Friday, March 21, 2014


Thứ sáu, 21/3/2014 11:42 GMT+7

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường các tàu cá

Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền ở biển Đông và yêu cầu bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam.

Theo Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), từ đầu năm đến nay một số tàu cá Việt Nam khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị phía Trung Quốc ngăn chặn, truy đuổi và gây thiệt hại về tài sản.
Cụ thể, vào 14h45 ngày 7/1, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90055 TS cùng 7 ngư dân bị tàu Trung Quốc số hiệu 1239 truy đuổi và đập phá tài sản. Tiếp đó ngày 1/3, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96074 TS cùng 12 ngư dân bị tàu Ngư Chính 02 của Trung Quốc khống chế, tịch thu một số tài sản.
Ngày 17/3, đại diện Cục Lãnh sự đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối phía Trung Quốc về những vụ việc này. Việt Nam cho rằng những hành động trên của các lực lượng chức năng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, xâm phạm tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân.
“Chúng tôi đã yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra vụ việc, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam và không để tái diễn các vụ việc tương tự”, vị đại diện Cục lãnh sự cho biết thêm.
Theo TTXVN
-------------------------------
06:14GMT,thứ sáu,21/3/2014  Tin chính - BBC Vietnamese  <---Bấm vào đây để xem đầy đủ
www.bbc.co.uk/vietnamese[Có thể không truy cập được từ Việt Nam]

BBC Tiếng Việt ‎- 11 hours ago (Bấm vào tựa đề trên để xem đầy đủ)
Ngư dân Quảng Ngãi coi vùng biển gần Hoàng Sa là 'ngư trường truyền thống'

Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa trao công hàm cho sứ quán Trung Quốc yêu cầu "bồi thường thỏa đáng" cho các ngư dân bị cản trở hoạt động ở Biển Đông.
Thông tấn xã Việt Nam cho hay Cục Lãnh sự của bộ này đã "trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền ở biển Đông và yêu cầu bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam".
Lý do là từ đầu năm đến nay, một số tàu cá Việt Nam khi đang "hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị phía Trung Quốc ngăn chặn, truy đuổi và gây thiệt hại về tài sản".
Cục Lãnh sự có nhắc tới hai trường hợp tàu cá Quảng Ngãi số hiệu QNg 90055 TS và QNg 96074 TS bị tàu ngư chính của Trung Quốc truy đuổi, phá hoại và tịch thu tài sản hôm 7/1 và 1/3.
Các chi tiết mà Cục này đưa ra về các tàu có hơi khác so với chi tiết được nêu trên báo chí trước đó về số ngư dân trên tàu và thành phần phía tàu Trung Quốc, tuy nhiên hành động của phía Trung Quốc trong các trường hợp đều là gây hấn và xua đuổi tàu cá Việt Nam trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.
Từ đầu 2014, được biết đã có bốn vụ tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị người Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, hôm 17/3, đại diện Cục Lãnh sự đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm.
"Việt Nam cho rằng những hành động trên của các lực lượng chức năng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, xâm phạm tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân.“
Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc điều tra các vụ ngược đãi và tịch thu tài sản của ngư dân Việt.
Bộ Ngoại giao cũng đã nhiều lần trao công hàm phản đối và đòi bồi thường.
Tuy nhiên cho tới nay chưa có thông tin gì về việc Trung Quốc chấp nhận bồi thường hay xin lỗi.
Bấm Trở về đầu trang
----------------------------
16:30GMT,thứ năm,20/3/2014  Tin chính - BBC Vietnamese  <---Bấm vào đây để xem đầy đủ
www.bbc.co.uk/vietnamese [Có thể không truy cập được từ Việt Nam]

Phạt báo 40 triệu vì viết 'sai' về độc tài
1 day ago
(Bấm vào tựa đề trên để xem đầy đủ)
Tượng Mao Trạch Đông
Mao Trạch Đông xuất hiện trong bài '10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất'
 
Một báo điện tử của Sở Tư pháp Hà Nội đã bị phạt 40 triệu đồng vì bài viết '10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử'.
Trang tin Pháp luật & Xã hội bị cáo buộc đã đăng bài viết hôm 11/1/2014 và bị phạt theo quyết định hôm 20/2/2014.
Tuy nhiên thông tin này chỉ được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố trong họp báo thường kỳ hôm 18/3, theo trang tin Bấm Nhà báo & Công luận.
Nhà báo & Công luận dẫn quyết định của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông nói báo của Sở Tư pháp Hà Nội bị phạt vì "thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong bài viết "10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử".
Được biết đây là một bài dịch các thông tin trên mạng internet mà theo đó Mao Trạch Đông, Stalin và Lenin là những nhà độc tài giết người khét tiếng.
Cũng có những danh sách trên internet nêu cả tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, người họ nói đã gây ra cái chết của nhiều người qua Cải cách ruộng đất hồi thập niên 1950.
Những người kế tục hiện nay của ông Hồ Chí Minh cũng bị chỉ trích vì cách cai trị độc đoán nhưng không bị liệt vào các danh sách gây chết chóc hàng loạt.
Lenin cũng nằm trong danh sách độc tài sát nhân

'Sai lạc tư tưởng'

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cũng được dẫn lời nói ba báo khác cũng bị xử phạt trong thời gian gần đây.
Báo mạng Người đưa tin bị phạt 36 triệu vì "đăng tin, bài có nội dung không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam và đăng tải tin, bài có nội dung mê tín, dị đoan".
"Tội về chính trị bị phạt nặng hơn, những 40 triệu. Đó là một thông điệp - 'viết bậy, copy còn có thể được xử nhẹ nhưng sai lạc về tư tưởng thì không'."
Nhà báo ở Hà Nội
Báo điện tử Đời sống và Pháp luật bị phạt 7,5 triệu đồng vì "tự ý sửa chữa, thay đổi tên, nội dung một bài viết của báo Năng lượng mới trên mạng thông tin điện tử của báo và trích dẫn khi chưa có sự đồng ý của báo Năng lượng mới."
Trong khi đó trang tin Dân Việt bị phạt bốn triệu đồng vì "đăng nhiều tin, bài có nội dung chưa phù hợp với tôn chỉ, mục đích" và "một số tin, bài sử dụng câu từ phản cảm."
Bình luận về các mức phạt tiền khác nhau này, một nhà báo ở Hà Nội nói:
"Tội về chính trị bị phạt nặng hơn, những 40 triệu. Đó là một thông điệp - viết bậy, copy còn có thể được xử nhẹ nhưng sai lạc về tư tưởng thì không".
Bấm Trở về đầu trang
---------------------------
Thứ sáu, 21/3/2014 21:55 GMT+7

Putin hoàn tất quá trình sáp nhập Crimea

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay ký sắc lệnh cuối cùng, hoàn tất quy trình sáp nhập bán đảo Crimea vào nước này, bất chấp sự phản đối của các lãnh đạo phương Tây. 

