[PhoNang] NGA MƯU TÍNH GÌ Ở UKRAINE
To anhtruong
Feb 23 at 3:35 PM
PUTIN
CON CÁO GIÀ CỦA NGA- DÙNG MỌI
THỦ ĐỌAN - LÔI KÉO UKRAINE THEO NGA- HY VỌNG ĐỔ TIỀN CỦA VÀO SOCHI-
NGA THÀNH CÔNG THẾ VẬN NÀY -DÂN UKRAINE VỐN HÂM HỘ THỂ THAO SẼ PHỤC
TÙNG - MƯU SỰ CỦA PUTIN BỊ TÂY ÂU BẺ GÃY TRƯỚC KHI SOCHI BẾ MẠC -MÀN KẾ
TIẾP XEM PUTIN QUẬY CỠ NÀO
NGA MƯU TÍNH GÌ Ở UKRAINE
tka23 post
Lần đầu tiên từ chiến tranh Balkans, xung đột đẫm máu đã xuất hiện ở ngưỡng cửa châu Âu.
Đất nước Ukraine với 46 triệu dân là gạch nối địa lý giữa Nga và EU, đồng thời cũng là miếng xương khó nuốt giữa Đông và Tây.
Lần đầu tiên từ khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, mâu thuẫn Đông-Tây xuất hiện trong lòng châu Âu. Theo báo New York Times (Mỹ), cuộc biểu tình đòi Tổng thống Viktor Yanukovych từ chức kéo dài ba tháng qua ở Ukraine ,bắt nguồn từ sự kiện tổng thống Ukraine không ký hiệp định liên kết Ukraine-Liên minh châu Âu (EU).
Hiệp định liên kết EU là gì?
Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 21-11-2013. Chính phủ Ukraine ban hành sắc lệnh yêu cầu ngưng chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết Ukraine-EU.
Thủ
tướng Mykola Azarov giải thích sắc lệnh được ban hành nhằm bảo đảm an
ninh quốc gia cho Ukraine, sau khi cân nhắc kỹ hậu quả trong quan hệ
thương mại với Nga nếu hiệp định được ký kết.
Đây
là quyết định hết sức bất ngờ của Ukraine vì sau sáu năm trời ròng rã
thương thảo, dự trù hiệp định liên kết sẽ được ký kết tại hội nghị lần
thứ ba về chương trình Đối tác phương Đông của EU tại thủ đô Vilnius (Litva) vào ngày 29-11-2013.
Chương trình Đối tác phương Đông của EU
được khởi đầu từ năm 2009 với hai nước Thụy Điển và Ba Lan. Mục tiêu của chương trình Đối tác phương Đông là hình thành khu vực thương mại tự do gồm EU với sáu nước cộng hòa Liên Xô cũ (Azerbaijan, Armenia, Belarus, Ukraine, Grudia và Moldavia). Mục đích cuối cùng là sáu nước này có thể gia nhập EU.
Dù vậy chỉ có Grudia
và Moldavia đồng ý liên kết với EU trong khi bốn nước còn lại không
đồng ý. Ngay cả viễn ảnh sáu nước cộng hòa Liên Xô cũ nêu trên gia nhập
vào EU cũng chưa đạt được đồng thuận trong 28 nước thành viên EU. Ví dụ,
Pháp cho rằng liên kết là một chuyện, còn gia nhập lại là chuyện khác.
Quảng trường Độc Lập ở Kiev trong cuộc đụng độ đẫm máu ngày 18-2. Ảnh: AP
Vì sao Ukraine
không ký?
Từ
lâu Tổng thống Viktor Yanukovych đã cam kết sẽ ký kết hiệp ước liên kết
với EU để thúc đẩy Ukraine hội nhập kinh tế khu vực. Tháng 3-2013, chính ông đã chỉ thị chính phủ thúc đẩy công tác chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết với EU.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine tuyên bố độc lập vào năm 1991, người dân Ukraine nhìn sang EU như một thế giới khác đầy hy vọng.
Họ tin rằng hội nhập vào EU sẽ ngăn chặn được vấn nạn tham nhũng và
nâng cao trách nhiệm của bộ máy cầm quyền Ukraine. Họ háo hức trông chờ
ngày hiệp định liên kết với EU được ký kết, thế nhưng cuối cùng mơ ước
đã sụp đổ.
