From: nguyen phong quang
Lòng nhân
12/05/2012
Châu Đình An
Con người sống sót và tồn tại cho đến bây giờ do bởi lòng nhân, vì thế ta thấy chữ “nhân” được sắp đứng đầu của các bài học dạy chúng ta. Nhân, Lễ , Nghĩa, Trí, Tín.
Thiếu lòng nhân ta sẽ có một khoảng trống lớn về lòng vị tha, và cuộc sống của kẻ không có lòng nhân sẽ là một cuộc sống như bóng tối không hề có ánh sáng.
Hôm nay, trang Blog tôi chia sẻ với bạn về lòng nhân mà tôi tình cờ đọc được. Anh sinh viên Jason Loose tuổi ngoài 20, đang ngồi cùng ăn ‘french fries’, uống nước và trò chuyện với một bà lão ăn xin tại một góc phố ở Nam Kinh. Anh đã mua tặng bà lão vô gia cư ở Nam Kinh, Trung Quốc, một gói khoai tây chiên, chia phần nước của mình, rồi ngồi nói chuyện với bà.
Giản dị, bình thường, nhưng lòng nhân của anh sinh viên Mỹ khi du lịch Trung Hoa đã cho người ta nhìn thấy lòng nhân của anh, và hình ảnh đơn sơ này đã được một người nào đó chụp được đưa lên FaceBook, và trang Blog của anh đã có hơn 9,000 người vào chia sẻ ái mộ.
Câu chuyện lòng nhân của anh sinh viên Mỹ vừa nêu cho tôi nghĩ đến cuộc nội chiến Hoa kỳ vào năm 1861 đến năm 1865. Dù cuộc chiến 4 năm. Đây vẫn là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử Mỹ, đưa đến cái chết vào khoảng 750,000 binh sĩ và số thương vong dân sự không xác định. Nhà viết sử John Huddleston cho rằng số người chết vào khoảng 10% toàn bộ số đàn ông miền Bắc Mỹ từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi.
Ngay khi miền Bắc Hoa Kỳ chiến thắng miền Nam, chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ khi dành lại quyền kiểm soát đã thể hiện lòng nhân, tha thứ, thương yêu, nâng đỡ các binh sĩ miền Nam, và nếu bạn đến thăm nghĩa trang liệt sĩ Hoa Kỳ ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, bạn sẽ thấy căn nhà của Đại tướng Robert Lee được giữ nguyên trạng và làm nơi thăm viếng cho dân chúng Mỹ, quân sử Hoa Kỳ cũng nhìn nhận ông là một biểu tượng cao đẹp, cho dù ông lãnh đạo binh sĩ miền Nam thua trận miền Bắc. Do đâu mà ông được nhìn nhận? Cho bởi lòng nhân của ông, của người thắng trận lẫn người bại trận. Khi tranh cãi dẫn đến xung khắc và tột cùng là chiến tranh, cuối cùng kết thúc sự thắng bại, và còn lại là lòng nhân để con người sống sót và tồn tại.
Tôi nghĩ đến đất nước tôi. Đất nước Việt Nam yêu quý và cuộc chiến đẫm máu giữa hai miền Nam Bắc trong 20 năm trời tang thương, nghiệt ngã. Cuối cùng kết thúc vào 30 tháng Tư năm 1975 với sự thắng trận của đội quân miền Bắc. Nhưng lãnh đạo miền Bắc đã không hề có lòng nhân, hằng ngàn các trại tập trung mệnh danh cải tạo mọc ra. Hằng trăm ngàn người trong quân đội, cán bộ, chính quyền miền Nam bị lùa vào trại tập trung, bị đối xử tàn bạo, bị đày đọa đau khổ từ thể chất đến tinh thần.
Tôi mới 21 tuổi lúc năm 1975, và cũng đã bị đưa vào trại tập trung mệnh danh cải tạo vào tháng 7 năm 1975. Nơi tôi bị giam là trại “cải tạo” mang tên Sông Cái, nằm trong lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận. Tôi bị giam chung với nhiều các bác quân cán chính VNCH, từ xã trưởng đến phó Tỉnh Trưởng, từ chuẩn uý đến đại tá, từ các vị tu sĩ tuyên uý bên Tin Lành, Phật Giáo, Công Giáo trong một trại giam khắc nghiệt.
Nhớ lại lần ban quản giáo bắt đội vệ sinh 12 người có tôi, phải xuống hầm cầu xí để hốt phân. Với khoảng 700 con người bị giam nhốt trong điều kiện chật hẹp, việc đi đại tiện của 700 con người trong một cái hầm dài, được tù nhân đào, và dùng thân cây dầu, một loại cây nhiều ở rừng Sông Pha, làm thành cái chòi ngồi ỉa, và chỉ 2 tháng là phân đầy tràn.
Mùa nào cũng nóng bức ngột ngạt ở sát cánh rừng Sông Pha, duy chỉ có mùa Đông tháng 1 là lạnh đến cắt da. Vì trẻ tuổi, tôi “được” chỉ định xuống hầm phân, đứng bên trên là một anh trẻ khác dùng dây thừng thắt một cái gàu thả xuống. Hầm phân người đặc sệt bên trên, nhưng lỏng bỏng bên dưới, giấy chùi chìm lẫn trong phân. Mùi hôi thối của cầu xí không nói thì bạn cũng đã biết, nhưng khi chân tôi dẫm trên mặt phân, thì ôi thôi! mùi hôi thối bốc lên “nồng nàn” pha lẫn ruồi nhặng bay vù vù như muốn tấn công tôi, vì ngay cả ruồi, chúng nó tưởng là tôi dành phần “cứt” của chúng nó.
Trời tháng Hè ở Việt Nam trong cánh rừng Sông Pha nóng điên tiết, mồ hôi tôi chảy ròng ròng pha lẫn với phân dính đầy tay khi nhấn gàu và vốc nắm phân cho vào gàu. Lại thêm hàng ngàn con dòi trắng lúc nhúc bò trên cánh tay tôi, chúng nó bò lên gáy, lên cổ, lên mặt, tôi phải đưa tay quẹt đám dòi ra, và cứ thế khoảng 10 phút sau là khuôn mặt và tóc tai tôi dính đầy phân. Tôi có cảm tưởng mất thính giác luôn, chẳng còn ngửi thấy mùi hôi thối như ban đầu. Các bạn tù cũng như tôi, chúng tôi đứng dưới hầm phân của trại cải tạo, nhìn nhau như con vật. Vì hình hài chẳng còn ra con người.
Trở lại câu chuyện đang nói về lòng nhân, nếu chính quyền miền Bắc có lòng nhân thì sẽ không có cảnh tượng như tôi vừa kể, vì sẽ không có trại tập trung, cuộc chiến đã kết thúc và con người cần bắt tay để xây dựng đất nước. Nhưng tiếc thay, đất nước đã mất đi cơ hội ngàn năm một thuở cho việc xây dựng lại từ hoang tàn đổ nát sau chiến tranh. Các bạn sẽ cho rằng cộng sản làm gì có lòng nhân, và đúng như thế. Chủ nghĩa cộng sản đã biến con người trở thành vô cảm.
Tôi đã có dịp đi thăm nghĩa trang liệt sĩ Hoa Kỳ. Một nghĩa trang đúng nghĩa an nghỉ nghìn thu với ngàn ngàn nấm mộ nằm trên những bãi cỏ xanh mướt, được chăm sóc, gìn giữ không một cọng rác. Bên cạnh những nấm mộ của các cuộc chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên, cuộc chiến tranh Việt Nam. Những nấm mộ của các binh sĩ hai miền Nam Bắc nước Mỹ đánh nhau, giết nhau nằm bên nhau thân ái không còn thù hận. Họ đã thể hiện lòng nhân khi còn sống, và khi nằm xuống, họ thanh thản với nhau trong cõi vĩnh hằng.
Nghĩa trang Liệt Sĩ Hoa Kỳ là bài học lịch sử thiết thực, ý nghĩa. Chính quyền và người dân Mỹ học được bài học đau thương này, và họ nhất định sẽ không bao giờ để xảy ra nữa. Hằng năm, các em học sinh được các “tua” đi thăm nghĩa trang, để học hỏi lịch sử của cha ông họ, và học được trên hết là lòng nhân.
Các cán bộ CSVN đến Hoa Kỳ, hãy ghé thăm nghĩa trang liệt sĩ Hoa Kỳ để nhìn lại, soi bóng mình, soi bóng lịch sử, để học một bài học lớn.
Đã 37 năm trôi qua sau ngày hai miền Nam Bắc là một. Đảng cầm quyền CSVN đã đánh mất nhiều cơ hội hàn gắn vết thương tâm hồn của con người trong đất nước chúng ta, và hiện nay vẫn tiếp diễn những đàn áp người dân vì quyền tư hữu đất đai, vì quyền nêu ý nghĩ xây dựng đất nước theo chính kiến của riêng mình.
Nghĩ đến đây, chuyện lớn vừa kể. Nghĩ đến đây chuyện nhỏ vừa nêu. Câu chuyện nhỏ hôm nay học được từ anh sinh viên Mỹ với lòng nhân đơn sơ, nhưng hiệu quả to lớn.
Mỗi ngày từ nhiều chuyện “nhân” nhỏ, sẽ “nhân” thành chuyện nhân lớn.
Châu Đình An
Thiếu lòng nhân ta sẽ có một khoảng trống lớn về lòng vị tha, và cuộc sống của kẻ không có lòng nhân sẽ là một cuộc sống như bóng tối không hề có ánh sáng.
Hôm nay, trang Blog tôi chia sẻ với bạn về lòng nhân mà tôi tình cờ đọc được. Anh sinh viên Jason Loose tuổi ngoài 20, đang ngồi cùng ăn ‘french fries’, uống nước và trò chuyện với một bà lão ăn xin tại một góc phố ở Nam Kinh. Anh đã mua tặng bà lão vô gia cư ở Nam Kinh, Trung Quốc, một gói khoai tây chiên, chia phần nước của mình, rồi ngồi nói chuyện với bà.
Giản dị, bình thường, nhưng lòng nhân của anh sinh viên Mỹ khi du lịch Trung Hoa đã cho người ta nhìn thấy lòng nhân của anh, và hình ảnh đơn sơ này đã được một người nào đó chụp được đưa lên FaceBook, và trang Blog của anh đã có hơn 9,000 người vào chia sẻ ái mộ.
Câu chuyện lòng nhân của anh sinh viên Mỹ vừa nêu cho tôi nghĩ đến cuộc nội chiến Hoa kỳ vào năm 1861 đến năm 1865. Dù cuộc chiến 4 năm. Đây vẫn là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử Mỹ, đưa đến cái chết vào khoảng 750,000 binh sĩ và số thương vong dân sự không xác định. Nhà viết sử John Huddleston cho rằng số người chết vào khoảng 10% toàn bộ số đàn ông miền Bắc Mỹ từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi.
Ngay khi miền Bắc Hoa Kỳ chiến thắng miền Nam, chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ khi dành lại quyền kiểm soát đã thể hiện lòng nhân, tha thứ, thương yêu, nâng đỡ các binh sĩ miền Nam, và nếu bạn đến thăm nghĩa trang liệt sĩ Hoa Kỳ ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, bạn sẽ thấy căn nhà của Đại tướng Robert Lee được giữ nguyên trạng và làm nơi thăm viếng cho dân chúng Mỹ, quân sử Hoa Kỳ cũng nhìn nhận ông là một biểu tượng cao đẹp, cho dù ông lãnh đạo binh sĩ miền Nam thua trận miền Bắc. Do đâu mà ông được nhìn nhận? Cho bởi lòng nhân của ông, của người thắng trận lẫn người bại trận. Khi tranh cãi dẫn đến xung khắc và tột cùng là chiến tranh, cuối cùng kết thúc sự thắng bại, và còn lại là lòng nhân để con người sống sót và tồn tại.
