Tại sao máy bay chiến đấu của Mỹ có thể tàng hình
tka23 post -
Kỹ
thuật tàng hình khiến chúng ta nghĩ đến tuyên bố của Tư lệnh phólực
lượng không quân Mỹ - Tướng John Wellch, người đã tham gia chỉ huy quân
đội Mỹ trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” trong cuộc chiến lật đổ chế độ
của Cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein rằng “nguyên tắc cơ bản nhất của
bất kỳ cuộc chiến tranh nào đó là tính bất ngờ. Ai giành được bất ngờ
người đó sẽ có nhiều lợi thế hơn”.
|
Một chiếc chiến đấu cơ F-117A của Không lực Mỹ. |
Ưu thế kỹ thuật tàng hình của quân đội Mỹ được chiến đấu cơ F-117A (do Lockheed Martin) chế tạo thể hiện khá rõ nét qua chiến dịch oanh kích 6 tuần liên tiếp nhằm vào các mục tiêu quan trọng ở thủ đô Baghdad của Iraq do liên quân NATO tiến hành vào năm 2003.
Các máy bay F-117A với biệt danh “Chim ưng đêm” đã “ung dung” bay thẳng vào thủ đô Baghdad, nơi quân đội Iraq bố trí một hệ thống phòng không dày đặc để ném bom các mục tiêu chỉ định và quay về nơi xuất phát mà không hề bị bất kỳ một vệt đạn phòng không nào của Iraq bắn trúng.
F-22 Raptor do Lockheed Martin chế tạo. |
Trước khi các hãng sản xuất vũ khí áp dụng kỹ thuật“tàng hình” cho các chiến đấu cơ F-117A tân kỳ, quân đội Mỹ này đã từng ứng dụng nó trong việc chế tạo các tàu ngầm chiến lược và tàu ngầm đa năng hơn 3 năm trước khi Mỹ thực hiện cuộc chiến lật đổ chế độ Saddam Hussein ở Iraq vào năm 2003.
Không chỉ có vậy, lực lượng lục, hải quân Mỹ cũng đã và đang ứng dụng kỹ thuật tàng hình để sản xuất ra các loại xe tăng, tàu chiến, hoả tiển và một số loại vũ khí khác nhằm tăng cường khả năng bảo vệ binh lính, hạn chế tối đa việc bị phát giác và tấn công trước các loại vũ khí của đối phương.
F-117A với các biệt danh "Chim ưng đêm", "Con ma" và "Hạt huyền". |
Năm 1962, hãng Lockheed Martin đã chế tạo thành công loại máy bay A-12 và SR-71 với khả năng “ẩn mình” được rất nhiều trước các loại ra đa phòng không. Bí quyết của hai dự án thành công này nằm ở kỹ thuật chế tạo vật liệu và sơn phủ ngoài máy bay.
Trong thập niên 70, nhờ nền tảng công nghệ tân tiến, đặc biệt là sự trợ giúp của các phần mềm tương thích máy tính, ngành chế tạo máy bay chiến đấu của một số hãng sản xuất tên tuổi của Mỹ đã có thêm nhiều khả năng mới.
Chương trình “ECHO” (Tiếng vang) cho phép hãng Lockheed Martin tối tân hoá các cấu trúc thân máy bay chiến đấu bằng kỹ thuật đồ hoạ vi tính, xác định khả năng hiện hình trên màn hình ra đa mà không cần mô hình thực tế.
Kết quả là vào năm 1975, Lockheed Martin đã cho ra đời và thử nghiệm một chiếc chiến đấu cơ F-117A mô hình đầu tiên.
Chính
nhờ mô hình đầy hứa hẹn này mà Lockheed Martin đã giành được hợp đồng
chế tạo hàng chục máy bay chiến đấu tàng hình F-117A cho không quân Mỹ
trước một đối thủ tầm cỡ khác là hãng Nortrop.
Một chiếc F-22 . |
Mùa đông năm 1977, những chuyến bay F-117A thử nghiệm đầu tiên đã được thực hiện và quân đội Mỹ đã ngay lập tức đặt hàng Lockheed Martin sản xuất và cung cấp cho lực lượng không quân chiến lược 24 chiếc F-117A.
Chiếc
đầu tiên được Lockheed Martin hoàn thành vào năm 1981, sau đó 2 năm
(1983) nó đã chính thức trang bị cho lực lượng không quân Mỹ.
Trong giai đoạn hiện nay, Mỹ đã chế tạo thành công và đang khai thác sử dụng loại chiến đấu cơ tiêm kích thế hệ mới hiện đại nhất F-22 Raptor. F-22 Raptor do Lockheed Martin chế tạo là một máy bay xung kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 4.
Trong giai đoạn hiện nay, Mỹ đã chế tạo thành công và đang khai thác sử dụng loại chiến đấu cơ tiêm kích thế hệ mới hiện đại nhất F-22 Raptor. F-22 Raptor do Lockheed Martin chế tạo là một máy bay xung kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 4.
Ban đầu F-22 Raptor được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không trước Không quân Xô viết, nhưng cũng được trang bị cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.
Dựa trên tìm hiểu về kỹ thuật tàng hình của các máy bay chiến đấu và một số loại vũ khí tấn công của quân đội Mỹ, các chuyên gia kỹ thuật quân sự của Liên Xô trước đây đã từng hé lộ những bí mật được coi là các “yếu tố gây bất ngờ” để giành ưu thế trên các chiến trường của quân đội Mỹ.
Để có thể hấp thụ được năng lượng sóng phát đi và thu về từ các ra đa trinh sát của đối phương, phần thân của các máy bay tàng hình của quân đội Mỹ đã được chế tạo và sơn phủ bằng một loại vật liệu đặc biệt có đặc tính sắt từ.
Khi
sóng điện từ phát ra từ các ra đa đối phương tiếp xúc với các loại máy
bay này sẽ bị hấp thụ bởi lớp màng phủ có giải tần rộng, khiến năng
lượng phản hồi về ra đa phát bị giảm đi đáng kể dẫn đến hoả lực đối
phương sẽ không thể phát giác được đâu là mục tiêu giả và đâu là mục
tiêu thật.
Thân máy bay tàng hình được thiết kế theo kiểu cơ chế nhiều mảng ghép
lại, tạo ra bề mặt tiếp xúc có khả năng phản năng lượng sóng điện từ và
bắn năng lượng này đi theo các hướng khác chứ không quay về hướng ra đa
đã phát đi khiến hoả lực phòng không của đối phương bị phân tán và không
chính xác.
Một trong những đặc điểm được xem là bản chất của công nghệ tàng hình đó là việc giải quyết hệ thống ống xả của máy bay chiến đấu. Thực tế cho thấy, bộ phận động cơ máy bay là bộ phận phản hồi năng lượng sóng điện từ tốt nhất nên các ra đa đối phương (chưa kể tính năng vượt trội của các loại hoả tiển tầm nhiệt).
Để hạn
chế nhược điểm trên, trong thiết kế của các máy bay chiến đấu hiện đại
của Mỹ, nhà sản xuất đã bố trí bộ phận đặc biệt để “che” ống xả phản lực
với chức năng hướng năng lượng sóng ra đa vào phía trong và hấp thụ
luôn nó.
Cấu
trúc đặc biệt của động cơ cho phép tạo luồng khí thải có góc rộng, giảm
nhiệt thải, hạn chế khả năng bị phát giác trong giải hồng ngoại. Hai
động cơ đều có hệ thống giảm âm, giảm nhiệt nhờ đó mức độ phát tia hồng
ngoại cũng được hạn chế đến lức tối đa. Hệ thống giảm nhiệt lấy không
khí thổi trực tiếp vào ống xả, trộn với khí thải làm giảm nhiệt độ phần
thóat ra của ống xả.
Các bộ phận mặt đứng thân, ghế ngồi phi công được thiết kế theo dạng bề mặt lượn sóng có tác dụng tản mác năng lượng sóng ra đa. Đuôi máy bay được thiết kế hình chữ V cũng làm giảm đáng kể khả năng phát hiện của ra đa đối phương.
- Bình Nguyên (Dịch)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment