[PhoNang] KHÔNG CHIẾN TRUNG - NHẬT - GIẢ ĐỊNH (2)
To anhtruong
Today at 8:23 PM
KHÔNG
QUÂN M Ỹ NHẬT- THEO NHƯ TRẬN CHIẾN GIẢ ĐỊNH CÒN NHIỀU SƠ SÓT- CHIẾN
THẮNG KẺ THÙ - NGOÀI PHƯƠNG TIỆN RA CÒN Ý CHÍ CỦA CON NGƯỜI - ĐỪNG BỎ
QUA Ý CHÍ CỦA NHỮNG PHI CÔNG - ĐƯỢC TRUNG CỘNG HUẤN LUYỆN NHỒI NHÉT
TUYÊN TRUYỀN - GIẢ ĐỊNH LÀ DO THÁI LÁI F15 ĐÁNH KHÔNG ĐẸP MẮT KHÔNG THÀNH TRUYỆN - MÀN KỊCH GIẢ ĐỊNH NÀY NHĂC NHỞ NHẬT M Ỹ-KHÔNG NÊN LƠ LÀ VỚI TRUNG CỘNG .
Không chiến Trung-Nhật -
Kế hoạch tác chiến
tka23 post
Trong lúc căng thẳng đang gia tăng trên biển Hoa Đông, trang Foreign Policy hôm 3.12 đã giả thử trận không chiến có thể xảy ra giữa Trung cộng và Nhật Bản với sự yểm trợ của Mỹ.
Máy bay trinh sát P-3C Orion - Ảnh: US Navy |
Hôm 23.11, Trung cộng đã thiết lập Vùng nhận dạng phòng không
(ADIZ) trên biển Hoa Đông bao trùm khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
tranh chấp với Nhật.
Cả Nhật và Mỹ đều tuyên bố không công nhận ADIZ của Trung cộng , và
ngay sau đó đã điều động chiến đấu cơ xâm nhập khu vực này để nói lên
quan điểm của mình. Thậm chí 2 chiếc máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay
trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư như một tín hiệu khiêu khích Trung cộng .
Hai ngày sau đó, Không quân Trung cộng điều động các chiến đấu cơ
J-11 và Su-30, cùng với máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 tuần tra trong
ADIZ.
Được dựa theo theo trò
chơi máy tính siêu thực tế có tên gọi là “Chỉ huy chiến dịch Không - Hải
chiến hiện đại (C:MANO)”, màn kịch nói trên đặt ra tình huống giả là Bắc Kinh quyết định “dạy cho Tokyo một bài học” bằng cách bắn hạ máy bay tuần tra của Nhật.
Bất ngờ cho các bên tham
gia đã xảy ra khi ba loại vũ khí kỷ thuật cao nhất thế giới đụng độ
nhau trong trận không chiến giả định theo tờ Foreign Policy.
Kế hoạch tác chiến của Trung cộng
Trung cộng
lập kế hoạch phục kích một chiếc P-3C Orion - là máy bay tuần tra biển
của Nhật được hộ tống bởi 2 chiến đấu cơ F-15J Eagle - đang thực hiện
phi vụ thường xuyên trên khu vực quần đảo Ryukyu và Senkaku/Điếu Ngư.
Lực lượng phòng vệ của
Nhật có những hạn chế nhất định trong việc bảo vệ những quần đảo này, vì
Ryukyu nằm cách cực nam quần đảo Nhật Bản đến hàng trăm dặm và có dân
cư thưa thớt, còn quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thì lại nằm khá gần Trung
cộng . Phi vụ tuần tra thường nhật thật ra chỉ là một trong những biện
pháp nhằm làm yên lòng dân cư địa phương.
Nếu thành công trong vụ phục kích chiếc P-3C, và ở trong điều kiện
thuận lợi, phía Trung cộng sẽ bắn hạ thêm một máy bay cảnh báo sớm
trên không E-2C Hawkeye đang hoạt động phía tây nam đảo Okinawa. Theo
đó, Không quân Trung cộng có kế hoạch khai triển 3 nhóm tác chiến.
Nhóm đầu tiên gồm 4 chiến đấu cơ J-11B, chịu trách
nhiệm loại khỏi vòng chiến các phi cơ hộ tống F-15 của Nhật, nhằm cô
lập chiếc P-3C, là loại máy bay không có khả năng tự vệ.
Nhóm thứ hai bao gồm 4 chiến đấu cơ đa nhiệm J-10 sẽ tham chiến và bắn hạ chiếc P-3C, và luôn cả chiếc Hawkeye nếu thuận lợi.
Nhóm thứ ba
chịu trách nhiệm chỉ huy và kiểm soát mạng lưới radar, với một máy bay
cảnh báo sớm trên không KJ-2000 được các chiến đấu cơ hộ tống hai bên
sườn. Nhóm cảnh báo sớm này sẽ ở lại trong khu vực tác chiến đến khi kết
thúc chiến dịch, thay vì hoạt động ở khu vực duyên hải Trung cộng .
Tất cả chiến đấu cơ của Trung cộng đều được vũ trang toàn diện.
Mỗi chiếc J-11B trang bị 4 hỏa tiển tầm xa PL-12 dẫn đường bằng radar,
cùng với 4 hỏa tiển tầm ngắn PL-9 dẫn đường bằng hồng ngoại. Còn mỗi
chiếc J-10 được trang bị 2 quả hỏa tiển.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản
Trong thời gian gần đây, Lực lượng Phòng vệ trên không của Nhật
(JASDF) đã bắt đầu điều động chiến đấu cơ hộ tống lực lượng tuần tra
trong khu vực. Như vậy, máy bay P-3C của Lực lượng Phòng vệ trên biển khi bay tuần tra thường nhật sẽ được hộ tống bởi 2 chiếc F-15.
Ngoài ra, một tốp 2 chiếc F-15 khác thuộc Phi đội 204
Hikotai có căn cứ đặt tại Okinawa sẽ bay tuần tra trực tiếp trên không
phận quần đảo Ryukyu.
Chiến đấu cơ F-15 được trang bị vũ khí hạng nhẹ bao gồm 2 hỏa tiển
tầm xa AAM-4 dẫn đường bằng radar, cộng với 2 hỏa tiển tầm ngắn AAM-3
dẫn đường bằng hồng ngoại.
Ngoài ra, còn có 2 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Không
quân Mỹ đang tập trận ở phía đông nam của đảo Okinawa trong nhiệm vụ
luân phiên tạm thời. F-22 được trang bị 6 hỏa tiển tầm xa AMRAAM và
2 hỏa tiển tầm ngắn Sidewinder.
Nhờ mối liên hệ chặt chẽ giữa JASDF và Không quân Mỹ, Raptor có thể đến hỗ trợ lực lượng của Nhật, nếu cần thiết.
Mặc dù đã lập kế hoạch cẩn trọng, nhưng trên thực tế, Không quân
Trung cộng vẫn còn thiếu khả năng bao quát khu vực tác chiến. Lực lượng
Trung cộng không thấy được tốp F-15 thứ hai cũng như sự hiện diện bất
ngờ của F-22 Raptor.
Phục kích
Vào giờ G+3 ngày N trên biển Hoa Đông, trong phi vụ thường nhật,
chiếc máy bay tuần tra biển P-3C của Nhật đang bay cách quần đảo Senkaku
50 dặm về phía Tây bất ngờ bị phục kích.
Các chiến đấu cơ J-11 của Trung cộng - Ảnh: Chinese Military Review |
Theo kế hoạch, Orion sẽ bay
về phía Tây tuần tra trên khu vực đảo Uotsuri và đảo Kuba thuộc quần
đảo Senkaku/Điếu Ngư, và sau đó trở về căn cứ Okinawa. Cách xa 2 dặm ở
hướng 8 giờ của chiếc P-3C là 2 chiến đấu cơ hộ tống F-15. Hai chiếc
F-15 đã tắt hệ thống cảm biến của mình và bay theo mạng radar được cung
cấp bởi chiếc E-2 Hawkeye hiện đang hoạt động trên quỹ đạo phía Tây đảo
Okinawa.
Bất ngờ, chiếc Hawkeye thu
nhận nhiều tín hiệu liên lạc radar không rõ danh tính, đồng thời trên
màn hình hiện ra 8 đốm sáng được xác định thành 3 nhóm phi cơ lạ, và
nhóm gần nhất cách chiếc P-3C 120 dặm, theo giả dịnh của tờ Foreign Policy.
Khi phát hiện tín hiệu
liên lạc radar thuộc loại 1474 của Trung cộng , các chuyên viên phân
tích tín hiệu trên chiếc E-2 đã suy luận đó có thể đó là J-11B. Và sau
đó có thêm 3 tín hiệu liên lạc radar tương tự gần đó. Như vậy tổng cộng
có thể là 4 chiếc J-11B của Trung cộng đang tìm cách đến gần chiếc máy
bay tuần tra biển.
Chiếc Orion không có khả
năng tự vệ ngay lập tức quay đầu trở về căn cứ với tốc độ tối đa. Nhưng
máy bay cánh quạt lớn chỉ có thể bay ở tốc độ 400 dặm/giờ, quá chậm để
thoát khỏi sự săn đuổi của những chiếc J-11. Hai chiếc F-15 sẽ phải bảo vệ cho Orion rút lui đến một khoảng cách an toàn.
Hai chiến đấu cơ của Nhật
ngay lập tức mở hệ thống radar và tăng tốc nhắm hướng có khả năng tiến
gần máy bay địch. Với tốc độ khoảng 1.000 dặm/giờ, 2 chiếc F-15 thu hẹp
khoảng cách khá nhanh. Khi còn cách mục tiêu 56 dặm, nhóm phi cơ lạ
được nhận dạng chính xác là loại J-11B. Ở khoảng cách 22 dặm, hệ thống
cảnh báo hỏa tiển trong buồng lái những chiếc F-15 báo động các máy bay
lạ đã khai hỏa hỏa tiển .
Nhật Bản bị tấn công
Và chiến đấu cơ hộ tống của Nhật nhanh chóng phản công. Thông
thường, để dễ bắn trúng chiến đấu cơ của Trung cộng , các phi công F-15
sẽ nhắm mục tiêu 2 chiếc J-11 với 2 quả hỏa tiển cho mỗi chiếc.
Nhưng hiện tại, nhiệm vụ chính của họ là cản trở cuộc tấn công của đối phương, nhằm kéo dài thời gian cho chiếc P-3C tẩu thoát. Vì thế mỗi chiếc F-15 chỉ phóng một quả hỏa tiển nhằm vào một chiếc J-11, và sau đó lần lượt rút lui làm vòng chờ.
Chiến đấu cơ Trung cộng bắt đầu khai hỏa trở lại, nhưng chúng chỉ
kịp phóng được 10 trong số 16 quả hỏa tiển PL-12 vì phải thực hiện động
tác tránh né hỏa tiển của Nhật. Các chiến đấu cơ
Trung cộng không thể khai hỏa 3 quả hỏa tiển tầm xa cuối cùng của họ,
và phải sớm nhào lộn trên không để tránh bị bắn hạ.
Tuy nhiên, cơ hội sống sót của 2 chiếc F-15 là rất mong manh. Mặc
dù hoả tiển có phẩm chất kém hơn, nhưng Trung cộng lại có lợi thế về
số lượng. Hai chiếc F-15 cũng phải nhào lộn để lẩn tránh, đồng
thời dùng biện pháp đối phó điện tử để đánh lạc hướng hỏa tiển , và
bung ra các đám mây bụi kim loại gây nhiễu radar.
Mặc dù mỗi quả hỏa tiển Trung Quốc có khả năng yếu kém , nhưng
phóng một loạt 10 quả thì rất ghê gớm. Sau khoảng một phút, hình ảnh
hiển thị 2 chiếc F-15 đều chớp nháy trên màn hình radar, báo hiệu đã bị
trúng hỏa tiển và sắp rơi.
Đồng thời, 4 quả hỏa tiển AAM-4 của Nhật cũng đã kịp thời hạ được
một chiếc J-11. Ba chiếc J-11 còn lại cùng với 4 chiếc J-10 gầm thét
trong cơn giận dữ và uất ức của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản.
Phản công
Chỉ vài giây sau khi xác định được chiến đấu cơ Trung cộng , tốp
F-15 thứ hai đang bay gần đảo Miyako ngay lập tức ngoặt sang hướng bắc
để đến hỗ trợ đồng đội. Xả hết tốc lực, 2 chiếc F-15 lao đến khu vực tác chiến với tốc độ siêu âm.
Cả hai chiếc F-15 đều mở hệ thống radar của họ để thu hút sự chú ý
của phi cơ Trung cộng , với hy vọng nhử được một số chiếc ra khỏi vùng
tác chiến. Nhưng chiến thuật này không hiệu quả. Các phi công thuộc tốp F-15 thứ hai đành xem các đồng đội của mình biến mất khỏi màn hình radar.
Hai chiếc F-15 còn lại ngay lập tức tập trung tấn công những chiếc
J-11 đang đuổi theo chiếc P-3C. Họ khai hỏa 2 hỏa tiển AAM-4 nhằm vào
mỗi chiếc J-11, bắt đầu với chiếc dẫn đầu. Hai chiến đấu cơ Trung cộng
bị bắn hạ và bốc cháy dữ dội.
Thoát khỏi hỏa tiển của
địch, 2 chiếc F-15 thuộc tốp thứ hai quay trở về căn cứ. Thật ra, theo
lý thuyết, họ có thể tiếp tục tấn công bằng hỏa tiển hồng ngoại tầm
ngắn hơn, nhưng do bị áp đảo về số lượng với tỷ lệ 2 Nhật - 5 Trung, đội
Nhật buộc phải rời vùng tác chiến.
Thêm vào đó, họ nắm được những thông tin mà phía Trung cộng không
biết. Đó là tại thời điểm P-3C quay đầu tẩu thoát, thì 2 chiếc F-22 của
Mỹ đang trong một phi vụ huấn luyện ở phía Đông Okinawa đã bắt đầu tham
chiến, và lao về phía khu vực tác chiến với tốc độ khoảng 1.000 dặm/giờ.
Đó là lúc Trung cộng phải đối diện với trận không chiến đẫm máu nhất
từ trước tới nay.
Mỹ tham chiến
Dù những chiếc F-15 đã nỗ lực tối đa, chiếc P-3C vẫn còn trong vòng nguy hiểm vì tốc độ vẫn chậm hơn nhiều so với các chiến đấu cơ Trung cộng đang xả hết tốc lực để truy đuổi.
Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Mỹ - Ảnh: US Air Force |
F-22 Raptor bị bắn hạ
Các chỉ huy trưởng lực
lượng Mỹ và Nhật vẫn tin rằng F-22 sẽ xoay chuyển cục diện cuộc chiến
theo hướng có lợi cho họ. Vì mỗi chiếc F-22 trang bị đến 6 quả hỏa tiển
AMRAAM, nghĩa là người Mỹ có trong tay 12 hỏa tiển để tiêu diệt 5
chiến đấu cơ Trung cộng .
Các phi công F-22 phóng 2
quả AMRAAM nhắm vào mỗi chiếc phi cơ địch. Trước khi khai hỏa, họ đã
thực hiện một động tác không thật sự cần thiết và khá nguy hiểm là kích
hoạt hệ thống radar AN/APG-77. Vì radar chủ động giúp bạn nhắm mục tiêu,
nhưng đồng thời nó cũng làm bạn lộ diện trước phi cơ địch.
Nhưng bất ngờ là trong loạt phóng đầu, tất cả 6 quả hỏa tiển
AMRAAM của Mỹ đều trật mục tiêu. Song 2 trong số 4 quả hỏa tiển trong
loạt thứ hai đã trúng mục tiêu, loại khỏi vòng chiến 2 chiến đấu cơ
Trung cộng . Mỹ nhanh chóng khai hỏa 2 quả AMRAAM cuối cùng của họ. Một
chiến đấu cơ J-10 bị bắn rơi và bốc cháy.
Hiện tại, Trung cộng chỉ còn 2 chiến đấu cơ. Các chỉ huy trưởng
lực lượng Mỹ và Nhật tin rằng họ đã thắng trận. Nhưng sau đó, điều khó
tin đã xảy ra: một trong 2 chiếc F-22 tàng hình đã phát nổ.
Các sĩ quan lực lượng đồng minh choáng váng bởi biến cố bất ngờ này
vì họ tin vào sự ưu việt và bất khả chiến bại của những chiếc Raptor.
Do vậy, khi chiến đấu cơ Trung cộng phóng PL-12 nhằm vào F-22, họ đã
không quá lo lắng, với niềm tin Raptor sẽ dễ dàng đánh bại chúng. Nói
thẳng ra, ngay cả những chiếc F-15 không có khả năng tàng hình cũng đã
đánh bại hầu hết các tên hỏa tiển nhắm vào họ.
Nhưng điều họ cần xem xét ở đây là phi cơ Trung cộng đã có thể phát hiện máy bay tàng hình, có thể là do người Mỹ đã phạm sai lầm khi kích hoạt hệ thống radar của họ. Mặc
dù hỏa tiển Trung cộng kém phẩm chất , nhưng các bộ cảm biến của Bắc
Kinh do Nga thiết kế lại khá tốt. Dù hỏa tiển Trung cộng có khả năng
thấp, nhưng J-10 và J-11 đã phóng ít nhất một chục quả hỏa tiển nhằm vào
một chiếc Raptor.
Báo cáo sau trận chiến
Trung cộng thất bại trong vụ phục kích chiếc P-3C của Nhật. Máy
bay tuần tra thoát được về căn cứ, theo kịch bản mô phỏng không chiến
của tờ Foreign Policy.
Về phía đồng minh, tất cả mọi thứ - bao gồm thiệt hại 3 chiến đấu
cơ đắt tiền và có khả năng là cả các phi công - đều là thứ yếu chỉ để
bảo vệ chiếc P-3 và 12 thành viên phi hành đoàn của nó. Sáu chiếc trong
tổng số 8 chiến đấu cơ Trung cộng đã bị bắn hạ.
Đối với Bắc Kinh, năng lực tình báo kém cỏi đã dẫn đến tính toán sai lầm. Chỉ
huy trưởng chiến dịch của Trung cộng đã không hề biết Mỹ và Nhật có
đến 4 chiếc F-15 và 2 chiếc F-22 trong khu vực tác chiến.
Tuy nhiên, phía Trung cộng
đã bắn hạ được 2 chiếc F-15 đầu tiên trong trận không chiến kể từ khi
Eagle được đưa vào phục vụ trong năm 1970. Họ cũng đã diệt được một
chiếc F-22 - loại chiến đấu cơ tốt nhất và đắt nhất từng được chế tạo.
Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật được huấn luyện tốt hơn so
với Không quân Trung cộng và được vũ trang không hề thua kém. Để có cơ
hội chiến thắng, Bắc Kinh sẽ phải áp đảo đối phương với số lượng tuyệt
đối. Đó cũng chính là yếu tố thuận lợi của Trung cộng .
Trung cộng có khả năng tập trung được một lực lượng đông đảo hơn
nhiều trong bất kỳ cuộc xung đột bất ngờ nào ở Thái Bình Dương.
Trong khi Mỹ và Nhật chỉ dựa vào hai căn cứ không quân là Naha và Kadena - đều đặt tại Okinawa
- để điều động chiến đấu cơ bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Còn
Trung cộng có một số lượng lớn các căn cứ không quân và hiện tại, đang
xây dựng nhiều hơn. Đó là lợi thế khi phát động cuộc chiến ở sân nhà.
Nhưng số lượng không phải là yếu tố quyết định. Cả Mỹ và Nhật đều
dựa vào lợi thế kỷ thuật tối tân hơn để bù đắp vào số lượng nhỏ hơn .
Nhưng họ không nhất thiết phải phạm sai lầm như vậy(mở radar khi cận
chiến).
Sự hiện diện của F-22 trong trận chiến giả cho thấy sự khác biệt
đó. Bay với tốc độ 1.000 dặm một giờ, Raptor đã đến trong tích tắc. Và
phía Trung cộng đã không hề biết sự có mặt của họ cho đến khi người Mỹ
bật hệ thống radar một cách thiếu thận trọng.
Kết
luận từ trận không chiến giả định trên cho thấy nếu Mỹ và Nhật thật sự
muốn ngăn chặn một Trung cộng ngày càng hung hăng, họ sẽ phải tìm cách
gia tăng số lượng chiến đấu cơ của mình trong khu vực này.
Nguyên Giang
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
No comments:
Post a Comment