Thịt mỡ – Dưa hành – Câu đối Tết [1]
15/01/12 | Tác giả: Lê Xuân Quang
Cứ năm mới đến, dân ta có thú chơi chữ – Câu Đối
(CĐ), Hoành Phi (HP). Đặc trưng của thể loại văn này như những lời chúc,
mong ước hướng tới tương lai, thể hiện gia phong của những gia đình
Việt thời xưa.
Hoành phi thực chất là bức thư hoạ chữ Hán, thẻ hiện
theo phương nằm ngang (hoành), treo trên xà nhà, nơi thờ tự hoặc nơi
trang trọng ở gian chính (đối diện với cửa chính ra vào nhà), còn câu
đối thường theo phưong thẳng đứng (tung). Trước tiên nói về Hoành phi –
Đại tự:
1- Hoành Phi – Đại tự
Hoành phi thường chỉ có từ 2, 3 hoặc 4 từ , chữ to
dùng để treo ở giữa, hai bên phải trái là các câu đối. (Đại = To, lớn.
Tự = Từ ngữ, chữ) – Gia chủ cho viết rồi thuê chạm khắc vào tấm gỗ qúy
được trang trí nghệ thuật bằng khảm trai hoặc sơn son thếp vàng. Chữ đề
trên Đại tự – Hoành phi là chữ Hán, thí dụ: Long phi (Rồng bay), Ẩn tư
nguyên (Uống nước nhớ nguồn), Tích thụ kim hoa (Cây xưa hoa nay), Quang
minh chính đại…
Hoành phi vốn là loại hình ngôn từ mang tích thông
điệp, định hướng nên được dân gian xử dụng nhằm mục đích răn dậy, để
người đời hướng tới sự cao cả trong ứng xử làm người tốt, người quân tử.
Thế nhưng các nhà Nho đôi khi cũng ’’phá cách’’ – dùng loại hình văn
hóa này chế diễu, phê phán, diễu cợt kẻ dốt nát nhưng hợm người.
Lấy một thí dụ:
Ở một Huyện kia, của tỉnh T… có viên quan huyện, vốn
gốc gác dân nghèo, gia cảnh bần hàn, nhưng được người cha cố gắng phấn
đấu kiếm sống để chu cấp cho con ăn học. Ông bố không từ ngành nghề nào –
dù thấp hèn, nhếch nhác hay bị dan cư’’chê’’ – kiếm tiền để cho con yên
tâm học tập.
Dưới thời phong kiến xa xưa, dân ta coi nghề lái
buôn không mấy lương thiện vì bản chất những người hành nghề này thường
nói dối, lừa đảo, thớ nợ, có vậy họ mới thu nhiều lợi nhuân. Đặc biệt có
2 nghề là Lái trâu và Lái lợn bị khinh miệt trong nghề lái buôn. Nông
thôn Việt ta khi xưa có 2 con vật gắn bó với nông dân: Con trâu và con
Lợn. Trâu được xếp’’ con trâu là đầu cơ nghiệp’’ và con lợn – dứng hàng
thứ hai sau trâu trong những gia súc được người nuôi, bởi Trâu phục vụ
cho cầy cấy làm ra gạo nuôi sống người.
Con Lợn là nguồn thịt cung cấp cho đời sống, sinh
sản ra đàn lợn con tiếp tục phục vụ cho kinh tế gia đình. Hai con vật
này là mục tiêu ’’đánh phá’’ của cánh lái buôn.
Ông bố kia thà chịu mang tiếng với đời đành bỏ mặc
danh dự quyết đi buôn lợn để lấy tiền cho con ăn học… Kết qủa cậu con đã
đáp ứng lòng mong muốn của người cha, làm rạng danh tổ tiên: Đỗ đạt,
được bổ làm quan huyện.
Từ khi làm quan, anh ta quên ngay gốc gác mình, đổ
đốn: Tham nhũng, thụt két, ăn của đút, hống hách với nhân dân. Vì có
chút chữ nghĩa quan ta lại háo danh liền nghĩ ra cách để tự quảng bá
mình – tổ chức một cuộc thi sáng tác Hoành phi, Đại tự, câu đối – với
chủ đề: Uống nước nhớ nguồn , mời những nhà nho, những nho sinh sáng tác
không quên giao hẹn: Nếu tác phẩm của ai có giá trị nghệ thuật, hay,
được chọn – sẽ hậu thưởng.
Rất nhiều bài thi – được thí sinh thể hiện bằng bút
lực của chính tác giả – gửi tới. Trong số mấy chục bài thi ông ta chọn
được đôi câu đối, 1 bức Hoành phi có tiêu đề Đại Lai. Bức đại tự này
được tác giả viết đúng như cổ nhân nói, chữ viết ’’như Phượng múa – Rồng
bay’’.
Về hình thức không thể nào chê. Nhưng cẩn thận, quan
ta cho gọi tác giả của bài thi đến. Khi người kia xuất hiện, quan thấy
khó ưa ngay vì ông kia ăn mặc xuyềnh xoàng, không giống cách ăn mặc của
nhà nho đương thời. Điểm khó chịu nhất: Từ người bốc ra mùi rượu nồng
nặc… Tuy vậy quan và hai bạn đồng liêu không chấp nhặt, hỏi: Chúng tôi
chọn bài thi của anh, nhưng trước khi trao giải, anh hãy giải thích về
hai từ ĐẠI LAI!
Ông kia lấy những dẫn chứng từ thời cổ đại Nghiêu –
Thuần bên Trung Hoa , đến Hán Vũ Đế, rồi qua Đường , Tống, Minh , Thanh
để chứng minh cho hai từ mà mình viết ra với ý nghĩa gì… tác dụng răn
dậy ra sao… Sau khi nghe nhà hùng biện thuyết giải… các vị đang bay bổng
với ý nghiã siêu việt của ngôn từ… cuối cùng nhà nho kia mới bật mí:
Đại – nghĩa là Vĩ đại, To, Lớn.
Lai – nghĩa là đến, trở lai – ĐẠI LAi nghĩa là nhựng
thứ to lớn sẽ đến với ngài trong tương lai! Ngừng một chút nhìn huyện
quan, ông ta tiếp: Những thứ to lớn kia – chính là chức tước, phẩm hàm
và nhiều bạc vàng …
Huyện quan nghe như rót vào tai, quay sang hai bạn
tỏ vẻ ngầm hỏi… hai ’’bạn vàng’’ tươi cười gật đầu… Quan ta gọi người
nhà mang túi tiền ra, trao cho ’’tên bợm rượu’’. Gã kia nhận, kính cẩn
cúi chào – vái 3 vái rồi ưỡn ngực bước ra khỏi công đường huyện lị.
Cùng lúc, quan gọi người thư lại, ra lệnh: Cầm 3
mảnh giấy – đại tự và 2 câu đối – đi ngay đến làng nghề mộc tìm cơ sở
cham khắc, thuê làm ngay phải xong trưóc tết nguyên đán. Bức đại tự và
đôi câu đối sơn son thếp vàng. Để làm vừa lòng thượng cấp, viên thư lại
dặn thêm: Chữ khắc to, đẹp cân xứng với căn phòng treo. Lượng vàng thếp
trên chữ phải đủ độ dầy để hàng trăm năm không bị mòn phai… Nghệ sĩ chạm
khắc vâng dạ, hứa sẽ làm đúng như yêu cầu của quan.
Hai tuần sau nhóm thơ mang sản phẩm đến treo lên
gian giữa đối diện với cửa ra vào. Chữ Đại Lai – to, sáng rực căn phòng.
Chủ nhà ngắm nhìn rạo nrực niềm mãn nguyện, tự hào về sáng kiến của
mình…
Nhân một lần, quan Tuần phủ – cấp trên trực tiếp của
Huyện quan – có việc về huyện công cán. Việc công xong, quan Tuần nói:
Ta nghe nhiều người ca ngợi bức đại tự của anh lắm. Ta muốn đến chiêm
ngưỡng – được không?
Huyện quan vui như mở cờ trong bụng kính cẩn mời Tuân phủ về nhà.
Bước chân vào cửa, mắt quan Tuần sáng lên, rồi từ
mỉm cưòi chuyển sang cưòi to, cười ngặt nghẽo… Quan Huyện ngạc nhiên:
Thưa ngài điều gì làm ngài vui thế?
Quan Tuần chưa trả lời – vốn biết lí lịch của hạ cấp – hỏi: Bức đại tự này ai tặng hay chính do anh tự nghĩ và làm ra?
Quan Huyện kể lại chuyện có bức ĐT…
- Cóphải người nhận giải thưỡng tuổi chừng… ăn mặc lôi thôi, sặc sụa mùi rượu?
- Thưa đúng người này – quan huyện xác nhận.
- Đó chính là Cử H… rất giỏi chữ, nhưng tính khí ngang tàng…được người đời gọi là’’Ngô chữ’’!
Mắt quan Huyện sáng lên, mặt tươi rói…
Dường như để cho y ta vui chút xíu, quan Tuần mới tiếp: Lão ta đã chơi xỏ anh đó!
- Dạ, thưa… tôi chưa hiểu ý ngài.
- Anh hãy đọc to hai chữ kia đi… vậy được rồi, giờ
đảo nghiã hai chữ ấy – đọc lại đọc to lên xem – Viên quan huyện thực
hiện – ĐẠi LAI – LỚN lẠI…
Anh ta tái mặt, run rẩy… .
Thấy đã đủ làm cho kẻ háo danh sáng mắt, viên Tuần
phủ nhẹ nhàng an ủi hạ cấp: Đây là sự nhạo báng, nhưng là sự nhạo báng
có chủ đích, đáng trân trọng. Cử H… đã nhắc nhở anh : Đừng quên cội
nguồn. Tổ tiên anh vốn là Lái lợn (lớn lại). Anh từ trong nghèo hèn đi
lên. Hãy nhớ đến qúa khứ làm nhiều điều thiện, điều tốt cho dân… Ngừng
lại một chút, ông tiếp : Vả lại, được ‘’Ngộ chữ’’ cho chữ, dậy dỗ đáng
là vinh hạnh đó!
Viên quan Huyện đành’’ngậm bồ hòn làm ngọt’’ vâng dạ, hưá với quan trên sẽ thực hiện lời chỉ bảo này…
Berlin – Tết Nhâm Thìn 2012
© Lê Xuân Quang
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment