Lê Diễn Đức
Tôi
không hứng thú lắm khi viết về ngày 30/4 vì đã nhiều năm nay, năm nào
cũng viết, nhưng những bài viết thường chỉ mang đến cho tôi những nỗi
buồn hơn là những ký ức khó quên.
Cái
buổi hôm ấy, lúc mọi người trong nhà tù Hoả Lò khấp khởi vui mừng
"chiến thắng" khi được giám thị thông báo, thì tôi đau xót, im lặng và
hụt
hẫng. Tôi vẫn hy vọng sau khi ra tù, sẽ tìm cách trốn vào Nam để sống.
Với cái lý lịch ở tù, sự tồn tại vươn lên của tôi trong chế độ xã hội
chủ nghĩa (XHCN) chắc chắn sẽ vô cùng nan giải.
Tôi
đã từng kín đáo hỏi thăm, tìm hiểu cách "chạy" vào Nam từ một người
bạn tù. Khó khăn nhất là đoạn từ sông Bến Hải vào đến sông Hàn, Đà nẵng.
Còn qua được sông Hàn thì mọi việc êm xuôi. Lúc này tôi vẫn hy vọng bộ
đội miền
Bắc không tiến được vào sâu
hơn nữa. Tôi không nghĩ đến
một cái "chiến thắng" nhanh chóng như vậy!
Thật
chua xót. Tôi từng là anh chàng học sinh, biết được đi nước ngoài du
học nhưng vẫn rủ đám bạn bè trong lớp lấy máu viết thư xin đi bộ đội. Ra
chiến trường, dù có chết, với chúng tôi thật vô cùng ý nghĩa. Tôi đã
tận mắt trông thấy và tham gia cứu thương trong những trận dội bom của
máy bay Mỹ xuống làng mạc miền Bắc làm chết nhiều người. Chỉ với lòng
căm thù đế quốc Mỹ. Sôi
sục ý chí trả nợ nước thù
nhà.
Nhưng rồi dần dà tôi đã hiểu. Đây là chiến tranh. Một cuộc chiến tranh khốc liệt, tắm máu, huynh đệ
tương tàn, cho việc nhuộm đỏ toàn đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN), một cuộc chiến ý thức hệ, rõ ràng và nhất quán. Mỹ và miền Nam
đã phải nỗ lực ngăn chặn và bảo vệ tự do.
Năm
1954, Việt Nam chia hai. Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) là một quốc gia độc
lập, toàn vẹn lãnh thổ, là quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc. Miền Nam sẽ
thanh bình, phát triển và đi lên nếu như miền Bắc không gây chiến và
phá rối. Người ta có thể thống nhất đất nước bằng nhiều cách, không cần
đổ máu, không cần đến "bạo lực cách mạng", mà nước Đức là một ví dụ.
Nhưng để đánh chiếm miền Nam, miền Bắc có thể "đốt cả dãy Trường
Sơn", dồn cả dân tộc vào máu lửa, quyết tâm trở thành "tiền đồn" của cả phe
XHCN.
Hồ
Chí Minh từng nói: “Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, nhân
dân Việt Nam luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại, và coi
Liên Xô là Tổ quốc Cách Mạng, Tổ quốc thứ hai của mình”- (1959, HCM toàn
tập, tập 11, trang 166).
Còn Lê Duẩn, trả lời phỏng vấn BBC Việt Ngữ, Nguyễn Mạnh Cầm, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã nói: "Chính sách này dựa trên nền tảng "một lý do quan trọng mà cố Tổng bí thư Lê Duẩn có lần đã giải thích một cách đơn giản: Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!".
Vâng,
hầu như tất cả mọi phương tiện cho cuộc chiến, sản xuất, cũng như mọi
nhu yếu phẩm cho đời sống, từ hạt gạo đến cây kim, sợi chỉ, đều do Liên
Xô, Trung
Quốc và các nước khác trong hệ thống cộng sản đổ tiền vào cung cấp.
Nhưng vì "tất cả cho chiến trường", dân miền Bắc đã phải cam chịu cuộc
sống đói nghèo, thiếu thốn, dồn hết tinh thần và vật chất cho công cuộc
"giải phóng miền Nam".
Và miền Bắc đã "giải phóng" miền Nam. Ngày 30/4/1975.
Trong bài "Phản nhân văn", nói về cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" của nhà báo Huy Đức, tờ Công an Nhân dân (CAND) viết:
"Đáng
kinh ngạc nhất là Huy Đức “nhai lại” ý kiến sai trái, xạo xược của
Dương Thu Hương. Trước khi sang châu Âu sống lưu vong, bà ta phun ra
hàng loạt phát ngôn điên loạn, trong mớ hổ lốn, hồ đồ đó, có đoạn nói
rằng, ngày mới đặt chân đến Sài Gòn, bà ta đã choáng ngợp trước cuộc sống tiện nghi ở miền Nam, khác rất xa với cuộc sống khó khăn
ở miền Bắc: “Tôi đã ngồi phệt xuống vỉa hè Sài Gòn khóc, tôi biết miền Nam đã giải phóng miền
Bắc chứ không phải ngược lại...”.
Giờ
đây, Huy Đức lại bắt câu đó với hàm ý khen miền Nam nhiều hàng hóa và
đời sống sung túc hơn miền Bắc, tự do dân chủ hơn miền Bắc nên đã “giải
phóng” ngược lại miền Bắc! Về đoạn này, trên mạng có bài viết ký tên
“nhà văn Đông La” phân tích: “Cái nền văn minh mà Huy Đức thấy qua “mấy
chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai,
radio cassette” rồi “rạp chiếu bóng, nhạc viện
và sân khấu ca nhạc”... đều có từ “925
tỷ USD” mà Mỹ đã chi cho cuộc chiến ở Việt Nam kèm theo 58.000 nhân
mạng nữa để rồi mất trắng trở về...”.
Không
chỉ nhà văn Dương Thu Hương khóc mà sau ngày "giải phóng", nhiều người
khác đã vỡ mộng! Phải có tấm lòng thật nhân văn mới hiểu rằng, tiếng
khóc của Dương Thu Hương là thành thật và là sự cảnh báo. Những thứ mà
họ "giải phóng" và huỷ hoại thì chính họ chứ không ai khác lại đã quay
lại một thập niên sau đó.
925
tỷ USD đã Mỹ chi cho cuộc chiến ở Việt Nam. Vâng, nhưng thử hỏi bao
nhiêu tỷ USD mà Liên Xô, Trung Quốc và phe XHCN đã rót cho miền Bắc kèm
theo hàng triệu nhân mạng cũng ra đi không trở về?
Người
miền Nam không chỉ có "những chiếc xe đạp bóng lộn", "cặp nhẫn vàng
choé"... Việt Nam Cộng hoà (VNCH), trong 20 năm, tuy chưa có một nền dân
chủ hoàn toàn, phải đối mặt với tình trạng chiến
tranh, nhưng đã có một nền kinh tế đa dạng, một xã hội văn minh, một
nền giáo dục kỷ cương
đáng tự hào, một tập quán sinh hoạt công cộng lịch lãm và tiến bộ.
Những người gắn bó với VNCH có lý do chính đáng để tiếc nuối. Những thứ này sau 1975 đã dần dần bị băng hoại.
Còn “mấy
chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai,
radio cassette”, tất tật mọi thứ của miền Nam sau ngày 30/04/1975, muốn
hay không muốn, chúng vẫn trùng trùng nối nhau ra Bắc. Tôi vẫn nhớ cuối
năm 1975, hình ảnh ở khu tập thể quân đội số 3B đường Ông Ích Khiêm, Hà
Nội. Cứ tối đến, hàng
xóm quây quần, xúm xít ngồi xem phim qua chiếc Motorola của gia
đình mang từ trong Nam ra. Máy truyền hình ở miền Bắc lúc đó là cả nột
tài sản lớn.
Bài báo CAND viết tiếp:
"Cũng
cần phải nhắc lại rằng: từ số tiền khổng lồ đó, Mỹ đã đổi ra 7,5 triệu
lít chất độc da cam/dioxin; 7,85 triệu tấn bom đạn để rải xuống Việt
Nam, giết chết khoảng 4 triệu người, gây thương tật cho hàng triệu người
khác, nhất là những đứa trẻ nạn nhân của chất độc da cam/dioxin;
tàn phá hàng ngàn thành phố, thị xã, làng mạc, trường học, bệnh viện,
cơ sở tôn giáo...
Thế
nhưng Huy Đức, Dương Thu Hương và một vài “nhà dân chủ” mới được
“bơm”, cố tình không hiểu điều đó, họ tôn thờ tiện nghi vật chất hơn
phẩm giá và lòng tự trọng của một dân tộc, sùng bái “bơ”, “sữa”... hơn
xương máu của những người con dân đất Việt đã ngã xuống để có độc lập,
tự do hôm nay!".
Tôi không nghĩ rằng, "số tiền khổng lồ đó, Mỹ đổi ra 7,85 triệu tấn bom đạn, để giết chết khoảng 4 triệu người và thương tật cho hàng triệu người khác". Cái
chết của khoảng 4 triệu người và thương tật của hàng triệu người khác
có sự can dự của cả hàng triệu tấn đạn dược của Liên Xô, Trung Quốc. Cuộc
tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân 1968, những cuộc pháo
kích, đánh mìn, nổ bom vào các chợ, trường học, rạp hát... Cuối cùng,
đây là con số của cả cuộc chiến. Chiến tranh,
bên nào cũng đều phải sử dụng đến
súng đạn.
Còn "7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin" diệt
cỏ, phát quang của Mỹ không nhắm vào dân thường mà nhắm vào nơi ẩn trú
của Việt Cộng. Có thể nó để lại di hại cho môi trường nhưng không quá
bị thổi phồng như bộ máy tuyên truyền của cộng sản. Tôi đã vào sống
trong Nam và đi nhiều nơi, ở đâu cũng thấy màu xanh cây lá. Những đám
rừng bị chất độc da cam xa lắc lơ đâu đó tôi không có cơ hội nhìn
thấy. Còn nạn phá rừng giờ đây khủng khiếp hơn nhiều. Bọn cơ hội bắt
tay với các quan chức cộng sản phá rừng,
lấy gỗ làm giàu, mà Trầm Bê hay
Cường Đô La là những ví dụ. Thực phẩm độc hại mà dân Việt dùng hôm
nay, chủ yếu từ Trung Quốc, công khai huỷ diệt nòi giống Việt, làm cho
bệnh ung thư của Việt Nam ở vị trí cao nhất thế giới và mỗi năm chết khoảng 75 ngàn người, man rợ và bi thảm hơn nhiều. Người ta cứ thích nhớ mãi cái đã qua đi gần 40 năm mà cho phép mình "quên" hiện tại trước mặt!
Sùng
bái "bơ", "sữa" không ai hơn những quan chức cộng sản,
những "đại gia" đỏ phè phỡn với ô tô siêu sang trọng, nhà lầu, người
hầu kẻ hạ, con cái đi du học nước ngoài. XHCN không thấy đâu, nhưng tư
bản chủ nghĩa ngấm sâu vào từng sinh hoạt nhỏ nhất của giới chức có
quyền, của những ông "vua tập thể" trong triều đại phong kiến-cộng sản
quái thai này.
Tôi
quen thân với ông Nguyễn Lương Thuật, một cựu sĩ quan hải quân VNCH, cư
ngụ ở Seattle, tiểu bang Washington. Chiều 29/4/1975 ông chỉ huy một
chiến hạm và đã tiếp nhận hàng trăm người leo lên tàu di tản khỏi Sài
Gòn., Ông đã đứng ngẩn
ngơ nhìn con tàu xa dần bến bờ quê
hương và thầm nghĩ, thôi, dù sao cũng đã chấm dứt một cuộc chiến,
những người cộng sản đã thắng, đất nước thống nhất, mong rằng họ sẽ đưa
đất nước phát triển, bình yên và dân chúng được hạnh phúc. Ông đã chết
năm 2007 vì ung thư và mang theo giấc mơ vô cùng vị tha của mình xuống
mồ.
Máu
xương của những người con đất Việt đã ngã xuống, nước nhà thống nhất,
độc lập, nhưng hoàn toàn không có tự do. Người Việt phải bỏ nước ra đi,
tha phương cầu thực, sự chia rẽ vẫn nhức nhối. Đất nước nằm trong tay
một tập đoàn bao
gồm các băng nhóm trục lợi. Quyền
tự do của công dân bị bóp nghẹt và đàn áp. Không có bầu cử tự do,
không có báo chí tự do, cả một hệ thống chính trị là một nhà tù vĩ đại
giam cầm, khống chế dân tộc.
Những
người đã từng dấn thân, bị tù đày cho chính thể hôm nay đã phải thất
vọng. Có lẽ câu nói của ông Huỳnh Nhật Tấn, cựu Phó giám đốc Trường Đảng
tỉnh Lâm Đồng, mang tính đại diện nhất: "Tôi có lỗi với
dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên
chế độ độc tài hiện nay,
đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay".
Cầm
quyền 38 năm, và còn tiếp tục 39, rồi 40 năm và có thể sẽ lâu hơn,
ĐCSVN đã chứng tỏ là một tập đoàn phản động, phản bội, chạy theo đồng
tiền bất chấp lợi ích và chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Nhân dân,
những người đã bỏ xương máu để có nhà nước hôm nay, trở thành kẻ nô lệ,
bị lừa gạt và sống trong sợ hãi của sự
đàn áp, bị u mê bởi những trò mị dân "mua thần bán thánh", hoặc bị lên
đồng điên khùng bằng những
chất kích hoạt khác. Đất nước là tổng thể của một bức tranh ô hợp, lạc
loạn, kẻ có địa vị giàu có cứ tiếp tục giàu có thêm, kẻ bần cùng vật
lộn với miếng ăn hàng ngày, phó mặc sự đời, kỷ cương phép nước và các
giá trị đạo đức của xã hội đảo lộn.
38
năm "giải phóng" thực sự trở thành 38 năm kinh hoàng của thời kỳ phong
kiến-tư bản man sơ, hoang dã với mỹ từ "kinh tế thị trường định hướng
XHCN".
Vâng, chỉ mới "định hướng" thôi, còn
tiến
về đâu không biết. 38 năm đi hoài, đi loanh quanh, đi mãi về một nơi
mà chẳng bao giờ biết nó là cái gì cả, có tồn tại hay không.
© 2013 Lê Diễn Đức - RFA Blog