Tôi nghĩ đến đất nước tôi. Đất nước Việt Nam yêu quý và cuộc chiến đẫm máu giữa hai miền Nam Bắc trong 20 năm trời tang thương, nghiệt ngã. Cuối cùng kết thúc vào 30 tháng Tư năm 1975 với sự thắng trận của đội quân miền Bắc. Nhưng lãnh đạo miền Bắc đã không hề có lòng nhân, hằng ngàn các trại tập trung mệnh danh cải tạo mọc ra. Hằng trăm ngàn người trong quân đội, cán bộ, chính quyền miền Nam bị lùa vào trại tập trung, bị đối xử tàn bạo, bị đày đọa đau khổ từ thể chất đến tinh thần.
Tôi mới 21 tuổi lúc năm 1975, và cũng đã bị đưa vào trại tập trung mệnh danh cải tạo vào tháng 7 năm 1975. Nơi tôi bị giam là trại “cải tạo” mang tên Sông Cái, nằm trong lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận. Tôi bị giam chung với nhiều các bác quân cán chính VNCH, từ xã trưởng đến phó Tỉnh Trưởng, từ chuẩn uý đến đại tá, từ các vị tu sĩ tuyên uý bên Tin Lành, Phật Giáo, Công Giáo trong một trại giam khắc nghiệt.
Nhớ lại lần ban quản giáo bắt đội vệ sinh 12 người có tôi, phải xuống hầm cầu xí để hốt phân. Với khoảng 700 con người bị giam nhốt trong điều kiện chật hẹp, việc đi đại tiện của 700 con người trong một cái hầm dài, được tù nhân đào, và dùng thân cây dầu, một loại cây nhiều ở rừng Sông Pha, làm thành cái chòi ngồi ỉa, và chỉ 2 tháng là phân đầy tràn.
Mùa nào cũng nóng bức ngột ngạt ở sát cánh rừng Sông Pha, duy chỉ có mùa Đông tháng 1 là lạnh đến cắt da. Vì trẻ tuổi, tôi “được” chỉ định xuống hầm phân, đứng bên trên là một anh trẻ khác dùng dây thừng thắt một cái gàu thả xuống. Hầm phân người đặc sệt bên trên, nhưng lỏng bỏng bên dưới, giấy chùi chìm lẫn trong phân. Mùi hôi thối của cầu xí không nói thì bạn cũng đã biết, nhưng khi chân tôi dẫm trên mặt phân, thì ôi thôi! mùi hôi thối bốc lên “nồng nàn” pha lẫn ruồi nhặng bay vù vù như muốn tấn công tôi, vì ngay cả ruồi, chúng nó tưởng là tôi dành phần “cứt” của chúng nó.
Trời tháng Hè ở Việt Nam trong cánh rừng Sông Pha nóng điên tiết, mồ hôi tôi chảy ròng ròng pha lẫn với phân dính đầy tay khi nhấn gàu và vốc nắm phân cho vào gàu. Lại thêm hàng ngàn con dòi trắng lúc nhúc bò trên cánh tay tôi, chúng nó bò lên gáy, lên cổ, lên mặt, tôi phải đưa tay quẹt đám dòi ra, và cứ thế khoảng 10 phút sau là khuôn mặt và tóc tai tôi dính đầy phân. Tôi có cảm tưởng mất thính giác luôn, chẳng còn ngửi thấy mùi hôi thối như ban đầu. Các bạn tù cũng như tôi, chúng tôi đứng dưới hầm phân của trại cải tạo, nhìn nhau như con vật. Vì hình hài chẳng còn ra con người.
Trở lại câu chuyện đang nói về lòng nhân, nếu chính quyền miền Bắc có lòng nhân thì sẽ không có cảnh tượng như tôi vừa kể, vì sẽ không có trại tập trung, cuộc chiến đã kết thúc và con người cần bắt tay để xây dựng đất nước. Nhưng tiếc thay, đất nước đã mất đi cơ hội ngàn năm một thuở cho việc xây dựng lại từ hoang tàn đổ nát sau chiến tranh. Các bạn sẽ cho rằng cộng sản làm gì có lòng nhân, và đúng như thế. Chủ nghĩa cộng sản đã biến con người trở thành vô cảm.
Tôi đã có dịp đi thăm nghĩa trang liệt sĩ Hoa Kỳ. Một nghĩa trang đúng nghĩa an nghỉ nghìn thu với ngàn ngàn nấm mộ nằm trên những bãi cỏ xanh mướt, được chăm sóc, gìn giữ không một cọng rác. Bên cạnh những nấm mộ của các cuộc chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên, cuộc chiến tranh Việt Nam. Những nấm mộ của các binh sĩ hai miền Nam Bắc nước Mỹ đánh nhau, giết nhau nằm bên nhau thân ái không còn thù hận. Họ đã thể hiện lòng nhân khi còn sống, và khi nằm xuống, họ thanh thản với nhau trong cõi vĩnh hằng.
Nghĩa trang Liệt Sĩ Hoa Kỳ là bài học lịch sử thiết thực, ý nghĩa. Chính quyền và người dân Mỹ học được bài học đau thương này, và họ nhất định sẽ không bao giờ để xảy ra nữa. Hằng năm, các em học sinh được các “tua” đi thăm nghĩa trang, để học hỏi lịch sử của cha ông họ, và học được trên hết là lòng nhân.
Các cán bộ CSVN đến Hoa Kỳ, hãy ghé thăm nghĩa trang liệt sĩ Hoa Kỳ để nhìn lại, soi bóng mình, soi bóng lịch sử, để học một bài học lớn.
Đã 37 năm trôi qua sau ngày hai miền Nam Bắc là một. Đảng cầm quyền CSVN đã đánh mất nhiều cơ hội hàn gắn vết thương tâm hồn của con người trong đất nước chúng ta, và hiện nay vẫn tiếp diễn những đàn áp người dân vì quyền tư hữu đất đai, vì quyền nêu ý nghĩ xây dựng đất nước theo chính kiến của riêng mình.
Nghĩ đến đây, chuyện lớn vừa kể. Nghĩ đến đây chuyện nhỏ vừa nêu. Câu chuyện nhỏ hôm nay học được từ anh sinh viên Mỹ với lòng nhân đơn sơ, nhưng hiệu quả to lớn.
Mỗi ngày từ nhiều chuyện “nhân” nhỏ, sẽ “nhân” thành chuyện nhân lớn.
Châu Đình An
From: Can Nguyen
Trong khi đó Nghĩa Trang Biên Hòa của VNCH đã bị Việt Công bỏ phế điêu tàn trong 37 năm kể từ ngày mất nước. Sau đây là một số hình ảnh mới chụp:
Số lượng mộ là 18.300 mộ.
Số mộ có thân nhân thăm hằng năm là 5.000 mộ.
Số mộ đã bốc là 2.000 mộ.
Số mộ vô danh và mộ đất hoặc hư hỏng cần xây là 8.000 mộ.
Đã có nhiều tổ chức, cá nhân việt kiều về làm từ thiện đắp mộ, quét vôi làm cỏ nhưng mỗi lần chỉ vài chục ngôi không có quy hoạch nên chỉ vài năm là lại như cũ. Thậm chí do tính theo số lượng nên dân công nơi đây đắp luôn các huyệt đã bốc để lấy tiền nên rất nhiều mộ có nấm nhưng chưa chắc bên dưới có cốt.!!!
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Tiếng Kêu Khẩn Thiết Từ Ngôi Đền Thiêng-Lê Tùng Châu
Tượng THƯƠNG TIẾC nơi lối vào nghĩa Trang |
Ngôi Đền Thiêng
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (*), nơi an nghỉ của gần 20.000 binh sĩ quốc gia miền Nam trong cuộc chiến tự vệ của VNCH trước sự xâm lăng của cộng sản miền Bắc sau Geneve 1954 cho đến 1975.
Đền Tử Sĩ lúc vừa hoàn thành |
Tính đến nay, đã 36 năm trôi qua từ ngày miền Nam rơi vào tay Việt cộng, thực trạng Việt Nam trở nên điêu tàn thương đau trên toàn cõi khi đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng từ kinh tế đến đạo đức, luân lý ...không lối thoát; bất công ngày càng lớn, người dân Việt 2 miền bị trị bằng bạo lực phi nhân, Tự do, Nhân quyền tối thiểu đang bị xâm hại man rợ nhất trong sử Việt; nguy cơ bị Tàu cộng thôn tính ngày càng lộ rõ.
Quần chúng VN kể cả số đông đảo đảng viên cộng sản đã dần dà nhận ra rằng, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Bằng và Tự Do là những khát vọng chân chính mà chính quyền miền Nam đã theo đuổi trong cuộc chiến chống cộng sản độc tài tàn bạo trước kia, cũng là những giá trị cấp thiết hiện nay, nếu người Việt không phân biệt quá khứ, xuất thân, phe phái, lập trường…thành thật muốn tập hợp sức mạnh dân tộc để bảo vệ đất nước trước dã tâm xâm thực của Bắc Kinh, và tái thiết quốc gia đang trong tình trạng tàn phá nguy ngập bởi tà thuyết cộng sản, thành hùng mạnh, nhân bản, phú cường.
Thực tại tàn nhẫn được nhận ra muộn màng đó đã khiến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa giờ đây trở nên là một Ngôi Đền Thiêng của quốc gia VN.
TÓM LƯỢC
Nằm trên một ngọn đồi thấp thuộc quận Dĩ An tỉnh Biên Hòa, xung quanh là ruộng và đất trống (1965), cách Sài Gòn 22 km, bên trái nếu đi từ Saigon theo Xa Lộ Sài Gòn-Biên Hòa, Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa (Nghĩa Trang) được hình thành bởi nhu cầu có thực từ cuộc chiến tự vệ của miền Nam trước sự xâm lăng của Việt cộng ngày càng tăng cường độ kể từ 1965, qua các cuộc giao tranh, các binh sĩ quốc gia tử trận cần một nơi an nghỉ yên tịnh, trang nghiêm và cao ráo.
Công trình tổng thể Nghĩa Trang có hình con ong trên một diện tích ước chừng 125 hectares. Chi tiết gồm: Tượng Thương Tiếc (ở cổng vào bên cạnh xa lộ SG-BH) bởi Điêu Khắc Gia Đại Úy Nguyễn Thanh Thu; Đền Tử Sĩ (với Cổng Tam Quan tôn nghiêm và 7 tầng bậc cấp dẫn lên lối vào Đền); thẳng bước theo lối ra sau Đền là đến phần chính của Nghĩa Trang gồm Nghĩa Dũng Đài nằm nơi cao nhất đồi với Vành Khăn Tang vĩ đại bao quanh cây kiếm cụt ngọn (biểu tượng người chiến binh tử trận) bằng béton cốt sắt bởi Điêu Khắc Sư Lê Văn Mậu; chung quanh Nghĩa Dũng Đài là 8 Khu mộ tử sĩ đặt tên từ A tới I (không có Đ và F).
Công trình được thực hiện bởi Bộ Công Chánh Việt Nam Cộng Hòa phối hợp với Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ tổ chức thi tuyển họa đồ (design), và Ðại Ðội 541, Tiểu Ðoàn 54 Công Binh Kỹ Thuật trực tiếp xây dựng thực hiện.
Khởi công 1965, dự trù hoàn thành 19.6.1975 (ngày Quân Lực VNCH)
Tượng Thương Tiếc, Cổng Tam Quan, Đền Tử Sĩ đã hoàn tất trước năm 1970. Nghĩa Dũng Đài (và Vành Khăn Tang) sắp hoàn thành thì miền Nam thất thủ.
