KÍNH THƯA CÁC NT VÀ CA BẠN
DO THÁI VỚI 20 NGÀN KM VUÔNG , DÂN SỐ KHOẢNG 8 TRIỆU(2010)- ĐÃ ĐÁNH CHỚP NHOÁNG TRONG 6 NGÀY TIÊU DIỆT LỰC LỰƠNG HÙNG HẬU CỦA RẬP- QUÂN SỬ THẾ GIỚI C MỘT KHÔNG HAI.
 
CUỘC CHIẾN SÁU NGÀY Ở TRUNG ĐÔNG
tka23 post
    Chiến tranh sáu ngày (tiếng Ả Rập: حرب الأيام الستة, ħarb al‑ayyam as‑sitta ; tiếng Hebrew: מלחמת ששת הימים, Milhemet Sheshet Ha‑Yamim), cũng gọi là Chiến tranh Ả Rập-Israel, Chiến tranh Ả Rập-Israel thứ ba, an‑Naksah (The Setback), hay Chiến tranh tháng sáu, là cuộc chiến giữa Israel và các nước láng giềng Ả Rập: Ai Cập, Jordan, và Syria. Các quốc gia Iraq, Ả Rập Saudi, Kuwait, và Algérie cũng đóng góp quân và vũ khí cho các lực lượng Ả Rập
    Tháng 5 năm 1967, Ai Cập đã trục xuất Lực lượng Khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc (UNEF) khỏi Bán đảo Sinai, nơi đội quân này đã đồn trú kể từ năm 1957 (sau cuộc khủng hoảng Suez) và tạo thành một vùng đệm gìn giữ hòa bình ở đây.
  Ai Cập đã huy động 1.000 xe tăng và 100.000 lính đến biên giới[1], phong tỏa eo biển Tiran (cửa ngõ vào Vịnh Aqaba)
đối với các tàu mang cờ Israel hoặc các tàu chở hàng chiến lược, và kêu gọi các nước Ả Rập,  thống nhất lại để cùng hành động đối phó với Israel. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1967, Israel đã tấn công phủ đầu đánh vào không lực Ai Cập do lo sợ nước này sẽ thực hiện  một cuộc chiến xâm lược.
   Sau đó, Jordan, vốn đã ký hiệp định tương trợ quân sự với Ai Cập từ ngày 30 tháng 5, tấn công tây Jerusalem và Netanya.
Khi kết thúc cuộc chiến, Israel giành được quyền kiểm soát Đông Jerusalem, dải Gaza, bán đảo Sinai, Bờ Tây, và cao nguyên Golan. Kết quả của cuộc chiến này ảnh hưởng đến địa thế chính trị của khu vực này cho đến ngày nay.
 

 Hoàn cảnh

 Khủng hoảng

Kể từ sau cuộc chiến tranh năm 1956, Ai Cập đồng ý để Liên Hiệp Quốc bố trí lực lượng gìn giữ hòa bình tại Sinai, để  bảo  đảm phi quân sự khu vực này, và ngăn chặn du kích(fedayeen) người Palestine xâm nhập phá hoại Israel.[6]
Ai Cập cũng đồng ý mở eo biển Tiran cho thuyền bè Israel, vốn là một vấn đề góp phần gây ra cuộc Khủng hoảng kênh đào Suez. Kết quả là biên giới Ai Cập và Israel được bình ổn trong một thời gian.[7]
Vào lúc 10:00 giờ tối ngày 16 tháng 5, Chỉ huy lực lượng Liên hiệp quốc, Thiếu tướng Indar Jit Rikhye, nhận được thư từ tướng Mohammed Fawzy, Tổng tham mưu trưởng Cộng hòa Ả Rập thống nhất, đòi quân LHQ rút khỏi các vị trí trên biên giới. Rikhye đáp lại là ông sẽ liên lạc với Tổng thư ký LHQ để xin chỉ thị.[8]
Ngày 19 tháng 5, chỉ huy quân LHQ nhận được lệnh rút lui. Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser tiếp đó cho  tái bố trí quân sự  vùng Sinai, tập trung binh lính và xe tăng dọc theo biên giới Israel.Quân đội Israel đã phá hủy
 máy bay xem Ả Rập
  Mùa xuân năm 1967, phía Liên Xô cung cấp cho chính phủ Syria những tin giả là Israel đang chuẩn bị tấn công Syria; Syria thông báo cho Ai Cập.[12] Ngày 22 tháng 5, để đáp lại, Ai Cập tuyên bố, ngoài việc yêu cầu quân LHQ rút lui,[12] họ cũng sẽ đóng của Eo biển Tiran với tàu thuyền "mang cờ Israel hoặc chuyên chở vật liệu chiến lược", bắt đầu từ ngày 23 tháng 5.[13]
Phát biểu trước Liên đoàn thương mại Ả Rập ngày 26 tháng 5, Nasser tuyên bố: "Nếu Israel có các hoạt động thù địch chống lại Syria hay Ai Cập, thì trận chiến chống lại Israel sẽ là trận chiến toàn diện, không chỉ giới hạn ở biên giới Syria hay Ai Cập và mục tiêu căn bản của chúng ta là hủy diệt Israel."[14][15]
Israel tỏ ra lo ngại trước xem việc Ai Cập đóng cửa eo biển, yêu cầu Hoa Kỳ và Anh can thiệp để mở lại Eo biển Tiran, như họ đã bảo đảm năm 1957. Thủ tướng Anh Harold Wilson đề nghị đưa một lực lượng hải quân quốc tế đến để giải quyết cuộc khủng hoảng, nhưng dù đề nghị của ông được Mỹ chấp thuận, nhận được rất ít ủng hộ từ cộng đồng quốc tế, chỉ có Anh và Hà Lan đề nghị đóng góp hải quân cho lực lượng này.
Với những hành động  gây hấn của Nasser, bao gồm việc phong tỏa Eo biển và động viên quân đội về bán đảo Sinai, gây nên sức ép quân sự và kinh tế lên Israel, cùng với việc Hoa Kỳ trù trừ, vì còn  vướng vào cuộc Chiến tranh Việt Nam, ban lãnh đạo quân sự và chính trị của Israel thấy rằng việc đánh phủ đầu không những có lợi về mặt quân sự, mà còn có khả năng xoay chuyển tình thế.

 Nỗ lực ngoại giao

Nội các Israel nhóm họp ngày 23 tháng 5 và quyết định mở cuộc tấn công nếu Eo biển Tiran không được mở trở lại ngày 25 tháng 5. Sau khi Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Eugene Rostow liên lạc tìm kiếm thêm thời gian để đàm phán cho một giải pháp hòa bình, phía Israel đồng ý trì hoãn thêm từ 10 ngày cho tới 2 tuần nữa.[16]
  Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, U Thant, đến Cairo để hội đàm và nối lại các hoạt động ngoại giao giải quyết cuộc khủng hoảng. Ai Cập chấp thuận, nhưng Israel bác bỏ các đề nghị mà ông đưa ra. Việc Nasser nhượng bộ không có nghĩa là ông tìm cách tránh chiến tranh, mà chỉ nhằm giành thêm ưu thế chiến lược và chính trị, vì đồng ý giải quyết bằng con đường ngoại giao sẽ thu được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Hơn thế nữa, việc trì hoãn khiến Ai Cập có thêm thời gian hoàn tất việc chuẩn bị về mặt quân sự và phối hợp với lực lượng của các quốc gia Ả Rập khác. Ngoài ra, việc Israel bác bỏ không nhất thiết là họ tỏ ra hiếu chiến, mà chỉ là thể hiện sự cấp thiết tình hình. Israel không có khả năng duy trì lệnh tổng động viên trong một thời gian dài.[17]
Ban lãnh đạo Israel quyết định là nếu như Hoa Kỳ không làm gì, và Liên Hiệp Quốc án binh bất động, thì Israel phải hành động. Ngày 1 tháng 6, tướng Moshe Dayan được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng Israel, Israel chuẩn bị chiến đấu.

