Sunday, April 8, 2012




Lịch Sử Quân Sử Việt Nam

Lịch Sử Quân Sử Việt Nam Một Ngàn Năm Thứ Hai

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa
vietnam, viet nam, cờ việt nam,
quân sự việt nam, lịch sử việt nam
Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần 
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo; Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính năm 2011 
(trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
I. Dẫn Nhập - Nguyên Nhân Xa, Thời Tối Cổ:
Biểu tượng của nền văn minh tối cổ của tộc Việt là Đông Sơn và Lạch Trường. Hai nền văn minh này đã hiện diện và tồn tại cùng với tộc Việt chúng ta 5000 năm trước Công nguyên. Sự hiện diện và tồn tại này trước cả nền văn minh của người Tầu phương Bắc cả 4000 năm.
Đã là một dân tộc hiện diện lâu đời như thế trên một vùng đất phì nhiêu trù phú; tổ tiên chúng ta biết tổ chức đời sống có trật tự, tôn ty, trong một khoảng không gian cố định, biết tưởng nhớ tiền nhân, anh hùng, liệt nữ, cũng như biết tôn xưng vị lãnh đạo, thờ kính những hiện tượng thiên nhiên v.v...Tất cả những điều nêu trên là tư tưởng Việt Nam, và nó đã được hệ thống hóa dưới một tên gọi khác là nền Văn Hiến Chi Bang của một đất nước tự lập, tự cường.
Việc tôn thờ, tôn xưng những anh hùng, liệt nữ của dân tộc Việt là một truyền thống từ ngàn xưa, đồng thời cũng là một trong những biểu tượng của nền Văn Hiến của 5000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
II. Nguyên Nhân Gần - Thời Trung Đại:
Đời vua Trần Nhân Tông, tháng 4, mùa hạ năm 1285, tổ chức xét định công trạng những người đã đánh quân Nguyên. Như tấn phong Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn làm Đại vương; Hưng Vũ vương Nghiện làm Khai quốc công; Hưng Nhượng vương Tảng làm tiết độ sứ. Ngoài ra người nào có công lớn đều được tứ quốc tính, Trần Khắc Chung cũng được dự ân tứ này và vẫn giữ chức Đại hành khiển; Nguyễn Khoái làm liệt hầu và được ban cho một "hương" (làng) gọi tên là Khoái lộ. Người tù trưởng Man ở Lạng Giang là Lương Uất, Hà Tất Năng vì biết đốc suất dân đánh giặc, nên Lương Uất được phong làm chủ trại Quy Hóa; Tất Năng được phong tước quan phục hầu; Đỗ Hành vì khi bắt được Ô Mã Nhi, không đem nộp nhà vua, nên chỉ được phong tước quan nội hầu; Hưng Trí vương Nghiễn vì trái tướng lệnh, ngăn cản đường quân Nguyên rút về nước, nên không được thăng trật.
Sau khi tước thưởng đã ban hành rồi, có người thắc mắc vì sao ban thưởng ít, thượng hoàng Trần Thánh Tông an ủi rằng: "Nếu các ngươi biết chắc rằng giặc Nguyên không sang nữa, thì dầu phong đến cực phẩm, trẫm cũng không tiếc gì, nhưng nếu một mai giặc lại kéo sang, mà lúc ấy các ngươi lại có chiến công, thì trẫm biết hậu đãi các ngươi thế nào để khuyến khích thiên hạ được?". Mọi người nghe xong không ai có ý kiến gì cả.
Nhà vua định những người đã có công đánh giặc hai lần, người nào đã xung phong trước phá được trận tuyến của giặc, lập được chiến công đặc biệt, nay được chép vào tập Trùng hưng thực lục và khiến thợ vẽ hình dạng vào tập sách ấy.
Đời vua Trần Hiến Tông (1329), có Lý Tế Xuyên là Thủ Đại tạng thư hỏa chính chưởng Trung phẩm phụng ngự, An tiêm lộ chuyển vận sứ đã tập hợp những truyện tích về các bậc anh hùng, anh thư tộc Việt có công giữ nước biên chép thành quyển Việt Điện U Linh Tập gồm Lịch Đại Nhân Quân, Lịch Đại Nhân Thần, Hạo Khí Anh Linh, tổng cộng là 27 truyện.
Mục đích nhằm xây dựng cuộc sống tinh thần, tâm linh một cách lành mạnh mang màu sắc cổ truyền cũng như gầy dựng lại một quá khứ thần thoại, hiển thánh của dân tộc.
Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên được biên chép khoảng giữa thế kỷ 13; Đến thế kỷ thứ 15 được tiến sĩ Nguyễn Văn Chất bổ túc thêm những chuyện khác vào. Tên gọi là Việt Điện U Linh Tục Tập hay Tục Việt Điện U Linh Tập.
Như trên đã viết, đời vua Nhân Tông ghi ơn những người có công đánh giặc Nguyên bằng cách phong tước, phong hàm. Ngoài ra những ai lập chiến công đặc biệt thì vẽ hình cũng như chép sự tích vào tập sách Trùng hưng thực lục. Đồng thời một Thần Việt Điện đã được dựng nên (ghi chép và phổ biến Việt Điện U Linh Tập) để cho dân chúng tôn thờ những vị thần của tộc Việt, để cho mọi người có thể hãnh diện với quá khứ cao quý, hào hùng và thiêng liêng. Qua hành động này cho chúng ta thấy sự đối kháng mãnh liệt nhất của tộc Việt trên mặt văn hóa tư tưởng đối với giặc Tầu phương Bắc.
III. Nguyên Nhân Gần - Thời Cận Đại:
Tiếp nối tinh thần tôn vinh những bậc anh hùng dân tộc mà Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên đã thực hiện  vào khoảng giữa thế kỷ thứ 13 và được tiến sĩ Nguyễn Văn Chất bổ túc vào thế kỷ thứ 15 qua Việt Điện U Linh Tục Tập, Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam và Tinh Thần Trúc Lâm Yên Tử thành lập Thần Việt Điện 2010 (trên trang Trúc Lâm Yên Tử) để tôn thờ những bậc anh hùng, anh thư thời hiện đại.
Ôn cố tri tân là tinh thần không thể thiếu vắng được ở bất kỳ không gian và thời gian nào. Chiến cuộc Việt Nam hay chiến tranh Đông Dương khởi sự từ 1946 và kết thúc năm 1975, đã gieo biết bao cảnh thống khổ đau thương cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Trong suốt cuộc chiến đã có không biết bao nhiêu bậc anh hùng, anh thư đã xã thân liều mình bảo vệ đất nước và dân tộc Việt trước làn sóng xâm lăng từ phương Bắc của Cộng sản Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày quốc tang, quốc hận 30/04/1975 - 30/04/2010, với tinh thần tri ân và tôn vinh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung, đặc biệt những vị tướng lãnh đã hy sinh trong lúc thi hành công vụ từ lúc khởi đầu của cuộc chiến cũng như những vị đã bất khuất không chấp nhận đầu hàng quân Bắc xâm Việt cộng ngày 30/04/1975.
Chúng tôi chân thành tôn xưng Chín Vị Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam - thời cận đại vì  họ đã hy sinh trong lúc thi hành công vụ, cũng như biểu hiện khí phách phi thường của một bậc thần tướng; ngoài ra, những vị này cũng đã thi thố tài ba trên chiến trường làm binh sĩ các cấp kính phục cũng như đã chỉ huy các đơn vị thuộc quyền chiến thắng quân thù một cách vẻ vang. Hơn nữa, họ đã chứng minh là những vị Tướng lãnh biết nhận trách nhiệm trước lịch sử dân tộc.
Chín vị tướng lãnh đó là:
1/ Trung tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955) 
2/ Thiếu tướng Trương Quang Ân và phu nhân (1932 - 1968; 1931-1968) 
3/ Trung tướng Nguyễn Viết Thanh (1930 - 1970) 
4/ Đại tướng Đỗ Cao Trí (1929 - 1971) 
5/ Thiếu tướng Phạm Văn Phú (1929 - 1975) 
6/ Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 - 1975)
7/ Chuẩn tướng Trần Văn Hai (1929 - 1975) 
8/ Thiếu tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975) 
9/ Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam (1927 - 1975)
Chúng tôi sắp xếp theo thứ tự ngày tháng thành thần của chư vị Tướng lãnh nêu trên. Riêng trường hợp Thiếu tướng Trương Quang Ân vì có phu nhân cùng tử nạn nhưng chúng tôi vẫn xin tôn xưng chung là Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam.
Sự tôn xưng này xin được xem như là biểu tượng, một biểu tượng cao quý. Và là một ý thức hệ thần thoại cao quý để ghi ơn các bậc thần Tướng có công giúp nước cứu dân.
Việc tôn xưng chư vị tướng lãnh nêu trên còn dựa trên 3 điểm:
Đạo Đức với chính bản thân

Nhân Nghĩa với người ngoài
Thao lược trên chiến trường
Ngoài ra chúng tôi dựa vào giây phút thành Thần của chư vị như sau:
Một vị bị ám sát tại mặt trận (Trung tướng Trình Minh Thế)
Ba vị tử nạn phi cơ khi thi hành nhiệm vụ (Thiếu tướng Trương Quang Ân, Đại tướng Đỗ Cao Trí, Trung tướng Nguyễn Viết Thanh)
Năm vị tuẫn tiết không đầu hàng quân thù (Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn tướng Trần Văn Hai).
IV. Sự Tích Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:
1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955) 

2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968) 
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1970) 
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971) 
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975) 
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975) 
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25,26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975) 
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23,24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)

 

__._,_.___

No comments:

Post a Comment