạng Đàn Chim Việt, (http://danchimviet.com/articles/1920/1/Tt-hi-nhp-ti-sao-khong/Page1.html) tôi cũng không lấy làm lạ gì cái tư tưởng với nội dung của bài viết này vì đã có người giương cờ đánh trống như cố triết gia Kim-Định đã nói ! Nhưng điều làm tôi cảm thấy có phận sự viết bài này là tư tưởng cách mạng văn hóa của tác giả lại là một vị giáo sư Viện Trưởng Đại Học của Việt Nam . Nên tôi nghĩ ai có tư tưởng này nếu không là kẻ tam vô : vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo (vô thần), thì cũng là người vong bản hoàn toàn và chắn chắn là vong thân nên dĩ nhiên là vong quốc ! Hay nói một cách nôm na là kẻ đã mất gốc, không còn biết mình là ai nên dĩ nhiên đã đánh mất cái hồn dân tộc ! Vì vậy, tôi viết bài này cho những ai đã mất hồn dân tộc vì không ý thức được ý nghĩa dân tộc tính, để mà suy gẫm đặng tìm về Cội Nguồn của mình. 1/ Nền tảng Cội Nguồn bất di bất dịch. Phải biết rằng người Việt mình không ai không biết những câu tục ngữ như : "uống nước nhớ nguồn", hay "lá rụng về cội" hoặc "có thực mới vực được Đạo",.... hay những câu ca dao như : Công Cha như núi Thái Sơn Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra Bao giờ cho sóng bỏ gành Lá rụng về cội, Đạo Hằng chẳng xao đều nói lên ý nghĩa Cội Nguồn chính là Đạo Hằng, Đạo Thường, Đạo Nhân, Đạo Trời, Đạo Việt. Nên Đạo đã được định nghĩa bởi tổ tiên là "nhất âm nhất dương chi vị Đạo", tức Đạo là một âm một dương. Đó là nguyên lý mẹ của vũ trụ Càn Khôn, là Vô cực nhi Thái cực với Lưỡng nghi là âm dương, là thiên địa, là nền tảng bất di bất dịch khắp vạn vật trong vũ trụ, mà con người vừa là biểu tượng và là cứu cánh. Nói cách khác, bản gốc con người theo Việt Nho là cái đức của thiên của địa như câu định nghĩa "Nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí "(Lễ Vận): "người là cái đức (cái hoạt lực) của thiên địa, là giao điểm của âm dương, nơi quỷ thần tụ hội, là cái khí tinh tế của ngũ hành". Hay còn nói "người chính là cái tâm của thiên địa": "Nhân giả kỳ thiên địa chi tâm dã". Đó là ý nghĩa muôn vật đều bắt rễ nguồn nơi mình "vạn vật giai bị ư ngã" (Mạnh Tử), nên nhờ cái quan niệm độc đáo đó mà con người nắm được quyền làm chủ bắt thiên địa vạn vật đều tuân theo tiết nhịp của cái Tâm mình, cho nên cái đập của tâm mình mới gọi được là "thiên địa chi tâm" hay "vũ trụ chi tâm". Vũ trụ như vậy gọi là "vũ trụ cơ thể" là một vũ trụ quan động, vì có tiết điệu "nhất động nhất tĩnh" như một trái tim bóp nở. Do đó Lục Tượng Sơn là một Việt Nho mới nói : "Ngô tâm tiện thị vũ trụ" tức "tâm tôi là vũ trụ" hay "vũ trụ là tâm tôi". Xin đừng coi đó là một câu văn chương sáo ngữ, nói lên để tự quan trọng hóa mình ; nhưng cần phải hiểu những hệ quả của nó, tức là với quan niệm hay nhất này, con người coi mình lớn vật nhỏ, nên mình mới chứa nổi chúng. Do đó, nếu con người đã lớn hơn sự vật thì con người cần sai xử sự vật, bắt sự vật phụng sự mình, nên nếu mình bị vật sai xử thì mình là tiểu nhân như Tuân Tử đã nói : "Đại nhân xử vật, tiểu nhân xử sự vật". Vì vậy mà con người được quan niệm ngang hàng với thiên địa, là một tài trong tam tài, đo đó