Thursday, January 19, 2012


LỮ GIANG NGUYỄN CẦN LEO THANG
ĐÁNH PHÁ NHỮNG NGƯỜI CHỐNG CỘNG
 
          MẠC GIAO
 
 
               Hôm qua, nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn, đã kế thúc bản luận tội đối với Tú Gàn, tức Lữ Giang, tức Nguyễn Cần. Hôm nay Ông Mạc Giao ngồi ghế Ủy viên công tố.
               Dưới đây là sơ lược tiểu sử của Ủy Viên công tố Mặc Giao người sẽ đọc bản luận tội Túa Gàn, tức Lữ Giang tức Nguyễn Cần
MẶC GIAO tên thật là Phạm Hữu Giáo
Sinh năm 1940 tại Nam Định –Cựu học sinh Trung Học Nguyễn Khuyến Nam Định, Cựu học sinh trường Trung Học Chu Văn An, Sài Gòn - Cử nhân Văn Khoa Đại Học Sài Gòn - Cao học Công Pháp Đại Học Luật Khoa Paris
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
Tổng Thơ Ký nhật báo Hòa Bình, Sài Gòn (1965-1967) -Hiện cộng tác thường xuyên với Nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân, California -Tác giả cuốn khảo luận “Một cách nhìn khác về Văn Hóa Việt Nam” (2004)- Đồng tác giả cuốn “30 Năm Công Giáo Việt Nam dưới chế độ Cộng sản” (2005)
HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ
Dân biểu Quốc Hội. Tổng Thơ Ký Hạ Nghị Viện VNCH- Tổng Thơ Ký Giám Sát Viện VNCH- Sứ Thần ngoại giao VNCH tại Paris, Pháp quốc- Hiện là Chủ Tịch Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam (Canada Committee for Religious Freedom in Vietnam.
                 *****************************************************
     Bản Luận tội Tú Gàn, tức Lữ Giang tức Nguyễn Cần của ông Mặc Giao dưới tiêu đề:
 
                                           LỮ GIANG NGUYỄN CẦN LEO THANG
ĐÁNH PHÁ NHỮNG NGƯỜI CHỐNG CỘNG
 
Ông Nguyễn Cần, bút hiệu Lữ Giang và Tú Gàn, là một cây viết gây nhiều dấu hỏi trong làng văn trận bút ở hải ngoại, đặc biệt tại vùng Orange county, tiểu bang California, Hoa Kỳ, nơi có số người Việt tỵ nạn cộng sản đông nhất. Trước 1975, tôi chỉ nghe loáng thoáng về một thẩm phán Nguyễn Cần nào đó ở Gia Định, đã từng tu học ở tiểu chủng viện Huế rồi ra ngang. Đến năm 2000, nhân tình cờ có mặt tại Little Saigon, đúng lúc Cha Nguyễn Văn Lý phát động cuộc đấu tranh “Tự Do Tôn Giáo hay là chết”, tôi được rủ đến dự một phiên họp tại văn phòng của Luật sư Phổ với những anh em quan tâm tới sự việc này và muốn tìm những biện pháp ủng hộ cuộc đấu tranh của Cha Lý. Phiên họp có khoảng 20 người và lần đầu tiên tôi được gặp ông Nguyễn Cần trong số những người tham dự. Trong phiên họp, ông Nguyễn Cần nói rất ít và không phát biểu một ý kiến nào có thể gây tranh cãi. Tôi tưởng ông đồng ý với anh em có mặt về những hành động ủng hộ Cha Lý như đã đề ra. Tôi đã lầm. Sau buổi họp, trong khi anh em tổ chức những cuộc hội thảo, những buổi cầu nguyện, viết những bài báo, vận động các đoàn thể ra tuyên ngôn để cùng với Cha Lý tại Nguyệt Biều đấu tranh cho tự do tôn giáo, thì ông Nguyễn Cần tung ra những bài tố cáo Cha Lý có vợ con, là một linh mục thuộc thành phần bất hảo mà tòa Tổng Giám Mục Huế không muốn bênh vực khi Cha Lý đang bị cộng sản quản chế tại họ đạo nhỏ bé Nguyệt Biều. Đọc những bài này, tôi có cảm tưởng bị xối nước lạnh. Và từ đó tôi có những hoài nghi rất lớn mỗi khi đọc cho biết hay nghe về ông Nguyễn Cần.
 Mấy năm sau, ông Nguyễn Cần tung ra phóng ảnh một thư viết tay nói là của Cha Lý đang trong tù với nội dung ăn năn hối cải về những hành động đòi tự do tôn giáo và chống đối nhà cầm quyển cộng sản, đồng thời ca tụng Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản hết lời. Ông Nguyễn Cần còn viết thêm lời bình luận mạt sát Cha Lý, cho rằng chuyện này đương nhiên phải xảy ra vì bản chất của Cha Lý là bất nhất, hèn yếu và…khật khùng. Tới lúc đó, tôi chưa bao giờ muốn đối thoại hay tranh luận với ông Nguyễn Cần. Nhưng lần này thấy ông đã đi qúa trớn, đạp người ngã ngựa xuống bùn đen, phán đoán một tu sĩ giống như ông là bố nuôi và là “cha linh hồn” của “tập tu” Nguyễn Văn Lý. Vì vậy tôi cảm thấy không thể im lặng được nữa. Tôi đã viết một bài phản bác những luận điệu và thái độ của ông Nguyễn Cần. Tôi cho rằng trong khi còn phải kiểm chứng một cách khoa học xem lá thư nói là của Cha Lý có thực sự do Cha Lý viết hay do cộng sản giả mạo để tự đề cao và gây rối loạn hàng ngũ đấu tranh đòi tự do tôn giáo, chúng ta không nên bình luận theo chiều hướng có lợi cho cộng sản và mạt sát Cha Lý. Giả dụ bức thư này qủa thực do Cha Lý viết, chúng ta cũng phải tìm hiểu xem Cha Lý viết tự nguyện hay viết dưới áp lực và đe dọa. Theo luật thông thường, mọi lời khai dưới sự đe dọa đều được coi như vô giá trị. Hơn nữa, trước khi đi tù, Cha Lý đã công khai nói với thân nhân và dư luận đại ý: “Xin đừng tin bất cứ lời khai báo hay nhận tội nào mà tôi nói hay viết khi tôi bị cầm tù”. Ông Nguyễn Cần không có phản biện nào về bài viết của tôi, dù bài viết này đã được phổ biến rộng rãi.
                                                              
 
   (Mũ bảo hiễm và áo ấm đều có lá Cờ Vàng – Người dân trong nước bày tỏ ý nguyện)
                           
 
                                                
 
Mấy năm sau, ông Nguyễn Cần tung ra phóng ảnh một thư viết tay nói là của Cha Lý đang trong tù với nội dung ăn năn hối cải về những hành động đòi tự do tôn giáo và chống đối nhà cầm quyển cộng sản, đồng thời ca tụng Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản hết lời. Ông Nguyễn Cần còn viết thêm lời bình luận mạt sát Cha Lý, cho rằng chuyện này đương nhiên phải xảy ra vì bản chất của Cha Lý là bất nhất, hèn yếu và…khật khùng. Tới lúc đó, tôi chưa bao giờ muốn đối thoại hay tranh luận với ông Nguyễn Cần. Nhưng lần này thấy ông đã đi qúa trớn, đạp người ngã ngựa xuống bùn đen, phán đoán một tu sĩ giống như ông là bố nuôi và là “cha linh hồn” của “tập tu” Nguyễn Văn Lý. Vì vậy tôi cảm thấy không thể im lặng được nữa. Tôi đã viết một bài phản bác những luận điệu và thái độ của ông Nguyễn Cần. Tôi cho rằng trong khi còn phải kiểm chứng một cách khoa học xem lá thư nói là của Cha Lý có thực sự do Cha Lý viết hay do cộng sản giả mạo để tự đề cao và gây rối loạn hàng ngũ đấu tranh đòi tự do tôn giáo, chúng ta không nên bình luận theo chiều hướng có lợi cho cộng sản và mạt sát Cha Lý. Giả dụ bức thư này qủa thực do Cha Lý viết, chúng ta cũng phải tìm hiểu xem Cha Lý viết tự nguyện hay viết dưới áp lực và đe dọa. Theo luật thông thường, mọi lời khai dưới sự đe dọa đều được coi như vô giá trị. Hơn nữa, trước khi đi tù, Cha Lý đã công khai nói với thân nhân và dư luận đại ý: “Xin đừng tin bất cứ lời khai báo hay nhận tội nào mà tôi nói hay viết khi tôi bị cầm tù”. Ông Nguyễn Cần không có phản biện nào về bài viết của tôi, dù bài viết này đã được phổ biến rộng rãi.
