Wednesday, February 1, 2012

NGUYÊN NHÂN DU THUYỀN
COSTA CONCORDIA BỊ CHÌM
tka23 post
 
   Trong một bộ phim thảm họa có tên The Towering Inferno, một vị giám đốc đã sa thải nhân viên của mình vì tạo ra kiến trúc của tòa nhà cao tầng quá mức, trong khi lại không đủ không gian thoát hiểm.
 
Hiện trạng của tàu Costa Concordia
Vậy nhân vật đó sẽ làm gì với một khách sạn nổi  khổng lồ? Trong thập kỷ qua,  du thuyền cỡ lớn xuyên đại dương đã tăng lên gấp đôi.
Những du thuyền  lớn nhất cỡ 225.000 tấn và có thể chuyên chở hơn 6.000 người.
Costa Concordia cũng nằm trong số đó. Là du thuyền lớn thứ 26 trên thế giới, có 13 tầng tàu. Khi tàu khởi hành từ Italy hôm thứ Sáu, trong nó giống như một tòa nhà  nổi, chứ không giống như một du thuyền thông thường.
Trong nhiều năm, ngành công nghiệp tàu thủy luôn lo ngại rằng những du thuyền khổng lồ này là quá lớn, và  thủy thủ  đoàn không được huấn luyện kỹ lưỡng, các nhân viên thì quá dựa  vào các trợ giúp hướng dẫn điện tử.
Điều quan trọng là các chuyên viên  đã cảnh cáo các tiêu chuẩn xây dựng và an toàn cho các tàu thủy hiện đại đều được thiết kế cho các tàu chỉ cỡ phân nửa so với các con tàu đó.
V   ậy làm thế nào mà Costa Concordia lại có thể bị lật úp như vậy khi va phải các tảng đá chưa được xác định trên bản đồ? Hiện, có ít nhát 3 giả thuyết liên quan tới những gì đã xảy ra với con tàu này.
 

 
  Ngay sau khi con tàu rời bến, các hành khách nghe thấy một tiếng va đập lớn và tàu chìm trong bóng tối.
Giả thuyết thứ nhất dựa trên việc thuyền trưởng chịu trách nhiệm cho các sự kiện  này – ông ta đã lái tàu va phải một tảng đá ngầm và đưa con tàu vào vùng nước cạn an toàn hơn gần đảo Giglio. Tại đây, con tàu lại bị va phải đá ngầm và lật sang một bên.
Theo các luật của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, các thuyền trưởng phải sử dụng chính con tàu như là “phao cứu sinh” cho hành khách và trở về bến để sơ tán người đến nơi an toàn.
Giả thuyết thứ hai là có lỗi kỹ thuật điện đã gây ảnh hưởng lên thiết bị định hướng của con tàu, hoặc lỗi máy tính đã làm cho hệ thống định hướng của tàu bị lỗi, khiến cho nó di chuyển quá gần bờ và va phải đá ngầm.
Giả thuyết thứ ba là lỗi muôn thuở: do sai sót của con người, hoặc thậm chí là do khinh suất, nên mới để cho tàu đi vào vùng nước nông.
Công việc điều tra sẽ tìm hiểu sâu hơn vào mỗi quyết định, mệnh lệnh và các sự việc dẫn tới thảm họa lật tàu này. Công việc này có thể phải mất hàng tháng để đưa ra kết luận.
Các sai sót do con người gây ra vẫn luôn là giả thiết hàng đầu.
Trên thực tế, đây là nguyên nhân gây ra 80% các tai nạn tàu thủy và  thủy thủ đoàn có thể đơn giản chỉ là sơ xuất, hoặc thiếu tập trung trong chuyến đi, khiến cho tàu bị trôi vào gần bờ.
 

Lực lượng cứu nạn  tại tàu Costa Concordia
Tuy nhiên, Hệ thống  Thông tin Điện tử – một hệ thống dựa trên máy tính sử dụng thiết bị định vị GPS và định rõ vị trí của con tàu đáng ra phải kêu và cảnh cáo vào lúc con tàu bị chệch hướng.
Nếu không, đó chỉ có thể là lỗi của con người gây ra dựa trên sai sót của máy tính.
Hồi tháng 4/2007, một tàu thủy khác của Italy có tên
  Sea Diamond đã va phải dải đá ngầm ở vùng biển của Hy Lạp và bị chìm, 2 hành khách đã thiệt mạng trong vụ tai nạn. Một nghiên cứu sau đó cho biết dải đá ngầm này chưa được xác định chính xác trên bản đồ chính thức.
   Một con tàu cỡ Costa Concordia không thể nổi nếu như nước nông trên 8m, điều này giải thích tại sao con tàu lại nhanh chóng bị lật nghiêng. Nhưng một khi mà nó bị chìm vào vùng nước sâu, số người thiệt mạng có thể lên tới hàng trăm.
   Vấn đề là với một tàu càng lớn như hiện nay, nhiều người cho rằng nó càng dễ bị nghiêng. Cách đây đúng 100 năm, khi con tàu Titanic bị chìm, người ta đã lo ngại về các thuyền cứu cấp. Andrew Linington thuộc liên hiệp Nautilus Anh Quốc cho rằng thuyền  cứu cấp trên tàu  chỉ được chuyển lên du thuyền từ hồi năm 1912.
Các thuyền  này vẫn được hạ bằng dây cáp và nếu như con tàu nghiêng quá, nửa số thuyền  cứu cấp  sẽ không có tác dụng gì. Trái lại, các giàn khoan dầu lại sử dụng một loại tàu cứu cấp khác, hay còn gọi là “thuyền  cứu cấp rơi tự do” cho phép người có thể nhảy xuống vùng nước từ một vị trí đang bị nghiêng. Loại tàu cứu cấp này sử dụng nhanh hơn và không cần hệ thống dây cáp để hạ thủy.
Lê Thu (DM)
__._,_.___

No comments:

Post a Comment