putin-ria-6059-1395410247.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay ký ban hành luật về sáp nhập Crimea. Ảnh: RIANovosti
Trong buổi lễ được tường thuật trực tiếp tại điện Kremlin hôm nay, ông Putin ký luật phê chuẩn hiệp ước để Crimea trở thành một phần của Nga, cũng như luật thiết lập hai khu vực hành chính mới của nước này là Crimea và thành phố cảng Sevastopol. 
"Tôi muốn chúc mừng tất cả các công dân Liên bang Nga - những cư dân của toàn thể đất nước, Crimea và Sevastopol, về một sự kiện quan trọng, nói một cách không hề phóng đại", Reuters dẫn lời ông Putin phát biểu với một nhóm nhà lập pháp và quan chức cấp cao trước khi ký văn bản. 
Họ đứng hát quốc ca sau lễ ký kết và ông Putin bắt tay với các nhà làm luật. Hiệp ước này trước đó được cả hai viện của quốc hội Nga thông qua. Theo sắc lệnh, Liên bang Nga sẽ có 85 khu vực, thay vì 83 như trước. 
Cư dân Crimea bỏ phiếu ủng hộ áp đảo việc gia nhập vào Nga, trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) coi là không hợp pháp. Vì cho rằng lực lượng Nga kiểm soát bán đảo trước cuộc bỏ phiếu, các nước này áp lệnh trừng phạt lên các quan chức, nhà lập pháp Nga cùng các đồng minh của ông Putin.
Ngay trước khi ông Putin ký sắc lệnh, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine ký một hiệp định hợp tác chính trị mang tính cột mốc. Hiệp định Liên kết do Thủ tướng lâm thời Ukraine Minister Arseny Yatseniuk và EU ký kết, trong một cuộc họp thượng đỉnh EU hôm nay tại Brussels, Bỉ. 
Thỏa thuận này cam kết Ukraine và EU sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa về kinh tế và chính trị, tuy nhiên những phần quan trọng hơn liên quan đến thương mại tự do sẽ chỉ được ký sau khi Ukraine tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 25/5 tới. 
Cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych từng hủy ký một hiệp định liên kết với EU hồi tháng 11 năm ngoái, làm kích động các cuộc biểu tình và dẫn đến việc ông bị lật đổ.
Trọng Giáp
-------------------------
13:05GMT,thứ năm,20/3/2014  Tin chính - BBC Vietnamese  <---Bấm vào đây để xem đầy đủ
www.bbc.co.uk/vietnamese[Có thể không truy cập được từ Việt Nam]

BBC Tiếng Việt ‎- 4 hours ago (Bấm vào tựa đề trên để xem đầy đủ)
Các lãnh đạo khối châu Âu và Thủ tướng lâm thời Ukraine (thứ hai từ phải sang)
 
Lãnh đạo khối Liên hiệp châu Âu (EU) vừa ký thỏa thuận thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Ukraine, nhằm thể hiện sự ủng hộ quốc gia này sau khi Nga sáp nhập vùng Crimea.
Thủ tướng lâm thời của Ukraine, Arseniy Yatsenyuk và EU ký thỏa thuận ở Brussels.

Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bỏ qua thỏa thuận với EU dẫn tới các cuộc biểu tình và đụng độ bạo lực gây chết người và lật đổ ghế Tổng thống, rồi dẫn tới Nga chiếm đóng Crimea.
Hôm thứ Sáu 21/03, thượng viện Nga đã nhất trí thông qua hiệp ước về việc Nga sáp nhập Liên bang Nga.

'Pháp luật'

Hiệp định Liên kết EU được thiết lập nhằm đưa ra ủng hộ về kinh tế và chính trị đối với chính quyền Ukraine lâm thời.
Chủ tịch EU, ông Herman Van Rompuy nói trong một thông cáo rằng hiệp định “công nhận nguyện vọng của người dân Ukraine được sống trong một đất nước được cai trị bởi giá trị, dân chủ và pháp luật”.
Ông Yatsenyuk nói: "Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng EU sẽ bảo vệ Ukraine bằng tiếng nói thống nhất và mạnh mẽ."
"Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng EU sẽ bảo vệ Ukraine bằng tiếng nói thống nhất và mạnh mẽ"
Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk
Ông nói thêm rằng, "cách tốt nhất để kiểm giữ Nga là thực sự áp dụng cấm vận kinh tế".
Phóng viên Matthew Price của BBC ở Brussels nói thỏa thuận được ký hôm thứ Sáu chưa phải là toàn bộ gói thỏa thuận mà ông Yanukovych từ chối hồi tháng 11/2013 - rất nhiều điểm trong đó vẫn chưa được ký cho tới sau cuộc bầu cử Tổng thống mới vào tháng 5/2014.
Điểm nhạy cảm nhất là hội nhập thương mại với EU vẫn chưa được ký kết.
Nhưng trong bản kết luận về Ukraine được đưa ra hôm thứ Sáu, EU nói vẫn cam kết ký phần còn lại.
Châu Âu cũng muốn thúc đẩy các quan hệ hợp tác tương tự với hai quốc gia cựu Liên bang Xô Viết - Georgia và Moldova - vào mùa hè này.
Moscow vẫn có quân đội ở vùng tự xem mình là quốc gia độc lập ở Georgia và vùng Trans-Dniester, tự tách rời khỏi Moldova.
Phóng viên BBC nói thông báo của EU có lẽ sẽ khiến điện Kremlin còn giận dữ hơn cả các cấm vận đang được áp dụng.
Châu Âu cũng hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh G8 với Nga vào tháng Sáu và nói các nước thành viên cũng sẽ hủy các hội nghị thượng đỉnh song phương thường xuyên.

