sách mới "Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây"
Nhà văn Nguyễn Hữu Của
và Như GS Nguyễn Thanh Liêm đã
phát biểu, ông vô cùng cảm kích ban tổ chức buổi ra mắt sách "Mẹ Việt
Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây", của nhà văn Nguyễn Hữu Của. Những nghi
thức khai khai mạc những buổi tập hợp đông đảo người tị nạn chính trị
nguồn gốc Việt Nam Cộng Hòa, xin hãy đừng quên xác nhận cái căn cước
truyền thống tại sao chúng ta ly hương.
MC Vũ Minh Phương đại diện cho ban tổ chức
đã đọc bài viết sau như vinh danh lá cờ chính nghĩa sáng người của quốc
gia, nơi mà chúng tôi đến xứ này để tị nạn chính trị. Bài viết "Ý Nghĩa
Màu Cờ" (xem đính kèm) của nhà văn Đinh Lâm Thanh (Paris) đã cho lý do
vì sao chúng ta vinh danh lá cờ vàng và ôn lại dĩ vãng hào hùng của Việt
Nam Cộng Hòa. Ban Tổ Chức và tập thể Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ luôn luôn
hãnh diện vì đất nước Việt Nam Cộng Hòa qua những biểu tượng trân quý
nhất là quốc ca và quốc kỳ.Thủ tục truyền thống phải có này được diễn ra
như đồng ca quốc ca Việt Nam Cộng Hòa vang dội với cả hội trường, đơn
ca quốc ca Hoa Kỳ qua giọng của ca sĩ Lan Hương, và phút mặc niệm ngay
sau đó qua giọng phát biểu của nhạc
sĩ Vũ Hùng.
Ghi nhận các ý kiến của những tham dự viên về quyển sách, tác giả và buổi lễ, người viết bài xin tóm tắt:
Ghi nhận các ý kiến của những tham dự viên về quyển sách, tác giả và buổi lễ, người viết bài xin tóm tắt:
Theo anh Lý Tòng Tôn, một tham dự viên tích
cực vào ban tổ chức của sách "Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây" khi
đọc qua những gì tác giả trình bày: "Tôi nhận thấy tác giả cho thấy quan
điểm tích cực trong cuộc sống của ông là "trung thành với quốc gia,
hiếu thảo với cha mẹ", điều mà ngày xưa xem như mẫu mực "Trung Thần Hiếu
Tử" qua những bài viết về "Mẹ Việt Nam Ơi", "Sơn Hà Nguy Biến", "Sự
Nuối Tiếc Muộn Màng", "Phận Làm Con",..."
Người viết bài đồng thuận với ý kiến của anh Lý Tòng Tôn, nền văn hóa Nho giáo vốn đề cao quan niệm trung hiếu nghĩa như: “Trung chi quân, hiếu chi phụ mẫu, dữ chi bản”, như theo Kinh Lễ, ý tưởng trung thành với minh vương, hiếu lễ với cha mẹ xem như cùng một nguồn gốc vậy. Áp dụng trong quan điểm sau này đi từ thời quân chủ sang dân chủ, hay từ Minh Vương (Minh Chúa) sang Quốc Gia tự do dân chủ (không Cộng sản), với tập thể người tị nạn chính trị tại hản ngoại mang căn cước kháng Cộng triệt để, mẫu mực "Trung Thần Hiếu Tử" được ngòi bút Nguyễn Hữu Của viết nhiều trong số 29 bài mà tôi muốn gọi là các bài tâm bút hay tạp ghi của ông, những ý niệm mà hai diễn giả Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm và Thẩm phán Phạm Đình Hưng cũng đã đề cập về những suy tư, những băn khoăn của tác giả. Cuộc đời trong quân ngũ, trong vòng lao tù bởi những người Cộng Sản, tác giả ghi nhận lại những tâm bút ray rức về quê hương, về dải đất Mẹ Việt Nam đang trong trăn trở.
Người viết bài đồng thuận với ý kiến của anh Lý Tòng Tôn, nền văn hóa Nho giáo vốn đề cao quan niệm trung hiếu nghĩa như: “Trung chi quân, hiếu chi phụ mẫu, dữ chi bản”, như theo Kinh Lễ, ý tưởng trung thành với minh vương, hiếu lễ với cha mẹ xem như cùng một nguồn gốc vậy. Áp dụng trong quan điểm sau này đi từ thời quân chủ sang dân chủ, hay từ Minh Vương (Minh Chúa) sang Quốc Gia tự do dân chủ (không Cộng sản), với tập thể người tị nạn chính trị tại hản ngoại mang căn cước kháng Cộng triệt để, mẫu mực "Trung Thần Hiếu Tử" được ngòi bút Nguyễn Hữu Của viết nhiều trong số 29 bài mà tôi muốn gọi là các bài tâm bút hay tạp ghi của ông, những ý niệm mà hai diễn giả Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm và Thẩm phán Phạm Đình Hưng cũng đã đề cập về những suy tư, những băn khoăn của tác giả. Cuộc đời trong quân ngũ, trong vòng lao tù bởi những người Cộng Sản, tác giả ghi nhận lại những tâm bút ray rức về quê hương, về dải đất Mẹ Việt Nam đang trong trăn trở.
Tôi hỏi thăm ý kiến của anh chủ tịch Cao Minh Hưng của tổ chức Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, anh cũng là
Trưởng ban tổ chức buổi ra mắt sách của bài viết này, anh cho những cảm nghĩ cá nhân như sau:
"Lần đầu tiên khi nghe Nhà văn Nguyễn Hữu
Của nói về quyển tuyển tập "Mẹ Việt Nam Ơi! Chúng Con Vẫn Còn Đây", đã
gợi trong tôi sự tò mò. Có lẽ không riêng gì cá nhân tôi, mà nhiều
người khi nghe tên quyển sách này sẽ tự hỏi tại sao tác giả lại chọn tựa
đề của một bản nhạc quen thuộc của Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, phổ từ bài thơ
của Thi sĩ Hoàng Phong Linh (bút hiệu của chiến sĩ Võ Đại Tôn) làm tựa
đề cho quyển sách của mình.
Tôi đã tìm ra câu trả lời khi đọc bài viết
đầu tiên trong quyển sách với lời tâm tình của nhà văn Nguyễn Hữu Của:
"Mỗi khi nghe câu hát này, lòng tôi lại rộn lên một niềm vui khó tả".
Ông đã đem cảm xúc ấy để trải bày trong suốt quyển sách, và sự thành
công trong ngày ra mắt sách với số đông người tham dự cho thấy tình cảm
của nhiều người dành cho Nhà văn Nguyễn Hữu Của và quyển sách này. Các
anh chị em trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ rất hân hạnh được góp một bàn
tay cùng với Nhà văn Nguyễn Hữu Của với những tiết mục văn nghệ chọn lọc
để làm thăng hoa thêm những tâm tư mà tác giả đã gửi gắm qua quyển
tuyển tập.
Thay mặt Ban Tổ Chức, xin chân thành cám ơn sự tham gia của quý vị quan khách, quý vị diễn giả và các anh chị em trong CLB Tình Nghệ Sĩ đã cùng nhà văn Nguyễn Hữu Của gióng lên lời nhắn gửi "Mẹ Việt Nam Ơi! Chúng Con Vẫn Còn Đây" được vang xa hơn, như một thông điệp gửi về quê Mẹ Việt Nam với ước mong một ngày không xa, những người con Việt ly hương sẽ trở về khi không còn bóng đen cộng sản trên quê Mẹ Việt Nam. Cao Minh Hưng"
Thay mặt Ban Tổ Chức, xin chân thành cám ơn sự tham gia của quý vị quan khách, quý vị diễn giả và các anh chị em trong CLB Tình Nghệ Sĩ đã cùng nhà văn Nguyễn Hữu Của gióng lên lời nhắn gửi "Mẹ Việt Nam Ơi! Chúng Con Vẫn Còn Đây" được vang xa hơn, như một thông điệp gửi về quê Mẹ Việt Nam với ước mong một ngày không xa, những người con Việt ly hương sẽ trở về khi không còn bóng đen cộng sản trên quê Mẹ Việt Nam. Cao Minh Hưng"
Mời quý vị xem video tâm tình của tác giả Nguyễn Hữu Của cùng 2 nhạc sĩ điều hợp viên giờ "Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ Talk Show:
CLB Tình Nghệ Sĩ Talk Show: Phỏng Vấn NV Nguyễn Hữu Của http://www.caulacbotinhnghesi.net/index.php?option=com_content&view=article&id=752
Một trong những tiết mục văn nghệ quan trọng liên quan trực tiếp đến sách là bài hát quen thuộc của Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, phổ từ bài thơ của Thi sĩ Hoàng Phong Linh, do đôi song ca Lan Hương và Xuân Thanh trình bày . Ví không có link bài hát của Lan Hương và Xuân Thanh, nên tôi xin phép dùng MP3 link qua đôi song ca Nguyệt Ánh Việt Dzũng hát như dưới đây.
Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây – Nguyệt Ánh & Việt Dzũnghttp://timnhac.com.vn/me-viet-nam-oi-chung-con-van-con-day-nguyet-anh-viet-dzung-1629.html
Phần phát biểu của tác giả
Nguyễn Hữu Của đưa ra 5 điểm chính của tập sách "Mẹ Việt Nam Ơi Chúng
Con Vẫn Còn Đây" mới này . Ông nhắc đến 5 chủ đề như: Vinh danh người
chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, Tri ân các chiến sĩ thuộc các quốc gia đã
gửi quân đến tham chiến song song với chúng ta và chịu những tổn thất về
nhân mạng và tinh thần, bị giới truyền thông báo chí, phản chiến lăng
mạ, miệt thị,..., Hạnh phúc gia đình, Tự hào về tuổi trẻ Việt Nam hải
ngoại, và Lên án những khía cạnh tiêu cực xã hội. Nội dung của năm đề
tài chính này được lồng vào các bài viết trong sách.
Lời đúc kết, nhìn chung tác
phẩm nêu lên những điều lý tưởng của tác giả, những kinh nghiệm sống,
những trăn trở chính trị, những thao thức quê hương, những cảm nhận về
cuộc sống trong gia đình và xã hội được đem vào những lời tâm bút của
ông.
Buổi ra mắt quy tụ đông đảo đồng hương, nói lên sự quan tâm đề tài và chia sẻ niềm vui với tác giả Nguyễn Hữu Của.
Hoàng Nam
***********************************************************************************************
Phụ lục:
Phụ lục:
I/ Tóm lược Tiểu sử Nhà Văn Nguyễn Hữu Của
(do MC Vũ Minh Phương soạn)
1.- Nhà Văn Nguyễn Hữu Của.
Người Bình Dương, Cựu học sinh Nguyễn Trãi Bình Dương và Nguyễn Bá Tòng
Sài Gòn, Cựu SV luật khoa Sài Gòn,
2.- Cựu Đại úy ngành Quân Báo Quân Lực VNCH, nhưng oai hùng nhất là Cựu tù nhân chính trị 10 năm tại Suối Máu Biên Hòa, trại Z 30 A Gia Ray – Long Khánh, 60 ngày biệt giam xà lim.
3.- Định cư tại Hoa Kỳ năm 1990 là HO#1. Hiện tại ông làm phụ tà pháp lý Paralegal tại San Diego
4.- Bằt đầu cẩm bút và làm thơ vào năm 1960. Bài thơ đầu tiên được đang trên nhật báo Sài Gòn Mới do ba Bút Trà điều hành.
2.- Cựu Đại úy ngành Quân Báo Quân Lực VNCH, nhưng oai hùng nhất là Cựu tù nhân chính trị 10 năm tại Suối Máu Biên Hòa, trại Z 30 A Gia Ray – Long Khánh, 60 ngày biệt giam xà lim.
3.- Định cư tại Hoa Kỳ năm 1990 là HO#1. Hiện tại ông làm phụ tà pháp lý Paralegal tại San Diego
4.- Bằt đầu cẩm bút và làm thơ vào năm 1960. Bài thơ đầu tiên được đang trên nhật báo Sài Gòn Mới do ba Bút Trà điều hành.
5./ Về văn, ông sáng tác được 4 tác phẩm là:
a) - Giòng Sông Quê Hương,
b) - Cẩm nang cho người Việt lái xe
c) - Chung Một Niềm Đau
d) - Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây.
a) - Giòng Sông Quê Hương,
b) - Cẩm nang cho người Việt lái xe
c) - Chung Một Niềm Đau
d) - Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây.
6.- Ông được giải thưởng truyện ngắn năm 2007 với bài viết “Niềm Đau”,
7./ Hiện là Chủ Tịch Hội Ái Hữu Bình Dương và Chủ Nhiệm tập san Bình Đương
8/ Đương kiêm chức Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam Vùng Tây Nam Hoa Kỳ.
7./ Hiện là Chủ Tịch Hội Ái Hữu Bình Dương và Chủ Nhiệm tập san Bình Đương
8/ Đương kiêm chức Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam Vùng Tây Nam Hoa Kỳ.
II/ Phụ đính Cờ Vàng:
Ý Nghĩa Màu Cờ
Tác giả Đinh Lâm Thanh.
Lá cờ vàng, biểu tượng thiêng liêng của tình yêu đất nước, từ lâu lắm đã nằm trong đáy tim của người dân miền Nam, và đã như một phần đời sống không thể nào tách rời.
Tình yêu người dân miền Nam dành cho lá cờ Việt Nam Cộng Hòa lớn quá, sâu đậm quá, đến độ sẵn lòng đổi cả mạng sống mình cho tình yêu ấy. Xin kính mời quý vị trong phút giây này, chúng ta hay lang long cùng tưởng niệm với bài viết “Ý nghĩa màu cờ”.
**Màu Vàng, màu da của noi
giống con Rồng cháu Tiên, với một lịch sữ oai hùng đã ngàn năm anh dũng
chiến đấu chống ngoại xâm. Ba Sọc Đỏ tuong trung ba Miền Trung-Nam-Bắc,
anh em ruột thịt một nhà. Ba Sọc Đỏ còn là biểu tượng của ba giòng sông
Hồng Hà - Hương Giang - Cữu Long và ba nền văn hoá cổ truyền…nhưng cùng
chung một nguồn gốc, một giòng máu. Nhu vay la cờ Vàng là biểu tượng
chính thức của một sự kết hợp tuyệt diệu giữa lịch sử, noi giống, đất
nước, văn hóa, tình cảm và lý tưởng của dân tộc ViệtNam.
Giờ đây, quê hương xa cách
ngàn dặm, đồng bào quằn quại đau thương… Câu hỏi có thể làm gì cho tổ
quốc, giúp gì cho dân tộc là những trăn trở của những ai nặng tình quê
hương, thì không gì hơn, nơi đất khách quê người, chúng ta hãy đến với
nhau dưới màu cờ Tổ Quốc, để từ đây, chúng ta có thể chung sức đoàn kết
tạo sức mạnh, tìm một hướng đi cho đúng mục tiêu.
Phải nói rằng người Việt hải
ngoại tạm thời mất tất cả ngoại trừ lá Quốc Kỳ. Nhưng màu cờ Vàng Quoc
Gia chính là linh hồn tổ quốc, là tình yêu quê hương, là lý tưởng tranh
đấu, là điểm tựa của người tha hương, thì xem như chúng ta vẫn còn tất
cả ! Vậy chúng ta hãy đến với nhau dưới một màu cờ. Một hành động nhỏ
nhưng bao gồm nhiều ý nghĩa trọng đại qua các hành động:
- Hãy đặt bàn tay phải lên trái tim, mắt hướng về ngọn cờ để cảm thấy lòng mình ấm lại như đang sống trong lòng dân tộc, trong yêu thương của những người cùng chiến tuyến và trong vòng tay ân tình ruột thịt của đồng hương.
- Hãy cúi đầu mặc niệm để
hình dung đến những người đã nằm xuống cho quê hương, cho tự do và toàn
vẹn lãnh thổ. Để cảm thấy trai tim mình rung động vì những người đã chết
để cho chúng ta được sống, những người đã anh dũng nằm xuống để cho
chúng ta đủ nghị lực đứng lên. Không bao giờ chúng ta quen được các anh
chiến sĩ đã hy sinh một phần thân thể và các cô nhi quả phụ đang sống
lây lất tại quê nhà để cho chúng ta có cuộc sống an lành nơi bầu trời tự
do…
- Hãy đến dưới màu cờ Tổ
Quốc và dành vài phút yên lặng, để nghe trái tim mình rung động, để lòng
mình lắng xuống và tâm hồn bay cao với những ước mơ đẹp đẽ sẽ đến với
quê hương yêu quí của chúng ta trong một ngày không xa…
Đinh Lâm Thanh, Paris
Ban Hợp Ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ với "Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc"
Lan Hương và Xuân Thanh, "Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây!"
Quan Khách tham dự tại buổi ra mắt tác phẩm
MC Vũ Minh Phương vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
No comments:
Post a Comment