Tổng thống Viktor Yanukovych đã chọn giải pháp ngả về phía Nga bởi Ukraine phụ thuộc phần lớn nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Giữa
tháng 8-2013, tức ba tháng trước khi Ukraine dự tính ký hiệp định liên
kết với EU, hải quan Nga đột ngột tạm ngưng nhập cảng vô thời hạn hàng
hóa từ Ukraine với lý do hàng hóa Ukraine bị xếp vào danh mục tiềm ẩn
nguy hiểm. Phe đối lập ở Ukraine lập tức tố cáo Nga phát động cuộc chiến thương mại nhằm ngăn cản Ukraine liên kết với EU.
Bốn giai đoạn biểu tình
Tháng 11-2013, biểu tình bùng nổ: Đêm
21-11-2013, theo lời kêu gọi của phe đối lập, khoảng 2.000 người bắt
đầu tụ tập ở quảng trường Độc Lập tại thủ đô Kiev để phản đối sắc lệnh
ngừng chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraine với EU. Họ chỉ
trích Tổng thống Viktor Yanukovych phản bội lợi ích quốc gia và phục
tùng Moscow. Ba ngày sau, số người biểu tình tăng lên gần 200.000 người.
Quảng
trường Độc Lập còn gọi là quảng trường Maidan, do đó những người biểu
tình được gọi là phong trào Euromaidan (ủng hộ gia nhập EU). Phong
trào Euromaidan gồm đủ mọi thành phần, từ phe đối lập, đảng dân tộc chủ
nghĩa Svoboda đến các tổ chức cực đoan như Pravyi Sektor hay Spilna
Sprava.
Tháng 12-2013, khủng hoảng chính trị: Biểu
tình chuyển sang bạo lực khi 1.000 cảnh sát đặc nhiệm Berkut (Bộ Nội
vụ) tiến vào quảng trường Độc Lập giải tán biểu tình bằng ma trắc và hơi
cay vào rạng sáng 30-11-2013. Hôm sau, 300.000 người tuần hành ở trung tâm Kiev và tái chiếm quảng trường, chiếm giữ tòa thị chính Kiev đồng thời gây bạo loạn.
Phe
đối lập mong muốn Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Tổng thống
Viktor Yanukovych nhưng thất bại. Chính phủ ra tối hậu thư cho người
biểu tình rút khỏi tòa thị chính Kiev. Ngày 10-12-2013, lực lượng đặc nhiệm tổ chức tấn công giải tỏa biểu tình ở quảng trường Độc Lập nhưng không thành công.
Tháng 1-2014, hạn chế biểu tình: Ngày 16-1, Quốc hội thông qua dự luật chống biểu tình (11 dự luật) với các quy định hình sự hóa mọi hình thức biểu tình.
Ví
dụ: Người phong tỏa công sở bị phạt tù 10 năm; người biểu tình mang mặt
nạ, mũ bảo hiểm hoặc dựng lều trái phép nơi công cộng bị phạt tiền nặng
hoặc bị phạt tù; người phỉ báng quan chức bị phạt một năm lao động cải
tạo.
Ba
ngày sau, 200.000 người đã biểu tình ở quảng trường Độc Lập để phản đối
các luật chống biểu tình mà họ gọi là “luật độc tài”. Hàng ngàn người tuần hành đến tòa nhà Quốc hội. Đụng độ dữ dội xảy ra với cảnh sát.
Trước
tình thế dầu sôi lửa bỏng, Tổng thống Viktor Yanukovych đã phải nhượng
bộ. Ngày 25-1, ông chấp thuận cho Thủ tướng Mykola Azarov từ chức, sa
thải toàn
bộ nội các và đề nghị hai ghế thủ tướng và phó thủ tướng cho hai lãnh
đạo phe đối lập. Phe đối lập từ chối. Ngày 29-1, Quốc hội hủy bỏ các
luật chống biểu tình.
Tháng 2-2014, biểu tình leo thang: Ngày
14-2, chính
quyền trả tự do cho toàn bộ 234 người biểu tình bị bắt. Dù vậy phe đối
lập vẫn đòi bầu cử tổng thống trước thời hạn và sửa đổi hiến pháp. Ngày
18-2, trong lúc Quốc hội họp bàn về sửa đổi hiến pháp, những người biểu tình tuần hành đến tòa nhà Quốc hội để kêu gọi khôi phục hiến pháp năm 2004.
Đụng độ đẫm máu xảy ra với cảnh sát. Hôm sau, xung đột tái diễn và gây thương
vong lớn. Thủ đô Kiev trở thành bãi chiến trường. Theo Bộ Y tế, đã có 82 người chết và 622 người bị thương. Ba ngoại trưởng Pháp, Đức và Ba Lan đến Kiev tổ chức thương lượng.
Tổng
thống Viktor Yanukovych tiếp tục nhượng bộ. Ngày 21-2, ông ký kết thỏa
thuận giải quyết khủng hoảng với phe đối lập. Tuy nhiên, thỏa thuận này
đã không cứu được tình hình Ukraine.
Liên minh Ukraine-Nga
Ngày
17-12, tại cuộc tham vấn Nga-Ukraine lần thứ sáu ở Nga, Tổng thống
Vladimir Putin và Tổng thống Viktor Yanukovych đã ký kết thỏa thuận mang
tênKế hoạch hành động Ukraine-Nga.
Theo thỏa thuận mới ký, Nga cam kết mua trái phiếu chính phủ Ukraine
trị giá tổng cộng 15 tỉ USD và giảm 1/3 giá bán khí đốt cho Ukraine.
Ngoài ra, Nga cũng đồng ý nhập trở lại hàng hóa của Ukraine.
Tổng thống Putin tuyên bố thỏa thuận trên không gắn với bất kỳ điều kiện nào.
Tuy nhiên, Reuters nhận định thỏa thuận này là phần thưởng của Nga nhằm
đáp lại chuyện Ukraine không ký kết hiệp định liên kết Ukraine-EU. Thỏa thuận Ukraine-Nga như châm thêm dầu vào lửa. Những người biểu tình ủng hộ gia nhập EU càng quyết tâm bám trụ tại quảng trường Độc Lập.
Về
ý đồ chiến lược, Nga dự định đến năm 2015 sẽ lập một liên minh thuế
quan Âu-Á để tiến đến một liên minh chính trị và kinh tế trong khu vực.
Liên minh này sẽ trở thành sức mạnh để Nga đối đầu về kinh tế với châu
Âu. Trong liên minh, Ukraine với 46 triệu dân sẽ chiếm vai trò then chốt
TỔNG HỢP
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
[PhoNang] NGA MƯU TÍNH GÌ Ở UKRAINE
To anhtruong
Feb 23 at 3:35 PM
PUTIN
CON CÁO GIÀ CỦA NGA- DÙNG MỌI
THỦ ĐỌAN - LÔI KÉO UKRAINE THEO NGA- HY VỌNG ĐỔ TIỀN CỦA VÀO SOCHI-
NGA THÀNH CÔNG THẾ VẬN NÀY -DÂN UKRAINE VỐN HÂM HỘ THỂ THAO SẼ PHỤC
TÙNG - MƯU SỰ CỦA PUTIN BỊ TÂY ÂU BẺ GÃY TRƯỚC KHI SOCHI BẾ MẠC -MÀN KẾ
TIẾP XEM PUTIN QUẬY CỠ NÀO
NGA MƯU TÍNH GÌ Ở UKRAINE
tka23 post
Lần đầu tiên từ chiến tranh Balkans, xung đột đẫm máu đã xuất hiện ở ngưỡng cửa châu Âu.
Đất nước Ukraine với 46 triệu dân là gạch nối địa lý giữa Nga và EU, đồng thời cũng là miếng xương khó nuốt giữa Đông và Tây.
Lần đầu tiên từ khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, mâu thuẫn Đông-Tây xuất hiện trong lòng châu Âu. Theo báo New York Times (Mỹ), cuộc biểu tình đòi Tổng thống Viktor Yanukovych từ chức kéo dài ba tháng qua ở Ukraine ,bắt nguồn từ sự kiện tổng thống Ukraine không ký hiệp định liên kết Ukraine-Liên minh châu Âu (EU).
Hiệp định liên kết EU là gì?
Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 21-11-2013. Chính phủ Ukraine ban hành sắc lệnh yêu cầu ngưng chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết Ukraine-EU.
Thủ
tướng Mykola Azarov giải thích sắc lệnh được ban hành nhằm bảo đảm an
ninh quốc gia cho Ukraine, sau khi cân nhắc kỹ hậu quả trong quan hệ
thương mại với Nga nếu hiệp định được ký kết.
