Monday, 04.09.2012, 08:00am (GMT-7)
Chống “ngoại xâm” bằng “ngoại nhân”
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
Cách nay 36 năm, chiến tranh Việt Nam kết thúc với chiến thắng thuộc về những người Cộng sản.
Cuộc chiến kéo dài 21 năm, do những người Cộng sản miền Bắc tiến hành, được cho là cuộc chiến “chống giặc ngoại xâm”, dần dần cho thấy, thực chất đây không phải là mục đích của cuộc chiến.
Câu hỏi được đặt ra, vì sao những người cộng sản chiến thắng? Ngoài những sai lầm của chính quyền miền Nam và đồng minh Hoa Kỳ mà giới phân tích đã nêu ra từ trước tới nay, còn có nguyên nhân nào khác?
Có nhiều bằng chứng cho thấy, khi phát động cái gọi là cuộc chiến “chống ngoại xâm”, những người lãnh đạo Cộng sản đều hiểu rằng, sự hiện diện của người Mỹ ở miền Nam chỉ nhằm ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản, chứ hoàn toàn không phải để chiếm miền Nam làm thuộc địa như những gì mà họ tuyên truyền.
Có thể dùng chính các ý kiến của ông Hồ Chí Minh để dẫn chứng về việc giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiểu một cách tường tận tại sao người Mỹ có mặt và hỗ trợ chính quyền miền Nam Việt Nam.
Ngay từ năm 1944, ông Hồ Chí Minh đã từng hợp tác với Sở Hành động Chiến lược (OSS) và Sở Thông tin Chiến tranh (OWI) của Hoa Kỳ, và phía Mỹ đã từng giúp quân du kích Việt Minh chống lại Nhật.
Qua các tuyên bố của chính phủ Mỹ, lãnh đạo miền Bắc, Việt Nam hiểu rất rõ Hoa Kỳ không có ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Sách “Hồ Chí Minh Toàn tập”, tại trang 90, tập 4, đã đăng bài trả lời báo chí về các tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman, liên quan đến các nước Đông Nam Á, ngày 2 tháng 11 năm 1945, ông Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Điểm thứ nhất ‘Hoa Kỳ không nghĩ tới một sự mở mang bờ cõi nào vì những mục đích ích kỷ’. Về điều này từ trước đến nay dân tộc Việt Nam đã hiểu rõ chính sách quang minh của Mỹ, nhất là từ ngày Mỹ thừa nhận Phi Luật Tân độc lập, thì dân VN càng tin tưởng chính sách rộng rãi của Mỹ”.
Không những ông Hồ Chí Minh hiểu rõ điều đó, mà chính ông Hồ Chí Minh đã từng xác nhận rằng, Hoa Kỳ luôn bênh vực cho tự do, độc lập của các dân tộc khác trong khu vực. Báo Cứu quốc, cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Minh, hôm 31 tháng 12 năm 1945 có đăng bài “Thế giới với Việt Nam”, trong đó ông Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta không thể quên nước bạn của chúng ta là nước Mỹ, một nước dân chủ bao giờ cũng bênh vực sự tự do, độc lập cho các dân tộc nhỏ yếu. Thấy bọn thực dân Pháp và Hà Lan đang hoành hành ở miền Nam, Á châu, Tổng thống Tơruman (Truman) lên tiếng cảnh cáo bằng lời tuyên bố trong ngày Hải quân ở Nữu Ước: 'Tất cả các dân tộc đã bị vũ lực đè nén đều được giải phóng nếu sự thay đổi ấy thích hợp với quyền lợi của họ. Tất cả các dân tộc đều được tự trị lấy xứ sở mình. Họ phải có một chính phủ tự trị của họ’.”Sau khi hiệp định Geneva được ký, nhận ra Việt Nam xung phong làm tiền đồn của khối Cộng sản ở Đông Nam Á, quyết tâm giúp Liên Xô truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản trong khu vực, Hoa Kỳ mới hỗ trợ cho chính phủ miền Nam Việt Nam, chống lại sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản trên toàn Việt Nam.
Tuy hiểu rõ lập trường của Mỹ trong vấn đề hỗ trợ miền Nam, thế nhưng, lúc phát động chiến tranh, giới lãnh đạo Cộng sản vẫn đánh tráo mục đích cuộc chiến. Trong tuyên truyền, họ bảo: "Mỹ là một tân đế quốc, can thiệp vào miền Nam để biến miền Nam thành thuộc địa, một căn cứ quân sự của Mỹ”, và kêu gọi toàn dân đứng lên “giải phóng miền Nam thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của đế quốc Mỹ”.
Chính lối tuyên truyền đó đã kích động hàng triệu người Việt không tiếc máu xương, không ngại hy sinh mạng sống của mình, bởi họ tin rằng, cần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Hàng triệu người đó không hề biết rằng, họ đã chiến đấu và hy sinh cho sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản, nay đã bị phá sản gần như trên toàn thế giới.
Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, bút danh Hà Sỹ Phu – một trong những người sống cùng thời với hàng triệu người chấp nhận hy sinh để Việt Nam trở thành một quốc gia Cộng sản – nhận định: “Chủ nghĩa Cộng sản đã lẻn vào Việt Nam qua cổng chống ngoại xâm, chứ nó không vào theo cổng chính của đất nước, thông qua vọng gác của trí tuệ. Cho nên giới khoa học, tức là giới tinh hoa của đất nước, từ trước tới nay không đủ năng lực để rà soát chủ nghĩa đó về mặt trí tuệ. Trái lại nó đã bị chủ nghĩa đó lôi cuốn, biến thành kẻ tòng phạm đắc lực”.
Sử gia Dan Ford dựa trên một số tài liệu, cho biết, ngoài 320.000 người Trung Quốc có mặt ở Việt Nam mà các nhà sử học nhắc tới, có khoảng 22.000 người Liên Xô đã từng phục vụ ở Việt Nam với vai trò cố vấn và tham gia lực lượng phòng không, không quân. Sự hiện diện của những người lính Liên Xô này đã bị cả giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam lẫn giới lãnh đạo Cộng sản Liên Xô phủ nhận cho đến khi chế độ cộng sản ở Liên Xô sụp đổ.
Năm 2008, Đài truyền hình Nga, Russia Today, cho biết, đã có hàng ngàn binh lính Liên Xô tham gia chiến đấu tại miền Bắc Việt Nam. Ông Nikolay Kolesnik, một cựu chiến binh Liên Xô đã từng chiến đấu ở miền Bắc Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi chính thức được mọi người biết đến như là một nhóm chuyên gia quân sự. Người chỉ huy đơn giản được gọi là chuyên gia cao cấp. Như vậy, về mặt kỹ thuật, không có đơn vị Liên Xô nào tại Việt Nam. Điều duy nhất chúng tôi biết rằng chúng tôi là dân Liên Xô, binh lính Liên Xô, và chúng tôi phải làm bất cứ điều gì để ngăn chặn các cuộc không kích. Đó là những gì chúng tôi đã làm".Đáng nói là ngay vào lúc những người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc cho phép sự hiện diện của các cố vấn, chuyên gia quân sự, cũng như binh lính nước ngoài cầm vũ khí vào Việt Nam, thì họ vẫn lên án sự có mặt của các cố vấn Mỹ ở miền Nam. Ông Hồ Chí Minh đã từng phản đối chính phủ Hoa Kỳ, về các cố vấn Mỹ ở miền Nam. Ông nói: "Danh từ 'cố vấn' dùng để ngụy trang số binh sĩ Mỹ, không lừa bịp được ai cả".
Sau khi có khá nhiều tài liệu liên quan đến sự tham gia của quân đội Liên Xô vào cuộc chiến Việt Nam được Nga bạch hóa, cách nay vài năm, báo chí Việt Nam cũng bắt đầu xác nhận về sự hiện diện của quân đội Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam. Một trong những bài báo này đã giới thiệu nhật ký của một đại tá Liên Xô, nguyên văn như sau: “Ngày 24-7-1965, trong vùng rừng núi, chúng tôi triển khai tên lửa SAM. Vừa ngụy trang xong, chúng tôi phát hiện máy bay Mỹ bay về hướng Hà Nội, theo hai tuyến, chỉ cách trận địa tên lửa 10km. Đơn vị tên lửa AA bên cạnh nổ súng đầu tiên và họ đã thành công: hai tên lửa bắn trúng đích. Chúng tôi cũng hạ được một máy bay và sau đó còn đánh gục được một máy bay trinh sát không người lái”.
Tháng 4 năm 1975, cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Chứng kiến thực tế Việt Nam, không ít người đã từng cầm súng hoặc hy sinh cho công cuộc “chống ngoại xâm”, may mắn còn sống, bắt đầu tự hỏi về sự cần thiết của cuộc chiến được gọi là “chống ngoại xâm”, kéo dài trong 21 năm, cũng như mục tiêu của cuộc chiến. Đã có rất nhiều người trong số họ cảm thấy hối tiếc và phản kháng về những bất toàn của một chính thể, hình thành bởi máu xương của hàng triệu triệu người.
Câu hỏi được đặt ra, vì sao những người cộng sản chiến thắng? Ngoài những sai lầm của chính quyền miền Nam và đồng minh Hoa Kỳ mà giới phân tích đã nêu ra từ trước tới nay, còn có nguyên nhân nào khác?
