Trung quốc tham vọng quá lớn thất bại trong tầm tay
13/05/12 | Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà
Mặc dù đã Trung quốc đầu tư số tiền khổng lồ để tân trang, mua sắm tầu chiến, tầu ngầm, các hạm đội khổng và máy bay chiến đấu hiện đại có khả năng tác chiến trên biển trong mọi thời tiết cùng với việc vẽ ra bản đồ đường lưỡi bò tự phong cho mình cái quyền làm ông chủ trên một vùng rộng lớn Biển Đông từ đảo Hải nam vươn tới Hoàng sa, Trường sa của Việt nam và tới cả vùng biển thuộc chủ quyền của Philipine. Bên cạnh các chính sách phô trương sức mạnh để răn đe các quốc gia nhỏ trong khu vực có tranh chấp chủ quyền với họ như Việt nam và Philipine, họ mặt khác lại muốn chia rẽ các quốc gia trong khối Asian bằng cách tăng cường viện trợ cho Campuchia, Lào và một loạt quốc gia khác trong khu vực đồng thời có các chuyến đi con thoi để ve vãn lôi kéo các quốc gia đang trong giai đoạn làm chủ tịch luân phiên khối Đông Nam Á như Campuchia và tới đây là Thái lan. Trung quốc muốn phá kế hoạch quốc tế hóa giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông đã kéo dài mấy chục thập niên qua bằng đối thoại song phương đem lại thế thượng phong cho mình. Trung quốc đã coi thường cả Hoa kỳ một cường quốc đã có thâm niên ảnh hưởng ở khu vực này. Họ đã nhiều lần thách thức đưa tầu chiến quây tầu thăm dò Hải dương của Mỹ, mạnh hơn nữa Trung quốc cũng đã đưa tầu chiến, tầu Hải giám đến cả khu vực đang tranh chấp với Nhật và Hàn quốc đe dọa chủ quyền của các quốc gia này. Đội quân tiên phong của họ chính là các tầu chiến cũ mang hình thức là tầu đánh cá để thăm dò khu vực, sau đó là tầu Hải giám để can thiệp và bảo vệ các lực lượng này nếu có tranh chấp và sau cùng là đưa tầu chiến đến đe dọa. Thế nhưng câu chuyện châu chấu đá voi nay thành hiện thực. Sự quyết tâm bảo vệ lãnh hải của mình của Philipine đến cùng cực đã khiến cả thế giới phải quan tâm đến tình hình biển Đông và đều thấy rõ âm mưu và tham vọng quá lớn của Trung quốc đang là nguy cơ làm mất ổn định trong khu vực này. Hoa kỳ và tất cả các cường quốc có quyền lợi chung ở khu vực này đã buộc phải tự nhiên vào cuộc. Việc các lực lượng bên ngoài can thiệp vào những tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông đang dần dần trở thành thực tế bất chấp sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc.
Điểm lại tình hình hiện nay người ta thấy rõ nét ngay, Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng. Bắc Kinh luôn khẳng định muốn giải quyết những cuộc tranh chấp này trong khuôn khổ song phương. Tuy nhiên, có vẻ như mong muốn này khó mà thực hiện được khi giờ đây nhiều nước trong khu vực muốn quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và nhiều nước lớn muốn can thiệp vào các cuộc tranh chấp này. Sự can thiệp của các nước lớn vào tranh chấp Biển Đông dần lộ rõ từ sau vụ đối đầu giữa tàu thuyền Philippine và Trung Quốc hôm 8/4 ở bãi cạn Scarborough đang nằm trong tranh chấp giữa hai nước. Vụ va chạm tàu thuyền này đã làm cho sóng gió Biển Đông nổi lên suốt thời gian 4 tuần qua mà chưa có dấu hiệu dịu đi. Trong cuộc đối đầu mới nhất giữa Philippine và Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ với tư cách là đồng minh thân thiết của Manila đã có nhiều động thái can thiệp từ gián tiếp đến trực tiếp vào cuộc tranh chấp này. Người ta đã thấy rõ Hoa kỳ rất có lý để trở lại hiện diện tại khu vực đầy ảnh hưởng truyền thống của mình. Và không chỉ Mỹ, các nước như Nhật Bản, Ấn Độ cùng Úc, Nam hàn cũng bắt đầu có dấu hiệu “tham gia” vào tình hình Biển Đông. Người ta thấy mặc dù Mỹ tuyên bố không đứng vào bên nào trong các cuộc tranh chấp Biển Đông nhưng lại khẳng định, nước này có lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do hàng hải ở khu vực biển chiến lược quan trọng này. Không chỉ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng có lợi ích sống còn trong việc duy trì giao thương ở Biển Đông. Đây là nơi chứa nhiều tuyến đường chuyên chở hàng hóa, dầu mỏ, khí đốt cực kỳ quan trọng của thế giới. Việc Trung Quốc đòi chủ quyền lãnh hải dựa trên bản đồ 9 điểm (đường lưỡi bò) hết sức vô lý của nước này đang có nguy cơ làm nguy hại đến những tuyến đường biển quan trọng đó. Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… chắc chắn sẽ không cho phép chuyện này xảy ra. Đây là lý do khiến họ bắt đầu hành động.