 Lực lượng hai bên

Trước khi chiến sự nổ ra, Ai Cập tập trung khoảng 100 ngàn trong tổng số 160 ngàn quân về bán đảo Sinai, bao gồm toàn bộ bẩy sư đoàn (4 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn xe bọc thép và 1 sư đoàn cơ giới), cũng như bốn lữ đoàn bộ binh độc lập và bốn lữ đoàn bọc thép độc lập. Không dưới một phần ba trong số đó là các binh lính kỳ cựu từ cuộc can thiệp của Ai Cập vào nội chiến Yemen cùng với khoảng một phần ba khác là quân trừ bị.
  Lực lượng này có 950 xe tăng, 1.100 APC và hơn 1.000 khẩu đại bác.[18] Cùng thời gian một số binh lính Ai Cập (15.000 - 20.000) vẫn còn tham chiến tại Yemen. Sự mâu thuẫn trong mục tiêu của Nasser được thể hiện qua các mệnh lệnh mà ông đưa ra cho quân đội. Bộ chỉ huy thay đổi kế hoạch tác chiến bốn lần trong tháng 5 năm 1967, mỗi lần thay đổi như vậy lại phải tái phân phối binh lính, dẫn đến hao mòn xe cộ và làm binh lính mệt mỏi. Tới cuối tháng năm, Nasser nghiêm cấm bộ chỉ huy thực thi kế hoạch Qahir ("Chiến thắng"), theo đó thiết lập một hàng rào bộ binh trang bị nhẹ tại các vị trí phòng ngự tiền tiêu, với đại bộ phận lực lượng còn lại được giữ lại ở phía sau để mở một cuộc phản công lớn nhằm vào lực lượng tấn công chính của Israel, và hạ lệnh thiết lập hàng rào phòng ngự từ xa tại Sinai.[23] Trong thời gian đó, ông tiếp tục  các hoạt động nhằm gia tăng mức động viên quân đội từ Ai Cập, Syria và Jordan, nhằm gia tăng sức ép lên Israel.
Syria có quân đội gồm 75.000 người.[24] Jordan có quân đội gồm 55.000 người,[25] bao gồm 300 xe tăng, 250 trong số đó là các xe M48 Patton sản xuất tại Mỹ, một số lớn xe bọc thép M113, một tiểu đoàn bộ binh cơ giới và một tiểu đoàn lính dù huấn luyện trong một căn cứ Hoa Kỳ huấn luyện . Họ cũng có 12 tiểu đoàn pháo binh và 6 khẩu đội cối 81mm và 120mm.[26]
Tài liệu mà phía Israel thu được từ phía Jordan cho thấy mệnh lệnh từ cuối tháng 5 cho Lữ đoàn Hashemite đánh chiếm Ramot Burj Bir Mai'in bằng cách đột kích bất ngờ trong đêm, mệnh danh "Chiến dịch Khaled". Mục tiêu của chiến dịch này là thiết lập một đầu cầu, cùng với các vị trí tại Latrun tạo điều kiện cho xe bọc thép đánh chiếm Lod và Ramle. Mật lệnh "tấn công" là Sa'ek, đáp lại là Nasser. Quân Jordan cũng chuẩn bị đánh chiếm Motza và Sha'alvim trên hành lang Jerusalem chiến lược. Lữ đoàn bộ binh 27 đóng tại Ma'ale Adummim được giao nhiệm vụ đánh Motza:
 "Lữ đoàn dự bị sẽ mở màn chiến dịch đột kích ban đêm, phá hủy nó đến tận gốc rễ, không để bất cứ người nào trong số 800 cư dân sống sót".[26]
100 xe tăng và một sư đoàn bộ binh Iraq cũng được đặt ở tình trạng báo động gần biên giới Jordan. Hai phân đội máy bay chiến đấu
Hawker Hunter(Anh) và MiG 21, cũng được chuyển về gần các căn cứ sát biên giới Jordan.[26]
Quân Israel lúc tổng động viên, tức bao gồm cả quân trừ bị, gồm 264.000 người, dù số quân đó không thể duy trì lâu dài được, vì quân trừ bị đóng vai trò sống còn trong  cuộc sống hàng ngày của đất nước.[27] James Reston, trong New York Times ngày 23 tháng 5 năm 1967, nhận xét: "Về mặt kỷ luật, huấn luyện, tinh thần, trang bị và năng lực nói chung, quân đội của Nasser và các lực lượng A Rập khác, không kể đến trợ giúp trực tiếp từ Liên Xô, không phải là đối thủ của người Israel... Ngay cả với 50 ngàn quân và các tướng lãnh giỏi nhất, cùng với không quân, tại Yemen, ông ta cũng không thể đạt được mục tiêu của mình trong cái quốc gia nhỏ bé và lạc hậu ấy, thậm chí nỗ lực của ông nhằm giúp đỡ lực lượng nổi dậy tại Congo cũng thất bại."[28]
   Tối ngày 1 tháng 6, Bộ trưởng quốc phòng Israel Moshe Dayan liên lạc với Tham mưu trưởng Yitzhak Rabin và Tổng chỉ huy, thiếu tướng Yeshayahu Gavish để đệ trình kế hoạch đánh Ai Cập. Rabin lên kế hoạch theo đó Đạo quân phía nam sẽ đánh thọc qua Dải Gaza, chiếm vùng này làm con tin, cho tới khi Ai Cập đồng ý mở lại Eo biển Tiran, nhưng Gavish có một kế hoạch tổng thể hơn nhằm tiêu diệt hoàn toàn các lực lượng Ai Cập tại Sinai. Rabin thích kế hoạch của tướng Gavish hơn, rồi tướng Dayan cũng chuẩn y kế hoạch này, với cảnh cáo là phải tránh việc cùng lúc đối đầu với quân Syria.[29]
Ngày 2 tháng 6, Jordan động viên sỹ quan dự bị, Chỉ huy vùng Bờ Tây gặp các chỉ huy khu vực để yêu cầu giúp đỡ và phối hợp với binh lính của mình khi chiến tranh nổ ra, cam kết với họ là "trong vòng 3 ngày chúng ta sẽ đến Tel-Aviv".[26]

 Các mặt trận

 Đợt không tập đầu tiên

Hoạt động quân sự đầu tiên, và cũng là hoạt động quyết định của Israel là đòn đánh phủ đầu vào không quân Ai Cập. Ai Cập có không quân lớn và mạnh nhất trong số các quốc gia A Rập, với khoảng 450 máy bay chiến đấu của Liên Xô, với nhiều máy bay MiG-21 tối tân  bậc nhất lúc đó. Ban đầu, cả Ai Cập và Israel đều tuyên bố bị bên kia tấn công trước.
  Phía Israel đặc biệt quan tâm đến 30 máy bay ném bom tầm trung
Tu-16 “Badger” có khả năng đánh phá nghiêm trọng các trung tâm dân sự và quân sự của Israel.[34] Lúc 7:45 sáng ngày 5 tháng 6, khi còi báo động vang lên trên toàn Israel cũng là lúc không quân Israel (IAF) mở chiến dịch Focus (Moked).
  Ngoại trừ 12 máy bay, còn lại tất cả gần 200 chiếc máy bay phản lực [35] cất cánh rời Israel ào ạt tấn công các sân bay của Ai Cập.[36] Cơ sở phòng không của Ai Cập rất yếu, không có sân bay nào được trang bị bong-ke bọc thép để bảo vệ máy bay. Máy bay của Israel bay ra Địa Trung Hải trước khi vòng lại hướng về Ai Cập. Trong khi đó, phía Ai Cập lại tự làm hại mình bằng cách đóng toàn bộ hệ thống phòng không của họ, vì họ sợ lực lượng nổi dậy Ai Cập có thể bắn hạ máy bay chở Nguyên soái chiến trường Amer và Trung Tướng Sidqi Mahmoud, đang trên đường từ al Maza tới Bir Tamada ở Sinai để gặp các chỉ huy tại đó.
  Dù thế nào đi chăng nữa thì việc đó cũng không làm tình hình thay đổi mấy, vì các phi công Israel bay rất thấp để tránh radar và bay dưới tầm mà hỏa tiển  phòng không SA-2 có thể bắn được họ.[37] Các phi công Israel phối hợp nhiều chiến thuật cùng lúc: ném bom và dùng hỏa lực oanh tạc các máy bay đang đậu trên đường băng, ném bom xuyên phá đường băng để máy bay Ai Cập không cất cánh được nữa, làm mồi ngon cho đợt không kích tiếp theo của máy bay Israel. Cuộc không kích thành công vượt mức, khiến quân Ai Cập hoàn toàn bị bất ngờ, phá hủy gần như toàn bộ không quân Ai Cập ngay trên mặt đất mà chỉ bị rất ít tổn thất. Hơn 300 máy bay Ai Cập bị phá hủy, hơn 100 phi công Ai Cập chết.[38] Trong số máy bay bị phá hủy là tất cả các 30 máy bay Tu-16, 27 trong tổng số 40 máy bay ném bom
Il-28, 12 chiến đấu cơ-máy bay ném bom
 Su-7, hơn 90 MiG-21, 20 MiG-19,  25 MiG-17 chiến đấu cơ, cùng 32 máy bay vận tải các loại và phi cơ. Phía Israel mất 19 máy bay, phần lớn do trục trặc kỹ thuật, hay tai nạn... Cuộc không tập mang lại cho Israel ưu thế áp đảo trên không cho đến hết cuộc chiến.
Tiếp theo thành công của đợt không tập đầu tiên đánh vào quân Ai Cập, không quân Israel chiều hôm đó chuyển sang đánh các sân bay thứ yếu ở Ai Cập cũng như bắt đầu tấn công không lực Jordan, Syria, và Iraq, tiêu diệt hầu hết không quân các nước này.
   Tới tối, không quân Jordan bị xóa sổ, mất hơn 20 máy bay chiến đâu Hunter, 6 máy bay vận tải và 2 máy bay trực thăng.
  Không quân Syria mất 32 MiG-21, 23 MiG-15 và MiG 17, 2 máy bay ném bom Ilyushin Il-28. Một số máy bay của Iraq cũng bị phá hủy tại sân bay H3 ở tây Iraq, gồm 12 trên tổng số 20 MiG-21, 2 MiG-17, 5 Hunter F6, và 3 Il-28. Một máy bay ném bom Tu-16 của Iraq bị bắn hạ trong ngày bởi hỏa lực phòng không Israel khi nó định ném bom Tel Aviv. Sáng ngày 6 tháng 6 năm 1967, một máy bay Hunter của Li Băng, trong tổng số 12 chiếc mà họ có, bị bắn rơi tại biên giới hai nước.[39]
Tới tối, Israel cho biết họ đã phá hủy 416 máy bay của phe A Rập, trong khi mất 26 máy bay trong hai ngày đầu chiến sự.
  Israel mất 6 trong số 72 chiến đấu cơ
Mirage IIIC/J,
  4 trong số 24 chiến đấu cơ Super Mystère, 8 trong số 60
Mystère IVA, 4 trong số 40
Ouragan, 5 trong số 25 máy bay ném bom tầm trung
Vautour II. Số máy bay A Rập mà Israel tuyên bố phá hủy lúc đầu bị báo chí phương Tây tưởng là đã bị "phóng đại". Tuy nhiên, thực tế là không lực Ai Cập, Jordan, và các quốc gia A Rập khác hầu như vắng bóng trong những ngày tiếp theo của cuộc chiến chứng tỏ là con số tổn thất này có lẽ là xác thực. Trong suốt cuộc chiến, phi cơ của Israel tiếp tục bắn phá đường băng để ngăn phe địch đưa chúng vào hoạt động trở lại. Cùng lúc, đài phát thanh của chính phủ Ai Cập thì tuyên bố Ai Cập chiến thắng, tung tin giả là 70 máy bay Israel bị hạ chỉ trong ngày đầu giao chiến.[12]

Dải Gaza và Bán đảo Sinai

Đánh chiếm Sinai, 7 tháng 6-8 tháng 6, 1967
Quân Ai Cập có bảy sư đoàn, gồm 4 sư đoàn xe bọc thép, hai sư đoàn bộ binh, một sư đoàn bộ binh cơ giới, tổng cộng khoảng 100 ngàn quân, 900-950 xe tăng, hỗ trợ bởi 1.100 xe bọc thép chở quân (APC) và 1.000 khẩu đại bác.[40]
  Quân Ai Cập bố trí theo học thuyết quân sự của Liên Xô, với lực lượng xe tăng và xe thiết giáp cơ động bố trí tại những vị trí chiến lược có chiều sâu, phòng thủ cơ động, trong khi bộ binh giao chiến tại những vị trí cố thủ của mình.
  Quân Israel tập trung dọc biên giới với Ai Cập có 6 lữ đoàn xe bọc thép, một lữ đoàn bộ binh, một lữ đoàn bộ binh cơ giới, 3 lữ đoàn dù, 700 xe tăng, tổng cộng là 70 ngàn quân, chia thành 3 sư đoàn xe tăng và xe bọc thép. Kế hoạch của Israel là gây bất ngờ cho quân Ai Cập cả về thời gian (tấn công cùng lúc không quân đánh vào các sân bay Ai Cập), lẫn địa điểm (tấn công theo hướng bắc và trung Sinai, chứ không như người Ai Cập tưởng họ sẽ lặp lại chiến thuật năm 1956, sử dụng đường tấn công phía nam và trung), cũng như phương thức ( phối hợp đánh tạt sườn, thay vì đánh trực diện bằng xe tăng).
Tướng Sharon quyết định giành thế chủ động, hoạch kỹ càng, phối hợp tác chiến và  tấn công. Ông đưa hai lữ đoàn về phía bắc Um-Katef, một để chọc thủng hệ thống phòng thủ tại Abu-Ageila về phía nam, và một để chặn đường về El-Arish và để bao vây Abu-Ageila từ phía đông. Cùng lúc, quân dù được trực thăng chuyển quân về phía sau tuyến phòng thủ, tiêu diệt pháo binh nhằm ngăn chặn chúng bắn phá xe tăng và bộ binh Israel. Quân Israel phới hợp thiết giáp , pháo binh, bộ binh, lính dù và công binh tấn  công quân Ai Cập từ mọi hướng, cắt rời quân Ai Cập. Trận chiến này diễn ra liên tục trong ba ngày rưỡi cho tới khi Abu-Ageila thất thủ.
Nhiều đơn vị quân Ai Cập vẫn còn nguyên vẹn, và có thể chặn quân Israel tiến về Kênh đào Suez hoặc giao chiến để ngăn quân Israel lại. Tuy nhiên khi Bộ trưởng quốc phòng Ai Cập, nguyên soái Abdel Hakim Amer, nghe tin Abu-Ageila thất thủ, ông hoảng sợ và hạ lệnh cho tất cả các đơn vị tại Sinai tháo lui. Lệnh rút lui cũng có nghĩa là Ai Cập đã bị đánh bại.
Vì quân Ai Cập rút chạy, nên Bộ chỉ huy Israel quyết định không truy kích, thay vì đó đuổi vượt lên chiếm các con đèo ở Tây Sinai để rồi chặn đánh khi quân Ai Cập chạy qua. Vì vậy, trong hai ngày 6 và 7, cả ba sư đoàn của Israel cấp tốc tiến về phía tây. Sư đoàn của Sharon thoạt đầu hướng về phía nam, rồi rẽ sang hướng tây về phía đèo Mitla. Tiếp đó là các thành phần sư đoàn của tướng Yoffe, trong khi các đơn vị khác của sư đoàn này chặn đèo Gidi. Các đơn vị thuộc sư đoàn tướng Tal dừng lại tại nhiều vị trí khác nhau dọc theo Kênh Suez.
    Quân Israel chỉ phần nào thành công khi tìm cách chặn đánh quân Ai Cập, vì họ chỉ chiếm được đèo Gidi trước khi quân Ai Cập chạy qua, còn tại các con đèo khác, quân Ai Cập đều chạy đến trước và băng qua kênh Suez an toàn. Dù vậy, trong bốn ngày giao chiến, Israel cũng đã đánh bại đạo quân lớn nhất, trang bị mạnh nhất của người A Rập, để lại sau lưng vô số xe cộ và trang thiết bị của quân Ai Cập bị phá hủy hay vứt bỏ trên bán đảo Sinai
.
Tù binh ai cập
Ngày 8 tháng 6, Israel hoàn thành việc chiếm đóng Sinai bằng cách đưa hai đơn vị bộ binh tới Ras-Sudar trên bờ bắc của bán đảo này. Thị trấn Sharm El-Sheikh tại mũi phía nam cũng rơi vào tay các toán quân của Hải quân Israel vào ngày hôm trước.
Những yếu  tố góp vào vào chiến thắng chớp nhoáng của Israel bao gồm:
một là việc không quân Israel làm chủ bầu trời;
hai là quyết tâm áp dụng kế hoạch tấn công đầy sáng tạo; và
ba là sự thiếu phối hợp từ phía quân Ai Cập.
  Đó cũng là những nhân tố quyết định chiến thắng của Israel trên các mặt trận khác.