Đây
là quyết định hết sức bất ngờ của Ukraine vì sau sáu năm trời ròng rã
thương thảo, dự trù hiệp định liên kết sẽ được ký kết tại hội nghị lần
thứ ba về chương trình Đối tác phương Đông của EU tại thủ đô Vilnius (Litva) vào ngày 29-11-2013.
Chương trình Đối tác phương Đông của EU
được khởi đầu từ năm 2009 với hai nước Thụy Điển và Ba Lan. Mục tiêu của chương trình Đối tác phương Đông là hình thành khu vực thương mại tự do gồm EU với sáu nước cộng hòa Liên Xô cũ (Azerbaijan, Armenia, Belarus, Ukraine, Grudia và Moldavia). Mục đích cuối cùng là sáu nước này có thể gia nhập EU.
Dù vậy chỉ có Grudia
và Moldavia đồng ý liên kết với EU trong khi bốn nước còn lại không
đồng ý. Ngay cả viễn ảnh sáu nước cộng hòa Liên Xô cũ nêu trên gia nhập
vào EU cũng chưa đạt được đồng thuận trong 28 nước thành viên EU. Ví dụ,
Pháp cho rằng liên kết là một chuyện, còn gia nhập lại là chuyện khác.
Quảng trường Độc Lập ở Kiev trong cuộc đụng độ đẫm máu ngày 18-2. Ảnh: AP
Vì sao Ukraine
không ký?
Từ
lâu Tổng thống Viktor Yanukovych đã cam kết sẽ ký kết hiệp ước liên kết
với EU để thúc đẩy Ukraine hội nhập kinh tế khu vực. Tháng 3-2013, chính ông đã chỉ thị chính phủ thúc đẩy công tác chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết với EU.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine tuyên bố độc lập vào năm 1991, người dân Ukraine nhìn sang EU như một thế giới khác đầy hy vọng.
Họ tin rằng hội nhập vào EU sẽ ngăn chặn được vấn nạn tham nhũng và
nâng cao trách nhiệm của bộ máy cầm quyền Ukraine. Họ háo hức trông chờ
ngày hiệp định liên kết với EU được ký kết, thế nhưng cuối cùng mơ ước
đã sụp đổ.
Tổng thống Viktor Yanukovych đã chọn giải pháp ngả về phía Nga bởi Ukraine phụ thuộc phần lớn nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Giữa
tháng 8-2013, tức ba tháng trước khi Ukraine dự tính ký hiệp định liên
kết với EU, hải quan Nga đột ngột tạm ngưng nhập cảng vô thời hạn hàng
hóa từ Ukraine với lý do hàng hóa Ukraine bị xếp vào danh mục tiềm ẩn
nguy hiểm. Phe đối lập ở Ukraine lập tức tố cáo Nga phát động cuộc chiến thương mại nhằm ngăn cản Ukraine liên kết với EU.
Bốn giai đoạn biểu tình
Tháng 11-2013, biểu tình bùng nổ: Đêm
21-11-2013, theo lời kêu gọi của phe đối lập, khoảng 2.000 người bắt
đầu tụ tập ở quảng trường Độc Lập tại thủ đô Kiev để phản đối sắc lệnh
ngừng chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraine với EU. Họ chỉ
trích Tổng thống Viktor Yanukovych phản bội lợi ích quốc gia và phục
tùng Moscow. Ba ngày sau, số người biểu tình tăng lên gần 200.000 người.
Quảng
trường Độc Lập còn gọi là quảng trường Maidan, do đó những người biểu
tình được gọi là phong trào Euromaidan (ủng hộ gia nhập EU). Phong
trào Euromaidan gồm đủ mọi thành phần, từ phe đối lập, đảng dân tộc chủ
nghĩa Svoboda đến các tổ chức cực đoan như Pravyi Sektor hay Spilna
Sprava.
Tháng 12-2013, khủng hoảng chính trị: Biểu
tình chuyển sang bạo lực khi 1.000 cảnh sát đặc nhiệm Berkut (Bộ Nội
vụ) tiến vào quảng trường Độc Lập giải tán biểu tình bằng ma trắc và hơi
cay vào rạng sáng 30-11-2013. Hôm sau, 300.000 người tuần hành ở trung tâm Kiev và tái chiếm quảng trường, chiếm giữ tòa thị chính Kiev đồng thời gây bạo loạn.
