Trung cộng Con Đười Ươi Nặng Ký –
Lê Hữu Uy
tka23 post
Giáo Sư Dean Cheng, thuộc viện nghiên cứu Heritage Foundation có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, nói rằng thanh thế ngày càng tăng cao của Trung cộng (TC) trên trường quốc tế là lý do chính cho chi tiêu về quốc phòng tại Á Châu. Ông đã nói như trên trong một hội nghị quốc tế về an ninh diễn ra song song với cuộc triển lãm về hàng không tại Tân Gia Ba.
Giáo Sư Dean Cheng, thuộc viện nghiên cứu Heritage Foundation có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, nói rằng thanh thế ngày càng tăng cao của Trung cộng (TC) trên trường quốc tế là lý do chính cho chi tiêu về quốc phòng tại Á Châu. Ông đã nói như trên trong một hội nghị quốc tế về an ninh diễn ra song song với cuộc triển lãm về hàng không tại Tân Gia Ba.
Ông nói tiếp: “Mưu
đồ của TC? Hiện chưa ai rõ, nhưng TC được ví như con đười ươi nặng cân,
do đó, dù nó đứng, có chạy lung tung hay gãi lưng, đấm ngực đi chăng
nữa, thì cũng làm cho thế giới quan tâm”.
Trong năm 2011 là năm mà “con đười ươi TC” tỏ thái độ hung hăng, hiếu chiến nhất từ trước đến giờ
thể hiện trong sách lược “hướng ra biển”, nhằm bành trướng thế lực ra
khắp nơi như Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và luôn
cả Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.
Trước
hết là âm mưu chiếm vùng biển Đông, nơi có sự tranh chấp
chủ quyền chồng lấn nhau của của TC với các quốc gia Philipine, Nam
Dương, Mã Lai Á, và Việt Nam. TC tự vẽ “đường lưỡi bò” rồi tuyên bố 80%
vùng biển thuộc chủ quyền của họ. Để củng cố lời tuyên bố này là sự phô
trương tàu chiến, tàu ngầm, hỏa tiển tối tân bằng cách diễn tập bắn
đạn thật của hạm đội Nam Hải trong khu vực biển Đông. Họ sẳn sàng dùng biện pháp quân sự để giải quyết các tranh chấp.
Mục đích của TC là muốn kiểm soát tuyến hàng hải quốc tế quan trọng
nhất qua eo biển Malaca và biển Đông, và cũng là con đường huyết mạch
sinh tử vận chuyển dầu khí, nguyên liệu và lương thực của TC, tham vọng
chiếm đoạt trữ lượng dầu khí lớn lao tại vùng biển này bất chấp luật
pháp quốc tế để giải
quyết cơn khát dầu đang đe dọa nền kinh tế của họ.
Mùa
hè 2011, TC không từ bỏ một thủ đoạn khiêu khích, hung hãn nào như cắt
cáp của tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, ngăn cản các công ty khai thác
dầu khí Anh, Mỹ và Ấn Độ hợp tác với Việt Nam. Tàu chiến của TC nhiều lần đâm vào tàu đánh cá thậm chí còn bắn vào ngư phủ Việt Nam và Philipine.
TC
tuyên bố chủ quyền ngay cả trên khu vực đảo Bải Cỏ Rong (Thitu Island)
trên đảo có khoảng 400 cư dân Phi Luật Tân chỉ cách đảo Palawan 70 hải
lý. Hành động này của TC gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của chính quyền
Phi,Tổng Thống Philipine Aquino tuyên bố cương quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của họ không để TC bắt nạt.
Đầu tháng 4/2011, TC đưa 2 tàu Ngư Chính 311 và 202 xâm nhập lãnh hải Mã Lai Á.
Hai tàu ngư chính từ vịnh Tam Á tỉnh Hải Nam xuống tận Trường Sa cách
đảo Hải Nam 1200 km trong vùng lảnh hải của Mã Lai Á, đã gặp phải phản
ứng mạnh mẽ của nước này. Báo chí TQ mô tả, nòng pháo của con tàu chiến
mang số 3503 của Hải Quân Malysia chỉa thẳng vào tàu Ngư Chính 311,
khoảng cách giửa hai tàu chừng 300 m, thủy thủ trên tàu ngư chính còn
thấy rỏ binh sĩ trên tàu tuần tra của Mã Lai Á đội mũ sắt trong tư thế
sẵn sàng chiến đấu, có cả chiến đấu cơ Mã Lai Á xuất hiện trên bầu trời.
Tàu tuần tra Mã Lai Á phát loa bằng Hoa ngữ: “Đội tàu ngư chính TC, chúng tôi là quân hạm Mã Lai Á, mong các ông hãy rời khỏi
nơi này”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TC có những lời lẽ khó nghe biển Đông là “lợi ích cốt lõi”nghĩa là TC xem biển Đông như Đài Loan, Tây Tạng,… TC có “chủ quyền không thể tranh cãi”. Họ
còn lớn tiếng ra lệnh Việt Nam không được đánh bắt hải sản trong khu
vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo luật pháp quốc tế mà ngư dân TQ
thì được. Tờ Global Times cơ quan truyền thông ngoại vi của đảng CSTQ có những phát
ngôn “đao to búa lớn” bắt nạt, đe dọa các nước láng giềng nhỏ bé, yếu kém: “… các nước này sẽ phải chuẩn bị nghe tiếng đại pháo” và chính quyền TC cũng phải sẵn sàng cho biện pháp “phản công quân sự”, rõ
ràng là thái độ của kẻ xâm lược hung bạo. TQ ngang nhiên đưa nhiều tàu
chiến hiện đại “diệu võ dương oai” trên biển Đông, xem như biển Đông là
ao nhà của họ.
Đối
với Nhật Bản, TC đưa tàu chiến đến gần quần đảo Điếu Ngư (quần đảo
Senkaku) nơi có sự tranh chấp chủ quyền làm căng thẳng ngoại giao giửa
hai nước. Sau khi Nhật Bản ra bạch thư về quốc phòng, TC đã hống hách
lớn tiếng nói: “Nhật Bản vô trách nhiệm”.
Sự
phát triển kinh tế và quân sự trong hai thập niên qua làm cho nước này
thấy rằng mình có thể vượt trội hơn Hoa Kỳ trong tương lai , trong
khi Hoa Kỳ tham chiến vào Iraq, Afghanistan, Lybia làm tiềm lực kinh tế
suy thoái, mắc nợ TC gần 1.000 tỷ đô la, và có thể sẽ can dự vào
chiến tranh với Syria và Iran làm ngân sách càng thâm thủng. Trong khi
ngân sách quốc phòng TC tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế, còn Hoa
Kỳ thì lại cắt giảm ngân sách quốc phòng lên đến 460 tỷ trong 10 năm
tới.
Do đó, TC mạnh dạn thể hiện sự mạnh mẻ ép Hoa Kỳ không được tiếp đức
Đạt Lai Lạt Ma ở Phòng Bầu Dục mà gặp ở phòng bản đồ. Và TC còn cho thấy
sự vĩ đại của mình bằng cách phản đối nảy lửa sau đó. Một tướng lãnh TQ
đề nghị với Đô Đốc Keating rằng hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương,
báo chí đã loan tin: “Phát
biểu sau chuyến thăm Thái Lan, Hồng Kông và Nam Hàn vừa qua, Đô Đốc
Keating cho biết một
tướng TC đã đề nghị với ông rằng, hai nước nên chia đôi Thái Bình
Dương, theo đó, TC sẽ “lo gìn giữ hòa bình từ phía Tây, còn Mỹ lo từ
Hawaii sang hướng Đông”. Nhưng Đô Đốc Keating nói ông đã trả lời: “No,
thanks!” (Không, cám ơn!).
TC
còn nổ lực xây dựng chiến lược “Chuổi Ngọc Trai” để bành trướng thế lực
vào Ấn Độ Dương, được xem là chiến lược bao vây Ấn Độ, đe dọa trực tiếp
đến nền an ninh nước này.
TC tăng cường quân lực dọc theo biên giới nơi có tranh chấp vùng lãnh
thổ giửa hai nước, hỗ trợ cho Pakistan chống Ấn Độ.
Liên
tục 20 năm qua kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, TC chi tiêu cho quốc
phòng tăng trung bình 15% năm, tạo điều kiện cho hai lực lượng không
quân và hải quân phát triển đến chóng mặt nhằm thực hiện các mưu đồ xâm
lược
còn tiếp.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment