Đã có người từng ví Tàu là một con quái vật, cả thế giới xúm nhau vổ béo, mặc dầu ai cũng biết nó có thể trở chứng bất cứ lúc nào.
Thật vậy, cách đây mấy thế kỷ (năm 1816), nhân đọc một tài liệu về chuyến du hành Trung hoa của vị Đại sứ Anh đầu tiên ở bên Tàu (Lord Macartney), Hoàng đế Nả Phá Luân đệ nhứt (1769-1821) của Pháp đã tiên liệu: «Một khi Tàu thức dậy, thế giới sẽ rung chuyển.» (Lorsque la Chine s'éveillera, le monde tremblera), so với thực trạng ngày nay, phải chăng đó là một lời tiên tri?
Cách đây non 40 năm, nhà học giả, vừa là chính khách nổi tiếng của Pháp -ông Alain Peyrefitte (1925-1999) -đã lấy lời tiên đoán này làm nhan đề cho một quyển sách dày trên 450 trang (nxb Fayard 1974), người đọc có thể coi đây như một cảnh báo về «họa da vàng».
Từ đó đến nay, không biết bao nhiêu nước bọt và giấy mực bàn về vấn đề này, có người cho hãy còn lâu Tàu mới bặt kịp Tây phương, có người tin tưởng là Mỹ đã có sẵn bửu bối để trừ khử con quái vật một khi nó trở chứng, cũng có lập luận cho rằng Tàu sẽ tự suy vong vì không thể vượt qua bao nổi khó khăn nội bộ (bất công xã hội bùng nổ, suy yếu vì nạn tam phân ngũ liệt như thời Đông châu, Tam quốc).
Nói gì thì nói, thế lực của Tàu vẫn không ngừng lớn mạnh trong khi Tây phương thì đang hụt hơi, cứ tiếp tục đà này thì liệu thế giới có giữ nổi thế nguyên trạng hiện nay?
Vậy Tàu không ngừng lớn mạnh như thế nào? Tây phương đang hụt hơi ra sao?
Do vũ khí thô sơ, thua các trận chiến tranh nha phiến (khởi từ 1839), Tàu buộc lòng chấp nhận nhiều thỏa hiệp bất công (bồi thường chiến phí, mở cửa cho Tây phương tự do giao thương, mất một số vùng đất (nhượng địa Hongkong, Macao), kế tiếp là gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến Trung -Nhựt (1937-45), sau cùng lại phải sống dưới chế độ khắc nghiệt giáo điều cộng sản (từ 1949) do Mao Trạch Đông lãnh đạo.
Thời đó dân Tàu rất nghèo, nạn đói gần như triền miên, có thể nói nước Tàu chỉ mới bắt đầu khởi sắc từ cuối thập niên 1970, khi ông Đặng Tiểu Bình (1904-1997) trở lại nắm quyền, với đầu óc thực tế (câu để đời: «không cần phân biệt mèo trắng hay mèo đen, miễn bắt được chuột»), ông đề xướng chủ trương cải cách nước Tàu, mở cửa giao thương với Tây phương.
Thử xem lại tiến độ phát tiển của Tàu trong vòng 30 năm qua:
|
19
|
81
|
19
|
90
|
20
|
00
|
20
|
05
|
Hạng
|
Nước
|
TSLQG (*)
|
Nước
|
TSLQG (*)
|
Nước
|
TSLQG (*)
|
Nước
|
TSLQG (*)
|
1
|
Hoa Kỳ
|
2.906
|
Hoa Kỳ
|
5.330
|
Hoa Kỳ
|
9.448
|
Hoa Kỳ
|
12.359
|
2
|
Liên Xô
|
1.255
|
Nhựt
|
2.891
|
Nhựt
|
4.682
|
Nhựt
|
4.657
|
3
|
Nhựt
|
1.142
|
Đức
|
1.498
|
Đức
|
1.862
|
Đức
|
2.796
|
4
|
Tây Đức
|
683
|
Pháp
|
1.191
|
Anh
|
1.432
|
Anh
|
2.280
|
5
|
Pháp
|
569
|
Ý
|
1.089
|
Pháp
|
1.275
|
Tàu
|
2.254
|
6
|
Anh
|
498
|
Anh
|
987
|
Ý
|
1.053
|
Pháp
|
2.153
|
7
|
Ý
|
350
|
Gia Nả Đại
|
578
|
Tàu
|
1.052
|
Ý
|
1.762
|
8
|
Gia Nả Đại
|
284
|
Tây Ban Nha
|
491
|
Ba Tây
|
804
|
Gia Nả Đại
|
1.113
|
9
|
Tàu
|
264
|
Tàu
|
416
|
Gia Nả Đại
|
660
|
Tây Ban Nha
|
1.110
|
(*) Tổng sản lượng quốc gia, theo tiếng Pháp là PNB global (Produit national brut global, tiếng Anh: GDP (Gross domestic product), đơn vị là tỷ mỹ kim
Đối chiếu tiến độ phát triển giữa HK và Tàu:
|
19
|
81
|
19
|
90
|
20
|
00
|
20
|
05
|
20
|
10
|
Nước
|
GDP
|
Hạng
|
GDP
|
Hạng
|
GDP
|
Hạng
|
GDP
|
Hạng
|
GDP
|
Hạng
|
Hoa Kỳ
|
2.906
|
1
|
5.330
|
1
|
9.448
|
1
|
12.359
|
1
|
14.260 (a)
|
1
|
Tàu
|
264
|
9
|
416
|
9
|
1.052
|
7
|
2.254
|
5
|
4.900 (a)
|
2
|
Sai biệt HK/Tàu
|
11 lần
|
|
13 lần
|
|
9 lần
|
|
5, 5 lần
|
|
3 lần
|
|
(a) Tổng sản lượng nội địa (GDP) ghi nhận đến cuối tháng 10-2010 (theo tạp chí Forbes), Tàu vượt hơn Nhựt, từ đó có tiên đoán là Tàu sắp sửa qua mặt Nhựt trong năm 2010, vượt lên hàng thứ nhì sau Hoa Kỳ, nhứt là đang sở hữu một trữ lượng ngoại tệ khổng lồ (2.700 tỷ mỹ kim), có người cho rằng G20 rồi sẽ chỉ còn là G2, ám chỉ là chỉ còn Mỹ và Tàu họp nhau tung hoành trên bàn cờ thế giới.
Trước đây, chắc không mấy ai ngờ tới, trong vòng không đầy 30 năm, từ một nước nghèo nàn lạc hậu, Tàu thu ngắn khoảng cách vời HK, qua mặt các cường quốc khác vươn lên ngôi vị số hai hiện nay, với đà này, chắc cũng khó có ai hình dung cục diện thế giới trong vòng 30 năm tới?
Trong khi ngân sách quốc gia nhiều nước phát triển vẫn không ngừng thâm thủng, đây là món nợ sớm muộn gì cũng phải trả, càng kéo dài càng thiệt hại cho các thế hệ kế tiếp. Tiêu biểu cho tình trạng này là Hoa Kỳ, một siêu cường nhưng lại mang công nợ nhiều nhứt thế giới, chủ nợ quan trọng nhứt lại là Tàu ( 868 tỷ mỹ kim).
The Current Outstanding Public Debt of the United States is:
$13,789,699,194,529.33
Last Updated: Tuesday, November 23rd, 2010 (updated daily)
Every man, woman and child in the United States currently owes $45,387 for their share of the U.S. public debt
Public Debt: $9,205,331,929,626.46
Intragovernmental Holdings: $4,584,367,264,902.87
Total U.S. National Debt: $13,789,699,194,529.33
Số nợ này gần bằng với GDP HK, gấp 2,8 lần GDP Tàu, 230 lần GPD Việt Nam.
Tính bổ đồng mỗi gia đình người HK (trung bình 4 người) đang gánh chịu số nợ trên 180 ngàn mỹ kim.
Có người nghĩ là để giảm nợ, Mỹ chỉ cần phá giá đồng mỹ kim, số nợ tức thì sẽ giảm theo với tỷ lệ phá giá, chuyện đời không đơn giản như thế, vì ngoài Tàu, HK còn nợ nhiều nước đồng minh như Nhựt (836 tỷ), Anh (448 tỷ), … và tệ hại nhứt là sự phá giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính đời sống nhân dân HK (vật giá gia tăng, tiền tiết kiệm bổng chốc mất theo tỷ lệ lạm phát), muốn bớt nợ cần giảm bớt nhập cảng (hiện các cân thương mại chênh lệch với Tàu hàng tháng khoản 24 tỷ), việc tương đối dễ dàng như thế còn không làm được (do sự chống đối của người tiêu thụ và cả giới tài phiệt -khoảng 50 ngàn xí nghiệp HK đang ăn nên làm ra tại Trung quốc) thì huống hồ gì là chuyện phá giá.
Tuy là thị trường tiêu thụ hàng Tàu lớn nhứt, nhưng cũng đừng vội tưởng Tàu sẽ suy sụp nếu bị HK “ngăn sông cấm chợ”, đừng quên sức tiêu thụ hàng tỷ người cũng như khối nhân công rẻ, Tàu là một môi trường tiêu thụ và đầu tư hấp dẫn, cả thế giới đang tranh nhau khai thác (xây dựng nhiều cơ sở sản xuất), hơn nữa, mọi quyết định của HK và Tây phương đều có thể gặp phản ứng trả đủa, theo tờ Financial Times thì hãng sản xuất xe hơi lớn nhứt của Mỹ General Motors sắp phá sản gượng dậy được là nhờ xuất cảng ồ ạt sang Tàu (1).
Thật không dễ dàng gì khi lấy một quyết định lợi bất cập hại như vậy!
Về phía HK, do chênh lệch cán cân thương mại kéo dài, khối lượng thâm thủng ngân sách ngày càng lớn, nợ nầng chồng chất, HK phải buộc lòng từ bỏ nhiều dự án đại qui mô về chinh phục không gian, giảm thiểu các ngân khoản dành cho nhiều chương trình nghiên cứu (rất cần thiết cho công cuộc phát triển trong tương lai).
Còn Tàu, nhờ “vai mang bị bạc kè kè, nói quấy nói quá chúng nghe rầm rầm”, họ đang lấn đất giành dân với Tây phương, đang đảo ngược thế thượng phong ở Phi châu (Nam Phi, Congo, Ghana, Kenya, Mozambique, Zambie, …) và đang lấn sâu vào “sân sau của Hoa kỳ” như Ba Tây (hiện đối tác thương mại hàng đầu trên HK), Bolivie, Ecuador, … hợp tác khai thác dầu hỏa ở Vénézuela. Ngay cả một số quốc gia Tây phương đang chới với trong cơn khủng hoảng kinh tế (Hy Lạp, Bồ Đào Nha) cũng mong chờ bàn tay tế độ của Tàu.
Kỳ thật là HK không còn đủ sức mạnh để áp đặt mọi chuyện trên thế giới theo ý mình (như đơn phương đánh Irak bất chấp Liên hiệp quốc, quyết định cấm vận đơn phương, bắt buộc các nước khác phải nghe theo nếu không muốn bị HK trừng phạt như luật Amato), trái lại mọi quyết định trừng phạt quốc tế nào (theo mong muốn của HK) cũng cần được sự hưởng ứng của Tàu, nếu không thì chỉ tổ giúp Tàu có cơ hội tạo thêm vây cánh (trường hợp Iran, Miến Điện, Bắc Hàn, …), làm như vậy thật chẳng khác nào dọn cổ sẵn cho Tàu xơi.
Cũng nhờ phương tiện dồi dào, Tàu đã mua nhiều cơ sở sản xuất nổi tiếng của Tây phương như Lenovo Group mua IBM, nếu Quốc hội Mỹ không ngăn chận, CNOOC (China National Offshore Oil Corporation) đã mua hãng dầu Unocal (18,5 tỷ mỹ kim); muốn bán các loại thiết bị máy móc, các cơ sở sản xuất Tây phương phải chuyển giao cả kỹ thuật (2), đây là dịp Tàu thụ đắc được các kiến thức khoa học hiện đại, nên nhớ ngoài tài bắt chước, dân Tàu còn nổi tiếng cần cù và thông minh, họ đã từng có những phát minh nổi tiếng (giấy, kỹ thuật ấn loát, thuốc súng, địa bàn, …), những nhà tư tưởng vĩ đại (Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, …), với đà này, chẳng bao lâu nữa Tàu sẽ bắt kịp và qua mặt các cường quốc Tây phương, giống như sau thế chiến thứ hai, hàng hóa Nhựt rẻ như bèo, nhưng bây giờ hàng “made in Japan” là số một.
Thật vậy, nhiều chỉ dấu cho thấy Tàu đang cạnh tranh với Tây phương trong một số lãnh vực, như xe lửa cao tốc (xây dựng ở Thổ Nhỉ Kỳ, Vénézuela, có thể sắp tới ở Arabie Saoudite, kể cả HK –đã ký tiền thoả hiệp với tiểu bang California), sắp sản xuất máy bay hàng không dân dụng cạnh tranh với Boeing, Airbus (3).