Theo các số liệu phổ biến (chưa thống nhất chính xác) thì cho đến 4-1975, số mộ phần tử sĩ là 16.000, cùng với mấy trăm di hài binh sĩ chuyển về Nhà Xác (Đại Đội Chung Sự) chưa kịp an táng. Số lớn di hài này đã bị toán lính VC chiếm lấy Nghĩa trang tháng 4/1975 cho chôn tập thể một cách tàn ác phía bên trái, cách Nhà Xác chừng 15, 20 met, và không cho đắp nấm đắp nấm, hiện vẫn còn tồn tại cho tới nay tuy đã bị lấp lên bởi 1 ngôi nhà của "trường Cao đẳng nghề" kế bên hông Nghĩa trang (Khu I)
SAU 1975
Phá Hoại và Hủy Báng
Tượng THƯƠNG TIẾC nơi lối vào nghĩa Trang |
Các bia mộ hoặc bị đập bể sứt hoặc bị hoặc bị đục thẳng bằng búa vào mắt, mặt, đầu trên di ảnh người quá cố |
Từ đó, là một quá trình bỏ hoang điêu tàn thê lạnh kéo dài đến 15 năm sau vì thân nhân các anh hùng tử sĩ nằm tại đây, bị cấm không được vào tảo mộ, khói nhang chăm sóc…Các tấm gạch đúc lót sân, lối đi, và cả bên trong Đền Tử Sĩ bị cán bộ VC nạy lên mang về lót nền nhà!!! Ở đâu có đất hoang trơ ra là cỏ và cây dại tha hồ mọc lên chỉ sau một mùa mưa! Mà đằng đẵng mấy chục năm trời…
Trong thời gian “quân sự hóa” quái gở kia, hễ có thân nhân nào ai bất cứ khách lạ nào muốn vào chăm nom nhang khói cho tử sĩ, thì phải hối lộ, cách giản dị mà phổ biến nhất, cho các đơn vị bộ đội VC đóng ở đây.
Sau 1990, có nhiều tin được tung ra là hanoi sắp bán đất Nghĩa Trang cho tư bản châu Á, gây ra một nỗi hoang mang đau đớn cùng khắp, và khá nhiều thân nhân người quá cố tìm mọi cách đút lót cho bọn này để được bốc mộ. Số mộ đã được di dời khỏi Nghĩa Trang áng chừng 5, 6 ngàn. Nhưng theo thống kê từ các đồng đội tử sĩ còn sống và hiện vẫn đang âm thầm chăm sóc mộ, thì hiện số mộ còn lại xấp xỉ 18.000, nghĩa là số mộ thực có tại Nghĩa Trang là chừng 22.000, hoặc 23.000 cho tới 1975!
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Một thời gian quá dài bỏ hoang đã dần làm hư hoại, đổ nát các mộ phần và rêu phong, sụp lở các công trình chính của Nghĩa Trang. Nhưng thật kiên cố thay, hiện Cổng Tam Quan, Nghĩa Dũng Đài và Đền Tử Sĩ vẫn còn vững chắc và gần như nguyên vẹn! (Ta có thể nhanh chóng liên tưởng, so sánh phẩm chất của công trình Nghĩa Trang với các “công trình sáng xây chiều hỏng” của nhà nước cộng sản hanoi sau 1975 tới nay, mà gần nhất là “công trình Ngàn Năm Thăng Long” vô cùng tốn kém được tuyên truyền rầm rộ hồi năm ngoái!!! Sau “lễ hội” vài tuần, đã hư hỏng bể nát nham nhở…chắc chắn sẽ khó thể tồn tại quá 5 năm chứ đừng nói hằng 36 năm như Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa).
Từ trước 1975, đây là nơi thiêng liêng còn được dự trù sẽ trở thành Nghĩa Trang Quốc Gia, nên xung quanh gần như là khu vực cấm cư trú, xây cất dân sự. Sau 75, VC đã tùy tiện xem Nghĩa Trang như thể là khu đất hoang chiếm được, nên họ đã cho xây "nhà máy nước Bình An” chắn giữa lối đi từ phía sau Đền Tử Sĩ vào lộ chính dẫn vào Nghĩa Trang. Chung quanh, các cán bộ VC, bộ đội dần dà chiếm đất và xây cất nhà ở, làm xưởng, lò gạch v.v…, một số mộ ở Khu B, D, G, I bị xâm phạm, phần đất nguyên thủy của các Khu này bị xâm chiếm biến dạng so với ban đầu.
Từ thiên nhiên đến con người thi nhau xâm thực thế mà lạ thay, Nghĩa Trang vẫn đứng vững, trừ vài biến dạng nhỏ như: bộ đội VC xây kín và lắp cửa cho nhà chính Đền Tử Sĩ khi còn ở đó; cắt cụt 16 met cây kiếm béton nằm giữa Vành Khăn Tang để làm vọng gác ở trên ngọn, rồi xây 1 nhà nhỏ bên dưới chân Nghĩa Dũng Đài (khoảng 2003) để ở và “quản lý” Nghĩa Trang, nơi mà giờ đây sau bao biến thiên của một hơn một phần ba thế kỷ chỉ còn là một bãi tha ma hoang lạnh.
Vậy thì họ quản lý cái gì ở đây?
Một Chính Sách Độc Ác và Hận Thù Dai Dẳng: Trồng cây
Họ không có cái gì ở đây để quản lý hết, chỉ trừ một mục đích: Cầm tù Nghĩa Trang, nghĩa là quân sự hóa cốt để cấm không cho thân nhân người chết tu sửa thăm nom hằng năm hằng tháng. Đó là cách độc ác thâm hiểm dùng thời gian lặng lẽ lạnh lùng để phá hủy dần cấu trúc quần thể các Khu mộ phần và các công trình chính yếu, những gì làm nên một Ngôi Đền Thiêng trong lòng người Việt Nam. Đó cũng là cách đê hèn của kẻ tự cho là “thắng trận” khi chủ mưu làm nhục kẻ “thua trận”, trong khi tất cả thực ra cũng là anh em một nhà Việt Nam da vàng máu đỏ, cùng một nỗi buồn nhược tiểu, bị đem thân làm bia đỡ đạn cho các cường quốc Tây Tàu xâu xé, vầy vò trong trò chơi lớn của họ!
