Thursday, November 28, 2013

[PhoNang] NÓI QUA VỀ BIỂN HOA ĐÔNG

anh truong
To anhtruong
Nov 26 at 6:50 PM
TRANH CHẤP VÌ DẦU MÕ TRÊN BIỂN ĐÔNG CHỈ L À CÁCH NÓI  - THỰC TẾ  NHỮNG ĐẢO KHÔNG NGƯỜI  Ở - LÀCỬA NGÕ NẾU HẢI QUÂN TRUNG CỘNG MẠNH VÀ MUỐN VƯƠN RA NGOÀI THÁI BÌNH DƯƠNG BAO LA- HIỆN NAY NHẬT VÀ NAM HÀN ĐANG LÀ NGƯỜI GIỮ CỬA.TRUNG CÔNG CẦN CHIẾM GIỮ .
 
NÓI QUA VỀ BIỂN HOA ĐÔNG
tka23 post
Biển Hoa Đông là một biển thuộc Thái Bình Dương và nằm về phía đông của Trung Hoa đại lục. Tại Trung cộng , biển này được gọi là Đông Hải. Ở Hàn Quốc, vùng biển này đôi khi được gọi là Nam Hải nhưng từ
 ngữ này chỉ dùng để chỉ vùng biển gần bờ ở phía nam Hàn Quốc.

Địa lý

Biển Hoa Đông được tính từ bởi đảo
Kyushu và quần đảo Nansei, phía nam giáp đảo Đài Loan và phía tây giáp Trung hoa đại lục. Nó thông với biển Đông ở phía nam qua eo biển Đài Loan và thông với biển Nhật Bản qua eo biển Triều Tiên, mở rộng lên phía bắc đến Hoàng Hải.
 Biển có diện tích là 1.249.000 km².
Biển Hoa Đông tiếp giáp với đường biển của các quốc gia (theo chiều kim đồng hồ từ phía Bắc) gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và  Trung cộng .

Sông

Sông lớn nhất đổ ra Biển Hoa Đông là altTrường Giang (tức sông Dương Tử)
 
.

Đảo và đá ngầm

  • Quần đảo Senkaku: tranh chấp giữa  Trung cộng , Trung Hoa Dân Quốc và Nhật Bản.
  • Đảo Hải Tiêu.
Ở phía bắc biển Hoa Đông có một số rạn đá ngầm như:
  • Đá ngầm Socotra (tiếng Triều Tiên: 이어도, Ieodo; Trung văn giản thể: 苏岩礁; bính âm: Sūyán Jiāo; Hán-Việt: Tô Nham tiêu): tranh chấp giữa  Trung cộng  và Hàn Quốc.
  • Đá ngầm Hổ Bì (Trung văn giản thể: 虎皮礁; bính âm: Hǔpí Jiāo; Hán-Việt: Hổ Bì tiêu)
  • Đá ngầm Áp (Trung văn giản thể: 鸭礁; bính âm: Yā Jiāo; Hán-Việt: Áp tiêu)

Tranh chấp

alt
alt
Biển Hoa Đông nhìn từ bờ biển Dã Liễu, Đài Loan
Tại Biển Hoa Đông có những  tranh chấp giữa Trung công , Nhật Bản và Hàn Quốc về phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia.
Tranh chấp giữa Trung cộng  với Nhật Bản liên qua tới nguồn khí thiên nhiên. Trung cộng  gần đây đã phát giác ra rằng tại đây tồn tại một mỏ khí thiên nhiên lớn dưới đáy biển Đông Hải, một phần của mỏ nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Trung cộng  trong khi phần còn lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế đang tranh chấp giữa Nhật Bản và  Trung công .
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố vùng biển đang tranh chấp như là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình do nó là phần mở rộng tự nhiên của thềm lục địa thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong khi Nhật Bản tuyên bố vùng biển đang tranh chấp như là vùng đặc quyền kinh tế của mình do nó nằm trong phạm vi 200 hải lý (370 km) từ bờ biển Nhật Bản.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cho lắp đặt thiết bị tại mỏ hơi đốt Xuân Hiểu, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và chỉ cách ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế đang bị Nhật Bản tranh chấp trên 4 km, để khai thác khí thiên nhiên. Nhật Bản cho rằng mặc dù các thiết bị của mỏ hơi đốt Xuân Hiểu nằm ở mé Trung cộng  của đường trung tuyến mà chính quyền Tokyo coi như là ranh giới biển của hai phía, nhưng chúng có thể khoan vào các mỏ kéo dài tới vùng tranh chấp. Vì thế Nhật Bản đòi hỏi phải được ăn chia trong nguồn khí thiên nhiên này.
Tranh chấp giữa Trung cộng  và Hàn Quốc liên quan tới đá ngầm Socotra (alt32°07′22,63″B 125°10′56,81″Đ / 32,11667°B 125,16667°Đ / 32.11667; 125.16667), một rạn đá ngầm mà trên đó Hàn Quốc đã cho xây dựng một trạm nghiên cứu khoa học. Trong khi không một quốc gia nào tuyên bố đá ngầm này là lãnh thổ của mình thì Trung cộng  lại cho rằng các hoạt động của Hàn Quốc tại đây là vi phạm quyền chủ quyền của Trung cộng  trong vùng đặc quyền kinh tế của mình
BKTT
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:

No comments:

Post a Comment