mà tự cổ chí kim mãi tận đến ngày nay, người mình vẫn nói câu: "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Đây là một nhân sinh quan cao cả nhất và là độc nhất vô nhị trên cõi đời này mà tổ tiên của Việt tộc đã cảm nghiệm và thể nghiệm bằng kinh nghiệm sống Đạo làm người, cách đây ít nữa cũng trên bốn ngàn năm để đừng nói là từ thời Hòa Bình, nghĩa là cách nay cũng mười ngàn năm. 2/ Con người sống Thực Tế "Có thực mới vực được Đạo" là câu tục ngữ mà ai cũng biết, và hầu hết ai cũng chỉ có hiểu với nghĩa thực tế (nghĩa đen) của cái câu này là phải lo ăn, lo kiếm sống cái đã, rồi mới có sức tới cửa chùa, cửa nhà thờ, để tụng kinh gỏ mõ, để cầu xin vái lạy, hay hiểu cách thực tế với nghĩa là phải có sức khỏe đã thì mới có thể làm được mọi việc, là điều tự nhiên, dĩ nhiên và đương nhiên ! Do đó cứ cầu xin cho khỏe mạnh để cày kiếm tiền, rồi làm ngày chưa đủ lủ khủ làm đêm, để kiếm thêm để dành rồi tự nhủ để ru ngủ lương tâm mình bằng lý luận lỡ may có chuyện gì... nhưng vẫn chưa mãn nguyện, vì là lòng tham vô đáy, nên cứ phải tìm thêm hoài, tích lũy mãi mãi, rốt cuộc rồi không khi nào đủ ! Vì con người hiện đại đã vong bản nên lấy cứu cánh thành nhân (bên trong) làm đối tượng thành công (bên ngoài), do đó không thể làm no lòng khát cái vô biên của con người được. Chính vì vậy không bao giờ đạt được quả dục vì không chịu hiểu cái câu nói trong Đạo Đức Kinh : "Tri túc tiện thị túc, tri nhàn tiện thị nhàn", tức "biết đủ tức có đủ, biết nhàn tức có nhàn". Nên đâu có mấy ai sống "tri túc" hay cũng như hiểu thật sự nghĩa của ba chữ "vực được Đạo" hoặc chữ Đạo không thôi nghĩa là gì ? Hay đạo nào ? Đạo Phật, đạo Nho (Khổng), đạo Lão, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi,... hay Đạo ông bà ?? Phần đông người mình chỉ hiểu Đạo theo nghĩa luân lý đạo đức (vì được dạy như vậy mà không chịu tìm hiểu tại sao), có nghĩa là con đường dẫn lối để đi tới cõi Phật, tức là vào Niết Bàn, hoặc lên Thiên Đàng. Nhưng nếu chỉ hiểu nghĩa đạo là đường, là tôn giáo (còn gọi ẩu là đạo) thì đó mới là nghĩa "phương tiện" như là xe đạp, xe hơi, xe lửa, máy bay,... tùy sở thích chọn lựa để dùng mà đi tới Niết Bàn hay Thiên Đàng, thì không phải nghĩa của chữ ĐẠO viết hoa là nghĩa Cội Nguồn ! Vì vậy, thử hỏi có mấy ai thắc mắc nguồn gốc của hai chữ "thực tế" với nghĩa nguyên thủy, nên hầu hết đã mất gốc vì nói thuộc lòng tiếng việt mà không hiểu đúng theo nghĩa Đạo !! Vì chữ Nho bộ "thực" ngoài nghĩa ăn còn có nghĩa nhận lấy, thâu vào. Nhưng nhận lấy, thâu (thu) vào cái gì, nếu không phải là ân (ơn) đức, ân (ơn) lộc từ Trời, để mà sống ? Đó là cái nghĩa "tinh thần" mà con người tiểu ngã cần phải có để sống "vực" nghĩa là sống vượt lên tới siêu Việt với chiều kích vô biên của Đạo, thì mới là Đại Ngã, mới là Tâm Linh, tức là Tâm của vũ trụ vậy. Tương tự trong Phúc âm Chúa nói : "Có lời chép rằng, người ta không chỉ sống bằng bánh, nhưng là bằng tất cả những lời bởi miệng Chúa nói ra." (Matt. 4, 4), nên phải hiểu "thực" với nghĩa minh triết là nghĩa Đạo. Cho nên ngôn ngữ Việt mình mới có tiếng "ăn lộc" hay "lộc bổng" là do đó. Còn chữ "tế" chữ Nho viết với bộ "kỳ" (=thần đất) có nghĩa là "tế tự kính" để "tế lễ", "tế giao" với trời với đất, nghĩa là tự kính, tự trọng, tự chủ vì con người là cái linh lực, cái đức Nhân của Đạo Trời, nên việc tế tự qua lễ Đạo là để làm cho lớn cái đức Nhân mà đem lòng thương yêu hết mọi người. Đó là cái đích tối cao của Lễ như câu: "Giáo dân tương ái, thượng hạ dụng tình, lễ chi chí dã" (Kinh Lễ 21.3). Nói cách khác Lễ để làm cho dân biết hỗ tương yêu quý nhau, trên dưới dụng tình hơn lý, thì đó mới là Lễ. Đó là một nhân sinh quan tác hành, bằng hành động vì vậy mà phong tục Việt tộc mình mới đặt nặng việc thực tế bằng Lễ Tế Giao, và áp dụng vào đời sống hằng ngày là "tiên học lễ, hậu học văn", vì "lễ" như vừa nói trên không là nghĩa lễ độ, lễ phép, lễ nghi, lễ tắc,... như ai cũng hiểu với nghĩa đen bề ngoài, mà chính là Lễ Nghĩa bằng Lễ Tế, Lễ Đạo từ bên trong tỏ ra thì mới là Lễ Lạc. Vì "Lễ" chính là cốt rễ từ Tâm thể hiện ra ngoài mới thật là nghĩa "Lễ", nghĩa là cung cách phải từ vô vi thể hiện ra hữu vi. Nên cung kính phải từ trong Tâm tỏ lộ ra ngoài, chớ không chỉ chú trọng màu mè, hình tướng bề ngoài thì cái đó mới có Nghĩa, có Tình, mới có giá trị. Vì vậy mà mọi lễ tục đều rất thực tế vì tế tự xong rồi là xực (thực) bằng tác động ăn chơi, để ăn mừng cái lộc trời đất ban cho, thì còn gì thực tế cho bằng ?! Do đó tiền nhân mới nói "giao lạc hồ thiên, giao thực hồ địa" có nghĩa "thông giao được với Trời là an vui và ăn uống là giao kết được với Đất". Như vậy mới là Thực Tế tức là sống Hòa hợp với trời đất bằng chiều kích vô biên thì khi đó ta mới thực hiện hữu, mới thật là người, nếu không ta chỉ là ngợm ! Do đó "có thực mới vực được Đạo" chính là sống thực tế Đạo làm Người vậy ! 3/ Triết lý ăn chơi Với nhân sinh quan "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" bằng cách sống Hòa thực tế với "thời tiết" theo trời và "mỹ lợi" theo đất, tức là sống bao Dung sao cho mình Chí Trung để Thành Tâm cho tha nhân và vạn vật lẫn vũ trụ được sắp đặt đúng chỗ (vị yên) để tất cả được nuôi dưỡng (dục yên) phát triển tốt đẹp trong bầu khí thái Hòa. Nên ăn chơi không những là một lối sống thực tế biểu lộ niềm vui Hòa hợp hơn hết mà còn là một triết lý nhân sinh tuyệt diệu ! Vì cuộc đời này không phải là "bể dâu" với "bể khổ" hay là "phù du" (theo nghĩa trôi nổi, không thực tế, viễn vông) như có nhiều người tưởng. Nói thế là vì mình chưa hiểu nghĩa "thực tế" nên chưa biết "ăn chơi"; nhưng trái lại phải nói đời này mà Trời ban cho mình là một cuộc ăn chơi mệt nghỉ không ngừng. Nên chỉ có Tổ tiên Việt tộc mới thật biết "ăn chơi" không ai bằng vì không những đã sống rất "thực tế" mà còn đã quả quyết một cách không thể tưởng ! Cho đến nay cũng không có mấy ai tưởng được, vì quả là ngoài sức tưởng tượng của lý trí con người thời đại bị giới hạn bởi khoa học kỹ thuật. Vậy mà tổ tiên ta không những đã tưởng cách siêu việt mà còn hình tượng lại thật xúc tích thật hay để truyền lại cho con cháu qua những câu ca dao như : Chơi cho bể hẹp bằng ao Chơi cho trái núi lọt vào trôn kim Chơi cho bong bóng thì chìm Hòn đá thì nổi, gỗ lim lập