Phê chuẩn sáp nhập Crimea

Còn nhiều điểm quan trọng trong thỏa thuận giữa EU và Ukraine chưa được ký kết
 
Động thái trên diễn ra chỉ vài giờ sau khi châu Âu mở rộng cấm vận lên Nga do việc sáp nhập Crimea.
Châu Âu thêm 12 cá nhân vào danh sách đã có 21 người bị phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh.
Hoa Kỳ cũng thêm vào danh sách riêng của mình hôm thứ Năm 20/03 và cũng nhắm tới ngân hàng Rossiya.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói hôm thứ Sáu rằng cấm vận quốc tế là “hoàn toàn bất hợp pháp”.
Tuy nhiên Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố sau khi thảo luận với các quan chức ở Moscow rằng Nga sẽ không đưa ra hành động đối ứng khẩn cấp.
“Tôi nghĩ là chúng tôi sẽ kiềm chế việc đưa ra các bước đáp trả ở thời điểm này,” hãng tin Interfax dẫn lời ông Putin.
Nhưng Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói Ukraine phải trả lại 11 tỷ đô la Mỹ tiền chiết khấu giá khí đốt do thỏa thuận liên quan tới cho thuê căn cứ hải quân ở Sevastopol ở Crimea nay không còn hiệu lực.
Hai hãng xếp hạng tín dụng nay đã hạ bậc Nga từ ổn định xuống tiêu cực.
Ở Moscow, toàn bộ 155 thượng nghị sỹ có mặt trong thượng viện đã bỏ phiếu phê chuẩn hiệp ước sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga.
Ông Putin được cho là sẽ hoàn tất quá trình bằng việc ký hiệp ước trong một buổi lễ vào ngày thứ Sáu.
Bấm Trở về đầu trang
--------------------------------

10:09GMT,thứ năm,20/3/2014  Tin chính - BBC Vietnamese  <---Bấm vào đây để xem đầy đủ
www.bbc.co.uk/vietnamese[Có thể không truy cập được từ Việt Nam]

BBC Tiếng Việt ‎- 1 day ago (Bấm vào tựa đề trên để xem đầy đủ)
Việc sát nhập Crimea là cuộc xâm lược êm thấm nhất của thời hiện đại.

Nó đã kết thúc trước cả khi thế giới kịp nhận ra là nó bắt đầu.
Và cho tới khi một nhóm tay súng thân Nga tấn công căn cứ quân sự nhỏ của quân đội Ukraine ở Simferopol làm một người chết và một người bị thương, mọi chuyện diễn ra mà hoàn toàn không có đổ máu.
Trong nhiều ngày của tháng Hai, hàng ngàn binh lính tăng viện đã lặng lẽ tới các căn cứ quân sự ở Crimea mà Nga được phép sử dụng theo hiệp ước với Ukraine.
Những "người tình nguyện" dân sự cũng tiến vào.
Kế hoạch diễn ra bí mật và thành công toàn diện.
Dấu hiệu rõ ràng đầu tiên về chuyện Crimea bị thôn tính xuất hiện hôm 28/2 khi các điểm kiểm soát được lập ra tại Armyansk và Chongar - hai tuyến đường bộ chính nối Ukraine và bán đảo Crimea.
Những đường nối này được kiểm soát bởi các tay súng mặc đủ loại đồng phục: quân đội Ukraine, cảnh sát Ukraine, các đồ ngụy trang không kèm phù hiệu. Một số mặc đồ dân sự.
Khi tôi toan vượt qua chốt Armyansk hôm thứ Bảy 1/3 cùng với một người quay phim của BBC, những người đứng gác có thái độ thù nghịch và đe dọa.
Họ lấy mất các túi đựng áo giáp của chúng tôi từ thùng để đồ của taxi và sừng sộ kiểm tra va ly, lôi tất cả mọi thứ ra và đánh rơi vài đồ trên đường.
Họ đưa người quay phim của chúng tôi đi và lấy luôn các thẻ ghi hình của camera cùng cả pin.

Quốc hội Crimea ủng hộ việc về với Nga

Họ biết họ cần tìm gì. Bên vệ đường cũng có những túi đựng áo giáp của những phóng viên toan vượt qua điểm kiểm soát trước chúng tôi.
Những người đóng chốt chặn tất cả mọi người lại trừ người địa phương.
Tôi thấy khó biết chuyện gì đang diễn ra.
Chỉ tới khi một trong số họ, người mặc sắc phục cảnh sát, nói "Chào mừng đến với Nga" thì tôi hiểu - có thể họ mặc sắc phục Ukraine nhưng họ nhận lệnh của Moscow để phong tỏa Crimea.
Sang ngày hôm sau, Chủ Nhật 2/3, mọi việc kể như xong.

Ukraine cũng đã lập các chốt chặn ở biên giới

Thế giới bên ngoài vẫn chờ tàu chiến của Nga tới và chiếm Crimea.
Nhưng nó đã âm thầm xảy ra rồi.
Hôm Chủ Nhật và thứ Hai, các căn cứ quân sự của Ukraine bị những người lính trông dữ dằn chiếm.
Họ mang những vũ khí hiện đại nhất của Nga nhưng trang phục của họ không mang phù hiệu, quân hiệu hay quân hàm.
Cùng ở bên họ là những "người tình nguyện" - thường là những đàn ông già hơn, nhiều người có vẻ tới từ Nga.
Một số người mang quân phục không đầy đủ trong khi những người khác mặc thường phục.
Họ xếp hàng bên ngoài doanh trại quân đội Ukraine và không cho ai tới gần.
Có lẽ họ là lính dự bị của Nga. Đó là những người dữ dằn và hung hăng nhưng họ tuân lệnh thượng cấp.
Nhiều người rõ ràng là nghiện rượu nặng và khi đêm xuống họ chẳng giấu diếm gì họ đang say.
Tuy nhiên, họ giữ kỷ luật. Không có chuyện cướp bóc và cho dù họ có thái độ đe dọa họ không tấn công dân thường.
Trong những ngày sau đó, những nhóm khác xuất hiện.
Đây là những người tình nguyện thật và họ tới từ Moscow để tham gia điều mà họ gọi là giải phóng Crimea.
Tôi nói chuyện với ba thành viên của nhóm dân tộc cực đoan.
Tất cả họ đều tới từ Moscow và họ đều có kế hoạch đi từ Crimea tới hai thành phố có nhiều người nói tiếng Nga Kharkiv và Donetsk.
Tại sao? Để tỏ tình đoàn kết, ông nói.
Sau đó tôi còn gặp một nhóm bảy hay tám người đi xe máy, mặc đồ da và mang biển đề chức vụ - chủ tịch, phó chủ tịch và các chức khác.
Họ cũng từ Moscow tới và cũng định đi Kharkiv và Donetsk.
"Thật là một ngày tuyệt vời," vị "chủ tịch" nói.
Nhưng cũng có những người chỉ muốn tham gia để góp vui.

Việc sáp nhập Crimea được ủng hộ tại Nga

Hoàn toàn không có dấu hiệu gì chứng tỏ chính phủ Nga cử họ tới.
Trong thời hiện đại, Moscow đã có ba cuộc xâm lược lớn: Hungary hồi tháng 11/1956, Czechoslovakia trong tháng 8/1968, khi hai chính phủ cộng sản có những xu hướng thân phương Tây nguy hiểm; và Afghanistan hồi năm 1979 khi chính phủ thân Cộng sản đang bên bờ vực sụp đổ.
Đó là những chiến dịch lớn và thô bạo với số lượng lớn xe tăng, đôi khi là sự đổ máu lớn.
Vụ chiếm Crimea hoàn toàn khác. Đây là sự đột nhập chứ không phải xâm lược.
Và không giống như ở Hungary, Czechoslovakia và Afghanistan, phần lớn dân số địa phương chào đón [sự đột nhập] này.
Theo một đối thủ có tiếng của ông Putin, cuộc bỏ phiếu ở Crimea để gia nhập Liên bang Nga là "trưng cầu dân ý dưới họng súng Kalashnikov".
Nhưng không phải vậy. Kết quả là điều mà đại đa số người nói tiếng Nga ở Crimea thực sự muốn và không cần phải có Kalashnikov trên đường phố.
Những người muốn giữ Crimea là một phần của Ukraine quá sốc và sợ nên không dám chống lại.
Toàn bộ chiến dịch được lên kế hoạch và thực hiện rất thông minh.
Nhưng cũng không nghi ngờ gì về chuyện đây là cuộc đảo chính nhanh chóng, đáng kể và gần như không đổ máu.
Bấm Trở về đầu trang
--------------------------------------------

Thứ sáu, 21/3/2014 11:37 GMT+7

Nga trả đũa Mỹ

Moscow ra lệnh cấm nhập cảnh đối với một loạt quan chức Mỹ, trong đó có thượng nghị sĩ John McCain, nhằm trả đũa đòn trừng phạt của Washington sau khi Nga sáp nhập Crimea. 

mccain-5278-1395374336.jpg
Thượng nghị sĩ John McCain là một trong số 9 quan chức Mỹ vừa bị Nga cấm nhập cảnh. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi liên tục cảnh báo rằng việc trừng phạt là con dao hai lưỡi và có tác động ngược", RIA Novosti dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga hôm qua cho biết khi công bố danh sách quan chức Mỹ bị trừng phạt. 
9 quan chức Mỹ bị cấm nhập cảnh vào Nga bao gồm các phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes và Caroline Atkinson, các thượng nghị sĩ John McCain, Harry Reid, Robert Menendez, Daniel Coats và Mary Landrieu, chủ tịch Hạ viện John Boehner, và Dan Pfeiffer, cố vấn cấp cao của tổng thống Mỹ. 
Trên mạng xã hội Twitter, ông McCain tuyên bố tự hào khi bị ông Putin trừng phạt.
"Tôi tự hào vì bị Putin trừng phạt. Tôi sẽ không bao giờ ngừng những nỗ lực và cống hiến vì tự do và độc lập của Ukraine, vốn bao gồm cả Crimea", ông viết. 
Nhà Trắng đầu tuần này tuyên bố trừng phạt các quan chức Nga "tham gia trực tiếp vào việc làm bất ổn Ukraine". Những người này là các quan chức cấp cao thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, như trợ lý tổng thống Vladislav Surkov, chủ tịch thượng viện Valentina Matviyenko và phó Thủ tướng Dmitry Rogozin. Danh sách này tiếp tục được nối dài vào hôm qua. 
Liên minh châu Âu (EU) hôm qua cũng nhất trí nâng tổng số quan chức Nga và Ukraine bị cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản lên 33, RT dẫn lời Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy cho biết. EU còn hủy cuộc họp thượng đỉnh EU-Nga sắp tới cùng các cuộc gặp thượng đỉnh song phương khác. 
Việc trừng phạt lẫn nhau diễn ra sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ, gây phản ứng giận dữ từ Mỹ và EU. 
Trọng Giáp

Thứ sáu, 21/3/2014 20:23 GMT+7

Mưa đá xuất hiện ở Điện Biên

Trận mưa khoảng 15 phút với những viên đá to như quả chanh, quả mận vừa đổ xuống khu vực vùng cao của huyện Tủa Chùa (Điện Biên) chiều nay.


Trận mưa đá xuất hiện khoảng 17h hôm nay.
Trận mưa đá kéo dài khoảng 15 phút. Ảnh: Đức Hiệp.
Ông Sầm Hồng Sương, trú thị trấn Tủa Chùa, cho biết dù mưa đã tạnh gần một tiếng nhưng những hạt đá vẫn chưa tan hết. "Viên lớn có kích thước như quả chanh, quả mận", ông Sương nói và cho hay nhiều năm qua ở đây mới có hiện tượng trên.
Ông Đỗ Xuân Huấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa cho biết, trận mưa đá bất ngờ trên chỉ xuất hiện ở thị trấn và vùng lân cận của xã Mường Báng của huyện Tủa Chùa. Hiện chưa có số liệu về thiệt hại.

Những viên đã
Những viên đá có kích thước như quả chanh, quả mận. Ảnh: Đức Hiệp.
 
Một ngày trước, chiều tối 20/3, theo VOV Online, một trận mưa kéo dài khoảng một tiếng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Trên nhiều tuyến phố ở thành phố Kon Tum, mưa đá kèm gió lốc khiến một số tấm pa-nô lớn bị gãy gục; nhiều cây cối lớn nhỏ bị ngã đổ, gây ách tắc giao thông.
Mưa lớn gây ngập trên một số tuyến phố. Những hộ trồng rau ở các phường như Thắng Lợi, Thống Nhất, Lê Lợi…bị thiệt hại lớn và rau màu bị dập nát
Trang Hiệp


Thứ sáu, 21/3/2014 09:08 GMT+7

Nga sẽ không đưa quân vào Ukraine

Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Nga sẽ không triển khai quân đội vào miền đông Ukraine.

uk-1634-1395362162.jpg
Các tàu Nga bao quanh tàu quân sự Slavutych của hải quân Ukraine thả neo trong vịnh Sevastopol hôm qua. Ảnh: AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đảm bảo rằng lực lượng mà ông triển khai dọc biên giới sẽ chỉ tập trận và không có ý định tiến qua biên giới Ukraine, AFP dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho hay.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi về thời gian kéo dài của chiến dịch tập trận sát biên giới phía đông của Ukraine, ông Shoigu cho biết "không có một khung thời gian chắc chắn cho điều này". Miền đông Ukraine đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước này, có cộng đồng người nói tiếng Nga và ủng hộ Nga khá lớn.
Cam kết của Moscow với Washington được đưa ra sau khi Ukraine cảnh báo sẽ có hành động đáp trả bằng quân sự nếu Nga muốn chiếm các vùng nói tiếng Nga chủ yếu nằm ở lãnh thổ phía đông.
Phát ngôn viên Kirby cho biết cuộc điện đàm do Mỹ khởi xướng, kéo dài hơn một giờ đồng hồ.
Trướ đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama không có ý định đưa quân vào Ukraine, nhưng lên án các hành động của Nga và tuyên bố sẽ cô lập Nga thông qua ngoại giao và các lệnh trừng phạt. Mỹ đã đưa ra các tăng cường các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các lĩnh vực then chốt của kinh tế Nga, để phản đối việc Nga sáp nhập Crimea thành một phần lãnh thổ.
Sau tuyên bố mới của Nhà Trắng, Nga cũng công bố áp đặt lệnh trừng phạt với 9 quan chức cấp cao và nghị sĩ Mỹ để đáp trả.
Thùy Linh




 

MinhhàImage
   
   
 

No comments:

Post a Comment