Monday, January 6, 2014

HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU PHÁ BĂNG

anh truong
To anhtruong
Jan 5 at 8:17 PM
TÀU PHÁ BĂNG NGA VÀ TRUNG CỘNG MẮC KẸT NAM CỰC  PHẢI CẦU CỨU MỸ. BĂNG GIÁ PHỦ CƯNG TRÊN BIÊN.
TÀU PHẢI HOẠT ĐỘNG RA SAO- CHÚNG TA BIẾT QUA VỀ CÔNG TÁC PHÁ BĂNG CỦA LOẠI TÀU  NÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU PHÁ BĂNG
xem video cuối trang
tka23 post
 
a đông  rét buốt kéo dài thường làm các eo biển, mặt biển ở phương bắc bị băng đóng kín, đường hàng hải bế tắc. Để tàu thuyền có thể ra vào cảng, người ta phải dùng đến sức nặng của các con tàu khổng lồ và khá thô kệch: tàu phá băng.
     Nhằm đảm đương nhiệm vụ nặng nhọc này, tàu phá băng phải có cấu trúc đặc biệt: Đầu tàu được làm theo hình vát, tạo thành góc 20-350 so với mặt nước, giúp nó lướt  lên mặt băng dễ dàng.
   Hai mặt bên của đầu tàu, đuôi tàu và bụng tàu đều có những khoang nước rất lớn được dùng như là thiết bị phá băng.
Khi gặp băng, đầu tàu nâng lên và lướt trên mặt băng rồi nhờ sức nặng của nó ép vụn băng ra. Trọng lượng này rất lớn, khoảng 1.000 tấn, những lớp băng không quá vững chắc thường phải bể  ngay trước sức ép này.
Với lớp băng tương đối vững chắc, tàu phá băng thường lùi về phía sau một đoạn, sau đó mới mở hết công suất máy lao vào nó. Do công suất động cơ lớn, tốc độ cao nên cú va chạm này sẽ tạo lực xung kích mạnh làm phá vỡ băng. Động tác này được lặp lại nhiều lần cho đến khi thành công.
Gặp lớp băng khá dày, các khoan nước   sẽ hoạt động, bơm đầy nước vào các khoang chứa ở đuôi tàu, do đó trọng tâm của tàu chuyển về phía sau, đầu tàu tự nhiên ngóc lên cao. Lúc này cho thân tàu tiến lên một chút để cho đầu tàu gác lên tầng băng dày, tiếp đó tháo hết nước ở khoang chứa nước ở đuôi tàu ra, đồng thời bơm đầy nước vào khoang chứa ở đầu tàu.
  Như vậy đầu tàu vốn có trọng lượng rất lớn nay lại thêm trọng lượng của mấy trăm tấn nước ở khoang chứa nên dù lớp băng rất dày cũng bị phá vỡ. Cứ như vậy tàu phá băng không ngừng tiến lên, mở đường đi trên lớp băng.
Các tàu phá băng của một số nước châu Âu khi phá băng ở Bắc Băng Dương có lúc đã gặp những tầng băng vừa dày vừa kiên cố, và đã xảy ra sự kiện  .Tàu bị mắc kẹt , phải lắc qua ,lắc lại mới giải thoát được nó. Muốn tàu có thể lắc được, ở hai sườn thuộc phần giữa của tàu phải thiết kế các khoang nước.
  Bơm đầy rất nhanh khoang chứa nước một bên sườn, tàu sẽ nghiêng về một bên, hút nước ở sườn này ra và bơm đầy vào khoang chứa ở sườn bên kia, tàu sẽ nghiêng về phía ngược lại. Cứ bơm và hút ra như vậy, tàu phá băng sẽ lắc đi lắc lại về hai phía phải trái, đến một lúc nào đó cho tàu chạy hết công suất, tàu sẽ lùi khỏi mặt băng không khó khăn gì.
Tàu phá băng có kết cấu đặc biệt vững chắc. Vỏ bằng thép và thường dày hơn các loại vỏ tàu khác rất nhiều. Thân tàu to rộng nhưng phần trên thon lại phù hợp với việc mở đường cho đi cho tàu thuyền tương đối rộng trong lớp băng. Để dễ dàng tiến, lùi, thay đổi phương hướng và dễ lái, thân tàu được thiết kế ngắn (tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của các tàu  vào khoảng 7-9/1, còn tàu phá băng là 4/1). Do mớn nước sâu nên tàu có thể phá những tầng băng tương đối dày
 
POLAR STAR
LINK
 
  TỔNG HỢP
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:

No comments:

Post a Comment