Wednesday, August 8, 2012

Chiến lược “lát cắt salami” trên Biển Đông

  tka23 post
  Lầu Năm Góc gần đây đã đề nghị cho trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) về kế hoạch quân sự ở căn cứ Thái Bình Dương.
Báo cáo ngày 27.6 của CSIS đã khuyến cáo rằng Lầu Năm Góc nên tái bố trí lực lượng từ Đông Bắc Á đến Biển Đông. Cụ thể là bố trí nhiều tàu ngầm tấn công hơn ở Guam, tăng cường sự hiện diện của thủy quân lục chiến trong khu vực và nghiên cứu điều động  một nhóm hkmh tấn công ở Tây Úc.
Biển Đông chắc chắn đang nóng lên từng ngày sau những  hành động vừa qua từ phía Trung cộng, các nước láng giềng và cả Mỹ. Tranh chấp lãnh thổ, quyền đánh bắt cá và đấu thầu các lô dầu khí trên biển đã bắt đầu tăng  trong năm nay. Sự gia tăng sức mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực theo báo cáo của CSIS và bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trong một bài phát biểu tháng 6 vừa qua tại Singapore, như một phần nhằm ngăn chặn sự xâm lăng công khai của Trung cộng trên Biển Đông. Trong tình trạng hiện tại, sự hiện diện quân sự của Mỹ dường như đang phần nào phát huy tác dụng.
   Tuy nhiên, chiến lược tầm ăn dâu của Trung cộng đang làm cho các nhà hoạch định chính sách và cả các nhà hoạch định quân sự của Mỹ bối rối trong việc lập kế hoạch quân sự cho Washington.
Phụ lục 4 trong báo cáo hàng năm năm nay của Lầu Năm Góc đã nói về sức mạnh quân sự của Trung cộng trên Biển Đông, với tuyên bố ngang ngược của “đường chín khúc”.
   Nhìn lại những  hành động trong khoảng ba tháng qua của Bắc Kinh, có thể thấy chiến lược “lát cắt salami” đang lồ lộ hiện ra
Salami là một loại xúc xích muối được ưa chuộng ở thị trường châu Âu, nhưng vì loại này hơi cứng và mặn nên khi ăn cần cắt lát mỏng và ăn dần dần.
Tháng 4, Trung cộng đưa tàu đánh cá vào xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Trước ngày khai mạc hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh, tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung cộng (CNOOC) đưa ra danh sách các lô dầu khí được mời đấu thầu thăm dò và khai thác trong EEZ của Việt Nam.
 Đến tháng 6, Chính phủ Trung cộng thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” gồm ba quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và Trung Sa, thậm chí còn công khai gửi một đơn vị đồn trú đến “trung tâm hành chính mới nhằm thực hiện các yêu sách của Trungcộng trên Biển Đông”.
Vì chưa có những quy định pháp lý ràng buộc, chiến lược “tích tiểu thành đại” nhằm thôn tính cả “salami Biển Đông” đang được Trung cộng tích lũy dần dần qua các hành động nhỏ nhưng liên tục. Về lâu về dài, Bắc Kinh nuôi hy vọng sẽ thành lập được việc chiếm giữ hợp pháp và cả trên thực tế cho các tuyên bố của mình trên Biển Đông.
  
Ở cuối con đường của chiến lược này, hai “giải thưởng” mà Trung cộng có thể “lờ mờ” nhận ra là khả năng cung cấp dầu khí “phủ phê” trong 60 năm và cắt đứt liên minh quân sự của Mỹ trong khu vực. Sự sụp đổ trong nỗ lực thiết lập một khuôn khổ pháp lý ràng buộc chung trên Biển Đông của ASEAN đang mang đến sự thuận lợi cho chiến lược “lát cắt salami” của Bắc Kinh.
Trong khi đó, Lầu Năm Góc dự định tiếp viện quân sự vào khu vực để chống lại sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung cộng. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách ở Washinton vướng phải “sợi dây” của chính mình. Bởi lẽ, Trung cộng vẫn đang thực hiện từng hành động nhỏ, chưa có gì đủ để chứng minh cho sự bắt đầu của một cuộc chiến tranh, Mỹ lấy cớ gì để có một chính sách chống lại một cuộc chiến tranh.
Thế nhưng, hóc búa ở chỗ những bước đi nhỏ này theo không gian và thời gian có thể làm nên cả một sự thay đổi lớn trên Biển Đông, nơi mà thương mại toàn cầu giao thương qua đây đạt 5.300 tỉ USD mỗi năm, riêng 1.200 tỉ USD là qua các cảng Mỹ. Và hơn thế nữa, nếu “ăn” được cả “salami Biển Đông”, Trung cộng  dường như đã đơn phương viết lại luật hàng hải quốc tế theo ý mình, một cái tát quá lớn với Mỹ và sự tin cậy của liên minh Mỹ với các nước khác.
   Nếu Bắc Kinh tiếp tục những “lát cắt salami” của riêng mình trên Biển Đông, Washington có lẽ sẽ đi đến kết luận rằng phản ứng tốt nhất hiện tại là khuyến khích các nước nhỏ có lợi ích trên Biển Đông bảo vệ quyền lợi của họ mạnh mẽ hơn nữa, thậm chí khi có nguy cơ xung đột, hãy yên tâm với lời hứa bảo vệ  của quân đội Mỹ.
 
  Điều này nghĩa là Mỹ đi ngược lại với tuyên bố trung lập trong các tranh chấp biên giới biển. Nhưng nếu Mỹ chọn cho mình vị trí trung lập, vì không muốn dấn thân vào các cam kết chưa có sự kiểm soát hay ràng buộc nào thì cũng là điều dễ hiểu. Vấn đề là Washington sẽ phải suy nghĩ thật kỹ về bất cứ hướng đi nào trong tương lai, để đối phó lại chiến lược “lát cắt salami” của Trung cộng mà không làm mất đi hình ảnh và lợi ích của chính mình.
TỔNG HỢP
__._,_.___
RECENT ACTIVITY: 
Yahoo! Groups
Switch to: Text-Only, Daily Digest  Unsubscribe  Terms of Use
.

No comments:

Post a Comment