Nhật ký của Trương Gia Vy (vợ nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng)
Nhật ký, thứ Năm, 5 tháng 9 2013
Từ tháng Tư 2012 đến nay, không biết mình gặp sao hạn gì mà kinh khủng đến không thể tưởng tượng được.
Một
tuần trước ngày sinh... nhật mình, lái xe trên freeway 680, buổi chiều
để đi dự buổi hội thảo nói về bệnh viêm gan B cho cộng đồng Việt ở Bắc
Cali, mặt trời chiều lúc 6pm chói mắt, mình nhát gan, không dám chạy
nữa, rẽ vào exit đướng số 10, rầm môt tiếng, xe đụng vào xe trước, nát
đầu xe. Cái xe của người mình đụng đâm vào xe phía trước, nhìn chiếc xe
thun lại như cây đàn accordéon, mình tưởng đâu là có án mạng. Không ngờ
cả 2 không sao hết.
Bốn
ngày sau đó, còn 2 ngày nữa là sinh nhật 60 của mình, 6 tháng Tư, lúc
10 giờ khuya, đang lái chiếc xe do hãng bảo hiểm mướn cho, từ văn phòng
Việt Tribune về đến đầu đường vô nhà, một chiếc xe quẹo trái đụng một
cái rầm. Tiêu cái đầu xe luôn.
Đãi
tiêc sinh nhật xong một tuần, đi bác sĩ lúc 10:30 sáng 2:30 chiều về
đến nhà, căn nhà được khách không mời đến viếng, lục tung, mất hết. Mọi
người an ủi, tai nạn 2 lần không chết, bây giờ trộm lấy hết, coi như
cuối đời bình an, của đi thay người. Mình cũng trấn an mình như vậy.
Đúng
một năm, cũng nhiều chuyện không ưng ý, với bản tính xuề xòa, phẩy tay
phủi bụi, cho qua. Đời còn nhiều chuyện, nhiều người khổ hơn mình nhiều.
Đùng một cái, lại sau sinh nhật đúng một tháng, ngày 6 tháng Năm, 2013,
2 cái thận của mình làm trận làm thượng nghĩ chơi. Hà hà! làm khó mình hả. Nghĩ chơi, thì nghĩ chơi. Ung thư máu a plastic amenia hơn chục năm nay,
mình còn không care, vẫn tiếp tục dong chơi, đi làm việc thiện há gì
hai quả thận mắt dịch, làm khó mình sao được. Cuối cùng thì bác sĩ tống
vào Emergency, mổ một lổ ngay cổ để lọc hết máu độc làm mình sắp coma.
Mổ một lổ ngay bụng, để lắp ráp vào máy lọc
thận..... Xong rồi lại nhởn nhơ.
Nhưng trận chiến cuối này thì gay go đây, vì không chiến đấu cho mình mà chiến đấu cho những người mình thương yêu.
Sau một tháng, vết mổ chưa lành, đi đứng còn xững vững thì anh, cây tùng cổ thụ của mình ngã bệnh. Căn bệnh ung thư ác tính Sarcoma ăn vào xương T12 làm xụm xương T11. Phát hiện bệnh đầu tháng 6. Tháng 7 làm 10 lần radiation. Anh càng ngày càng tệ hơn. Cuối tháng 7 chuyển lên Standford, Sarcoma
trong vòng một tháng đã lên đến stage 4. Mình ban ngày từ 8 giờ sáng
đến 10 giờ tối lo cho chồng, cho tờ báo phải đứng vững, phải cười cười
nói nói. Sau 10 giờ tối, cữ thuốc cuối cho chồng đã xong, rút vào phòng
riêng, lắp mình vào máy tự làm dialysis cho mình đến 8
giờ sáng mới
hả hê tự mình khóc với mình.( thương quá là thương !!! XD)
Ôi! Đôi khi ta muốn tin, ôi những người khóc lẻ loi một mình.
Mình yêu bài hát này từ thủa sinh viên. Chắc là nó vận vào người.
