NATO - G8 VẪN LÀM TRÙM THẾ GIỚI
Lực lượng nhân sĩ trí thức đối kháng trong nước đã thành hình, đang quyết liệt chống Nhật Bản giúp VNCS xây nhà máy nguyên tử Ninh Thuận.
TRƯỚC HỌA TÀN PHÁ VIỆT TỘC!
Từ thời bác Hoạn ĐM Nguyễn Xèng chuyên nghề hoạn heo, dắt heo "nọc" đi đực thuê đến thời ông Đần họ Nông, bây giờ là ông Lù Trọng, đảng CSVN hết nhẵn lãnh đạo xứng đáng lãnh đạo. Giới trẻ được đào tạo ở hải ngoại khó ngóc đầu lên nổi, ngoại trừ loại hoàng tử đảng như con trai NTD. Dân Hà Nội quen gọi TBT Trọng là lù đù, nhưng trước đô la, sức mấy ông ta lù đù! Ông ta cũng như TƯĐ chớp đô la lẹ lắm!
Trên 2300 nhân sĩ trí thức, trong đó có cựu tướng lãnh, bộ trưởng, phó thủ tướng, đảng viên lão thành đã đồng ý ký tên gửi chính phủ Nhật Bản phản đối Nhật Bản cho VN vay trên 10 tỷ đô la để lập nhà máy nguyên tử Ninh Thuận trong khi chính phủ Nhật đã quyết định đóng cửa tất cả các nhà máy năng lượng nguyên tử. Nhật mà! Ta đừng quên mấy sự kiện lịch sử tàn bạo dã man mà Nhật Bản là thủ phạm: 1. Trận đói năm Ất Dậu (1945) ở miền Bắc, chết 2 triệu dân. Không thể đổ vạ riêng cho Pháp, Nhật là thủ phạm chính do vơ vét lúa gạo VN đưa về Nhật và nuôi quân ở chiến trường ĐNA. Do Nhật cưỡng bách nông dân phá đồng lúa, khoai bắp để trồng cây đay lấy vỏ cung cấp cho quân đội Nhật. 2. Nhật cướp nước Triều Tiên, 45 năm cai trị tàn bạo khắc nghiệt, lừa gạt bắt thiếu nữ Cao Ly và Tàu đưa xuống ĐNA - TBD cung cấp xác thịt cho lính Nhật. 3. "Tội ác Nam Kinh" của quân đội Nhật vẫn chưa phai mờ, giết lương dân, hãm hiếp phụ nữ, đánh đập dân lành tàn ngược. Khó có thể quên hình ảnh "hãm hiếp ở Nam Kinh", lính Nhật hiếp phụ nữ rồi đập chết, để nạn nhân trần truồng, lấy cổ chai nhét vào âm hộ tử thi. Hà Nhân Văn xem bộ phim "hãm hiếp ở Nam Kinh" vẫn còn rùng mình, ghê tởm mỗi khi nhớ lại. 4. Ta đừng quên rằng, sau năm 1975, Nhật Bản nhảy ngay vào VN, viện trợ và đầu tư khai thác. Và xin đừng quên, sau ngày Nhật Bản canh tân theo Tây phương (Minh Trị thiên hoàng), Nhật ly khai Á Đông, chiếm Triều Tiên, Mãn Châu, liên minh với Tây phương (Bát quốc liên minh) ức hiếp Trung Hoa, đánh chiếm miền duyên hải, lập tô giới nhượng địa. Các sử gia coi Nhật Bản là một đế quốc "Tây phương" da vàng, còn tàn bạo hơn đế quốc Tây Âu da trắng.