Đến khi tôi viết một bài phê bình cuộc bầu cử quốc hội cộng sản, cho đó là một cuộc bầu cử phường tuồng và những đại biểu quốc hội chỉ là những tay sai của đảng cộng sản, ông Nguyễn Cần mượn cơ hội viết vài hàng chỉ trích vu vơ mang tính cách trả thù trên web của ông, đại ý: ai phê bình quốc hội cộng sản thì còn được, ông Mặc Giao mà cũng dám phê bình à? Hồi xưa các ông là gì của chế độ Thiệu? Nói thẳng ra là ông muốn chửi chúng tôi là những dân biểu “gia nô” thời Đệ II Cộng Hòa. Danh từ “gia nô” thường được cộng sản và những người đối lập cực đoan dùng để nhục mạ những người cộng tác hăng hái với chế độ VNCH. Chúng tôi không động lòng vì lời xách mé thiếu đẳng cấp này. Trong sinh hoạt chính trị có dân chủ và tự do thì phải có phe cầm quyền và phe đối lập. Mọi người được tự do sắp hàng và tranh cãi nhưng không được quyền nhục mạ người khác. Đang phải chiến đấu một mất một còn với cộng sản mà không cộng tác với chính quyền chống cộng thì cộng tác với ai? chẳng lẽ với bọn xôi thịt hay với cộng sản như những dân biểu hai mang nằm vùng Lý Qúy Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức…? Chẳng lẽ đi chống một tổng thống do dân bầu để đưa một người không ai bầu lên làm tổng thống để ông ấy đầu hàng cộng sản trong 48 giờ? Vì vậy chúng tôi chẳng có mặc cảm gì khi cộng tác với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Một người bạn của tôi đã nói một câu chí lý: “Làm “gia nô” cho quốc gia còn hơn làm “gia cầm” cho cộng sản”. Tôi có nhắn nhe cho ông Nguyễn Cần là nếu ông ấy muốn tranh luận với tôi thì hãy ra mặt viết bài đàng hoàng, không nên nấp trong xó ném đá như vậy. Ông ấy không trả lời. Tôi cũng quên luôn, không quan tâm gì tới ông ấy nữa.
Bỗng thời gian gần đây, ông Nguyễn Cần lại mở chiến dịch tấn công Linh Muc Phan Văn Lợi và Linh Mục Nguyễn Văn Khải thuộc Dòng Chúa Cứu Thế VN. Ai cũng biết LM Phan Văn Lợi bị quản thúc tại gia vì đã tích cực ủng hộ Cha Lý trong công cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền, đã cùng Cha Lý và một vài nhà đấu tranh khác thành lập Khối 8406, luôn luôn lên tiếng và hành động theo mục tiêu đã đề ra. Sở dĩ cộng sản chưa bắt Cha Lợi vì họ chủ trương đánh rắn thì đánh đằng đầu. Nắm đầu “rắn” Nguyễn Văn Lý đã đủ rồi. Bắt thêm một linh mục nữa cũng chẳng ích gì hơn mà lại gây thêm nhiều phiền toái. Vậy mà ông Nguyễn Cần tìm mọi cơ hội để triệt hạ uy tín của LM Phan Văn Lợi. Ông đánh vào điểm cốt lõi của một linh mục, coi chức linh mục của Cha Lợi là giả mạo, tự nhận, là linh mục chui, không được các cấp giáo quyền công nhận. Bằng chứng là LM Phan Văn Lợi không có tên trong danh sách các linh mục của giáo phận Bắc Ninh (nơi chịu chức) và tổng giáo phận Huế (nơi cư ngụ), là linh mục “homeless” (vô gia cư) không được các giám mục liên hệ giao công tác mục vụ. Những tố cáo đầy tính xuyên tạc này đã được Cha Lợi và những sự kiện thực tế trả lời. Cha Lợi được chính cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận phong chức linh mục khi Hồng Y bị quản thúc ở ngoài Bắc. Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã yêu cầu cố Hồng Y Phạm Đình Tụng, lúc đó là giám mục Bắc Ninh, nhận tân linh mục Phan Văn Lợi vào hàng linh mục của địa phận Bắc Ninh. Hồng Y Tụng đã chấp thuận. Cố Giám Mục Nguyễn Quang Tuyến của giáo Phận Bắc Ninh cũng xác nhận việc này qua một thư thăm hỏi và chúc Xuân gửi vào Huế cho LM Lợi. Sống dưới sự kiểm soát và cấm đoán của cộng sản thì phải tìm cách xoay sở, tránh né mới mong thực hiện được điều mình muốn. Như vậy, là linh mục chui, theo nghiã không được cộng sản công nhận, có gì là xấu? Còn ngoan cố phủ nhận quyết định và hành động của những vị chủ chăn cao cấp, trong đó có cả vị đang được cứu xét phong á thánh (Hồng Y Nguyễn Văn Thuận), như ông Nguyễn Cần và một vài người theo đuôi đang làm có phải là cách hành xử của những con người lương thiện hay không?
Việc LM Phan Văn Lợi không có tên trong danh sách linh mục của các giáo phận Bắc Ninh và Huế là điều dễ hiểu. LM Lợi hiện không làm việc ở Bắc Ninh, cũng không phục vụ cho tổng giáo phận Huế thì làm sao có thể để tên linh mục vào danh sách được? Hai giáo phận này có muốn xử dụng LM Lợi trong công tác mục vụ cũng không thể được, vì linh mục đang chịu lệnh quản chế của nhà nước cộng sản. Ngoài ra, theo Giáo sư Nguyễn Học Tập, muốn biết LM Phan Văn Lợi có bị Giáo Hội VN và Tòa Thánh Vatican coi là linh mục hợp lệ hay không thì hãy nhìn vào việc Linh mục Lợi cử hành thánh lễ hàng ngày từ mấy chục năm nay: “Một khi Tòa Thánh biết Linh mục Lợi là “linh mục chui, dổm, giả hiệu”, chắc chắn Tòa Thánh sẽ ra sắc lệnh cấm tức khắc, vì đây là hành vi “phạm thánh” (sacrilège)…và nếu “linh mục chui, dổm, giả hiệu” cứ ương ngạnh, bất tuân, Tòa Thánh sẽ không ngần ngại ra sắc lệnh “dứt phép thông công” (anathema sit). Trái lại, nếu Tòa Thánh không trả lời và không có thái độ dứt khoát như vừa kể, thì chúng ta nên hiểu Tòa Thánh có lý do của mình và Linh mục Phan Văn Lợi có chức thánh, là “Thừa tác viên” chính thức của Giáo Hội, có tên trong danh sách chính thức của giáo phận Bắc Ninh, của Tòa Thánh hay không cũng vậy”. Lý thuyết và thực tế đã đã rõ ràng như thế, tại sao ông Nguyễn Cần vẫn còn tiếp tục cãi chầy cãi cối để phủ nhận chức linh mục của Cha Lợi? Tại sao ông thâm thù LM Lợi và LM Lý tới thế? Ông kiên trì đánh hai linh mục này giùm ai?
Trận đánh LM Phan Văn Lợi chưa chấm dứt, ông Nguyễn Cần mở thêm mặt trận tấn công LM Nguyễn Văn Khải. Cần phải nã đại pháo gấp vào mục tiêu Nguyễn Văn Khải vì nhu cầu thời sự. LM Nguyễn Văn Khải đang du học ở Roma, nhân kỳ nghỉ hè, ông được mời đi nhiều nơi ở châu Âu và tại Hoa Kỳ để chủ trì những buổi cầu nguyện và nói chuyện về tình hình đất nước và giáo hội VN. LM Khải rất trẻ, 41 tuổi, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, thi hành công tác mục vụ tại giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, đã tham gia tích cực các cuộc cầu nguyện hòa bình để đòi đất Tòa Khâm Sứ cũ, giữ đất của giáo xứ và tu viện Thái Hà, giữ Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ở lại Hà Nội. Bằng đó thứ “tội” đã khiến linh mục trở thành mục tiêu cần phải triệt hạ của cộng sản và của…ông Nguyễn Cần.
Ông Nguyễn Cần mới cho phổ biến một bài viết trên mạng, tựa đề “Công Giáo VN tuyệt vọng?” dưới bút hiệu Lữ Giang. Bài viết có hai phần. Phần đầu rất ngắn, kể lại lời phỏng vấn LM Khải của hai ký giả thuộc hãng thông tấn Ý CNA ngày 16-7-2011. Phần hai dài gấp 10 lần, tác giả tấn công LM Khải trên mọi bình diện, từ lời ăn tiếng nói đến thái độ chống hàng giáo phẩm VN và chống cả Tòa Thánh Vatican. Trả lời câu hỏi của hai ký giả về tình hình Giáo Hội CGVN, LM Nguyễn Văn Khải đã nói: “Chính quyền sử dụng tất cả các lực lượng tùy ý họ, gồm các phương tiện truyền thông nhà nước, bộ máy chính trị, pháp luật và hệ thống giáo dục công cộng để ngăn chặn sự phát triển của Giáo Hội CG bằng mọi giá. Người CG ở mọi miền VN được xem là công dân hạng hai, bị phân biệt đối xử tồi tệ trong đối xử pháp lý”. Sau khi trích dẫn câu trả lời này, tác giả Lữ Giang mỉa mai: “Đọc bài này chúng tôi có cảm tưởng như Giáo Hội Việt Nam đang ở trong các thập niên 1960, 1970 và 1980…”. Như vậy là ông muốn nói tình hình Giáo Hội CGVN đã được tự do hơn nhiều, được cải thiện rất nhiều, không còn giống như trước nữa. Do đó những lời tố cáo của LM Khải là dối trá, không đúng sự thật. Có sai sự thật không khi TGM Ngô Quang Kiệt bị các cơ quan truyền thông bóp méo lời nói, công khai xỉ nhục trên báo, trên đài trong nhiều tuần, bị công an giả côn đồ dọa giết, bị nhà cầm quyền đòi đuổi khỏi Hà Nội? Có sai sự thật không khi giáo dân vô tội bị đánh đập đổ máu, ngất xỉu, bằng dùi cui, roi điện, bị đưa ra tòa và nhận những bản án đã định sẵn? LM Khải nói không đúng sự thật hay Lữ Giang bẻ cong ngòi bút, để bênh ai?
Ở phần hai của bài viết, tác giả kể “thành tích chống cộng” của LM Khải. Đã chống cộng và “giữ vai trò xung kích rất táo bạo”, LM Khải còn “đứng hàng đầu trong việc chống lại giáo quyền”, đặc biệt chống cả Vatican trong việc không tuân lệnh đuổi TGM Ngô Quang Kiệt đi khỏi Hà Nội và đưa GM Nguyễn Văn Nhơn về thay thế. Sao ông Nguyễn Cần ghét bỏ những người chống cộng đến thế? Chống cộng có sai trái không và có gì đáng xấu hổ không? LM Cao Phương Kỷ đã phát biểu tại cuộc Hội Ngộ Dân Chúa là “chính Đức Mẹ Fatima chống cộng đấy. Đức Mẹ ra lệnh cho ba em phổ biến mệnh lệnh cầu nguyện cho nước Nga cộng sản trở lại”. Còn việc chống lại giáo quyền và Vatican thì đúng là chuyện bé xé ra to. Có mặt với giáo dân để chia sẻ tâm tình, nỗi bức xúc và những thỉnh nguyện của họ mà bị kết án là chống giáo quyền và chống Tòa Thánh thì đúng là suy diễn và luận tội kiểu cộng sản: Ai nói khác ta và không làm giống ta là mắc tội phá hoại an ninh quốc gia chiếu điều 88 luật Hình sự và phạm tội lật đổ chế độ chiếu điều 79!
Kế đến, tác giả Lữ Giang đánh LM Khải về những lời liên quan đến việc bổ nhiệm tân Giám Mục Nguyện Thái Hợp. Trả lời phỏng vấn của ký giả Trần Văn, LM Khải cho biết: “sự bổ niệm cha Nguyễn Thái Hợp, dòng Đaminh làm giám mục giáo phận Vinh gây ngạc nhiên cho nhiều người trong Giáo hội…khách quan mà thấy thì Ngài là người rất thân thiện với các cán bộ chính quyền nhà nước VN. Ngài cũng được coi là là người rất gắn bó đối với những linh mục bị coi là “yêu nước” khác trên đất nước này. Cụ thể là ở Sài Gòn… Người ta nhận thấy cha Nguyễn Thái Hợp theo xu hướng thân thiện với chính quyền cộng sản và theo xu hướng thỏa hiệp với chính quyền này để tồn tại hay là… thế nào đấy!”. Để chứng minh “SỰ THẬT HOÀN TOÀN TRÁI NGƯỢC”, Lữ Giang ghi lại lời thuật về lễ tấn phong giám mục “hoành tráng” cho LM Nguyễn Thái Hợp tại nhà thờ chính tòa Xã Đoài ngày 23-7-2010, theo đó trên 13,000 đại biểu chính thức từ 19 giáo hạt, 180 giáo xứ trong khắp giáo phận đã qui tụ đông đảo, chưa kể lượng giáo dân đã tràn ngập tòa Giám Mục, nhà thờ chính tòa và các khu vực lân cận. Chủ tịch Hội Đồng GM và nhiếu giám mục cũng có mặt. Ý tác giả muốn nói là tân GM Nguyễn Thái Hợp rất được hâm mộ, không bị nghi ngờ như LM Khải phát biểu. Lấy số người dự lễ để chứng minh “sự thật hoàn toàn trái ngược” là lý sự cùn. Có lễ tấn phong giám mục mới thì lẽ tự nhiên đại diện các giáo hạt, các giáo xứ phải có mặt, dù thích hay không thích, giáo dân kéo đến để tò mò coi mặt chủ chăn mới và cầu nguyện cho vị này mỗi ngày một tốt hơn. Đại đa số giáo dân chưa biết thành tích của tân giám mục, nên đi dự lễ không thắc mắc. Dù vậy số người tham dự có đạt con số 200,000 như trong lễ cầu nguyện cho Tam Tòa bị bách hại không? Những nhận định của LM Khải về GM Nguyễn Thái Hợp đều không sai, xét một cách khách quan. Không thân thiện với nhà nước sao được mời dậy học và thuyết trình trong các cuộc hội thảo lớn mãi tận Hà Nội? Không gắn bó với những linh mục “yêu nước” sao thường đi lại và tổ chức những cuộc hội thảo, tọa đàm chung với những người này? Không cộng tác với nhà nước sao không dám nói một lời gì có thể làm mất lòng nhà nước, dù để chống bất công và bênh những người cô thế? Chúng ta không kết án ai nhưng có quyền đặt nghi vấn qua những lời nói và việc làm của người ấy. Chúng ta hy vọng GM Nguyễn Thái Hợp, tân Chủ Tịch UB Công Lý và Hòa Bình của GH/CGVN, sẽ tranh đấu cho công lý và đem lại hòa bình, trước tiên cho tâm hồn của anh chị em giáo dân VN.
Một việc khác liên hệ tới tư cách con người và tư cách tu hành của LM Nguyễn Văn Khải, đó là việc bị bề trên tối cao của Dòng chế tài, theo lời tác giả Lữ Giang. Lữ Giang viết: “Dĩ nhiên, những việc LM Khải làm như đã nói trên (chống hàng giáo phẩm VN và chống Tòa Thánh – chú thích của người viết bài này), đã được tường trình đầy đủ, Linh Mục Michael Brehl, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Chúa Cứu Thế ở Roma (tô đậm), đã ra lệnh cho LM Khải phải rời Việt Nam qua Roma”… Thật sự LM Khải đã bị triệu dụng qua Roma vì chống đối Giáo Hội”. Tác giả Lữ Giang đã võ đoán và làm như ngồi chồm hổm ngay giữa văn phòng của LM Tổng Quyền Dòng Chúa Cứu Thế ở La Mã để biết tường tận lệnh phạt LM Khải phải rời VN. Bị phạt phải rời VN là điều cái cột đèn cũng muốn. Lại được đi Roma du học sau khi bị cộng sản cấm nhiều năm là sướng muốn chết! Bị triệu dụng mà được một linh mục quen đường đi nước bước dẫn đi theo đường bộ qua Lào, sang Thái Lan, được nhà dòng Chúa Cứu Thế ở Bangkok chăm sóc, lo visa và vé máy bay sang Roma an toàn. Sao có tội mà được thương đến thế? Bị gọi đi hỏi tội mà lại được tự do đi khắp Âu, Mỹ để trình bầy thực trạng Giáo Hội VN và những thủ đoạn đàn áp tôn giáo của cộng sản. Sao Tòa Thánh và nhà dòng mâu thuẫn đến thế? Phải chăng tác giả Lữ Giang dựng chuyện phong thần, biến “cục cưng” của Tòa Thánh và của Dòng Chúa Cứu Thế thành “tội phạm”?
Chúng tôi chưa có đủ bằng cớ để quyết đoán ông Nguyễn Cần có làm việc cho cộng sản VN hay không. Nhưng qua những bài viết của ông, ai cũng thấy rõ ràng ông bênh cộng sản, làm lợi cho cộng sản, đánh phá những người chống cộng. Ông đánh phá những người chống cộng bằng giọng thù hằn, cay độc. LM Lý bị ông coi là khật khùng. LM Lợi bị ông gọi là linh mục chui, linh mục “homeless”. Linh mục Khải bị ông coi là tội phạm bị triệu giải về Roma. Những anh em viết văn, viết báo chống cộng được ông đặt tên là “nhóm Giao Điểm Công Giáo”. Ý muốn nói nhóm này chống cộng qúa khích, giống như nhóm Giao Điểm chuyên đánh phá Công Giáo một cách hung hãn. Ông gây thù chuốc oán, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Đồng bệnh với những người cầm quyền ở Hà Nội.
Vậy tại sao vẫn còn có người đọc ông? Điều này không lạ. Một số người đọc ông để, qua ông, người ta biết phản ứng của cộng sản ra sao. Ông khôn khéo đánh lừa được một số người bằng cách thỉnh thoảng viết vài hàng phê bình cộng sản cách vô hại rồi lại chuyển sang chê bai những người chống cộng. Người ta cũng đọc ông vì tính tò mò, thích phản biện, thích những chuyện giật gân “sensational”, nhất là ông có tài bới móc, dựng chuyện, lấy trong Google và Wikipedia những chi tiết về người, sự việc, lời trích dẫn để kể chuyện láo mà cứ như chuyện thật. Thật ra chúng ta phải căn cứ vào ý tưởng, lập trường để thẩm định đúng giá trị của một bài viết, không nên mờ mắt vì những chi tiết có dụng ý dẫn người đọc vào những nhận định sai lạc. Ngoài ra ông còn hay dậy thiên hạ là đừng quậy làm chi cho mệt, “Anh Hai” Hoa Kỳ đã tính toán cả rồi. Việc gì cũng không qua khỏi mắt và bàn tay sắp đặt của Anh Hai. Đúng là ông Nguyễn Cần có dự mưu ru ngủ những nạn nhân cộng sản, khuyên họ an phận chấp nhận thực trạng, có quậy phá cách mấy cũng chẳng đi đến đâu, sau khi đã bôi đen và làm suy yếu hàng ngũ chống cộng. Ông làm việc này với mục đích gì? cho ai? Đó là thắc mắc lớn mà nhiều người muốn được giải đáp.
 
__._,_.___
Recent Activity:

No comments:

Post a Comment