Đấng
tối cao nghĩ là như thế chưa đủ, vì mình vẫn còn cười. Lúc tối, khoảng 7
giờ, đánh thức anh dậy để ra ăn tối và uống thuốc. Tìm thấy anh trong
bóng tối, nước mắt chảy dàn dụa. Yêu anh 4 năm, năm mình 17 tuổi. Lấy
anh năm mình 22, năm nay mình 61. 4 năm hẹn hò, 39 năm chung sống. Tổng
cộng là 43 năm, chỉ có một lần mình thấy anh chảy nước mắt là lúc anh ở
tù mình đi thăm. Ngày 13 tháng Ba sang năm là 40 chục năm chung sống, 44
năm hạnh phúc buồn vui, lần đầu tiên mình thấy anh khóc như vậy. Cả
người anh rung lên theo cơn nấc. Anh vừa khóc vừa nói, anh không muốn
sống nữa. Và thế là mình vỡ òa ra như trận đại hồng thủy. Cả 3 tháng nay
mình phải cười, phải đùa,
phải đứng
thẳng, nghiến răng dặn mình không được gục.
Sáng
nay, Violet, con gái lớn yêu qúy vào nhà thương để kiểm tra trái tim.
Cháu bị heart disease. Một lổ hổng ở cuống tim. Bác sĩ cho biết
0.3-06.cm is consider small hole, moderate is 0.6-1.2cm. Violet's hole is at 1.9cm, it is severe.
Cháu sẽ bị mổ banh lồng ngực cho việc chữa trị.
Trời ơi! có cách nào tôi thế mạng
được chồng con!
Mình có cảm giác mình thở ra lửa
chứ không ra khói nữa.
Trời già cay nghiệt ! Ông nghĩ là tôi mạnh mẽ đến
dường này sao?
Bơ vơ phận già
Quý
bác lão và lão thanh niên, hãy nghĩ ngay đến tình cảnh này cho thân
mình, đừng nghĩ rằng có tiền sẽ có người giải quyết như một ai đó từng
khuyên, khi đã lẩm cẩm nhớ trước quên sau thì bơ vơ phận già là cái
chắc, con 5 đưá vẫn bơ vơ đúng là bó tay.
Tôi
đang đứng lơ mơ ở cột đèn giao thông chờ băng qua đường, bất chợt một
bà bác chống gậy khập khiểng bước đến cạnh tôi lên tiếng hỏi:
- Cô ơi ! cho tôi hỏi thăm một chút.
- Dạ, có chuyện chi đó bác?
Tôi quay lại sốt sắng hỏi. Bà bác với dáng điệu tất tả hoang mang khẩn khỏan nói:
-
Tui muốn kiếm phòng mạch bác sĩ Hòang Mai, người ta chỉ tôi ở lối này
nè mà không biết là căn nào. Với lại tui cũng muốn biết phòng mạch này ở
dưới đất hay trên lầu. Nãy giờ tui đứng đây chờ coi có ai người Việt đi
ngang để hỏi. Cô biết không làm ơn chỉ giùm tui đi.
Đèn xanh vừa bật lên cho khách bộ hành qua đường nhưng tôi đứng nán lại chờ nghe bác nói tiếp:
-
Chân cẳng tui không thể lên cầu thang được cho nên muốn kiếm bác sĩ nào
có phòng khám bệnh dưới lầu. Bác sĩ Mai này làm việc ‘’dưới đất’’ phải
không cô?
Tôi chỉ căn nhà không xa phía trước nói:
-
Con chưa từng đi bác sĩ này nhưng biết phòng mạch ở đằng trước kìa, chỉ
cách đây mấy căn, để con dẫn bác đi và hỏi thử coi sao.
- Cám ơn cô quá, may là gặp cô tử tế, nói thiệt tui không biết chữ, cứ nhắm hướng đi cầu may rồi đi tới đâu hỏi tới đó thôi.
Nghe vậy, tôi nắm cánh tay bác vừa dìu đi vừa hỏi:
-
Bác đi được không, ủa mà con cái bác đâu sao không đưa bác đi mà để
bác đi một mình vậy? Nhà bác ở đâu, từ nhà ra đây bác đi bằng cái gì?
-
Tụi nó bận đi làm hết rồi, tui đi bộ, chống gậy đi từ từ, nói nào ngay
sau khi mổ đầu gối một thời gian, tui đi lại được, chỉ không lên thang
lầu được thôi. Hôm qua con gái tui có hỏi ‘’má muốn đi bác sