Tuesday, June 11, 2013

BẦU CỬ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU Ở IRAN
tka23 post
      Ngày 14/6 tới sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống tại Iran. Cho đến nay, danh sách ứng cử viên chính thức vẫn chưa được công bố sau vài lần hoãn. Có đến hàng trăm người ghi danh  tranh cử, nhưng sẽ chỉ có vài chục người được điền tên vào lá phiếu bầu cử. Việc cựu Tổng thống Ali Akbar Hashemi Rafsajani ghi danh tranh cử đã khiến cho cuộc bầu cử trở nên hấp dẫn, thu hút cử tri Iran quan tâm nhiều hơn đến cuộc đua.
Tính luôn ông Rafsajani, tổng số người ghi danh  tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Iran đến nay đã vượt qua 700 người. Tuy không bằng số người ghi danh trong các kỳ bầu cử trước đây (khoảng trên dưới 1.000 người), nhưng đây cũng đã là con số đủ khiến cho 12 thành viên trong Hội đồng Bảo vệ - cơ quan phụ trách sàng lọc ứng cử viên Tổng thống - phải làm việc  suốt nhiều ngày liền. Rốt cuộc, thời gian công bố danh sách 23 ứng cử viên chính thức được ấn định là ngày 23/5.
Ngày 11/5, cựu Tổng thống Rafsajani đã chính thức tham gia tranh cử, và cuộc đua tranh bắt đầu sôi động, không chỉ thu hút sự quan tâm của cử tri, mà còn châm ngòi cho màn công kích kịch liệt của phái bảo thủ thân với Đại giáo chủ Ali Khamenei nhắm vào Rafsajani. Các đối thủ thuộc phái bảo thủ bắt đầu  tấn công Rafsajani  qua những bài viết đăng trên báo, những bài phát biểu trước công chúng của các lãnh đạo tôn giáo, các nghị sĩ và ngay chính  các ứng cử viên bảo thủ.
Tuổi tác là yếu điểm trước tiên phái bảo thủ tận dụng để tấn công Rafsajani. "Một đất nước trẻ sẽ không bầu cho một ông lão 80 tuổi" - ứng cử viên bảo thủ Kamran Bagheri Lankarani phát biểu trên một chương trình phát thanh địa phương.
Phái bảo thủ Iran lập luận, với tuổi 79 (sinh năm 1934), Rafsajani đã quá già để có thể điều hành đất nước Iran một cách hiệu quả, để có thể tham gia những cuộc đấu tranh  chính trị đòi hỏi nhiều sức lực thể chất lẫn nhuệ khí tinh thần với các "kẻ thù" ở bên ngoài. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn có những chính trị gia ngoài 80 tuổi vẫn chưa nghỉ, như Tổng thống Italia
Giorgio Napolitano (87 tuổi), Tổng thống Israel Simon Peres (90 tuổi).
Quá khứ chính trị cũng là lý do để phái bảo thủ công kích Rafsajani. Là một trong những "khai quốc công thần" từ thời Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Rafsajani từng được Đại giáo chủ Ruhollah Khomeini quý trọng  nhờ công trạng to lớn trong cuộc cách mạng và cả trong việc chấm dứt chiến tranh biên giới với Iraq năm 1988. Rafsajani được bổ nhiệm một loạt chức vụ, từ Bộ trưởng Nội vụ cho đến Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia rồi Chủ tịch Nghị viện (Quốc hội) Iran trước khi được chọn ra ứng cử và trở thành Tổng thống Iran năm 1989, nổi tiếng với chương trình tái thiết Iran sau chiến tranh Iraq-Iran (1980-1988).
Rafsajani cũng có lúc mạnh dạn thể hiện quan điểm cởi mở, chủ trương cải cách và một thái độ hòa hoãn với những quốc gia mà giới giáo sĩ cầm quyền ở Iran xem là "kẻ thù".
  Sau thất bại trước Mahmoud Ahmadinejad vào năm 2005, dù không công khai ủng hộ ứng cử viên đảng Xanh ngay từ đầu, nhưng sau đó Rafsajani lại công khai ủng hộ thành phần nổi loạn tổ chức xuống đường rầm rộ phản đối kết quả cuộc bầu cử tổng thống ngày 12/6/2009, trong đó ứng cử viên đảng Xanh là Mir-Hossein Mousavi thất bại và xuống đường phản đối. Con gái của ông Rafsajani cũng ủng hộ những người biểu tình và hậu quả là đã bị lực lượng an ninh Basij bắt giam và bị xử tù 6 tháng.
Cựu Ngoại trưởng Ali-Akbar Velayati.
Từ sau vụ bầu cử 2009, Rafsajani đã trở thành kẻ đối nghịch với phái bảo thủ. Đại giáo chủ Ahmad Jannati, Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ, đã có những lời chỉ trích bóng gió nhắm vào ông Rafsajani. Ngay trước khi Rafsajani chính thức ghi danh tranh cử, một bức thư với chữ ký của 7.000 chuyên viên trong ngành luật và giáo dục đã được gửi đến Đại giáo chủ Jannati yêu cầu ông hủy tư cách ứng cử viên của Rafsajani do có dính líu trong cuộc nổi dậy sau cuộc bầu cử năm 2009. Sau bức thư đó, 100 nghị sĩ bảo thủ đã ký một bức thư khác cũng yêu cầu hủy tư cách ứng cử viên của Rafsajani.
Bất chấp những đòn công kích quyết liệt của phái bảo thủ, Rafsajani vẫn được đa số công chúng ủng hộ, được xem là một ứng cử viên nặng ký nếu ông được phép ra tranh cử. Kinh nghiệm dày dạn trong điều hành kinh tế, tinh thần cải cách mạnh mẽ là những ưu điểm khiến Rafsajani trở thành  điểm thu hút sự quan tâm của cử tri Iran đối với cuộc bầu cử. Trước khi ông ghi danh  tranh cử, phần lớn người Iran không có ý định đi bỏ phiếu. Nhưng từ khi có ông tham gia, nhiều người trong số họ đã thay đổi ý định, tuyên bố sẽ đi bỏ phiếu và sẽ bầu cho Rafsajani để hy vọng ông có thể giúp tháo gỡ những khó khăn chồng chất hiện nay của đời sống kinh tế.
Cựu Trưởng đoàn đàm phán Saeed Jalili.
Mặt khác, nội bộ phái bảo thủ cũng đang chia rẽ, không thống nhất cùng nhau ủng hộ chung một ứng cử viên. Quả thực rất khó để phái bảo thủ tìm được tiếng nói chung, bởi lẽ có quá nhiều tên tuổi  cùng nuôi tham vọng làm người thay thế ông Ahmadinejad.
 Trong số họ,những  người sáng giá nhất phải kể đến cựu Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Saeed Jalili, rất mực trung thành với Đại giáo chủ Khamenei.
 Kế đến là Thị trưởng thành phố Tehran, Mohammed Baqer Qalibaf,
 Cựu Ngoại trưởng Ali Akbar Velayati,
 Một cựu trưởng đàm phán hạt nhân khác là Hassan Rowhani và
 Esfandiar Rahim Masheri, cựu cố vấn cao cấp của Tổng thống Ahmadinejad.
Một vấn đề nổi bật gây chia rẽ giữa các ứng cử viên của phái bảo thủ là chính sách đối ngoại của đất nước. Chính sách đối ngoại của Iran với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là xoay quanh chương trình hạt nhân của nước này, có ảnh hưởng mạnh lên nền kinh tế, và tác động từ các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đang khiến cho kinh tế Iran lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.
  Ai  giải quyết được tình trạng kinh tế khó khăn, người đó sẽ giành được lá phiếu của cử tri. Mà muốn giải quyết được tình trạng kinh tế khó khăn thì phải dựa vào chính sách ngoại giao phù hợp
TỔNG HỢP
 
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:

No comments:

Post a Comment