Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-01-18
Ngày 19 tháng 1 năm nay đánh dấu 38 năm quần đảo Hoàng Sa bị
Trung Quốc chiếm giữ. RFA phỏng vấn ông Nguyễn Văn Mười, người lính VNCH
đã giữ Trường Sa tới ngày cuối cùng.
Source UNCLOS
Bản đồ Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Bản đồ Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Mặc dù yếu thế và trong tình hình dầu sôi lửa bỏng của cuộc
chiến với Miền Bắc, Việt Nam Cộng Hòa đã làm hết sức mình để bảo vệ phần còn lại
của đất nước là quần đảo Trường Sa đang có nguy cơ bị kẻ thù dòm ngó tiếp.
Trước tiên ông Nguyễn Văn Mười cho biết về quãng thời gian
ông phục vụ trong quân đội VNCH như sau:
Ô. Nguyễn Văn Mười:
Tôi là Nguyễn Văn Mười, tự Nguyễn Hùng,
sinh năm 1950. Đầu năm 1968 tôi tham gia vào Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến và
sau khi học ra trường tôi được chuyển về Tiểu Đoàn 5 TQLC. Cho đến năm 1970 tôi
thuyên chuyển về Tiểu Khu Phước Tuy vì lý do gia cảnh.
Tôi đã tham gia nhiều cuộc hành quân với Úc Đại Lợi. Cho đến
năm 1971, cuối năm 1971 thì lực lượng Hoàng Gia Úc đã rút khỏi Việt Nam, trở về
nước. Lúc đó Quân Lực VNCH, Tiều Khu Phước Tuy chúng tôi đương đầu với cộng sản
cho đến ngày 1 tháng Giêng năm 1973 thì ký Hiệp Định Paris.
Quân số của đảo thì bộ chỉ huy nhẹ của của chúng tôi là 39
người, còn tất cả 3 đảo Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa thì mỗi đảo chỉ có 20
quân thôi, tức một trung đội.
Cho đến đầu năm 1975 thì tôi được lệnh thuyên chuyển ra hải
đảo Sinh Tồn thuộc Quần đảo Trường Sa. Khi tôi ra ngoài đảo Sinh Tồn, nó có tất
cả là 3 đảo là Sinh Tồn, Nam Yết và Sơn Ca. Nam Yết là bộ chỉ huy chính, Song Tử
Tây là bộ chỉ huy nhẹ. Cuộc sống ở đó thì chúng tôi được chính phủ cấp lương thực
hoàn toàn,
ông Nguyễn Văn Mười
chỉ có khó khăn về vấn đề nước, nhưng mà tàu hải quân VNCH đã cung cấp
nước đầy đủ.
Quân số của đảo thì bộ chỉ huy nhẹ của của chúng tôi là 39
người, còn tất cả 3 đảo Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa thì mỗi đảo chỉ có 20
quân thôi, tức một trung đội.
Bối cảnh trận chiến
Mặc Lâm: Ông
có thể cho biết hoàn cảnh lúc đó ra sao khi mà đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc
chiếm vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 và đơn vị của ông được điều động ra Trường
Sa theo lệnh của ai vì theo chúng tôi biết thì trước đó quân đội không trú đóng
trên đảo này mà chỉ có mặt tại Hoàng Sa mà thôi?
Ô. Nguyễn Văn Mười:
Dạ thưa, khi mà Trung Quốc đã chiếm quần
đảo Hoàng Sa năm 1974 thì lúc bấy giờ Việt Nam Cộng Hòa đã cử một phái đoàn của
Bộ Nội Vụ ra để khảo sát Quần đảo Trường Sa, thì lúc đó một cán bộ của Bộ Nội Vụ
là ông Tôn Thất Tùng của Trường Quốc Gia Hành Chánh ra với nhiệm vụ là khảo sát
Quần đảo Trường Sa.
Khi khảo sát Quần đảo Trường Sa rồi thì về báo cáo với Tổng
Thống, thì Tổng Thống giao cho Bộ Tổng Tham Mưu điều động Tiểu Đoàn 2 TQLC đi
ra để củng cố phòng thủ chiến đấu bảo vệ Quần đảo Trường Sa. Khi bố trí phòng
thủ xong trong vòng đó thì giao lại cho Tiểu Khu Phước Tuy quản lý.
Mặc Lâm: Thưa,
ông có thể cho biết là cơ hội nào ông gặp và biết câu chuyện của ông Tôn Thất
Tùng và ông có thể kể lại cho thính giả RFA nghe được hay không ạ?
Ô. Nguyễn Văn Mười:
Dạ thưa anh, năm 1986 tôi ra trại tù của
A20 ở Xuân Phước (Tuy Hòa) thì tôi gặp ông Tôn Thất Tùng là Phó Tỉnh Trưởng của
VNCH. Khi đó thì hai anh em tôi mới trao đổi với nhau vấn đề Quần đảo Trường Sa
vào năm 1988 vào khi Trung Quốc đánh Quần đảo Trường Sa bắn giết bộ đội Việt
Nam.
Tôi với anh Tôn Thất Tùng có bức xúc và hai anh em có ngồi
tâm sự, thì anh Tùng có nói rằng năm 1974 khi Trung Quốc chiếm Quần đảo Hoàng
Sa thì chính anh là người ra khảo sát Quần đảo Trường Sa. Khi khảo sát xong thì
Tổng Thống Thiệu quyết định trấn giữ Quần đảo Trường Sa.
Quần đảo Trường Sa có 5 đảo : Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường
Sa, Song Tử Tây. Nam Yết là bộ chỉ huy chính mà Song Tử Tây là bộ chỉ huy phụ.
Bộ Tổng Tham Mưu giao lại cho Quân Đoàn III, rồi Quân Đoàn III giao lại cho Tiều
Khu Phước Tuy để quản lý phạm vi của Quần đảo Trường Sa. Tiểu khu Phước Tuy
giao cho Tiểu Đoàn 371 là tiểu đoàn cơ động của tỉnh để quản lý Quần đảo Trường
Sa, cứ 3 tháng thì có một đại đội ra thay để mà trấn giữ Quần đảo Trường Sa.
Nhưng đầu năm 1975, đến ngày 27 tháng 4 thì khi cộng sản chiếm
Đà Nẵng, rồi Nha Trang thì họ đã chiếm mất hai đảo Sơn ca và Song Tử Tây, còn lại
3 đảo thì chúng tôi cương quyết tử thủ.
Mặc Lâm: Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến
thì đơn vị của ông có xảy ra cuộc đụng độ nào với quân đội Miền Bắc hay không
và họ tiếp quản các đảo như thế nào?
Ô. Nguyễn Văn Mười:
Đến tháng 3 thì cộng sản đã chiếm đảo
Song Tử Tây, và tháng 4 thì cộng sản đã chiếm đảo Sơn Ca, còn lại 3 đảo thì cộng
sản đã đưa tàu chuẩn bị chiếm tiếp 3 hòn đảo nữa. Trong lúc đó thì có chiếc
WEF-17 và chiếc BSON-14 yểm trợ cho 3 đảo này vì Nam Yết và Sinh Tồn thì liền
nhau, còn Trường Sa thì nằm ở mé trên đó anh, nên do đó mà cộng sản không thể
chiếm được.
Khi mà Song Tử Tây bị mất thì chúng tôi đã rút kinh nghiệm rồi,
sẵn sàng để mà tử thủ: tử thủ hải đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa. Nhưng mà đến
ngày 17 tây thì được lệnh của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển, thì lúc đó chiếc
WEF-17 vô hốt quân, chiếc BSON-14 yểm trợ để cho hốt quân.
Thời điểm đó khu vực Quần đảo Trường Sa có dạng như một “ngã tư quốc tế”, coi như là giao lộ thông thương của Châu Á – Thái Bình Dương, nên đó là một giao điểm quan trọng nhứt.
Ô. Nguyễn Văn Mười
Đến ngày 19 thì đã hoàn tất. Khi chạy về tới bờ biển Vũng
Tàu là đúng ngày 30 tây, sáng 8 giờ ngày 30 tây thì 10 giờ Tổng Thống Dương Văn
Minh tuyên bố đầu hàng đó anh.
Mặc Lâm: Trong
suốt thời gian đồn trú trên đảo Trường Sa có bao giờ ông thấy sự xuất hiện của
tàu Trung Quốc hay của các nước khác tới gần đảo hay không, thưa ông?
Ô. Nguyễn Văn Mười:
Thời điểm đó không có một chiếc tàu nào
gọi là quân sự mà đi trong vùng biển của Quần đảo Trường Sa, chỉ có tàu buôn, bởi
vì khu vực Quần đảo Trường Sa có dạng như một “ngã tư quốc tế”, coi như là giao
lộ thông thương của Châu Á – Thái Bình Dương, nên đó là một giao điểm quan trọng
nhứt.
Mặc Lâm: Còn
Đài Loan thì sao? Họ đóng quân ở đảo Ba Bình trước đó rất lâu khi Việt Nam có mặt
tại những hòn đảo kế bên thì thái độ của họ ra sao, thưa ông?
Ô. Nguyễn Văn Mười:
Đài Loan có một đảo là đảo bây giờ họ
đang giữ mà ngày xưa ta gọi là Thái Bình nhưng họ gọi là đảo Ba Bình. Nó là đảo
lớn nhứt của Quần đảo Trường Sa. Khi chúng tôi đóng quân ở đó, Philippines thì ở
đảo Song Tử Đông gần Song Tử Tây, thì hai bên thường xuyên chạy qua trao đổi với
nhau rất là tình cảm.
Còn đảo Thái Bình do Đài Loan chiếm giữ, khi mà tàu hải quân
của VNCH chạy ngang gần bờ của đảo Thái Bình thì đảo Thái Bình báo động và cho
trực thăng và tàu chiến ra, nhưng khi ra thấy cờ của VNCH thì họ kéo trở vô đảo
chớ không đưa tàu chiến ra nữa. Đài Loan chưa bao giờ có một tư thế để lấn chiếm
Quần đảo Trường Sa.
Mặc Lâm: Xin
ông cho biết từ Vũng Tàu ra Trường Sa thì hải trình gần như gấp đôi từ Nha
Trang ra, tại sao Bộ Tổng Tham Mưu lúc đó không giao sự quản lý Trường Sa cho
Quân Đoàn II mà lại giao cho Quân Đoàn III?
Ô. Nguyễn Văn Mười:
Bộ Tổng Tham Mưu giao cho Quân Đoàn III
bởi vì Quân Đoàn III quản lý thực tế còn thực chất là do Hải Quân quản lý ở biển, bởi vì Hải Quân VNCH ở Bộ Tư
Lệnh Hải Quân rất đông, họ di chuyển dễ dàng hơn ở Nha Trang, còn tàu chiến lớn
đậu ở Sài Gòn.
Nha Trang thuộc Vùng 2 Duyên Hải không có tàu lớn mà chỉ có
loại tuần duyên không à, do đó giao lại cho Quân Đoàn III để mà chuyên chở quân
đội đi cho dễ dàng dó anh.
Mặc
Lâm: Một lần nữa
xin cảm ơn ông!
A20 NGUYỄN VĂN MƯỜI ĐÃ ĐÀO THOÁT KHỎI NHÀ TÙ LỚN VIỆT NAM
Kính thưa quý vị, chúng tôi được
tin A20 Nguyễn Văn Mười, một cựu Thủy Quân Lục Chiến, một cựu lính
trấn đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa cho đến ngày miền nam gãy
súng, đã trải qua hơn 21 năm trong lao tù cộng sản, vừa đào thoát khỏi
nhà tù lớn Việt nam, đến tìm tự do tại Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại
Thái Lan. Từ San Jose, phóng viên Kim Anh của Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam
Hành Động Cứu Nước đã liên lạc được với A20 Nguyễn Văn Mười và thực
hiện cuộc phỏng vấn sau đây:
Phóng Viên PTPNVNHĐN: Chào anh Mười, Thưa anh
tôi là Phóng viên Kim Anh, của Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu
Nước từ San Jose, xin chúc mừng anh đã đào thoát khỏi nhà tù lớn Việt
nam. Thưa anh xin anh giới thiệu với độc giả của PTPNVNHĐCN sơ lược về
nhân thân, về những hoạt động của anh rồi những năm tháng lao tù và hành
trình đi tìm tự do của anh được không, thưa anh?
A20 Nguyễn Văn Mười: Dạ thưa chị, tôi là Nguyễn Văn
Mười, những người bạn tù thường gọi tôi là Mười Rụng, bởi khi bị bắt,
trong thời gian điều tra, cùng với nhiều nhục hình khác, công an điều
tra của CS đã đánh tôi một báng súng AK vào miệng, lấy đi của tôi 3
chiếc răng cửa.
Phóng Viên PTPNVNHĐN: Dạ thưa thưa anh, xin anh cho độc giả biết qua về những đơn vị quân đội mà anh đã từng phục vụ trong QLVNCH trước năm 1975 ?
A20 Nguyễn Văn Mười: Dạ thưa chị, tôi nhập ngũ vào
năm 1968, tùng sự tại tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến, KBC 3357, đơn vị
đóng quân tại Suối Lồ Ồ, đến năm 1970, vì lý do gia cảnh, tôi thuyên
chuyển về Liên Đội 347, tiểu khu Phước Tuy, trong một đơn vị Địa Phương
Quân, đến đầu năm 1975 tôi cùng đơn vị ra trấn đảo Sinh Tồn thuộc quần
đảo Trường Sa và được lệnh tử thủ sau khi QK1 bị cộng sản cưỡng chiếm
cho đến ngày 27 tháng 4 thì được lệnh từ Bộ tư Lệnh Hải Quân là phải di
tản chiến thuật về đất liền, bởi lúc đó chỉ còn lại 3 đảo Nam Yết, Sinh
Tồn và Trường Sa, còn các đảo Song Tử Tây và Sơn Ca đều đã bị cộng sản
chiếm đóng.
Phóng Viên PTPNVNHĐN: Dạ, thưa anh, vậy sau 30 tháng Tư năm 1975, nguyên do nào khiến anh phải bị bị kết án đến 20 năm tù?
A20 Nguyễn Văn Mười: Dạ, thưa chị sau ngày 30 tháng
Tư năm 1975, nhận thấy cái gọi là “chính quyền cách mạng” đã trả thù hết
sức tàn bạo với quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là với các
sỹ quan, hạ sỹ quan và gia đình của họ, nên tôi đã vô rừng cùng một số
chiến hữu thành lập lực lượng Dân Quân Phục Quốc tiếp tục kháng cộng,
cho đến ngày 24 tháng 4 năm 1976 chúng tôi bị bắt, tôi bị tập trung cải
tạo 4 năm 9 tháng tại trại Z30A Xuân Lộc Đồng Nai. Đến ngày 01 tháng 01
năm 1981, tôi mới được phóng thích. Rồi đến tháng 11 cùng năm đó, thấy
đồng bào Việt nam trong cả nước đang rên siết dưới chính sách cai trị
quá bạo tàn của chế độ cộng sản, chúng tôi lại thành lập Mặt Trận Cách
Mạng Dân Tộc Thống Nhất, để tiếp tục chống cộng, với chức vụ là Phó chủ
tịch Mặt trận tại Đặc Khu Vũng Tàu Côn Đảo. Vào năm 1982 Mặt Trận của
chúng tôi lại bị cộng sản cài cắm vào tổ chức, bị khám phá và nhiều
thành viên của chúng tôi lại bị bắt và Ông chủ tịch Mặt Trận Nguyễn Văn
Lộc đã tự sát trong trại giam, nên tôi được đề bạt lên làm chủ tịch Mặt
Trận. Vào ngày 09 tháng 7 năm 1984 toàn bộ tổ chức của chúng tôi bị bại
lộ, tất cả chúng tôi bị bắt giam, với tội danh “Hoạt Động Nhằm Lật Đổ
Chính Quyền”. Chúng tôi bị đưa ra tòa vào ngày 18 tháng 3 năm 1985, tôi
bị kết án 20 năm tù và bị đưa về giam tại trại Z30D Hàm Tân, đến năm
1986 tôi được đưa ra trại Trừng Giới A20 Xuân Phước, Đồng Xuân, Phú
Khánh. Đến tháng 3 năm 1989 tôi cùng một số chiến hữu bị đưa về Trại
Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai. Nhờ sự can thiệp của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, tôi
đã được phóng thích vào ngày 09 tháng 4 năm 2000, với án phạt bổ sung
là quản chế vô thời hạn, cho nên dẫu ra khỏi nhà tù nhỏ đã 10 năm rồi,
nhưng tôi vẫn bị theo dõi gắt gao, bị tước hết mọi quyền tự do căn bản
của một con người, vì vậy mà ngoài các loại giấy triệu tập, giấy chứng
nhận chấp hành xong án phạt tù, tôi không có bất cứ một loại giấy tờ tùy
thân nào cả.
Phóng Viên PTPNVNHĐN: Thưa anh Mười, anh đã được
phóng thích hơn 10 năm nay, vậy lý do nào khiến đến năm nay anh mới đào
thoát đi tìm tự do, và xin anh cho độc giả biết sơ lược về hành trình
đi tìm tự do của anh được không thưa anh?
A20 Nguyễn Văn Mười: Vâng thưa chị, như tôi đã vừa
bày là mặc dù tôi đã được phóng thích, nhờ sự can thiệp của Tổ Chức Ân
Xá Quốc Tế từ năm 2000, nhưng tôi lại chịu án phạt bổ sung là quản chế
tại gia vô thời hạn. Tuy nhiên đó cũng không phải là lý do chính ngăn
bước chân tôi đi tìm tự do, mà lý do chính là tôi muốn ở lại quê nhà để
tiếp tục chống cộng. Dù bị theo dõi gắt gao, nhưng tôi cũng tiếp tục
được ước nguyện của mình là tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ cho quê
hương. Từ khi ra tù vào năm 2000 đến nay, tôi lại làm cố vấn cho một số
tổ chức của những người Việt Yêu Nước trong việc phát tán truyền đơn,
kêu gọi đồng bào Việt nam đứng lên phản đối chính quyền Trung Cộng cưỡng
chiếm các quần đảo Hoàng-Trường Sa, bắn giết, cướp bóc tài sản và sinh
mạng của ngư phủ Việt nam, cũng như phản đối nhà đương cục CSVN nhượng
bán đất đai của tổ quốc cho Tàu Cộng như Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm và
Ải Nam Quan… Thưa chị, từ khi có sự tranh chấp lãnh hải giữa hai nước
Việt-Trung, do biết rằng tôi từng là một người lính trấn đảo, cơ quan an
ninh của tỉnh Đồng Nai đã thường xuyên triệu tập tôi lên cảnh báo rằng
“Các anh không được lên tiếng, việc tranh chấp biển đảo đã có đảng và
nhà nước lo”. Tuy vậy, tôi vẫn âm thầm tư vấn cho nhiều tổ chức dân chủ
thực hiện thành công rất ngoạn mục nhiều cuộc phát tán truyền đơn trên
nhiều tỉnh thành trong cả nước suốt mấy năm qua. Cuối cùng tôi buộc lòng
phải ra đi là do chiến dịch rãi truyền đơn vào 28 tháng 4 vừa qua bị
bại lộ, một số anh em tham gia trong chiến dịch đã bị bắt, và có dấu
hiệu cơ quan an ninh đã phát hiện ra tôi là đầu não của chiến dịch.
Phóng Viên PTPNVNHĐN: Vâng thưa anh Mười, còn hành trình đi tìm tự do của anh như thế nào ạ?
A20 Nguyễn Văn Mười: Dạ, thưa chị khi thấy có dấu
hiệu nguy cấp, tôi đã liên lạc với Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn
Giáo Việt Nam và được hướng dẫn tận tình cho tôi và tôi được các thành
viên của Hội Ái Hữu tại Bangkok tiếp đón và giúp đỡ các thủ tục pháp lý
nên tôi đã trình diện với cơ quan Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và iện
tôi đang chờ phỏng vấn để cấp quy chế tỵ nạn.
Phóng Viên PTPNVNHĐN: Thưa hiện giờ cuộc sống của anh ra sao? Anh có còn phải đối diện với sự hiểm nguy nào không?
A20 Nguyễn Văn Mười: Dạ, hiện tôi được một mục sư
Tin Lành Mennonite Việt nam đang làm thiện nguyện tại Trung Tâm Tỵ Nạn
Bangkok BRC tận tình giúp đỡ nên hàng ngày tôi có được bữa cơm trưa
trong đó, nên cũng tạm qua ngày, chổ ở thì hiện tôi cũng được tạm dung
trong Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam Bangkok, hy vọng khi có được
quy chế tỵ nạn, tôi sẽ được Cao Ủy Tỵ Nạn trợ cấp tiền nhà để có thể tự
túc cho cuộc sống của mình, còn về an ninh, thì cũng có lo lắng đó: Chị
biết không, Thái Lan là một quốc gia không ký Công Ước 1951 về người tỵ
nạn, nên tất cả người tỵ nạn ở đây dù được cấp quy chế tỵ nạn rồi cũng
đều bị xem là người nhập cư trái phép, nên lúc nào họ cũng săn lùng bắt
bớ chúng tôi để giam giữ vào IDC, đó là mối hiểm họa của chúng tôi ở đây
hiện nay. Vì vậy mà đa số người tị nạn chúng tôi suốt ngày cứ ở mãi
trong nhà để tránh hiểm họa là vậy.
Phóng Viên PTPNVNHĐN: Vâng cảm ơn anh Mười đã
chia sẻ với độc giả của Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước về
hành trình đi tìm tự do của anh. Xin anh bảo trọng và kính chúc anh sớm
được cấp quy chế tỵ nạn và sớm đến bến bờ tự do.
A20 Nguyễn Văn Mười: Vâng xin cảm ơn chị Kim Anh, cảm ơn Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước.
Phóng Viên PTPNVNHĐN: Kính thưa quý thân hữu, mọi liên lạc với A20 Nguyễn Văn Mười, xin quý vị gọi đến số (+66) 886380856.
Hoặc Email: nguyenvanmuoikbc3357@gmail.com
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
PHONG ba ta cưỡi sóng,
TRÀO dâng lửa hờn căm.
PHỤ bàn tay tấc lòng,
NỮ trung ta liều thân.
VIỆT sử bao hào kiệt,
NAM quốc phút nguy vong.
HÀNH di quân bán nước,
ĐỘNG thái thú xâm lăng.
CỨU nguy cơn quốc phá,
NƯỚC Việt của dân ta.
CHIẾN đấu bằng tâm huyết,
HỮU nghị là tự diệt.
ĐỒNG lòng ta n ối tiếp.
BÀO thai Mẹ Tiên Long,
VẠN chông gai xả thân.
SỰ thế vì lòng dân,
NHƯ tiền nhân đã dạy.
Ý dân là vĩ đại,
GIA vong cơn Quốc hận.
ĐẠO làm người hiến dâng,
AN nguy cho Tổ quốc.
KHANG thịnh cho nước nhà.
SỨC mạnh ở chính ta,
KHỎE như gương Phù Đổng.
DỒI đắp cho núi sông,
DÀO dạt sóng Tiên long.
THÀNH trì ta quyết giữ,
CÔNG phá giặc B ắc phương.
PHÁT pháo lệnh lên đường,
ĐẠT thắng lợi n ăm nay.
CẢ kêu quân độc tài,
NHÀ Nam đang thống khổ.
ĐOÀN con Việt lệ nhòa,
TỤvề ta quét sạch.
HẠNH nguyện ghi sử xanh,
PHÚC thay cho Tổ quốc.
NƠI nào còn bóng giặc,
NƠI đó có Anh Hùng.
Đặng Thị Danh
NÓI VỚI XUÂN
Xuân lại về ư? Xuân hỡi xuân!
Đào, Mai khoe thắm trổ bao lần
Mà khung trời sáng chưa hoàn sáng
Vội đến làm chi Xuân! Hỡi xuân!
Quê ta mờ mịt biết chăng xuân?
Mong ngóng Tự-Do cuộc đổi vần
Muôn triệu con tim bừng ngọn lửa
Thanh-bình trở lại, thỏa lòng dân!
Ta đợi một mùa đẹp ý Xuân
Cho anh thôi nhịp bước xa, gần
Cho em tuổi lá thơm vừa chớm
Để Mẹ ru hò rộn tiếng ngân...
Xuân! Nếu về đây tròn dáng Xuân
Trải lên hoa lá mộng xanh ngần
Xuân lại về ư? Xuân hỡi xuân!
Đào, Mai khoe thắm trổ bao lần
Mà khung trời sáng chưa hoàn sáng
Vội đến làm chi Xuân! Hỡi xuân!
Quê ta mờ mịt biết chăng xuân?
Mong ngóng Tự-Do cuộc đổi vần
Muôn triệu con tim bừng ngọn lửa
Thanh-bình trở lại, thỏa lòng dân!
Ta đợi một mùa đẹp ý Xuân
Cho anh thôi nhịp bước xa, gần
Cho em tuổi lá thơm vừa chớm
Để Mẹ ru hò rộn tiếng ngân...
Xuân! Nếu về đây tròn dáng Xuân
Trải lên hoa lá mộng xanh ngần
Tinh khôi bừng nét trời an lạc
Xuân hãy về đây nhé hỡi Xuân!
Trần-Thị-Hồng-Khương
Trần-Thị-Hồng-Khương
No comments:
Post a Comment