Thiển nghĩ đó cũng là điều tự nhiên, có tiền mua tiên cũng được mà, trong khi Liên Âu chưa thực hiện được dự án chinh phục không gian riêng (phải hợp tác với Hoa Kỳ, Nga) thì Tàu đã có những bước nhảy vọt trong lãnh vực này (xây dựng các trung tâm nguyên tử, phóng phi thuyền đưa người lên không gian, hỏa tiển triệt hạ vệ tinh, đang thực thị dự án thám hiểm mặt trăng, chuẩn bị đưa người lên viếng chị Hằng vào năm 2020), tin mới nhứt là Tàu vừa chế tạo một máy siêu điện toán mạnh nhứt hành tinh, hơn hẳn máy mạnh nhứt hiện nay của HK, vào cuối tháng 10 vừa qua, Tàu đã đoạt ngôi vị số 1 của HK với máy điện toán Tianhe -1A, có khả năng 2, 507 pétaflops/giây, tương đương 2,5 triệu tỷ bài toán trong một giây trong khi máy mạnh nhứt của HK hiện nay là 1,75 pétaflops/giây (4), cũng chính HK đã nghi ngờ Tàu dính líu trong một số vụ gây xáo trộn hệ thống thông tin toàn cầu (5).
Vị thế bá chủ của đồng mỹ kim cũng đang bị rung rinh, Tàu đã yêu cầu xét lại ưu thế này, đề nghị nghiên cứu một hệ thống bản vị giao hoán quốc tế mới thay thế đồng mỹ kim được giải Nobel kinh tế Joseph Stiglitz hậu thuẫn, Chủ tịch Quỹ tiền tệ quốc tế (FMI) D. Strauss Kahn biểu đồng tình, .. dầu chưa thực hiện trong ngày một ngày hai, nhưng đó là điềm tiên báo sự thay đổi.
Nhưng có lẽ điều đáng ngại nhứt trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tương lai, do thiếu phương tiện, nhiều công trình khoa học kỹ thuật của Tây phương bị chựng lại hay đình chỉ thì Tàu lại dành nhiều ngân khoản khổng lồ cho lãnh vực này, thể hiện qua các dự án công trình nghiên cứu, trang bị những phòng thí nghiệm, đào tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật, theo Bản tường trình của Unesco về khoa học năm 2010 thì chẳng bao lâu nữa Tàu sẽ vượt qua HK (6).
Cũng có lập luận cho rằng sự bành trướng của Tàu là chuyện “tất đến”, theo Aleksandr Anatolievich Khramchikhin -Phó Giám đốc Viện Phân tích Chính trị và Quân sự, Liên Bang Nga:“chúng ta hoàn toàn không thể hiểu, Trung Quốc sẽ làm thế nào để tránh, không bành trướng ra bên ngoài bằng tất cả các hình thức của nó (kinh tế, chính trị, nhân khẩu, quân sự). Nó hoàn toàn không có sức sống trong các ranh giới hiện nay của mình. Hoặc là nó phải lớn lên gấp bội, hoặc là nó buộc phải nhỏ hơn rất nhiều. Bởi thế, vấn đề không phải là sự xâm lược của Trung Quốc, mà là với nó, bành trướng là kế sách duy nhất để sống sót.
Đó không phải là con ngoáo ộp, mà là hiện thực khách quan đang cắt cứa vào giác quan của ta.
Quả thật, vẫn còn ít người cảm nhận được hiện thực ấy. Nhưng chẳng bao lâu nữa, nó sẽ tới.» (7)
Bây giờ thì nanh vuốt con quái vật đang lộ dần, không che dấu mộng độc chiếm biển Đông, ức hiếp các tiểu quốc, thách thức các đại bang, không biết hư thực ra sao, nhưng thực tế này ứng hợp với những lời phát biểu đầy tính khiêu khích (quyết tâm giải quyết vấn đề HK) của tướng Trì Hạo Điền, nguyên Bộ trưởng quốc phòng Trung quốc.
Nhìn lại chiều dài lịch sử của nhân loại, bao nhiêu nền văn minh rực rỡ đã nối tiếp suy tàn, thậm chí không còn để lại dấu vết, âu cũng đúng theo quy luật thiên nhiên sinh -trưởng -thu –tàn, cái gì lên đến tột đỉnh rồi cũng phải rơi xuống, lịch sử cận đại đã minh chứng, từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vẫy vùng năm châu bốn biển trong thế kỷ 17, 18, kế đến Anh, Pháp làm mưa làm gió trong thế kỷ 19 rồi HK, Liên Xô gần như chia đôi thiên hạ trong thế kỷ 20, sau khi Liên Xô sụp đổ, HK độc chiếm vị trí thống lãnh toàn cầu, có thể nói đỉnh cao là cuộc chiến Irak (ngụy tạo bằng chứng cốt để triệt hạ nhà độc tài mén S. Hussein) năm 2003, đơn phương hành động bất chấp Liên hiệp quốc, đây là một cuộc chiến vô cùng tốn kém, ước tính hao tốn đến 3 ngàn tỷ mỹ kim (8), đây cũng là cuộc chiến làm oen ố hình ảnh của HK trên trường quốc tế.
Giống y chuyện thế nhân thường tình, ai có sức mạnh hơn người thường có khuynh hướng sử dụng cơ bắp hơn là lý lẽ để khuất phục kẻ yếu hơn mình, vô tình đã tạo lắm kẻ thù tiềm ẩn (diện phục tâm bất phục), một khi họ họp nhau lại để chống cường quyền thì “mãnh hổ nan địch quần hồ”, thế lực cũ suy tàn nhường chỗ cho một thế lực mới, khai mở một chu kỳ sinh -trưởng -thu –tàn mới.
Thật đáng suy ngẫm lời của nhà binh pháp nổi tiếng Tôn Tử:“Bách chiến bách thắng, phi thiện chi thiện giả dã, bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã.” (vị tướng đánh trăm trận trăm thắng, chưa phải là vị tướng giỏi trong các vị tướng giỏi, vị tướng không cần xuất quân mà khuất phục được binh lực đối phương mới thực là vị tướng giỏi trong các vị tướng giỏi). Chính giới trí thức HK cũng hiểu rõ vấn đề này, theo ông Joseph Nye: «Đã qua rồi thời kỳ chỉ biết có diệu võ dương oai, mà phải sử dụng mọi ưu điểm về tư tưởng, văn hóa, chính trị, ... để thuyết phục và lôi kéo thế giới, ông gọi đó là "nhu lực" (soft power) khác hẳn với chủ trương "cây gậy và củ cà rốt" (hard power).»(9).
Có thể coi việc một tạp chí nổi tiếng của HK xếp Chủ tịch Trung quốc Hồ Cẩm Đào là nhân vật thế lực nhứt hành tinh như một tiếng chuông cảnh tỉnh, dám nhìn thẳng vào thực tế để ứng phó hữu hiệu ích lợi hơn là tự ru ngủ trên cành nguyệt quế.
Đầu năm 2003, khi HK đang chuẩn bị đánh Irak, kẻ viết bài này đã từng tự hỏi : “Trước một thế giới đảo điên, nếu Mỹ thấm đòn, kinh tế thế giới suy trầm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Bá quyền khu vực chiếm lĩnh thượng phong "tranh bá đồ vương", một tai họa còn hơn Thực dân, Quốc xã, Cộng sản, Đế quốc Nhựt, ... đang ẩn hiện ở cuối chân trời.
Nhân loại phải chăng đang bước vào một thời kỳ đầy bất trắc?» (10)
Tâm Tư
(11-2010)
Ghi chú
(1) Le Financial Times écrit: «Si la General Motors croit en Dieu, elle doit sans doute être en train de prier à genoux pour le remercier de l’existence de la Chine. L’an dernier, la vente des voitures GM en Chine a augmenté de 66 pour cent, alors qu’aux États-Unis, elle baissait de 30 pour cent. Sans la Chine, la GM n’aurait pu être sauvée.»
Les chiffres de vente élevés de la General Motors et de la plupart des autres entreprises américaines en Chine ne sont possibles que parce que l’économie et le pouvoir d’achat de la population y croissent rapidement. C’est une bonne chose, non seulement pour les entreprises américaines en Chine, mais pour toute l’économie mondiale.
(2) Le Monde 10-11-2010 : Science : la Chine ébranle le monde : les brevets montrent encore une hégémonie quasi complète de la Triade (Etats-Unis, Europe, Japon). Mais que vaut cette domination lorsque les grands contrats industriels s’accompagnent de cessions de technologies ou que des firmes des économies émergentes «achètent des grandes entreprises dans des pays développés, acquérant du jour au lendemain leur capital-savoir» ? Comme l’acquisition du français Rhodia Silicone (et de son portefeuille de brevets) par BlueStar, dont le nom ne dit pas qu’il s’agit d’une firme… chinoise.
(3) Le Figaro 16/11/2010 : La Chine défie Boeing et Airbus
Attendu dans le ciel en 2016, le rival des Airbus A 320 et Boeing B 737 est la vedette du salon aéronautique chinois. Le C919, commandé à 100 exemplaires, porte les espoirs de Pékin de devenir un géant de l'aviation civile.
La vedette, au salon aéronautique de Zhuhai, qui a ouvert ses portes ce mardi dans le sud de la Chine, est un avion qui ne vole pas ! Des dizaines d'officiels chinois, entourés d'une myriade de gardes du corps, ont convergé vers le salon où était annoncée en grande pompe la première commande d'une centaine de C 919, le futur avion de ligne chinois. En haie d'honneur, des maquettes aux robes différentes renseignaient sur les acheteurs pionniers : quatre grandes compagnies chinoises (Air China, China Eastern, China Southern et Hainan Airlines) et deux sociétés de leasing, l'une chinoise, Guoyin Financial, et l'autre américaine, GE Capital Aviation Services.
Cette commande de 100 appareils donne du corps au programme de Comac (Commercial Aircraft Corp. of China), qui prévoit un premier vol d'essai en 2014 et la première livraison à partir de 2016. Le C 919 est un appareil monocouloir de 168 à 190 places, court ou moyen- courrier et, donc, un concurrent direct des Airbus A 320 et Boeing 737.
(4) LEMONDE.FR | 28.10.10 : Dans la course aux performances des super-calculateurs, la Chine a vraisemblablement détrôné, jeudi 28 octobre, les Etats-Unis. Conçu par deux cents ingénieurs, le Tianhe-1A ("voix lactée") est un superordinateur hébergé au National Center for Supercomputing, dans la ville de Tianjin, dans le nord-est de la Chine.
Le système a une capacité de 2,507 pétaflops par seconde, soit l'équivalent de 2,5 millions de milliards d'opérations par seconde. Jusqu'à présent, c'était le système Jaguar, du département de l'énergie américain, qui disposait de la plus grande puissance de calcul, avec 1,75 pétaflops par seconde.
(5) RFI ngày 19-11-2010: Sự kiện đáng ngại nhất vừa được Ủy ban Xét duyệt An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung nêu bật trong bản báo cáo thường niên trình lên Thượng viện Mỹ hôm 17/11/2010 vừa qua : Đó là vào ngày 08/04/2010, thông qua một thủ thuật tin học, Bắc Kinh đã lái được 15% lượng thông tin lưu hành trên Internet trên toàn cầu, đi vòng qua các máy chủ đặt tại Trung Quốc trong vòng 18 phút đồng hồ.
Các thông tin bị chuyển hướng bao gồm các dữ liệu ra và vào website của rất nhiều định chế trọng yếu của Hoa Kỳ như Thượng viện, Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, Không quân, Bộ Quốc phòng, Cơ quan Hàng không Không gian NASA, Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương quốc gia, và các văn phòng chính phủ khác. Ngoài ra cũng có một số tập đoàn thương mại như Dell, Yahoo, Microsoft và IBM.
(6) Le Monde 10-11-2010 : Science : la Chine ébranle le monde : «Les cinq dernières années, qui font l’objet du présent rapport de l’Unesco sur la science, ont commencé véritablement à ébranler la suprématie traditionnelle des Etats-Unis.» Cette phrase, issue d’un rapport publié aujourd’hui par l’ONU, pèse lourd. Annoncer un bouleversement géopolitique en rupture avec les soixante années qui viennent de s’écouler exige quelques arguments.
Des signes du basculement se lisent dans la production des laboratoires de recherche. Depuis 2008, indique l’institut Scimago, la première institution scientifique du monde en nombre d’articles publiés est… l’Académie des sciences de Chine. Le classement par pays montre le séisme en cours dans la science mondiale. La Chine y était presque invisible en 1980. Elle pointe au quatrième rang, pour la période 1996-2008, suivie de l’Allemagne et de la France, précédée par le Japon, le Royaume-Uni et les Etats-Unis. En 2008, la Chine est deuxième. Dans quelques années, il y aura «plus de chercheurs dans les laboratoires chinois qu’aux Etats-Unis», prédit le rapport.
(8)theo cuốn sách The three trillion dollar war –The true cost of the Iraq war của Joseph E. Stiglitz & Linda B. Bilmes, nxb W.W. Norton, NY 2008)
(9) Tuần báo le nouvel Observateur (5-11/9/2002): Pour une hyperpuissance soft
(10) Bài Họa chiến tranh (25-1-2003)
No comments:
Post a Comment