Trong các nước lớn tham gia can thiệp vào tình hình Biển Đông, vai trò tiên phong của Mỹ đã quá rõ ràng thể hiện là ngay sau vụ va chạm tàu thuyền giữa Philippine và Trung Quốc, lần đầu tiên, một tướng Mỹ chỉ huy Lực lượng Thủy quân Lục chiến đóng tại Thái Bình Dương – Trung tướng Duane Thiessen công khai tuyên bố sẽ bảo vệ Philippine. “Mỹ và Philippine đã ký một hiệp ước quốc phòng chung. Theo hiệp ước này, chúng tôi sẽ tham gia vào các hoạt động bảo vệ lẫn nhau”, ông Thiesen đã tuyên bố như vậy. Không chỉ dừng lại ở lời nói, Washington đã có nhiều động thái quân sự khiến Bắc Kinh cảm thấy bất an. Mỹ đã cùng Philippine tiến hành tập trận hải quân chung với nhiều bài tập “đầy hàm ý” như tái chiếm đảo, tái chiếm dàn khoan. Mỹ còn hứa giúp Manila củng cố sức mạnh cho Hải quân Philippine. Ngoài ra, Washington mới đây còn cam kết tăng gần gấp 3 viện trợ quân sự cho Philippine trong năm nay. Nhật bản qua nhiều lần bị tầu chiến Trung quốc xâm phạm lãnh hải và tỏ rõ ý đồ thôn tính đảo của mình chứa tiềm năng dầu khí cũng bắt đầu vào cuộc thể hiện rõ nét nhất là họ tham gia vào tình hình Biển Đông thông qua một thỏa thuận với Mỹ. Hồi tuần trước, Mỹ và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận mới về việc sử dụng chung các căn cứ của quân đội Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Theo nguồn tin báo chí, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được cho là sẽ đóng quân cùng với lực lượng Mỹ ở Philippine. Một khi kế hoạch được Manila thông qua, Mỹ, Nhật Bản và Philippine sẽ tiến hành các cuộc huấn luyện quân sự chung với nhau ở các căn cứ của Philippine. Úc thì đã thể hiện thái độ rõ phản ứng tích cực bằng cách để Mỹ hiện diện lực lượng tại các căn cứ quân sự của mình. Rõ ràng, khi các cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông ngày một trở nên nóng bỏng với sự gia tăng cứng rắn của Trung Quốc, nhiều nước đang có tranh chấp với Trung Quốc có xu hướng ngả về Mỹ và Nhật Bản với mục đích là nhằm ngăn chặn các tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đây chính là thời điểm cũng là điều kiện thuận lợi để Mỹ và Nhật Bản can thiệp vào các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.
Ai cũng đã thấy, nếu như Mỹ can thiệp công khai và trực tiếp hơn thì sự can thiệp của Nhật Bản lại lặng lẽ, kín đáo hơn nhưng rất kiên quyết. Nếu như Mỹ công khai tuyên bố quay trở lại làm cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương với một loạt các động thái quân sự như tìm cách xây dựng những căn cứ quân sự lâu dài trong khu vực, đề nghị được trở lại căn cứ ở Vịnh Subic của Philippine, cử những tàu chiến tối tân nhất đến khu vực và tiến hành một loạt các cuộc tập trận chung với các nước láng giềng của Trung Quốc thì về phía Nhật Bản, nước này dỡ bỏ các chính sách hạn chế xuất khẩu vũ khí. Các nhà phân tích tin rằng, đây là bước đi của Tokyo nhằm chuẩn bị sẵn sàng giúp các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc bằng việc bán vũ khí cho họ. Ngoài ra, Nhật Bản cũng có kế hoạch cung cấp các tàu tuần tra cho Philippine và giúp nước này đào tạo lực lượng bảo vệ bờ biển. Với sự hậu thuẫn của các nước lớn như Mỹ và Nhật Bản, các nước nhỏ có tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông đã trở lên bạo dạn, rắn rỏi hơn. Đó chính là trường hợp của Philippine. Nước này đã không ngần ngại đối đầu quyết liệt với Trung Quốc suốt trong 4 tuần qua. Còn Ấn độ mặc dù đã nhiều lần thông qua các cuộc gặp trực tiếp giữa nguyên thủ quốc gia hai nước tại Bắc kinh và New Delhi họ đòi Ấn độ cắt đứt mối quan hệ liên kết khai thác thăm dò dầu khí tại khu vực này nhưng Ấn độ đã thắng thắn tuyên bố không thể dừng lại vì đó là khu vực thuộc chủ quyển biển của Việt nam, đã thế họ lại đưa tầu chiến đến khu vực này và đến thăm các cảng lớn của Việt nam. Được biết, hôm nay (7/5), 4 tàu thuộc Hạm đội Phía Đông của Hải quân Ấn Độ sẽ bắt đầu thực hiện kế hoạch triển khai kéo dài 2 tháng ở vùng biển nước ngoài. Theo đó, tàu chiến Ấn Độ sẽ đi qua Biển Đông tới Nhật. Như thế, ngoài Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ cũng thể hiện dấu hiệu cho thấy họ có sự can thiệp nhất định vào tình hình Biển Đông dù nước này không chịu thừa nhận điều đó nhưng họ vẫn miệt mài làm những gì để bảo vệ quyền lợi và sự ảnh hưởng của mình tại khu vực này. Đội tàu chiến của Ấn Độ gồm 1 tàu khu trục lớp Rajput được trang bị tên lửa siêu thanh Brahmos, 1 tàu hộ tống lớp Shivalik, 1 tàu hộ tống cỡ nhỏ lớp Kora cùng 1 tàu chở dầu. Theo lịch trình chuyến đi, các tàu trên sẽ đi qua eo biển Malacca, Biển Đông rồi đến hải phận Nhật Bản. Đồng thời, đội tàu chiến Ấn Độ cũng sẽ ghé thăm các cảng biển ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore cùng một số nước khác. Chuyến hải hành này được tiến hành trong bối cảnh New Delhi gần đây liên tục kêu gọi các nước phải bảo đảm tự do hàng hải trên các vùng biển khu vực. Phải chăng, kế hoạch triển khai tàu chiến diễn ra vào ngày mai của Ấn Độ là để phát đi thông điệp, nước này sẵn sàng hành động để bảo đảm sự tự do hàng hải ở Biển Đông. Còn Nga thì dù chủ tịch Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo đã có lời đề nghị Nga dừng các cuộc khai thác thăm chung với Việt nam như hiện nay nhưng Nga đã tuyên bố thẳng thừng là không hề thay đổi mà trái lại còn muốn mở rộng hoạt động và thăm dò khai thác dầu khí lớn hơn. Như vậy du Trung quốc đã có phần nào thành công trong việc lội kéo một vài nước trong khối Asian không có quyền lợi và tranh chấp về biển.
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt
__._,_.___
No comments:
Post a Comment