Phe
đối lập mong muốn Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Tổng thống
Viktor Yanukovych nhưng thất bại. Chính phủ ra tối hậu thư cho người
biểu tình rút khỏi tòa thị chính Kiev. Ngày 10-12-2013, lực lượng đặc nhiệm tổ chức tấn công giải tỏa biểu tình ở quảng trường Độc Lập nhưng không thành công.
Tháng 1-2014, hạn chế biểu tình: Ngày 16-1, Quốc hội thông qua dự luật chống biểu tình (11 dự luật) với các quy định hình sự hóa mọi hình thức biểu tình.
Ví
dụ: Người phong tỏa công sở bị phạt tù 10 năm; người biểu tình mang mặt
nạ, mũ bảo hiểm hoặc dựng lều trái phép nơi công cộng bị phạt tiền nặng
hoặc bị phạt tù; người phỉ báng quan chức bị phạt một năm lao động cải
tạo.
Ba
ngày sau, 200.000 người đã biểu tình ở quảng trường Độc Lập để phản đối
các luật chống biểu tình mà họ gọi là “luật độc tài”. Hàng ngàn người tuần hành đến tòa nhà Quốc hội. Đụng độ dữ dội xảy ra với cảnh sát.
Trước
tình thế dầu sôi lửa bỏng, Tổng thống Viktor Yanukovych đã phải nhượng
bộ. Ngày 25-1, ông chấp thuận cho Thủ tướng Mykola Azarov từ chức, sa
thải toàn
bộ nội các và đề nghị hai ghế thủ tướng và phó thủ tướng cho hai lãnh
đạo phe đối lập. Phe đối lập từ chối. Ngày 29-1, Quốc hội hủy bỏ các
luật chống biểu tình.
Tháng 2-2014, biểu tình leo thang: Ngày
14-2, chính
quyền trả tự do cho toàn bộ 234 người biểu tình bị bắt. Dù vậy phe đối
lập vẫn đòi bầu cử tổng thống trước thời hạn và sửa đổi hiến pháp. Ngày
18-2, trong lúc Quốc hội họp bàn về sửa đổi hiến pháp, những người biểu tình tuần hành đến tòa nhà Quốc hội để kêu gọi khôi phục hiến pháp năm 2004.
Đụng độ đẫm máu xảy ra với cảnh sát. Hôm sau, xung đột tái diễn và gây thương
vong lớn. Thủ đô Kiev trở thành bãi chiến trường. Theo Bộ Y tế, đã có 82 người chết và 622 người bị thương. Ba ngoại trưởng Pháp, Đức và Ba Lan đến Kiev tổ chức thương lượng.
Tổng
thống Viktor Yanukovych tiếp tục nhượng bộ. Ngày 21-2, ông ký kết thỏa
thuận giải quyết khủng hoảng với phe đối lập. Tuy nhiên, thỏa thuận này
đã không cứu được tình hình Ukraine.
Liên minh Ukraine-Nga
Ngày
17-12, tại cuộc tham vấn Nga-Ukraine lần thứ sáu ở Nga, Tổng thống
Vladimir Putin và Tổng thống Viktor Yanukovych đã ký kết thỏa thuận mang
tênKế hoạch hành động Ukraine-Nga.
Theo thỏa thuận mới ký, Nga cam kết mua trái phiếu chính phủ Ukraine
trị giá tổng cộng 15 tỉ USD và giảm 1/3 giá bán khí đốt cho Ukraine.
Ngoài ra, Nga cũng đồng ý nhập trở lại hàng hóa của Ukraine.
Tổng thống Putin tuyên bố thỏa thuận trên không gắn với bất kỳ điều kiện nào.
Tuy nhiên, Reuters nhận định thỏa thuận này là phần thưởng của Nga nhằm
đáp lại chuyện Ukraine không ký kết hiệp định liên kết Ukraine-EU. Thỏa thuận Ukraine-Nga như châm thêm dầu vào lửa. Những người biểu tình ủng hộ gia nhập EU càng quyết tâm bám trụ tại quảng trường Độc Lập.
Về
ý đồ chiến lược, Nga dự định đến năm 2015 sẽ lập một liên minh thuế
quan Âu-Á để tiến đến một liên minh chính trị và kinh tế trong khu vực.
Liên minh này sẽ trở thành sức mạnh để Nga đối đầu về kinh tế với châu
Âu. Trong liên minh, Ukraine với 46 triệu dân sẽ chiếm vai trò then chốt
TỔNG HỢP
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |