Câu chuyện sống sót và trở về sau 3 ngày 2 đêm lênh đênh trên biển chỉ với một mảnh ván tàu của ngư dân Hồ Dễ (31 tuổi, ở xã Hoài Thanh Tây, H.Hoài Nhơn, Bình Định) được xem như một may mắn kỳ diệu.
Ngư dân Hồ Dễ vẫn còn nét bàng hoàng khi kể lại câu chuyện sống sót của mình - Ảnh: Trần Thị Duyên
|
|
|
Sáng 3.7, người nhà ông Điệm đã lập bàn thờ cho hai cha con xấu số. Ngôi nhà ông Điệm tràn ngập không khí tang thương. Bà Trần Thị Bé (46 tuổi, vợ ông Điệm) không còn đủ sức để nói chuyện. Mấy ngày qua, bà và hai con đã khóc hết nước mắt. Bà Bé bị xơ gan mấy năm nay. Mọi chi tiêu, sinh sống của gia đình đều phụ thuộc vào ông Điệm và chiếc tàu cá.
|
|
|
Ngày 3.7, khi kể lại vụ việc xảy ra với mình và các ngư dân khác trên tàu cá BĐ-96352 TS, anh Hồ Dễ như vẫn còn nguyên vẹn cảm giác hoảng sợ. Hiện tại, 3 ngư dân khác cùng tàu cá với anh vẫn mất tích.
Khoảng 11 giờ ngày 9.6, tàu cá công suất hơn 200 CV của ông Phan Văn Điệm (45 tuổi, ở thôn Mỹ An 1, xã Hoài Thanh) xuất phát tại Bến Đá, Vũng Tàu. Trên tàu có 4 ngư dân là ông Điệm và con trai là Phan Văn Tuấn (18 tuổi), ông Võ Văn Thanh (52 tuổi, ở xã Tam Quan Nam, H.Hoài Nhơn) và anh Hồ Dễ. Tàu đi về hướng khu vực gần quần đảo Trường Sa để câu cá ngừ đại dương.
10 ngày sau, khi trong khoang tàu đã có được 6 con cá ngừ (khoảng 300 kg), đang chờ đến giờ thả câu tiếp thì gặp nạn. Anh Hồ Dễ nhớ lại: “Lúc đó khoảng hơn 2 giờ chiều, chúng tôi đang nghỉ trong tàu thì đột ngột có một cú va đập rất mạnh. Tàu gãy đôi rồi chìm sâu đến mức khi nổi lên, tai của tôi đau nhói và chảy máu”. Cả 4 ngư dân đều nổi lên trên mặt nước nhưng chỉ nhìn thấy nhau ở một khoảng cách khá xa. Mỗi người bám được vào một cái can nhựa rồi dạt xa nhau dần dần.
|
|
Cứu sống ngư dân viêm ruột thừa cấp ở Trường Sa
Bác sĩ Kiều Đức Vinh - Trạm trưởng Trạm y tế xã đảo Song Tử Tây (H.Trường Sa, Khánh Hòa) cho biết, đến ngày 3.7 sức khỏe của bệnh nhân Ngô Văn Sang (37 tuổi, quê H.Núi Thành, Quảng Nam) đã hồi phục đáng kể. Anh Sang đi đánh bắt trên tàu QNa 91964 TS. Lúc 18 giờ 30 ngày 27.6, anh Sang được đưa đến Trạm y tế Song Tử Tây trong tình trạng sốt cao, đau bụng dữ dội. Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp và tiến hành mổ khẩn cấp. Sau 45 phút cứu chữa, anh Sang đã qua cơn nguy kịch. Ngày 5.7, anh Sang có thể xuất viện.
Nguyễn Chung
|
|
|
“Đó là một chiếc tàu sắt rất to, màu xám. Sau khi tông mạnh vào giữa thân tàu cá, chiếc tàu sắt kia bỏ đi rất nhanh mà không thèm ngó ngàng gì tới chúng tôi trong khi nó biết rất rõ có người bị nạn”, anh Dễ bức xúc kể. Thấy việc ôm một cái can nhựa giữa bao la sóng nước không ổn, anh Dễ với lấy một tấm ván gãy ra từ thân tàu rồi đu bám chờ có tàu cứu mình.
Hy vọng tắt dần khi màn đêm sụp xuống. Tối và lạnh bao vây.
Sáng hôm sau, niềm hy vọng được tàu nào đó nhìn thấy lại khấp khởi nhỏm dậy trong người ngư dân gặp nạn. Anh thoáng nghĩ đến 3 người khác trên tàu cá cùng cảnh ngộ với mình. Giữa biển, lênh đênh một mình, anh Dễ chỉ có thể cầu mong cho phép màu đến với bất kỳ ai. Nhưng nắng càng lên cao thì phép màu ấy như càng bị teo tóp lại. Hơn 15 năm đi biển, chưa bao giờ anh thấy cái nắng bỏng rát và dữ dội đến thế. Biển có êm hơn nhưng cổ họng không ngừng khát. Dưới nước, cơ thể anh đã bủng ra, lở loét và bắt đầu có mùi tanh.
“Lúc đó, tui rùng mình khi nghĩ tới cá mập. Bị va đập, trầy xước, cua cá kẹp rỉa, chân tay mình mẩy tui đã chảy máu. Nếu không may, cá mập hoặc cá lớn nào đó sẽ nghe mùi rất nhanh mà đến tìm”, anh Hồ Dễ tâm sự. Cứ thế, anh ôm tấm ván trải qua tiếp một đêm kinh hoàng nữa trên biển. Phải đến chiều ngày 21.9, anh mới thấy có một tàu chở hàng của Đài Loan đi ngang. Còn chút sức lực nào, anh dồn cho 20 m cuối cùng bơi đến tàu để được vớt lên. Những người trên tàu đã đưa anh về Đài Loan làm thủ tục rồi cho tiền mua vé máy trở về Việt Nam vào ngày 28.6.
Trần Thị Duyên
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120704/tro-ve-tu-con-tau-chim.aspx
No comments:
Post a Comment