lờ Nếu nói theo khoa học vật lý kiểm chứng ngày nay, thì làm sao ai có thể tưởng để mà tin mấy câu ca dao vớ vẩn này, phải không? Làm sao mà nghe được với sự ví von như : "bong bóng thì chìm", "hòn đá thì nổi", chứ đừng nói chi là "bể hẹp bằng ao" hay "trái núi lọt vào trôn kim" ?!! Thật đúng là tào lao phi lý, phải không ? Như vậy chẳng lẽ tổ tiên vì chưa biết khoa vật lý học nên đã nói tầm bậy và tôi lại còn ngu hơn nữa là lại đem ra dẫn chứng ở đây ?!! Nhưng đừng có vội phán đoán kẻ khác khi mình còn vô minh vì : "Khi trình độ chưa minh, chưa đủ để phán đoán có khi sái quấy, mà lỡ nghĩ điều sái quấy cho người, phải mang ý nghiệp. Ý nghiệp thể hiện qua lời nói trở thành khẩu nghiệp. Ý nghiệp thể hiện qua hành động trở thành thân nghiệp. Nếu cái nghiệp này tràn lan gây một tầm ảnh hưởng lớn rộng, kéo theo nhiều sai lầm khác, thì nghiệp càng dày càng sâu, quả báo càng lớn, rồi phải chịu tác động bởi luật Trời, bởi luật nhân quả để dạy phần hồn học hỏi tiến hóa mà thôi !"(TĐGCL) Nên muốn "chơi cho" được như vậy thì phải dám chơi, phải chịu chơi và nhất là phải BIẾT "chơi cho thấu đến trung thiên", nghĩa là thấu đến trung tâm của trời, tức là Tận Kỳ Tính nơi con người với Chí Trung Hòa, là chí cùng chí cực, chí sao cho tới cái Tâm của vũ trụ (vũ trụ chi tâm) là vô cực, vô biên hay nói cách khác cũng là Tâm của mình (ngô tâm tiện thị vũ trụ). Đó là tâm linh quan hướng tới vô biên, có như vậy thì "chơi cho" mới đúng là Thực Tế : Chơi cho cây chuối có ngành Cây sung có nụ cây hành có hoa Chơi cho sấm động mưa sa Chơi cho gương vỡ làm ba lại liền Nên sự ví von có vẻ nghịch với khoa học vật lý, theo lý luận trí óc bằng nhục ảnh của con người, thì đó lại là lẽ Đạo. Có nghĩa là muốn sống thực tế cái Đạo làm người là phải sống với nền tảng vững chắc như kiềng ba chân bằng quan niệm vũ trụ quan động theo tiết điệu uyên nguyên là "tham thiên lưỡng địa", tức là 3 trời 2 đất, nghĩa là 3 tình 2 lý, 3 tâm 2 vật,... hay còn nói cách khác là âm trước dương sau, vợ trước chồng sau, nhà trước nước sau, tình trước lý sau,... do đó mà tiền nhân Nguyễn Du mới nói là "chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" ! Đó là nguồn gốc của tiếng nói "vài ba" hay hai ba mà tổ tiên cũng đã diễn tả và ẩn giấu trong câu ca dao qua hình ảnh con cò : Cái cò chết tối hôm qua Có hai hạt gạo với ba đồng tiền Vì vậy muốn sống thực tế thì phải tác động theo luật trời, còn gọi là sống "thuận thiên", đó là nhân sinh quan tác hành, cho nên ca dao mới có câu : Ăn chơi cho thỏa thòa thoa Có năm bức áo xé tà cả năm "Năm bức áo" đó có nghĩa là phải biết sống bằng ngũ sự (mạo, ngôn, thị, thính, tư), và "xé tà" tức là hành động đúng theo vận hành âm dương qua luật tương giao sinh khắc của ngũ hành (kim mộc, thủy hỏa, thổ) theo thời tiết là ngũ kỷ (tuế, nguyệt, nhật, tinh, số) để được ngũ phúc (thọ, phú, khang ninh, hiếu đức, chung mệnh), thì đó là cứu cánh của con người với hạnh phúc tròn đầy viên mãn ! Tóm lại phải có ba yếu tố như đã diễn giải trong khuôn khổ giới hạn của bài này là: 1/ Vũ trụ quan động 2/ Nhân sinh quan tác hành 3/ Tâm linh quan hướng tới vô biên mà con người cần phải hội đủ để sống ý thức thì mình mới hiện hữu thực, mới sống thật là người. Vì vậy Tết Việt là một Lễ Tế Giao của con người để sống thực tế cái Nhân Tính đúng với tiết nhịp theo thời kỳ bởi quy luật tất yếu bất di bất dịch của trời đất, để con người mới đạt được sự viên mãn tròn đầy, nghĩa là thỏa mãn cái khát vọng vô biên. Đó là sự trở về Cội Nguồn để thành Nhất Thể với Càn Khôn là Cha Mẹ Trời, là Thiên Chúa, là Ngọc Hoàng Thượng Đế vậy ! Do đó mà Tết Việt là Tinh Thần bất diệt nên không thể thay thế hay bãi bỏ được với bất cứ lý do nào ! Viết xong ngày 17 tháng 01 năm 2010. (tức mùng 3 tháng chạp năm Kỷ Sửu) P.S.: (Về ý nghĩa Tết, bạn có thể đọc thêm trích đoạn dưới đây từ tác phẩm "Phong Thái An-Vi của triết gia Kim-Định) TẾT LÀ GÌ ? "Muốn hiểu được tầm quan trọng của Tết cần nhớ lại với Việt Nho thì siêu hình là thời gian và tình cảm. Cả hai đều vô hình nhưng lại có thực; đó chính là chất liệu làm nên con người, tràn ngập toàn thể con người dưới tên bao quát là tình, tâm tình. Đó là then chốt của con người, con người cần phải "tùy thời". Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai", vì tùy thời cũng chính là sống theo tình theo tính, tức là đạo. Đó là những việc không thể bỏ dù một giây. Nhưng có những lúc cần trọng thể hóa: như những thời điểm khởi đầu mùa, đầu năm Nho gọi là tiết, ta đọc là Tết. Đó là ngành ngọn của chữ thời. Còn ngành tình thì ta thấy Nữ thần mộc săn sóc cho mối tình nảy nở qua thể chế gia đình: rồi nhiều gia đình làm nên làng xã. Hàng ngày sống tình gia đình, nhưng lâu lâu vào những khởi điểm cũng cần sống theo chiều kích toàn thể của mình, cái sống của công thể. Sống đầy đủ nhất tự ăn uống, chơi đùa, cho tới ca hát, tế tự. Đấy là lý do thâm sâu của các cuộc hội hè đình đám kéo dài : đó là sự tác động của một nền siêu hình trung thực hơn hết, đáng được coi là khôn sáng thông giỏi hơn cả. Vua Hùng Vương chỉ truyền ngôi cho công tử Lang Liêu vì đã biết trình bầy việc ăn uống ngày tết như hình trời đất, và dân chúng đã thấu hiểu triết lý đó nên kêu là vua Tiết Liệu: tiếng này vừa có nghĩa món ăn ngày tết, mà cũng hàm ý biết lo liệu đúng tiết điệu của đất, trời, người. Như thế, Tết hay hội hè đình đám chính là những phút linh thiêng mà con người dùng để sống hòa điệu với nhịp vũ trụ của hóa công được quan niệm như trẻ thơ ca múa "hóa nhi đa hí lộng", để cho đúng câu "thiên nhân tương dữ" trời người cùng tham dự. Tham dự chi ? Thưa cụ thể là tham dự cùng một tiết nhịp. Vì thế Tết cũng kêu là tiết : có bao nhiêu Tết là có bấy nhiêu tiết. Mỗi Tết trở nên cơ hội cho con người sống đời sống của Đại Ngã Tâm Linh, sống hòa mình vào nhịp vũ trụ, để con người sống những giây phút an hành vượt hẳn ra ngoài vòng danh lợi của hai đợt cưỡng hành lợi hành. Chỉ ở đợt an hành con người mới dễ sống thanh thản trong bầu khí bao la của trời cùng đất. Đây là lý do sâu thẳm tại sao Tết với những hội hè kèm theo được coi là thiết yếu cho con người để phát triển những khả thể vô biên của mình, là cái giúp con người khỏi thiên lệch sang trời hay đất, tức làm n

No comments:

Post a Comment