Đầu thế kỷ 20, trước một Nhật Bản canh tân hùng cường, đánh bại hạm đội Nga Sô ở eo biển Đối Mã, cả Á châu - TBD nức lòng hướng về Nhật coi như hãnh diện chung của giống da vàng. Triều Tiên nổi lên cao trào Đông Du, coi Nhật là thế tựa để chống lại họa Mãn Thanh Trung Hoa. VN lại càng nô nức, Phan Bội Châu khởi xướng phong trào Đông Du, đưa thanh niên qua Nhật du học, coi Nhật như thần tượng, cứu tinh của Á Đông chống lại thực dân đế quốc Tây phương. Văn thân Nho sĩ cách mạng lập trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội coi Đông Kinh như trung tâm ánh sáng Á Đông. Hàng trăm thanh niên Trung Nam Bắc hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Bội Châu và Hoàng thân Cường Để, trong đó có cả công tử Nam kỳ như con trai điền chủ Phú Gilbert Chiếu - dân Tây - và một số đại chủng sinh Công giáo ở xã Đoài, Nghệ An. Khắp nước nức lòng. Thực dân Pháp hoảng sợ, nhất là khi biết Linh mục Mai Lão Bạng tạm cởi áo nhà tu theo Phan Bội Châu qua Nhật "Đông du". Thực dân Pháp điều đình với Nhật, bán than đá Hồng Gai - Cẩm Phả cho Nhật, kể cả lâm sản và nông sản của VN. Đông Dương mua sản phẩm của Nhật với điều kiện tiên quyết, Nhật phải trục xuất Phan Bội Châu, Cường Để và tất cả thanh niên Việt "Đông du" ở Nhật. Thật không ai ngờ, Nhật Bản đồng ý ngay, bất chấp lời kêu cứu của Phan chí sĩ và hoàng thân Cường Để, chính phủ Nhật cho cảnh sát truy lùng ruồng bắt du học sinh Việt dù đến Nhật đã cải danh, mang tên Tàu, giả dạng là Quảng Đông, Quảng Tây.
Ngày 13 và 19 tháng 12-1908, một ngày rơi lệ thảm sầu của Đông Du nói riêng và Cách mạng VN nói chung. Du học sinh bị lùa lên tàu hàng của Nhật như lùa trâu bò, dẫn độ về Sàigòn và Hải Phòng trao cho mật thám Pháp cầm tù, một số lén ở lại, tìm đường lưu vong qua Tàu (xem: Nguyễn Tiến Lực, "Phong trào lưu học của thanh niên VN ở Nhật Bản 1905-1909", Tc Nghiên cứu lịch sử, số 1 (278), tháng 1&3, 1995, hiện lưu trữ tại quốc hội Hoa Kỳ, the Main Reading room, South East Asia, VN. Tài liệu giá trị này, "bí mật số 336", báo cáo của cảnh sát bộ nội vụ Nhật Bản ngày 2-2 năm Meiji 42 - 1909 về vụ càn quét trục xuất du học sinh VN đuổi về nước theo thỏa hiệp Pháp và Nhật). Bài học dẹp Đông Du đời đời là vết đen nhơ bẩn của Nhật trong lịch sử cách mạng VN. Xin đừng quên bài học đau xót đó.
ĐE DỌA SINH MỆNH VIỆT
Lãnh đạo VNCS ham nhà máy điện nguyên tử lắm. Tại sao? Cái lợi ngay trước mắt là khoản tiền hoa hồng (gọi là ăn commission). Vay 10 tỷ đô được ăn hoa hồng của Nhật cứ gọi là 1, 2 phần trăm, các quan lớn "tham" VN nhét túi bao nhiêu? 10 tỷ đô không phải là tiền mặt mà tính vào các máy móc, thiết bị dụng cụ để lập nhà máy nguyên tử lại được ăn hoa hồng 10%. Tiền hoa hồng được trả ngay tại Nhật sau đó muốn ký thác vào nhà băng ở nước nào, Nhật sẽ chuyển qua hợp pháp mà không phải là rửa tiền! Năm 1966, nội các chiến tranh NCK cho nhập cảng ồ ạt xe Honda Nhật, Tổng trưởng tài chính Âu Trường Thành bị mất chức do Mỹ phanh phui vụ này, nuốt cả chục triệu đô là do hãng Honda trả hoa hồng cho các ông lớn VN thời NCK. Với Nhật, viện trợ và làm ăn với các nước ĐNA và Á Phi, Nhật không bao giờ đặt vấn đề dân chủ, tự do và nhân quyền. Và cũng đừng quên, Nhật Bản phất lên, giàu bậc nhất Á châu do khởi đầu từ chiến tranh VN, Nhật bao thầu bán cho Mỹ dụng cụ điện tử, thuốc Tây, hóa chất và đủ thứ nhu yếu phẩm, từ tủ lạnh đến tivi, máy ảnh, đồng hồ, radio v.v...
Thật là nghịch thường, trong khi Nhật đóng cửa tất cả nhà máy nguyên tử để đề phòng đại hiểm họa thì Nhật lại xuất cảng đại hiểm họa ấy qua VN. Xem lại lịch sử Nhật xâm lăng, cai trị Triều Tiên và Mãn Châu cực kỳ tàn bạo như thế nào, ta sẽ không lấy làm lạ Nhật thản nhiên xuất cảng đại hiểm họa nguyên tử qua VN (thời Nhật cai trị, dân Triều Tiên 3 nhà mới được chung một con dao thái thịt. Nạn đói ở Bắc Việt năm 1945, Nhật còn tồn trữ 7 kho gạo, dọc theo đường xe lửa Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, dân đói chết như rạ, phơi xác dọc đường, quân đội Nhật vẫn không mở kho cứu đói dù là một kho. Sau khi Nhật đầu hàng ngày 15-8-1945, các kho gạo vẫn còn đầy ắp, chuyển giao cho quân đội Tưởng qua VN tước khí giới quân đội Nhật. Xin chớ vì căm hận Đại Hán Đỏ bành trướng mà ta hân hoan phấn khởi đón mừng đồng minh Phù Tang! Ích kỷ, kiêu ngạo, hiểm độc hơn cả Đại Hán Đỏ đấy! Đồng bào ta ở hải ngoại cần tham gia ký vào kháng thư phản đối Nhật Bản về đại họa nguyên tử mà Nhật sẽ đổ lên đầu dân tộc Việt! Diệt chủng!
KHI HUYỀN NGỌC BARACK HỚN HỞ!
Tuần qua, từ 20-5, Hoa Kỳ đứng ra tổ chức 2 hội nghị thượng đỉnh: NATO ở Chicago và G-8 ở David Camp vùng rừng núi thơ mộng Maryland. Tại sao không họp ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn mà chọn David Camp, gia đình tổng thống thường nghỉ vào cuối tuần? Theo giới thân cận Bạch Ốc cho biết, để tránh các cuộc biểu tình chống G-8, Camp David an toàn, hẻo lánh, canh phòng cẩn mật hơn là Chicago. Nhưng thực tế, bộ tham mưu tái ứng cử của Obama muốn khai thác tối đa thành quả ngoại giao mà tạp chí Foereign Affairs ca ngợi gọi là chiến thắng. Tách NATO và G-8 ra 2 địa điểm để có cơ hội quảng cáo rùm beng trên báo chí và truyền thông "free" khỏi tốn tiền lại có dịp khoa trương thành tích: này nhé, TT Pháp Holland vừa đăng quang đã đến Bạch Ốc trước khi họp thượng đỉnh. Và, với NATO Chicago, HP Dân Chủ Obama chứng minh với công chúng Mỹ, Obama trong gần 4 năm ở Bạch Ốc đã thành công về chiến lược quốc phòng. Cựu Bộ trưởng QP Robert M. Gates, Cộng Hòa, từ HP Bush chuyển qua đã đề xuất "cân bằng chiến lược" (A balance strategy), một chiến lược rất thực tiễn của HP Bush, huyền ngọc Barack chuyển hóa ngon lành thành của mình qua BT Gates thực hiện gọi là "tái thảo chương Ngũ Giác đài cho kỷ nguyên mới" (Reprogamming the Pentagon for a New Age - bài của BT R. M. Gates, Foreign Affairs, vol. 88, no. 1, Jan&Feb 2009). Ta có câu "Tốt số hơn bố giàu", Obama thật là tốt số, nắm được trí tuệ Gates của Cộng Hòa, BT Leon Panetta thực hiện uyển chuyển linh động. Với "chiến lượng cân bằng" từ HP Bush, xa hơn từ 2 cụ Reagan và Bush già tiên liệu sau khi đế quốc Liên Xô sụp đổ, NATO lạng quạng mất mục tiêu chiến lược. Kỳ này thượng đỉnh NATO Chicago, nghiễm nhiên Mỹ vẫn giữ vai trò chủ đạo NATO dùi đã linh động chuyển hướng về Á châu - TBD. Nếu bầu cử tổng thống vào tháng 5 này, huyền ngọc Barack vẫn tiếp tục ở lại Bạch Ốc.
Qua sự kiện tân TT Holland thăm Obama, Tả phái xã hội sẽ không kình chống Mỹ như Tả phái xã hội Mitterand 15 năm trước. Mỹ đã đạt được quân bình nội lực ngay trong lòng NATO, rảnh tay tập trung ở Trung Đông và Á châu - TBD. Mỹ sẽ không tái diễn bài học cuộc chiến Iraq và A Phú Hãn, đồng thời không buông Âu châu, nghĩa là cân bằng Âu - Á, binh lực hiện tại và tương lai cũng phải cân bằng. Ngoại giao và quốc phòng cũng phải tương quan cân bằng. Một NATO với quân lực tối tân hiện đại nhất của Anh, Đức và Pháp đã đủ bảo đảm vùng tách nhiệm của NATO, cân bằng với quân lực Mỹ ở phương Đông và Ấn Độ Dương trong đó trọng tâm chính yếu là Trung Cộng, nhất là TC gia tăng ngân sách quốc phòng gấp bội cho chiến tranh mạng (cyberwarfare), chiến tranh hỏa tiễn, tàu ngầm đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ ở TBD. Obama yêu cầu quốc hội cấp thiết tài trợ cho chương trình "tái định vị đầu đạn" (War head progam). Đó là đại cương "cân bằng chiến lược" của BT Gates Cộng Hòa mà Obama đang thực hiện, "quân bình hiêản tại và tương lai, Đông và Tây" trong bối cảnh toàn cầu mà Hoa Kỳ phải giữ vai trò chủ đạo chuyển hướng (must maintain a credible deterrent). Tóm lại, từ BT Gates, Hoa Kỳ đã kịp thời đương đầu với TC ở phương Đông và Iran ở Trung Đông, một Nga Sô Putin tiềm ẩn bạo lực nhưng là thứ yếu!
G-8 VÀ NATO VỚI NGA
G-8 khai mạc chiều thứ Sáu 18-5 với dạ tiệc lộng lẫy tưng bừng ở Camp David. Sau đó các ông trùm đại tư bản kéo nhau lên Chicago dự thượng đỉnh NATO, ngoại trừ Nhật, Nga. Putin õng ẹo bày trò cao giá, không tham dự để cho Thủ tướng Medvedev đi thay. Cựu tổng thống Nga cũng đã có 5 năm kinh nghiệm G-8, thực ra vẫn là G-7, Nga chỉ là danh nghĩa. Cụ Bush già đưa Nga ké vào G-7. Nga vẫn lẹt đẹt, gần 20 năm không vươn lên nổi, chưa hội đủ tiêu chuẩn vào WTO, Tổ chức mậu dịch thế giới, dù Mỹ đã không phủ quyết.
Lợi tức đầu người toàn niên 1030 $US so với Ý Đại Lợi đứng hạng chót G-7 là 36,820 $US. Theo thứ tự, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu, tổng sản lượng quốc gia là 14,840 tỷ (so với Nga là 1,414 tỷ US, tức chỉ bằng 1/10 Mỹ). Thứ 2 là Đức quốc. Canada từ hàng thứ 6 vọt lên hàng thứ 3. ngân sách tương đối cân bằng, 30 triệu dân, GDP đầu người 43,450 $US, so với dân Đức là 38,520 $US. Thứ 4 là Anh rồi đến Pháp và Ý. Canada vượt Anh do không bị lạm phát như Anh (2,3%), lợi tức dân Anh là 36,750 $US, kém dân Canada 7,700 $US. Nhật Bản tụt hậu nhanh, nợ công chồng chất cao hơn cả Mỹ.
G-8 lần này nhắm vào trọng tâm kinh tế Âu châu và đồng Euro vẫn lảo đảo. Hy Lạp phá sản, phe cực Tả thắng cử nhưng không đủ số ghế lập chính phủ liên Tả, phải bầu lại quốc hội, có thể bị đẩy ra khỏi khu vực Euro (17 nước do Đức và Pháp dẫn đầu). Tả phái cầm quyền ở Tây Ban Nha thất bại lớn, thất nghiệp lên đến 21%. Nếu G-7 không giữ vững được Âu châu và đồng Euro, Hoa Kỳ sẽ suy thoái trở lại, Obama có thể thất cử trước một Romney dù Romney và Cộng Hòa vẫn chưa đưa ra được liều thuốc tinh diệu nào phục hồi kinh tế Mỹ. Chủ đề khác của G-8 2012 là an ninh thực phẩm toàn cầu, chính yếu là Phi châu nên G-8 năm nay mời 3 nguyên thủ Tây phi là khách tham dự. Hoa Kỳ vẫn là chủ lực cứu đói thế giới. Nông nghiệp vẫn vững vàng. Đó là thế mạnh của kinh tế Mỹ xưa nay dù không tới 5% lao động Mỹ trong khu vực kinh tế nông nghiệp.
NATO TOÀN CẦU VÀ PUTIN NGA
Putin trở lại điện Cẩm Linh, đặt cựu Tổng thống Medvedev trở lại ghế thủ tướng, vẫn là trò hề dân chủ. Nhưng bản chất chàng Thiếu tá phản gián mật vụ KGB là thế! Con người CS và KGB vẫn tiềm ẩn trong Putin. Nói như báo The Economist, Putin mốn trở lại thời vàng son chuyên chế, một thứ Nga hoàng - bạo chúa Đỏ. Trong 15 năm cầm quyền (10 năm tổng thống, 5 năm thủ tướng), Putin đã thấy rõ hơn ai, sự thất bại lớn của hệ thống và cơ cấu chính quyền Nga, do di sản Liên Xô còn tồn đọng, không có được một tầng lớp lãnh đạo chuyển quyền như Tiệp Khắc, Ba Lan và Đông Đức (như nữ Thủ tướng Merkel, Đức quốc hiện nay, sinh và trưởng thành dưới chế độ CS Đông Đức trước đây). Kinh tế Nga không sao vượt qua hay bằng các cựu chư hầu CS Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi (Bulgaria), Slovia, tất cả đã là thành viên NATO. Các tiểu quốc sát nách nga như Estonia (1.3 triệu dân), Latvia (2.2 triệu dân), Lithuania (3.3 triệu dân) đã nằm gọn trong quỹ đạo NATO. Romania bên bờ Hắc Hải đối diện với Nga đã ở trong NATO, cho Mỹ thuê căn cứ. Ba Lan, Tiệp Khắc dành cho Mỹ đặc quyền lập các dàn hỏa tiễn lá chắn. Putin chơi lá bài dân tộc, tự hào chủng tộc Slav, trở lại thời Lênin và Staline, định lấy kinh tế Tư bản nhà nước làm mô hình mới cho một nước Nga phi CS (xem: Tbhe Economist, Jan 21st 2012, The Rise of State Capitalism - Sự trổi dậy của kinh tế nhà nước).
Putin vẫn một truyền thống CS Lênin - Xtalinít và như CSVN và Tàu, chế tạo ra kẻ thù để làm đối tượng đàn áp dân đối kháng. VNCS và TC gọi là “thế lực thù địch nước ngoài”, trước đây là "diễn biến hòa bình". Putin vội lấy lá chắn hỏa tiễn Mỹ để đối đầu với Mỹ, hù dọa Ba Lan, Tiệp Khắc. Lại dấm dứ liên minh với TC, giữ chặt đồng chí Syria và Iran. Nhưng Putin vẫn "tài bất cập đại mộng", không thể là một Lênin.
GLOBAL NATO
Putin hụt hẫng khi đối đầu với Mỹ. NATO bây giờ với Anh, Đức, Pháp mới là đối đầu với Nga. NATO trực tiếp và chủ động tham chiến ở A Phú Hãn. Anh, Pháp và Ý dưới cái mũ NATO đánh bại bạo chúa Gaddafi-Lybia, đối đầu với Iran - Syria. Hoa Kỳ mặc nhiên trao bức tường lá chắn cho NATO. Cách đây 6 năm, NATO đã định lại mục tiêu mới gọi là "Global NATO" và bung ra (reaching out). Thượng đỉnh NATO Chicago 2012 là một NATO bao trùm Đông Âu lan tới sát nách Tàu., chủ động ở Địa Trung Hải và Bắc Phi. Một NATO toàn cầu đề ra năm 2000 đang như rết thêm chân (xem: Global NATO, Foreign Affairs, vol. 85, no. 5, 9&10-2006). Hoa Kỳ thảnh thơi, lập "NATO" mới ở Á châu TBD. Nga Putin không phải là đối thủ mà sẽ là "gà nhà, ao sau" của Uncle Sam. NATO tức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương đối đầu với Liên Xô, ra đời ngày 4-4-1949 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn gồm các nước Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Anh, Iceland, Ý, Luxembourg, Hòa Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Hoa Kỳ, sau thêm Thổ Nhĩ Kỳ (1952) và Tây Đức (1955), tổng hành dinh đặt tại Brussel, tổng tư lệnh bao giờ cũng là một Đại tướng Mỹ. Hải, Lục, Không quân do các nước luân phiên.
HÀ NHÂN VĂN
(21/5/2012)
No comments:
Post a Comment