HỒ SƠ VỀ F-35 LIGHTNING II
video cuối trang
tka23 post
F-35 Lightning II được cải tiến từ máy bay X-35
theo dự án máy bay xung kích tấn công kết hợp(JSF), là loại máy
bay xung kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực
hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến
đấu không đối không. Việc phát triển nó đã được đưa vào kế hoạch tài
chính của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và các chính phủ liên minh khác. Nó
được thiết kế và xây dựng bởi một tổ hợp công nghiệp hàng không do
Lockheed Martin dẫn đầu và các thành viên khác là BAE Systems và Northrop Grumman. Máy bay đã được bay thử vào năm 2000 [4]; một kiểu mẫu sản xuất thử đã cất cánh lần đầu vào ngày 15-12-2006[5].
Lịch sử phát triển
Lịch sử của Chương trình JSF (Joint Strike Fighter)
Kỹ thuật
Chương
trình máy bay xung kích tấn công kết hợp (JSF) được đặt ra để thay thế
một số loại máy bay khác nhau trong khi vẫn cắt giảm được chi phí chế
tạo, sản xuất và duy trì hoạt động. Điều này có thể thực thi bằng cách
chế tạo 3 biến thể dựa trên một kiểu máy bay, chia sẻ đến 80% các linh
kiện của chúng:
- F-35A: CTOL -
loại cất và hạ cánh bình thường.
- F-35B: STOVL -
loại cất cánh khoảng cách ngắn và đáp thẳng xuống.
- F-35C:
phiên bản trang bị cho hàng không mẫu hạm.
Khởi đầu, các phiên bản thử nghiệm X-32 và X-35
Chương trình Joint Strike Fighter đặt ra
nhiều yêu cầu cho một kiểu máy bay chiến đấu chung thay thế cho các loại
máy bay đang có. Hợp đồng phát triển chính thức JSF được ký kết vào
ngày 16-11-1996.
Hợp đồng phát triển và trình diễn hệ thống
(SDD) được dành cho hãng Lockheed Martin vào ngày 26-10-2001, nhà cung
cấp mẫu thử nghiệm X-35 vốn đã chiến thắng mẫu X-32 của hãng Boeing.
Các giới chức của Bộ quốc phòng Mỹ và Anh Quốc tuyên bố rằng
X-35 tốt hơn hơn X-32, mặc dù cả hai đáp ứng
và vượt các yêu cầu đặt ra. Tên đặt cho kiểu máy bay chiến đấu mới là
"F-35" tạo ra sự ngạc nhiên cho chính hãng Lockheed, vốn thường gọi tên
trong nội bộ hãng là "F-24".[6]
Đặt tên
Ngày 7-7-2006, Không quân Hoa Kỳ chính thức thông báo tên của F-35 là Lightning II[7]
nhằm tôn vinh chiếc máy bay chiến đấu cánh quạt 2 động cơ thời thế
chiến thứ II P-38 Lightning và chiếc phản lực thời kỳ chiến tranh lạnh
English Electric Lightning của Anh Quốc. Bộ phận máy bay của hãng
English Electric đã được sáp nhập vào BAC, tiền thân của thành viên phát triển F-35 là BAE Systems. Những cái tên trước đây đã từng được đề nghị đặt gồm có: Kestrel,
Phoenix, Piasa, Black Mamba và Spitfire II. Tên Lightning II cũng đã từng là tên trong nội bộ công ty đặt cho chiếc máy bay mà sau này chính thức trở thành F-22 Raptor.
Đặc điểm thiết kế
F-35
trông giống như một đứa em nhỏ hơn, một động cơ và trông bình thường
hơn so với đàn anh khổng lồ hai động cơ F-22 Raptor, và dĩ nhiên, vay
mượn một số yếu tố thiết kế của nó. Thiết kế ống xả động cơ chịu ảnh
hưởng bởi kiểu máy bay thử nghiệm 200 của General Dynamics, một kiểu máy
bay VTOL thiết kế cho chương trình Sea Control Ship[8] vào năm 1972.
Nhóm
phát triển của Lockheed từng cộng tác với văn phòng thiết kế Yakovlev
trong thập niên 90, tạo ra những suy đoán về sự tương đồng với kiểu máy
bay hoàn toàn khác hẳn Yakovlev Yak-141 “Freestyle”.[9]
Kỹ thuật tàng hình làm cho chiếc máy bay khó bị phát giác bởi radar tầm ngắn.
Một vài điểm cải tiến so với thế hệ máy bay chiến đấu hiện tại là:
- Kỹ thuật tàng hình bền bỉ và bảo trì ít tốn kém hơn;
- Hệ thống radar và cảm biến phối hợp truyền tin trên máy bay và từ mặt đất nhằm tăng cường khả năng nhận biết tình huống của phi công, nhận biết địch thủ và sử dụng vũ khí, cũng như chuyển tiếp tin tức nhanh chóng đến các nút chỉ huy và điều khiển khác;
- Mạng lưới dữ liệu tốc độ cao bao gồm IEEE-1394b [10] và Fibre Channel[11]
- Chi phí bảo trì thấp.
Mặc dù kỹ thuật xuất hiện lên mũ bay
(helmet-mounted display) đã áp dụng trên một số máy bay chiến đấu thế
hệ IV như JAS 39 Gripen của Thụy Điển, F-35 sẽ là máy bay đầu tiên mà kỹ
thuật này sẽ hoàn toàn thay thế cho kỹ thuật hiện thông tin trước mặt (head-up display).[12]
Các cảm biến
Cảm biến chính của F-35 là radar kiểu tương phản pha chủ động AN/APG-81, thiết kế bởi Northrop Grumman Electronic Systems.[13]
Nó được bổ túc bởi hệ thống EOTS (Electro-Optical Targeting System;
Nhận biết mục tiêu quang-điện tử) gắn dưới mũi máy bay, thiết kế bởi
Lockheed Martin và BAE.[14] Các cảm biến quang-điện tử khác được phân bố trên thân máy bay là một phần của hệ thống AN/AAS-37 hoạt động như là hệ
thống cảnh cáo hoả tiển , dẫn đường và bay đêm.
Tỉ số lực đẩy/khối lượng
Kiểu
cải biến F-35B làm giảm các tính năng cơ động vì các trang bị nâng
thẳng làm nó nặng hơn quá mức – đến 1 tấn (2.200 lbs) hay 8%. Để bù lại,
Lockheed Martin đã tăng cường lực đẩy động cơ, giảm trọng lượng hơn 1
tấn do vỏ bọc máy bay mỏng hơn, thu nhỏ ngăn chứa vũ khí trong thân máy
bay và cánh đứng, dẫn lại một phần lực đẩy sang ống thoát chính; và
thiết kế lại kết nối cánh-thân, một phần hệ thống điện, và phần máy bay
ngay sau khoang lái.[15]
Giải
pháp chứa vũ khí bên trong thân nhằm tàng hình và tối ưu khí động học,
nhưng làm cho việc kiểm tra tính tương thích vũ khí trở nên khó khăn
hơn.
Trách nhiệm sản xuất
- Lockheed Martin Aeronautics (nhà thầu chính): lắp ráp , tích hợp hệ thống chung, hệ thống kiểm soát phi vụ, thân trước, cánh, hệ thống kiểm soát bay.
- Northrop Grumman: radar quét tương phản pha tích cực (AESA-Active Electronically Scanned Array), thân giữa, khoang vũ khí, bộ phận hạ cánh.
- BAE Systems: thân sau và cánh ổn định, cánh đuôi ngang và đứng, hệ thống giúp thở và thoát hiểm, các hệ thống chiến tranh điện tử, hệ thống nhiên liệu, phần mềm kiểm soát bay (FCS1-Flight Control Software).
Hoạt động
Bay thử nghiệm
Chiếc
F-35A (mẫu dành cho Không lực Hoa Kỳ) lăn bánh lần đầu tại Fort Worth,
Texas, Hoa Kỳ vào ngày 19-02-2006. Nó thử nghiệm mở rộng trên mặt đất
tại căn cứ Fort Worth của Không lực Hải quân trong mùa Thu 2006.
Vào
ngày 15-09-2006, kiểu động cơ có đốt sau F135 được tích hợp và được đốt
thử nghiệm, và việc thử nghiệm động cơ hoàn tất vào ngày 18-09 sau khi
được thử nghiệm tại chỗ có đốt sau toàn phần (công suất tối đa). [16] Vào ngày 15-09-2006, F-35 hoàn tất chuyến bay đầu tiên mỹ mãn.
Sự tham gia của quốc tế
Các
khách hàng đầu tiên cũng như là nhà tài trợ tài chính của chương trình
là Hoa Kỳ và Anh Quốc. 8 quốc gia khác cũng tài trợ cho việc chế tạo máy
bay, và sẽ quyết định trong năm 2007 sẽ mua máy bay hay không. Tổng chi
phí chế tạo máy bay là hơn 40 tỉ đô la Mỹ (được đài thọ phần lớn bởi
Hoa Kỳ), và việc mua khoảng 2.400 máy bay được ước tính sẽ tốn kém thêm khoảng 200 tỉ đô la Mỹ nữa. [17]
Có
3 mức tham gia của các nước khác. Các cấp độ tuỳ thuộc đóng góp tài
chính, mức độ chuyển giao công nghệ và các thầu phụ mở ra cho các công
ty quốc gia, và các đơn đặt hàng mà các quốc gia có thể sản xuất. Anh Quốc là nước duy nhất thuộc đồng minh cấp 1, đóng góp khoảng 2,5 tỉ đô la Mỹ hay là 10% chi phí phát triển máy bay[18], theo một Bản ghi nhớ ký năm 1995 để Anh Quốc chính thức tham gia đề án này[19]. Các đồng minh cấp 2 là Ý
(1 tỉ đô la Mỹ) và Hoà Lan (800 triệu đô la Mỹ). Các nước cấp 3 là
Canada (440 triệu đô la Mỹ), Thổ Nhĩ Kỳ (175 triệu đô la Mỹ), Úc (144
triệu đô la Mỹ), Na Uy (122 triệu đô la Mỹ), Đan Mạch (110 triệu đô la
Mỹ). Israel và Singapore cũng đã tham gia như các thành viên cộng tác
của dự án.[20]
Một
vài quốc gia thành viên đã công khai bày tỏ ý định từ bỏ chương trình
JSF, một cách bóng gió hay khuyến cáo rằng trừ khi được nhận nhiều hợp
đồng phụ hay chuyển giao công nghệ, họ sẽ từ bỏ JSF để chuyển sang
Eurofighter Typhoon, Saab Gripen, Dassault Rafale, hoặc đơn giản là nâng
cấp số máy bay hiện có. Na Uy đã nhiều lần đe dọa sẽ ngừng hỗ trợ trừ
khi được gia tăng thị trường công nghiệp. Tuy nhiên, Na Uy đã đồng ý
ký kết tất cả các bản ghi nhớ, kể cả bản mới nhất chi tiết hóa việc sản
xuất của chương trình JSF trong tương lai. Dù vậy, họ vẫn cho biết sẽ
tăng cường và cũng cố việc hợp tác với các đối thủ của JSF là Typhoon và
Gripen. [21]
Vương Quốc Anh
Anh Quốc dự định mua các phiên bản của F-35 cho Không quân và Hải quân Hoàng gia Anh.
Phía
Anh Quốc càng ngày càng bày tỏ lo ngại phía Mỹ không cho phép nghiên
cứu các kỹ thuật cho phép họ duy trì và nâng cấp những chiếc F-35 mà
không có sự can thiệp của Mỹ. Đây được hiểu là liên quan đến solf
ware của máy bay. Trong 5 năm, các viên chức Anh đã khiếu nại về chuyển
giao công nghệ. Yêu cầu này, vốn được sự ủng hộ của chính quyền Bush,
lại bị ngăn chặn luôn bởi Hạ nghị sĩ Henry Hyde, người nói rằng Anh Quốc
cần thắt chặt luật pháp ngăn không cho chuyển giao trái phép các kỹ
thuật của Mỹ cho bên thứ ba.[22]
Chủ tịch BAE Systems là Mike Turner
than phiền rằng phía Mỹ đã từ chối không cho phép công ty ông truy cập
mã nguồn máy bay. Vào ngày 21 tháng 12 2005, một bài viết trên tờ Glasgow Herald
trích lời Chủ tịch Ủy ban Quốc Phòng Hạ Viện Anh nói rằng "Anh Quốc có
thể cân nhắc có nên tiếp tục tham gia chương trình" nếu không được quyền
truy cập.[23]
Huân tước Baron Drayson, viên chức Bộ Quốc phòng Anh, khẳng định mạnh
mẽ hơn nhân chuyến thăm
Washington vào tháng 5-2006: "Chúng tôi mong việc chuyển giao công nghệ
phần mềm sẽ diễn ra. Nếu không nếu không chúng tôi không thể mua những
chiếc máy bay này," và ông nói đến một "kế hoạch B" nếu việc thương
lượng thất bại.[24] Đây có thể ám chỉ đến việc phát triển một phiên bản dành cho hải quân của Eurofighter Typhoon.[25]
Vào
ngày 27 tháng 5-2006, Tổng thống George W. Bush và Thủ tướngTony Blair
tuyên bố rằng "Cả hai chính phủ đồng ý rằng Anh Quốc có quyền sử dụng,
sở hữu, nâng cấp và duy trì thành công JSF như là Anh Quốc có chủ quyền
trên loại máy bay này."[26]
Dù vậy, cho đến tháng 12-2006 vẫn còn nỗi lo ngại về vấn đề chuyển giao
kỹ thuật. Đến ngày 12 tháng 12 2006, Huân tước Drayson ký bản thỏa
thuận về điều kiện cho sự tham gia của Anh Quốc, như là, truy cập mã
nguồn phần mềm và sở hữu việc sử dụng. Thỏa thuận cho phép "sự điều
khiển liên tục không gián đoạn của Anh Quốc" trong
việc điều khiển máy bay. Drayson nói rằng Anh Quốc sẽ "không cần nhờ
đến một công dân Mỹ trong hệ thống chỉ huy của chính chúng ta".[27] Ông lại nói, dù sao, Anh Quốc vẫn đang xem xét một "Kế hoạch B" chưa xác định nhằm thay thế cho việc mua JSF.
Vào
ngày 25 tháng 7-2007, Bộ Quốc phòng Anh xác nhận đã đặt đóng mới 2 hàng
không mẫu hạm kiểu Queen Elizabeth, cho phép trang bị những chiếc F-35B
đặt mua.[28]
Úc
Tháng
5-2005, Chính phủ Úc tuyên bố quyết định mua JSF dự định vào năm 2006
sẽ hoãn lại đến năm 2008, quá nhiệm kỳ của chính phủ hiện nay. Úc, giống
như Anh Quốc, từng nhấn mạnh họ cần được quyền truy cập mọi phần mềm
cần thiết để cải biến và sửa chữa máy bay. Nghiên cứu của Không quân Hoàng gia Úc khẳng định F-35 "là kiểu máy bay phù hợp nhất cho nhu cầu của Úc".[29]
Đã
xảy ra tranh luận tại Úc là liệu F-35 có phải là kiểu máy bay chiến đấu
phù hợp cho Không quân Hoàng gia Úc. Các báo cáo trên phương tiện
truyền thông , các nhóm vận động hành lang và các chính trị gia đưa ra
những nghi ngờ liệu nó có sẵn sàng kịp thay thế cho đội bay tấn công
F-111 và xung kích F/A-18 Hornet cũ kỷ không? Một số phê phán cho là
chiếc F-22 đắt tiền hơn hoặc là Eurofighter có thể là những lựa chọn tốt
hơn; cả hai đều cho tầm bay xa hơn, khả năng cận chiến và tốc độ siêu
âm với giá không đắt hơn F-35 bao nhiêu[30] — và vấn đề được đưa ra
xem xét tại Quốc hội Úc vào tháng 7-2006.[31]
Trong
tuyên bố đưa ra vào tháng 8-2006, Bộ trưởng Quốc phòng Úc, Tiến sĩ
Brendan Nelson cho biết rằng trong khi F-35 vẫn nhận được sự hỗ trợ từ
phía chính quyền, Úc bắt đầu xem xét các kiểu máy bay khác nếu F-35 tỏ
ra không phù hợp.[32]
Vào tháng 10-2006, Phó Đô Đốc John Blackburn, Phó tư lệnh Không quân
Hoàng gia Úc, công bố rằng Không quân đã loại bỏ khả năng mua một kiểu
máy bay tấn công trung gian để bù vào việc chậm trễ của chương trình
F-35, và tin rằng chiếc F-35 là phù hợp.[33]
Tuy vậy, ngày 6 tháng 3 2007, TS. Nelson công bố Chính phủ Úc sẽ mua 24
chiếc F/A-18E/F Super Hornet từ hãng Boeing để lấp vào chỗ trống do máy
bay tấn công ném bom F-111 nghỉ hưu để lại, trị giá 6 tỉ Đô la Úc.[34]
Dù sao, TS. Nelson nói ông tiếp tục tán thành việc mua F-35. Phát biểu
trên truyền hình Úc vào tháng 3-2007, TS. Nelson nhấn mạnh rằng 5% tính
năng của F-35 là thông tin tuyệt mật, nhưng "chính 5% đó là giá trị
nhất."[35]
Vào
ngày 13 tháng 12-2006, Bộ trưởng Nelson đã ký Bản ghi nhớ về việc sản
xuất, duy trì và tiếp tục phát triển JSF. Thỏa thuận này đặt ra khung
hợp tác cho việc sở hữu và hỗ trợ JSF trọn đời.[36] Úc dự định mua 100 chiếc F-35A trị giá khoảng 16 tỉ Đô la Úc.[37]
Thổ Nhĩ Kỳ
Vào
ngày 12 tháng 7-2002, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên quốc tế thứ 7 của
chương trình JSF, sau Anh Quốc, Ý, Hà Lan, Canada, Đan Mạch và Na Uy.
Thổ Nhĩ Kỳ ký kết bản ghi nhớ tham gia vào việc sản xuất F-35 vào ngày
25 tháng 1-2007, dự định sẽ đặt hàng 100 chiếc F-35A CTOL dành cho Không quân trị giá 11 tỉ Đô la Mỹ.[38] Số máy bay này sẽ được sản xuất nhượng quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ bởi Turkish Aerospace Industries (TAI).
Thỏa thuận sơ bộ giữa TAI
và Northrop Grumman ISS (NGISS) International được ký vào ngày 6 tháng
2-2007, theo đó TAI trở thành nhà thầu chính thứ hai cung cấp phần thân
giữa của F-35 trong chương trình JSF. Số lượng thân giữa sản xuất bởi
TAI sẽ được xác định căn cứ vào số lượng F-35 Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đặt mua cũng
như số lượng F-35 bán được toàn thế giới. Thỏa thuận này trị giá trên 3
tỉ Đô la Mỹ.
Các quốc gia khác
Israel
Trong
năm 2003, Israel ký kết một thỏa thuận trị giá 20 triệu Đô la Mỹ, để
tham gia nhóm phát triển và thử nghiệm hệ thống (SDD: system development
and demonstration ) F-35 với tư cách là "thành viên hợp tác an ninh"
(SCP: security cooperation participant).[39] Năm 2006 Không lực Israel
(IAF) cho biết F-35 là phần cốt lỏi của kế hoạch tái trang bị, và
Israel dự định mua trên 100 chiếc F-35A trị giá ước lượng 5 tỉ Đô la Mỹ
để thay thế dần phi đội F-16 của họ.[40]
Sau khi sự tham gia của Israel bị tạm ngưng do sự cố hợp đồng mua bán
vũ khí với Trung Quốc, họ đã được tạm thời gia nhập trở lại nhóm phát
triển F-35 vào ngày31 tháng 7-2006.[41]
Ấn Độ
F-35
được giới thiệu cho Không quân Ấn Độ vào tháng 7-2007. Đây được hiểu là
một phần của dự án nhằm bán chiếc F-16 như là một máy bay chiến đấu đa
năng cho Không quân Ấn Độ.[42]
Các mẫu f35
F-35 được phát triển thành 3 mẫu khác nhau đáp ứng nhu cầu của những người dùng khác nhau.
F-35A
F-35A là kiểu cất cánh và hạ cánh thông thường (CTOL-conventional
takeoff and landing) dự định trang bị cho Không lực Hoa Kỳ và không
quân các nước khác. Đây là phiên bản nhỏ nhất, nhẹ nhất, và là phiên bản
duy nhất được trang bị pháo GAU-12/U
gắn bên trong thân. Khẩu pháo 25 mm này được ché theo loại pháo M61
Vulcan 20 mm được trang bị trên các loại máy bay chiến đấu của Không lực
Hoa Kỳ kể từ thời F-104 Starfighter, và cũng được trang bị trên loại
máy bay AV-8B Harrier II của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
F-35A
không chỉ tương đương với F-16 về độ cơ động, phản ứng nhanh, chịu
trọng lực G cao, nhưng còn vượt trội ở tính tàng hình, trọngtải , tầm
bay với nhiên liệu chứa bên trong, thiết bị dẫn đường, sử dụng hiệu quả,
hỗ trợ và khả năng sinh tồn . Nó cũng có khả năng trang bị thiết bị
laser và cảm biến hồng ngoại.
F-35A được dự định sẽ bắt đầu thay thế kiểu F-16 Fighting Falcon và A-10 Thunderbolt II từ năm 2011.
F-35B
F-35B là phiên bản kiểu máy bay cất cánh đường bay ngắn và hạ cánh (STOVL-short
take-off vertical landing). Về kích thước F-35B tương đương với F-35A
của không quân, hy sinh một phần lượng nhiên liệu mang theo dành cho hệ
thống bay thẳng đứng. Giống như AV-8 Harrier II pháo trang bị được gắn
trong một trụ treo dưới cánh. Bay thẳng đứng là một tính năng thử thách
nhất, và sau hết, là yếu tố quyết định trong thiết kế.
Thay
cho các động cơ nâng, hay là các đầu xoay trên cánh quạt và ống xả của
động cơ như kiểu Harrier lắp động cơ Pegasus, F-35B dùng một ống xả
“hướng hành trình” ở đuôi máy bay (ống xả phía sau hướng xuống dưới), và
một quạt nâng vận hành bằng trục tiên tiến, sáng chế của Lockheed
Martin và phát triển bởi Rolls-Royce.[43]
Giống như kiểu động cơ turbo-cánh quạt gắn trong thân, lực xoay trục
động cơ được phân bổ một phần ra phía trước bởi một hộp số đến một cặp
cánh quạt lắp thẳng đứng, xoay ngược chiều nhau, bố trí phía trước động
cơ chính ở giữa máy
bay. Khí nén qua động cơ được thoát qua một cặp ống xả trong cánh hai
bên thân, trong khi quạt nâng sẽ cân bằng lực đẩy phần đuôi. Hệ thống
này gần giống với kiểu Yak-141 của Nga và VJ 101D/E [44] của Đức, hơn là các thiết kế STOVL trước đây, như là Harrier với ống xả xoay được.
Động cơ của F-35B có hiệu quả khuếch đại
luồng khí thổi, gần giống như kiểu động cơ turbo-cánh quạt có hiệu quả
đẩy luồng khí không cháy ở vận tốc thấp hơn, và đạt được hiệu quả tương
đương như động cơ chính của máy bay Harrier, vốn to nhưng không hiệu quả
ở tốc độ siêu âm. Giống như các động cơ nâng, các thiết bị bổ sung này
làm nặng máy bay hơn khi bay, nhưng lực nâng mạnh hơn cũng giúp gia tăng
tải trọng hữu ích khi cất cánh. Quạt mát hơn cũng giảm thiểu những tác
hại của luồng khí nóng và mạnh gây ra cho lớp phủ đường băng hay sân đáp
của hàng không mẫu hạm. Mặc dù mang đầy tính rủi ro và phức tạp, hệ
thống được thiết kế đã hoạt động tốt và làm hài lòng các quan chức của
bộ Quốc phòng Hoa
Kỳ.
Trong
khi chế tạo, Lockheed sử dụng 2 khung máy bay khác nhau để thử nghiệm:
khung X-35A (sau này được cải biến thành X-35B), và khung X-35C lớn hơn.
[45]
Động cơ cho F-35 cải tiến từ kiểu Pratt & Whitney F119 hay GE Rolls
Royce F136 dành cho máy bay chiến đấu, trong khi biến thể STOVL của
F136 tích hợp cụm quạt nâng của Rolls-Royce.
Được
tranh luận nhiều nhất là sự trình diễn đầy thuyết phục khả năng của
X-35 ở vòng cuối trong chương trình thử nghiệm máy bay chiến đấu JSF,
trong đó chiếc X-35B STOVL cất cánh trong vòng 150 m (500 ft), bay ở tốc
độ siêu âm, và hạ cánh thẳng đứng—một thách thức mà chiếc Boeing X-32
không thể vượt qua. [46]
Phiên
bản này được dự định sẽ thay thế cho các kiểu sau cùng của máy bay
Harrier Jump Jet, là kiểu máy bay chiến đấu STOVL đầu tiên trên thế giới
được đưa vào hoạt động. Không quân Hoàng gia và Hải quân Hoàng gia Anh
sẽ sử dụng phiên bản này để thay thế kiểu máy bay Harrier GR7/GR9.
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ dùng F-35B để thay thế cho cả hai loại
máy bay chiến đấu AV-8B Harrier II và F/A-18 Hornet. Phiên bản F-35B
được dự định sẽ đưa vào sử dụng bắt đầu từ năm 2012.
F-35C
Phiên bản F-35C dành cho hải quân sẽ có cánh
lớn hơn và gấp được, diện tích các cánh điều khiển lớn hơn nhằm giúp
điều khiển dễ dàng ở tốc độ thấp, và hệ thống hạ cánh chắc chắn hơn để
chịu tải trọng khi hạ cánh trên hàng không mẫu hạm. Diện tích cánh lớn
hơn giúp gia tăng tầm bay và tải trọng, tầm bay đạt gấp đôi F/A-18C
Hornet với nhiên liệu chứa bên trong, đạt đến mức tương đương với máy
bay F/A-18E/F Super Hornet vốn nặng hơn nhiều.
Hải
quân Hoa Kỳ dự định mua 480 F-35C để thay thế cho F/A-18 các kiểu A, B,
C và D – vốn đã đưa vào để thay các loại máy bay tấn công tầm xa tốc độ
thấp A-7 Corsair và A-6 Intruder. Nó cũng được dùng như lực lượng bổ
sung có tính tàng hình cho đội bay F/A-18E/F Super Hornet. [47]
Vào ngày 27-06-2007, phiên bản F-35C được quy trình duyệt xét CDR (Air
System Critical Design Review), điều này cho phép bắt đầu đưa F-35C vào
kế hoạch sản xuất thử (Low Rate Initial Production). [48]
Phiên bản F-35C được dự định sẽ đưa vào sử dụng bắt đầu từ năm 2012.
Đặc điểm kỹ thuật(F-35 Lightning II)
Lưu ý: một số thông tin chỉ là ước lượng.[49]
Đặc điểm chung
- Đội bay: 01 người
- Chiều dài: 15,37 m (50 ft 6 in)
- Sải cánh: 10,65 m (35 ft)
- Chiều cao: 5,28 m (17 ft 4 in)
- Diện tích bề mặt cánh: 42,7 m² (459.6 ft²)
- Trọng lượng không tải: 12.000 kg (26.000 lb)
- Trọng lượng có tải: 20.100 kg (44.400 lb)
- Trọng lượng cất cánh lớn nhất: 27.200 kg (60.000 lb)
- Động cơ:
- Động cơ ban đầu: 01 động cơ Pratt & Whitney F135, lực đẩy 128 kN (28.000 lbf), lực đẩy khi có đốt sau 191 kN (43.000 lbf)[50].
- Động cơ thế hệ sau (đang phát triển): 01 động cơ General Electric/Rolls-Royce F136 có đốt sau, lực đẩy > 178 kN (40.000 lbf)
- Động cơ nâng (STOVL): 01 hệ thống nâng Rolls-Royce kết hợp với cả 2 loại động cơ F135 hay F136, lực nâng 80 kN (18.000 lbf)
Đặc tính bay
- Tốc độ lớn nhất: 1,8 Mach (1.930 km/h ; 1.200 mph)
- Tầm bay tối đa: 2.200 km (1.200 nmi ; 1.400 mi)
- Bán kính chiến đấu: 1.100 km (600 nmi ; 690 mi)
- Tốc độ lên cao: thông tin mật không công bố
- Lực nâng của cánh: 446 kg/m² (91,4 lb/ft²)
- Tỉ lệ lực đẩy/khối lượng: khi đầy nhiên liệu: 0,968; khi nạp 50% nhiên liệu: 1,22[50]
Vũ khí
- 1 × pháo GAU-12/U 25 mm — gắn trong thân F-35A với 180 quả đạn hoặc gắn bên ngoài cánh F-35B và F-35C với 220 quả đạn.
- Trong thân máy bay, tối đa 4 hoả tiển đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 hoả tiển đối không và 2 hoả tiển đối đất (tối đa 2 vũ khí nặng đến 2.000 lbs trên các kiểu A và C; 2 vũ khí nặng đến 1.000 lbs trên kiểu B ) trong khoang chứa bom. Chúng có thể là kiểu AMRAAM, Joint Direct Attack Munition (JDAM) — cho đến 2.000 lb (910 kg), Joint Standoff Weapon (JSOW), Small Diameter Bombs (SDB) — tối đa 4 đơn vị vũ khí cho mỗi khoang, hoả tiển chống tăng Brimstone, Cluster Munitions (WCMD) và High Speed Anti-Radiation Missiles (HARM). hoả tiển đối không MBDA Meteor đang được cải biến để lắp vừa bên trong và có thể trang bị cho F-35.
- Bằng cách đánh đổi tính năng tàng hình (dễ phát giác hơn bằng radar), nhiều tên lửa, bom và thùng nhiên liệu phụ có thể gắn trên 4 đế dưới cánh và 2 vị trí đầu chót cánh. Vị trí đầu chót cánh chỉ mang được hoả tiển đối không tầm ngắn (AIM-9), trong khi Storm Shadow và hoả tiển hành trình JASSM có thể được mang bổ sung ở các vị trí khác. Vũ khí đối không có thể mang (cả trong và ngoài thân) gồm 12 hoả tiển AIM-120 và 2 hoả tiển AIM-9; hoặc 6 bom 2.000 lb, 2 hoả tiển AIM-120 và 2 hoả tiển AIM-9.
Vũ khí năng lượng định hướng
Vũ
khí năng lượng định hướng có thể gắn được trên phiên bản F-35A CTOL
(cất cánh và hạ cánh thông thường), việc bỏ bớt quạt nâng thẳng đứng
giúp tiết kiệm chỗ được 2,8 m³ (100 ft³) giúp bổ sung một máy phát dẫn
động bằng trục mạnh đến 27.000 hp (20 MW).[51][52] Một số khái niệm vũ khí mới, bao gồm vũ khí laser bán dẫn và vũ khí chùm sóng ngắn năng lượng cao, sắp được đưa ra sử dụng.[53]
F-35C
http://www.youtube.com/watch_popup?v=zLO4Oh7y2BQ
BKTT
__._,_.___
.
__,_._,___
No comments:
Post a Comment