Cuộc chiến “anh em” mà Trung cộng tiến hành “dạy cho VN một bài học” hồi 1979, nếu làm cho thế giới kinh ngạc, làm cho những người “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” vỡ mặt, đã làm cho tập đoàn bắc bộ phủ lồng lộn sôi máu khi Lê Duẩn cho ghi vào “hiến pháp” của chúng rằng: “Trung quốc là kẻ thù của VN”…thì lời giải của lịch sử đã hiện ra rất sớm 4 năm sau khi chiến tranh Nam Bắc VN kết thúc đấy thôi: đó là miền Nam quốc gia chẳng phải là kẻ thù của miền Bắc! chẳng có cái gì có thể gọi là “giải phóng miền Nam” ở đây cả, mà một thời đã là luận điệu dối lừa che đậy cho cái dã tâm ham danh đoạt quyền của bắc bộ phủ với đồng bào miền bắc cũng như với dư luận thế giới! Bao luận điệu nhồi sọ tuyên truyền của hanoi giờ đây đã phá sản.
Thế nhưng cái chất kịch độc từ cơn hoang tưởng thù hận anh em của họ vẫn còn chất ngất bám rịt vào não bộ của từng đảng viên, cán bộ cộng sản sau chiến tranh. Họ vẫn không dừng lại mà còn tiếp bước lún sâu vào con đường tội ác trong hàng loạt những “chính sách” quái ác đối với người dân Việt 2 miền, mà người miền Nam nhận ra rất sớm, bèn đông đảo bỏ nước ra đi vượt biển tìm tự do bằng mọi giá, và người miền Bắc phải chờ thêm vài chục năm…nhất là cho tới gần đây khi các cuộc biểu tình chống Tàu cộng (xâm lấn lãnh hải, bắt nạt, bắn giết tàu Petro VN hay tàu cá của ngư dân VN) nổ ra ở Hanoi và Saigon, mà hanoi liền thi hành không chút xấu hổ sự đàn áp thô bỉ và thù hận lên lớp người sống và lớn lên trong ruột cái thiên đường mù xã nghĩa của họ lâu nay, gọi những người biểu tình yêu nước là “phản động”, trong khi ôm hôn đặc sứ Tàu, ve vãn Tàu cộng với “16 chữ vàng”…thì bấy giờ lớp người này, đại diện cho “trí thức” miền Bắc mới thấy rõ đâu là sự thật!?
Tuy chậm nhưng cuối cùng Sự Thật cũng đã ló dạng. Ít nhất người dân Việt hôm nay cũng đã thống nhất với nhau một điều: miền Nam quốc gia, Việt Nam Cộng Hòa, là một chính thể tự do dân chủ mà mọi người VN đều muốn hướng tới sau 36 năm mê sảng trong mê cung nhồi sọ thiên đường mác lê của tập đoàn bắc bộ phủ!
Như thế, một cách hiển nhiên, lịch sử đã chỉ rõ, người lính cộng hòa ở miền Nam đâu phải là kẻ thù của miền bắc???!!!
Nhưng Sự Thật càng lộ dần ra sáng tỏ thì Nghĩa Trang càng bị chìm khuất!
Vì sao?
Trong suốt 27 năm đằng đẵng bị bỏ hoang, Nghĩa Trang chỉ còn phần chính yếu là 8 Khu mộ. Mỗi mùa mưa, cỏ mọc rậm thì đã có trâu bò thả rong vào gặm hoặc thân nhân phát dọn đốt sạch hằng mỗi dịp Tết đến hay Lễ Thanh Minh, do đó các phần mộ chỉ bị rêu phong hay nghiêng đổ (người thân bị cấm tu sửa tôn tạo) chứ không bị lu lấp, và người đi đường vẫn dễ dàng nhìn thấy.
Nghĩa Dũng Đài lúc còn chưa bị cắt cụt và chưa bị trồng cây quanh các Khu mộ phần-hình chụp Thanh Minh 2000 |
Năm 2002 khi “trung đoàn Gia định” tới cắt cụt ngọn Nghĩa Dũng Đài làm vọng gác và xây nhà nhỏ ở dưới chân, rồi dùng phần đất trống trong Nghĩa Trang để làm nơi tập luyện…thì cũng tự đây, họ, không rõ theo lệnh ai, đã bắt đầu một việc độc ác quái ác có chủ mưu, đó là trồng cây khắp Nghĩa Trang và kín khắp Đền Tử Sĩ.
2 năm sau (2002), Nghĩa Dũng Đài bị cắt cụt làm 1 vọng gác bên trên ngọn, và các cây trồng đã lác đác lớn lên quanh các Khu mộ. |
Nên biết rằng, về thổ nhưỡng, khu đất được các Tướng lãnh VNCH khi xưa chọn làm Nghĩa Trang là một ngọn đồi đất đỏ với đá non, nhỏ. Cho nên về mặt dinh dưỡng, là loại đất chẳng phù hợp để trồng cây.
Vả lại, nếu ta so sánh với các “nghĩa trang liệt sĩ” của VC rải rác khắp nước từ bắc chí nam, thì trong nghĩa trang chẳng có trồng cây bao giờ. Các khu mộ, dù là dân sự hay quân đội…trên khắp thế giới, cũng không hề có nơi đâu lại trồng cây trong nghĩa trang!
Vì lẽ đây là không phải là đất trống, mà bên dưới mỗi diện tích kim tĩnh nhỏ bé 1m,2 x 2m,4 là di cốt của người quá cố. Các loại cây trồng, nhất là cây lấy gỗ hay cây rừng…sẽ có lớp rễ ăn sâu và rộng nếu đó là loại đất nghèo dinh dưỡng, do đó, theo thời gian, chúng sẽ xâm phạm tàn phá biến dạng hoàn toàn các mộ phần.
Thêm nữa, với tập tục Á Đông, người Việt mình tối kỵ mồ mả cha ông bị rễ cây đâm vào bởi tin rằng sẽ làm “đau đớn, khó chịu” linh hồn người chết và con cháu sẽ không thể sống yên hay làm ăn yên ổn được.
Năm 2006, khi Ng tấn Dũng “ký chuyển dân sự” Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa về tỉnh Bình Dương và gọi tên tự đặt mới là “nghĩa trang Bình An” thì người cộng sản đã bộc lộ rõ sự dùng dằng trì hoãn (trong việc lẽ ra phải xử sự một cách chính đáng) với câu Nghĩa Tử là Nghĩa Tận -tức là Người đã chết thì thôi không còn thù hận nữa- đối với Nghĩa Trang.
Năm 2007 ông Ng Cao Kỳ về VN, trong chuyến về này ông Kỳ có vận động hanoi tu sửa tôn tạo Nghĩa Trang nhưng họ không làm.
Năm 2004-2008 và sau đó, ông Vũ văn Lộc và IRCC, Inc. nhiều lần cố gắng bắt liên lạc và trực tiếp thương lượng với Hanoi với cùng mục đích, nhưng đề nghị tôn tạo Nghĩa Trang đã bị từ chối.
Cuối 2008, nhóm Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage trực tiếp về VN, công khai “làm đơn” tu bổ quy mô Nghĩa Trang thì bị “chuyền banh”: khi gặp phó chủ tịch Bình Dương thì bị chỉ về huyện Dĩ An. Về Dĩ An thì bị chỉ xuống Ban Quản Trang (một tốp chừng 6 nhân viên quèn coi cổng Nghĩa Trang). Tại đây họ lại bị chuyền lên tỉnh Bình Dương và sau rốt họ nhận được “mách miệng” của bà phó chủ tịch Dĩ An: “do trung ương chứ tụi tôi không có quyền”. Các giấy tờ đơn trương xin trùng tu Nghĩa Trang mà họ nộp lên bị “chơi cú lơ” 3 năm nay.
Tất cả chìm vào một im lặng rợn người như một nấm mồ!
Nhưng cây trồng thì không im lặng!
Từ đó đến nay, 2011, lượng cây mà bộ đội VC trồng hồi 2003 đã lớn dần (xin xem các hình dưới đây) đến nỗi giờ đây, người qua kẻ lại khó còn nhận ra Đền Tử Sĩ, và bên trong Nghĩa Trang, khắp các khu mộ, là một rừng cây muồng, cây sao và cây rừng hoang họ lá dầu, có cây đã cao mười mấy met và đường kính lên tới gần 30cm! Đó là không gian bên trên.
Còn bên dưới??? Người có chút quan sát, khi đi vào Nghĩa Trang ắt không thể không thấy lượng cây này đang biến Nghĩa Trang thành rừng, và đám rễ của cả rừng cây này đang âm thầm làm công việc phụ trợ cho mưu đồ độc ác, đó là tàn phá cấu trúc bên dưới của các phần mộ, nơi mà giờ đây đã 36 năm chấm dứt chiến tranh, chỉ còn là hài cốt của các anh hùng tử sĩ xưa! Họ đã và đang bị xâm hại một cách tàn nhẫn khủng khiếp sau khi từ giã cõi đời xấp xỉ 4 chục năm!
Khi trồng cây 8 năm trước đây, hẳn là Hanoi đã nghiễm nhiên bộc lộ không chút che dấu: đó là họ quá khinh miệt Nghĩa Trang của chúng ta! Họ coi Nghĩa Trang chỉ là một MIẾNG ĐẤT trống, trong khi đó lại là nơi an nghỉ ngàn thu thiêng liêng của gần 20.000 binh sĩ miền nam Việt Nam, và là Ngôi Đền Thiêng trong tâm tưởng bao người Việt Nam dù đang còn trong nước hay ở hải ngoại!
Càng đau đớn hơn cho tình dân tộc, nghĩa đồng bào, khi có tới mấy cái “nghĩa trang liệt sĩ Trung quốc” trên nước VN, ở Yên Báy, Quảng Ninh, Lạng Sơn…nơi chôn các binh lính Trung quốc chết khi Bắc Kinh xâm lăng VN hồi 1979 (Cao Bắc Lạng) và 1984 (núi An Lão, Hà Tuyên). Và tại những nghĩa trang của kẻ xâm lăng này, nhà nước hanoi lại cho tu sửa thăm nom trang trọng, và nhất là không hề có trồng bất cứ 1 loại cây muồng cây sao nào!!! Đọc những dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn liệt sĩ Trung quốc” trên những vòng hoa khi tới viếng những mộ này của quan chức đảng viên VC, người dân Việt chân chính nào mà không thấy nhức nhối căm phẫn khi nhìn thấy cái cách mà người cộng sản VN cư xử với anh em trong nhà qua âm mưu thâm độc tàn phá Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa bằng cách trồng cây như nói trên!!!
cỏ hoang lấn sát chân Đền Tử Sỹ, photo by TQGO |
Đền Tử Sỹ từ cổng trước vào, Trung Thu 2011, photo by TQGO |
từ Đền Tử Sỹ nhìn ra cổng trước ngập trong cây muồng, sao và cỏ hoang, Trung Thu 2011, photo by TQGO |
Cột cờ và hương án trước khi vào Đền Tử Sỹ, nơi ngày trước Tổng Thống Thiệu đã hành lễ Ngày Quân Lực VNCH 19/6/1969 ở đây, nay đã bị phá chỉ còn nền và 4 chân cột. Trung Thu 2011, photo by TQGO |
lối ra sau Đền Tử Sỹ ngập trong cây muồng, sao và cỏ hoang-Trung Thu 2011, photo by TQGO |
Nghĩa Dũng Đài, (cao 36met, theo bản họa đồ vẽ tay hiện TQGO đang có) [*] bị cắt cụt gần 16met để làm vọng gác trên ngọn-khoảng cuối 2002 đầu 2003, hiện chỉ còn chừng hơn 20met. Một đơn vị lính bắc ("trung đoàn Gia Định" gì đó...) đã đóng ở đây từ 2003 cho tới tháng 7-2007 cả bọn đã rút đi và tháo dỡ vọng gác luôn -Trung Thu 2011, photo by TQGO [*]: theo Tú Cao, Ðặc San Công Binh 1/1975, thì Trụ Ðài của Nghĩa Dũng Đài cao 43 mét kể từ mặt đất thiên nhiên
|
dưới chân Nghĩa Dũng Đài.-Trung Thu 2011, photo by TQGO |
từ Nghĩa Dũng Đài nhìn ra Khu E-Trung Thu 2011, photo by TQGO |
Khu E ngập trong cây và cỏ-Trung Thu 2011, photo by TQGO |
Đây là rừng cây chớ nào có phải là Nghĩa Trang??!! (Khu H)-Trung Thu 2011, photo by TQGO |
Khu A, B cũng bị cây muồng, cây sao vây bủa dù thân nhân các anh hùng tử sĩ đã chặt dọn bớt khá nhiều trong những lần tu sửa mộ phần-Trung Thu 2011, photo by TQGO |
Nghĩa Dũng Đài nhìn từ ngoài khu A vào-Trung Thu 2011, photo by TQGO |
Nghĩa Dũng Đài nhìn từ ngoài khu A vào-Trung Thu 2011, photo by TQGO |
khu B-Trung Thu 2011, photo by TQGO |
khu B. Chú ý, các hàng cây muồng, cây sao, sản phẩm của sự độc ác mà người cộng sản bắc Việt dành cho anh em trong nhà dù họ đã chết và chiến tranh đã kết thúc 36 năm-Trung Thu 2011, photo by TQGO. |
Lời Kêu Khẩn Thiết
Sau một thời gian thu lượm thông tin lẫn thăm viếng thực địa, tôi viết bài ngắn gọn này nhằm kêu lên lời khẩn thiết: Nghĩa Trang đang lâm nguy! đồng thời cũng là Bản Tố Cáo Tội Ác thâm độc của VC đối với 20.000 anh linh người quá cố ba bốn chục năm trước!
Người Việt trong và ngoài nước hãy chung tay đoàn kết, có hành động thực tiễn nhanh nhất có thể, ngăn chận ngay sự xâm hại độc ác đang âm thầm diễn ra cho các anh linh tử sĩ quốc gia ở Nghĩa Trang.
Các hội đoàn VN ở hải ngoại hãy dẹp bỏ bất đồng nhỏ nhặt, nhìn vào thực tiễn nguy cấp hiện nay, hãy nhân cơ hội thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đang chú mục tới Nghĩa Trang mà đoàn kết một lòng viết thư, trình bày rõ nội dung chủ yếu của Lời Kêu Khẩn Thiết này, vì có vẻ ông Webb không chú ý tới rừng cây sao đang ngày qua ngày âm thầm tán trợ cho sự thâm hiểm độc ác của hanoi.
Nếu được xin quý vị xung phong lập ngay một Ủy Ban Vận Động Trùng Tu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, bắt tay vào hành động thực tế nhanh nhất có thể kẻo không còn kịp nữa!
Mục đích cần kíp là phải làm sao can thiệp ngay để cắt tận gốc các loại cây này, sau đó đổ hóa chất hoặc nước muối vào gốc cây đã cưa xong, vài năm sau chúng sẽ mục rã và thể nào lúc đó, chúng ta lại cũng rất cần làm công việc cán phẳng lại bề mặt đất Nghĩa Trang, vì khi đám rễ cây này mục rã thành mùn đất thì thể nào các tầng đất của Nghĩa Trang cũng sẽ bị biến dạng, sụt lún lở lói theo! Việc tôn tạo tu sửa mộ phần có thể xếp vào thứ yếu, làm tiếp theo sau cũng được. Vì từ trước tới nay, người người chỉ chú ý đến việc tu dưỡng bên trên mộ phần và bia, chứ không để ý tới bên dưới đang bị đám rễ cây xâm hại tàn phá vì tầm nhìn đã bị lớp đất bề mặt che khuất, không nhìn thấy mối nguy tiệm tiến theo năm tháng kia!!!
Nếu chúng ta cứ lơ là bỏ quên mối nguy này thì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, Nghĩa Trang sẽ bị phá hỏng hết, lúc đó có nói gì làm gì thì cũng đã quá muộn!
Cúi đầu Cầu xin chư anh linh tử sĩ quốc gia phù hộ cho lời kêu cứu này được anh em quốc gia tiếp sức và có kết quả nhanh chóng!
Saigon, Oct. 6, 2011, viết trong nước mắt...
Lê Tùng Châu
-------------------
Phụ Lục Ảnh:
photo from tumasic.blogspot.com |
Yêu cầu của UBND tỉnh Lạng Sơn gửi huyện Hữu Lũng được đăng trên website Chính phủ ngày 26/03.
Đó là công văn chỉ đạo số 218 – UBND-KTTH của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Một phóng viên của Đài Á Châu Tự Do nhận xét về nội dung công văn này "ngắn ngủi nhưng có sức công phá lòng dân một cách ghê gớm". photo from tumasic.blogspot.com |
Cùng với dịp Tết Thanh minh 2010, tỉnh Quảng Ninh (tỉnh tiếp giáp với trung Quốc) cũng chỉ đạo Sở Ngoại vụ phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và Đại sứ quán Trung Quốc tổ chức thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc tại Cẩm Phả, Quảng Ninh. photo from tumasic.blogspot.com |
photo from MaiThanhHai Blog |
Nhìn từ ngoài đường vào-photo from MaiThanhHai Blog |
Những hàng bia mộ, phía tay trái-photo from MaiThanhHai Blog |
Một số ngôi mộ vô danh -photo from MaiThanhHai Blog |
(*): Mời bạn tìm xem thêm dữ liệu tổng hợp về Nghĩa Trang ở đây
Bu`i Ba?o So+n CVA65
"When you cannot defend freedom through peaceful means, you have to use arms to fight..." Marek Edelman
WE SHOULD NOT BELIEVE WHAT THE COMMUNISTS SAID. INSTEAD, WE SHOULD WATCH WHAT THEY ACTUALLY DID.
__._,_.___
To Post a message, send it to: ttcva@yahooGroups.com
To Unsubscribe, send a blank message to: ttcva-unsubscribe@yahooGroups.com
To Unsubscribe, send a blank message to: ttcva-unsubscribe@yahooGroups.com
.
No comments:
Post a Comment