 Bờ Tây

Mặt trận Jordan, 5-7 tháng 6
Jordan tham chiến miễn cưỡng, người ta cho rằng Tổng thống Ai Cập Nasser tung hỏa mù trong những giờ đầu cuộc chiến để thuyết phục vua Hussein là phe mình đang giành thắng lợi; ông tuyên bố các máy bay Israel mà radar nhìn thấy quay về là các máy bay Ai Cập trên đường không kích Israel.[41] Một lữ đoàn quân Jordan đóng tại Bờ Tây được điều đến Hebron để hội quân với Ai Cập. Vua Hussein quyết định tham chiến.
  Trước chiến tranh, quân Jordan có 11 lữ đoàn, trang bị 300 xe tăng tối tân của phương Tây. Có 9 lữ đoàn đóng ở Bờ Tây, gồm 45 ngàn quân, 270 xe tăng, 200 trọng pháo, với cả các trung đoàn bọc thép tinh nhuệ số 40 và 2 tại thung lũng Jordan. Lữ đoàn A Rập của quân Jordan là một lữ đoàn nhà nghề, thiện chiến được trang bị và huấn luyện rất tốt. Không quân hoàng gia Jordan có 24 máy bay chiến đấu Hunter,  tương đương với máy bay Dassault Mirage III - máy bay tốt nhất của không lực Israel.[42]
Để đối lại, Israel có 40 ngàn quân và 200 xe tăng (chia làm 8 lữ đoàn).[43] Bộ chỉ huy Trung tâm của Israel gồm 5 lữ đoàn. Hai lữ đoàn đầu tiên đóng thường trực gần Jerusalem, gọi là lữ đoàn Jerusalem và lữ đoàn cơ giới Harel. Lữ đoàn dù 55 của tướng
 
Mordechai Gur được điều về từ mặt trận Sinai. Một lữ đoàn bọc thép từ Bộ Tổng chỉ huy đóng vai trò lực lượng trừ bị, hướng về Ramallah để đánh chiếm Latrun. Lữ đoàn bọc thép số 10 đóng ở phía bắc vùng Bờ Tây. Bộ chỉ huy Phía bắc của Israel có một sự đoàn (gồm 3 lữ đoàn), chỉ huy bởi tướng
Elad Peled, đóng ở thung lũng Jezreel, phía bắc vùng Bờ Tây.
Phía Israel dự định phòng ngự thụ động ở mặt trận này, để dồn sức cho mặt trận chính tại bán đảo Sinai. Tuy nhiên, này 5 tháng 6, quân Jordan bắt đầu pháo kích tây Jerusalem, Netanya, và ngoại vi Tel Aviv.Ngày 5 tháng 6, Israel gửi điện cho vua Hussein đề nghị ngưng bắn, nhưng vua Hussein trả lời mọi việc đã quá trễ. Mặc dù bị pháo kích, nhưng ban đầu quân Israel không có bất kỳ hoạt động nào đáp trả.[44] Không quân hoàng gia Jordan cũng tấn công các sân bay Israeli.
   Ngày 6 tháng 6, quân Israel vội vã gom nhặt các toán quân còn lại tung vào trận chiến Bờ Tây để ngăn chặn quân Jordan. Chiều cùng ngày, không quân Israel (IAF) công kích và tiêu diệt Không quân hoàng gia Jordan. Tới tối, lữ đoàn bộ binh Jerusalem tiến về phía nam Jerusalem, trong khi quân dù các lữ đoàn Harel và Gur vây thành phố từ phía bắc. Lữ đoàn dù trừbị hoàn thành hợp vây Jerusalem sau trận chiến đẫm máu Ammunition Hill. E ngại các khu vực linh thiêng có thể bị hư hại và không muốn chiến đấu trong thành phố, tướng Dayan hạ lệnh cho binh sỹ của mình không tiến vào thành phố.[45]
Ngày 7 tháng 6, giao tranh khốc liệt tiếp diễn, lữ đoàn bộ binh tấn công pháo đài Latrun và hạ được nó lúc tảng sáng, tiến quân xuyên qua Beit Horon về Ramallah. Lữ đoàn Harel tiếp túc đánh về phía đồi núi ở tây bắc Jerusalem, nối liền khu Mount Scopus của trường đại học Hebrew với thành phố Jerusalem. Tới tối, lữ đoàn đã đánh tới Ramallah. Không quân Israel phát giác  và tiêu diệt lữ đoàn 60 Jordan khi nó đang trên đường tiếp viện cho Jerusalem từ Jericho.
    Ở phía bắc, một tiểu đoàn từ sư đoàn của tướng Peled được lệnh kiểm soát hoạt động hệ thống phòng thủ của quân Jordan tại thung lũng Jordan. Một lữ đoàn cũng thuộc sư đoàn này đánh chiếm miền tây của khu Bờ Tây, một lữ đoàn khác đánh Jenin và lữ đoàn thứ ba (trang bị bằng xe tăng hạng nhẹ AMX-13 của Pháp) giao chiến với xe tăng hạng nặng M48 Patton của quân Jordan về phía đông.
Tướng Dayan hạ lệnh cho binh sỹ của mình không được tiến vào Jerusalem; tuy nhiên, sau khi nghe thông báo LHQ chuẩn bị tuyên bố ngưng bắn, ông thay đổi ý định, và không cần chờ Quốc hội cho phép, hạ lệnh đánh chiếm thành phố.[46] Quân dù của Lữ đoàn Gur tiến vào Thành cổ Jerusalem qua Cổng Sư tử đánh chiếm Bức tường than thở và Núi Đền. Lữ đoàn Jerusalem tiếp đó tới tăng viện cho họ, rồi tiến về hướng nam, đánh chiếm Judea, Gush Etzion và Hebron.
  Lữ đoàn Harel hành tiến về phía đông, đổ xuống sông River. Ở Bờ Tây, một lữ đoàn của tướng Peled hạ được Nablus;  hợp với một lữ đoàn bọc thép thuộc Bộ chỉ huy trung ương đánh với quân Jordan trang bị mạnh hơn, và đông ngang với quân Israel.
Một lần nữa, ưu thế không lực của Israel đóng vai trò quyết định, làm đối phương tê liệt, dẫn đến thất bại. Một lữ đoàn của tướng Peled hợp với một lữ đoàn khác thuộc Bộ chỉ huy trung ương từ Ramallah, hai lữ đoàn khác thì chặn các ngả vượt sông Jordan cùng với Trung đoàn số 10 của Bộ chỉ huy trung ương (đơn vị này đã vượt sông sang tận Bờ Đông để hộ tống cho công binh Israel phá cầu, nhưng nhanh chóng rút về dưới sức ép của Mỹ).
Thực tế là phía Israel không hề chuẩn bị để đánh chiếm lãnh thổ từ tay Jordan. Sau khi Thành Cổ Jerusalem bị chiếm, tướng Dayan hạ lệnh cho binh sỹ đào công sự chuẩn bị phòng ngự thành phố. Khi một chỉ huy lữ đoàn thiết giáp tự tiến vào Bờ Tây, và cho biết từ đây có thể nhìn thấy thị trấn Jericho, Dayan hạ lệnh cho ông này phải quay lại. Chỉ sau khi tin tức tình báo cho thấy vua Hussein rút quân qua sông, tướng Dayan mới quyết định đánh chiếm vùng Bờ Tây.[47] Theo Narkis:
Một là, chính phủ Israel không có ý định chiếm vùng Bờ Tây. Không những thế, họ còn phản đối ý tưởng đó. Hai là, quân đội Israel không có bất kỳ hoạt động gây hấn nào. Ba là, họ chỉ tung quân ra khi mối đe dọa an ninh cho Jerusalem đã hiển hiện. Đó là những gì đã diễn ra trên thực tế ngày 5 tháng 6, dù rằng điều đó rất khó tin. Những gì diễn ra không hề được tính đến từ trước.[48]

 Chiến sự trên Cao nguyên Golan

Chiến sự trên Cao nguyên Golan, 9-10 tháng 6
Tin tức sai lệch rằng quân Ai Cập chiến thắng, đánh tan nát quân Israel[12] và dự đoán là pháo binh Ai Cập chẳng mấy chốc sẽ nã vào Tel-Aviv kích thích Syria tham chiến. Lãnh đạo Syria tuy vậy hành động thận trọng hơn, cho bắt đầu bằng cách pháo kích miền bắc Israel. Khi không lực Israel hoàn tất đánh phá Ai Cập, và chuyển hướng tấn công không quân Syria, Syria hiểu rằng nguồn tin mà họ nhận được từ phía Ai Cập không phải là tin thật.[49] Tối ngày 5 tháng 6, các cuộc không kích của Israel đã phá hủy hai phần ba không quân Syria, và buộc số còn lại phải di tản về các sân bay ở xa, nên không đóng vai trò gì trong các trận chiến sắp tới. Một lực lượng nhỏ quân Syria định chiếm nhà máy nước Tel Dan, nhưng vài xe tăng Syria bị chìm trên sông Jordan. Từ nay, bộ chỉ huy Syria phải từ bỏ hy vọng tấn công trên bộ, thay vào đó bắn phá dữ dội các thị tấn trong thung lũng Hula của Israel.
Quân Syria có 75,000 người, chia làm 9 lữ đoàn, hỗ trợ bởi xe tăng và pháo binh. Lực lượng xung kích của Israel bao gồm 2 lữ đoàn (một lữ đoàn bọc thép của tướng Albert Mandler và lữ đoàn Golan) ở phần phía bắc mặt trận, 2 lữ đoàn (một bộ binh và một của tướng Peled được gọi đến từ Jenin) ở trung tâm. Địa hình đặc biệt của Cao nguyên Golan (sườn dốc, và cứ vài km lại bị chia cắt bởi các dòng suối song song nhau từ đông sang tây), không có đường xá, buộc hai bên bố trí lực lượng và di chuyển theo trục đông tây, giới hạn khả năng hỗ trợ tác chiến giữa các đơn vị với nhau. Quân Syria như vậy có thể di chuyển theo hướng bắc nam trên đỉnh cao nguyên, còn quân Israel có thể di chuyển theo hướng bắc năm ở chân cao nguyên. Tuy nhiên quân Israel có lợi thế quan trọng là họ có được tin tức tình báo từ điệp viên của Mossad là Eli Cohen (ông bị bắt và bị hành quyết tại Syria năm 1965) về bố trí lực lượng của Syria.
Lực lượng quân đội Israel, vốn đã tấn công pháo binh Syria trong bốn ngày trước khi cuộc tấn công nổ ra, được lệnh tấn công tổng lực vào tất cả các vị trí của Syria. Trong khi các vị trí pháo binh được bảo vệ cẩn thận của hầu như không bị thiệt hại, thì lực lượng bộ binh tại bình nguyên (6 trên tổng số 9 lữ đoàn) dần dần không thể tổ chức kháng cự được. Tối ngày 9 tháng 6, bốn lữ đoàn của Israel chọc thủng hàng phòng thủ tiến vào bình nguyên, nơi họ có thể được các đơn vị khác tiếp viện và thay thế.
Ngày hôm sau, trung tâm và phía bắc hợp binh trong một cuộc điều binh tạo thành gọng kìm bao vây, nhưng họ  chỉ chiếm được những vùng đất trống rỗng, vì quân Syria đã chạy mất. Một số đơn vị phối hợp với quân của tướng Elad Peled tiến  lên Golan từ phía nam, nhưng thấy các vị trí cũng hầu hết bị bỏ hoang. Cùng ngày, các đơn vị Israel dừng lại sau khi đã chiếm được vùng đất dụng võ nằm giữa vị trí của họ và dãy núi lửa ở phía tây. Phía đông, địa hình bằng phẳng, sườn dốc thoai thoải xuống, tuyến này sau lệnh ngưng bắn trở thành "tuyến tím".
Tạp chí Time cho biết: "Để gây sức ép buộc Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh ngừng bắn, Đài phát thanh Damascus tự làm hại quân mình bằng cách loan báo thành phố Quneitra thất thủ 3 tiếng trước khi sự việc thực sự xảy ra. Thông báo hấp tấp này làm tiêu tan tinh thần binh lính Syria vẫn còn chiến đấu trên mặt trận Golan."[50]

 Kết cục và tình hình sau chiến tranh

Tới ngày 10 tháng 6, Israel kết thúc chiến dịch trên Cao nguyên Golan, ngày hôm sau, lệnh ngưng bắn được ký kết. Israel chiếm được Dải Gaza, bán đảo Sinai, vùng Bờ Tây sông Jordan (bao gồm cả Đông Jerusalem), và cao nguyên Golan. Tổng thể, lãnh thổ Israel rộng ra gấp ba, bao gồm cả một triệu người A Rập nay bị đặt dưới quyền kiểm soát của Israel trong các lãnh thổ mới chiếm được. Chiều sâu chiến lược của Israel kéo dài ra ít nhất 300 km về phía nam, 20 km lãnh thổ đồi núi hết sức hiểm trở ở phía bắc, một lá bài an ninh hết sức quan trọng trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel 1973 sáu năm sau.

 Tổn thất

  Tổn thất của Israel thấp hơn nhiều so với ước đoán của họ trước khi chiến cuộc nổ ra. Theo phía Israel: họ mất khoảng 800 binh sỹ, trong đó 338 người ở mặt trận Ai Cập, 550 tại mặt trận Jordan, 141 người tại mặt trận Syria; 2.563 binh sỹ bị thương, 46 máy bay bị phá hủy. Tổn thất 800 binh sỹ là một giá đắt mà quân đội Israel phải trả, khi tính đến quốc gia nhỏ của nhà nước Israel. Tuy nhiên, trước chiến tranh, Israel dự tính họ phải hy sinh nhiều hơn nhiều. Tướng Moshe Dayan ước tính các lực lượng  Israel sẽ phải chịu chừng 30 ngàn thương vong chỉ trên mặt trận Cao nguyên Golan nói riêng. Tổn thất của phía A rập cao hơn nhiều, khoảng 21 ngàn quân chết và 45 ngàn bị thương, trong số đó có 10 ngàn quân Ai Cập, với khoảng 1500 sỹ quan, và 20 ngàn quân Ai Cập bị thương. Khoảng 6 ngàn quân Ai Cập bị mất tích. Jordan mất 700 binh sỹ cùng khoảng 2500 người bị thương. Syria mất 2500 quân và 5000 quân bị thương. Iraq mất 10 binh sỹ và 30 bị thương. Tổng cộng, có khoảng 6 ngàn quân A Rập bị bắt làm tù binh và 400 máy bay bị phá hủy.
BKTT
__._,_.___