Đánh tráo mục đích cuộc chiến
Cuộc chiến Bắc – Nam được những người Cộng sản gọi là chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, “giải phóng dân tộc”, nhưng gần đây, qua các tài liệu mới được giải mật, ai cũng có thể thấy, về thực chất, đó chỉ là cuộc chiến của những người Cộng sản, muốn biến Việt Nam thành một quốc gia Xã hội Chủ nghĩa.Có nhiều bằng chứng cho thấy, khi phát động cái gọi là cuộc chiến “chống ngoại xâm”, những người lãnh đạo Cộng sản đều hiểu rằng, sự hiện diện của người Mỹ ở miền Nam chỉ nhằm ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản, chứ hoàn toàn không phải để chiếm miền Nam làm thuộc địa như những gì mà họ tuyên truyền.
Có thể dùng chính các ý kiến của ông Hồ Chí Minh để dẫn chứng về việc giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiểu một cách tường tận tại sao người Mỹ có mặt và hỗ trợ chính quyền miền Nam Việt Nam.
Ngay từ năm 1944, ông Hồ Chí Minh đã từng hợp tác với Sở Hành động Chiến lược (OSS) và Sở Thông tin Chiến tranh (OWI) của Hoa Kỳ, và phía Mỹ đã từng giúp quân du kích Việt Minh chống lại Nhật.
Qua các tuyên bố của chính phủ Mỹ, lãnh đạo miền Bắc, Việt Nam hiểu rất rõ Hoa Kỳ không có ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Sách “Hồ Chí Minh Toàn tập”, tại trang 90, tập 4, đã đăng bài trả lời báo chí về các tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman, liên quan đến các nước Đông Nam Á, ngày 2 tháng 11 năm 1945, ông Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Điểm thứ nhất ‘Hoa Kỳ không nghĩ tới một sự mở mang bờ cõi nào vì những mục đích ích kỷ’. Về điều này từ trước đến nay dân tộc Việt Nam đã hiểu rõ chính sách quang minh của Mỹ, nhất là từ ngày Mỹ thừa nhận Phi Luật Tân độc lập, thì dân VN càng tin tưởng chính sách rộng rãi của Mỹ”.
Không những ông Hồ Chí Minh hiểu rõ điều đó, mà chính ông Hồ Chí Minh đã từng xác nhận rằng, Hoa Kỳ luôn bênh vực cho tự do, độc lập của các dân tộc khác trong khu vực. Báo Cứu quốc, cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Minh, hôm 31 tháng 12 năm 1945 có đăng bài “Thế giới với Việt Nam”, trong đó ông Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta không thể quên nước bạn của chúng ta là nước Mỹ, một nước dân chủ bao giờ cũng bênh vực sự tự do, độc lập cho các dân tộc nhỏ yếu. Thấy bọn thực dân Pháp và Hà Lan đang hoành hành ở miền Nam, Á châu, Tổng thống Tơruman (Truman) lên tiếng cảnh cáo bằng lời tuyên bố trong ngày Hải quân ở Nữu Ước: 'Tất cả các dân tộc đã bị vũ lực đè nén đều được giải phóng nếu sự thay đổi ấy thích hợp với quyền lợi của họ. Tất cả các dân tộc đều được tự trị lấy xứ sở mình. Họ phải có một chính phủ tự trị của họ’.”Sau khi hiệp định Geneva được ký, nhận ra Việt Nam xung phong làm tiền đồn của khối Cộng sản ở Đông Nam Á, quyết tâm giúp Liên Xô truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản trong khu vực, Hoa Kỳ mới hỗ trợ cho chính phủ miền Nam Việt Nam, chống lại sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản trên toàn Việt Nam.
Tuy hiểu rõ lập trường của Mỹ trong vấn đề hỗ trợ miền Nam, thế nhưng, lúc phát động chiến tranh, giới lãnh đạo Cộng sản vẫn đánh tráo mục đích cuộc chiến. Trong tuyên truyền, họ bảo: "Mỹ là một tân đế quốc, can thiệp vào miền Nam để biến miền Nam thành thuộc địa, một căn cứ quân sự của Mỹ”, và kêu gọi toàn dân đứng lên “giải phóng miền Nam thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của đế quốc Mỹ”.
Chính lối tuyên truyền đó đã kích động hàng triệu người Việt không tiếc máu xương, không ngại hy sinh mạng sống của mình, bởi họ tin rằng, cần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Hàng triệu người đó không hề biết rằng, họ đã chiến đấu và hy sinh cho sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản, nay đã bị phá sản gần như trên toàn thế giới.
Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, bút danh Hà Sỹ Phu – một trong những người sống cùng thời với hàng triệu người chấp nhận hy sinh để Việt Nam trở thành một quốc gia Cộng sản – nhận định: “Chủ nghĩa Cộng sản đã lẻn vào Việt Nam qua cổng chống ngoại xâm, chứ nó không vào theo cổng chính của đất nước, thông qua vọng gác của trí tuệ. Cho nên giới khoa học, tức là giới tinh hoa của đất nước, từ trước tới nay không đủ năng lực để rà soát chủ nghĩa đó về mặt trí tuệ. Trái lại nó đã bị chủ nghĩa đó lôi cuốn, biến thành kẻ tòng phạm đắc lực”.
Dùng “ngoại nhân” để chống “ngoại xâm”
Tuy là phía phát động cuộc chiến “chống ngoại xâm”, thế nhưng giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã bí mật cho phép rất nhiều “ngoại nhân” từ Liên Xô, Trung Quốc và một số quốc gia Cộng sản khác đến Việt Nam tham chiến, chống lại đồng bào của mình. Hàng loạt tài liệu mới được giải mật trong thời gian vừa qua cho thấy, tuy giới lãnh đạo Cộng sản miền Bắc lên án kịch liệt về sự hiện diện của lính Mỹ ở miền Nam, nhưng ngay tại miền Bắc, luôn có rất nhiều lính Liên Xô, Trung Quốc.Sử gia Dan Ford dựa trên một số tài liệu, cho biết, ngoài 320.000 người Trung Quốc có mặt ở Việt Nam mà các nhà sử học nhắc tới, có khoảng 22.000 người Liên Xô đã từng phục vụ ở Việt Nam với vai trò cố vấn và tham gia lực lượng phòng không, không quân. Sự hiện diện của những người lính Liên Xô này đã bị cả giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam lẫn giới lãnh đạo Cộng sản Liên Xô phủ nhận cho đến khi chế độ cộng sản ở Liên Xô sụp đổ.
Năm 2008, Đài truyền hình Nga, Russia Today, cho biết, đã có hàng ngàn binh lính Liên Xô tham gia chiến đấu tại miền Bắc Việt Nam. Ông Nikolay Kolesnik, một cựu chiến binh Liên Xô đã từng chiến đấu ở miền Bắc Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi chính thức được mọi người biết đến như là một nhóm chuyên gia quân sự. Người chỉ huy đơn giản được gọi là chuyên gia cao cấp. Như vậy, về mặt kỹ thuật, không có đơn vị Liên Xô nào tại Việt Nam. Điều duy nhất chúng tôi biết rằng chúng tôi là dân Liên Xô, binh lính Liên Xô, và chúng tôi phải làm bất cứ điều gì để ngăn chặn các cuộc không kích. Đó là những gì chúng tôi đã làm".Đáng nói là ngay vào lúc những người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc cho phép sự hiện diện của các cố vấn, chuyên gia quân sự, cũng như binh lính nước ngoài cầm vũ khí vào Việt Nam, thì họ vẫn lên án sự có mặt của các cố vấn Mỹ ở miền Nam. Ông Hồ Chí Minh đã từng phản đối chính phủ Hoa Kỳ, về các cố vấn Mỹ ở miền Nam. Ông nói: "Danh từ 'cố vấn' dùng để ngụy trang số binh sĩ Mỹ, không lừa bịp được ai cả".
Sau khi có khá nhiều tài liệu liên quan đến sự tham gia của quân đội Liên Xô vào cuộc chiến Việt Nam được Nga bạch hóa, cách nay vài năm, báo chí Việt Nam cũng bắt đầu xác nhận về sự hiện diện của quân đội Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam. Một trong những bài báo này đã giới thiệu nhật ký của một đại tá Liên Xô, nguyên văn như sau: “Ngày 24-7-1965, trong vùng rừng núi, chúng tôi triển khai tên lửa SAM. Vừa ngụy trang xong, chúng tôi phát hiện máy bay Mỹ bay về hướng Hà Nội, theo hai tuyến, chỉ cách trận địa tên lửa 10km. Đơn vị tên lửa AA bên cạnh nổ súng đầu tiên và họ đã thành công: hai tên lửa bắn trúng đích. Chúng tôi cũng hạ được một máy bay và sau đó còn đánh gục được một máy bay trinh sát không người lái”.
Tháng 4 năm 1975, cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Chứng kiến thực tế Việt Nam, không ít người đã từng cầm súng hoặc hy sinh cho công cuộc “chống ngoại xâm”, may mắn còn sống, bắt đầu tự hỏi về sự cần thiết của cuộc chiến được gọi là “chống ngoại xâm”, kéo dài trong 21 năm, cũng như mục tiêu của cuộc chiến. Đã có rất nhiều người trong số họ cảm thấy hối tiếc và phản kháng về những bất toàn của một chính thể, hình thành bởi máu xương của hàng triệu triệu người.
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
No comments:
Post a Comment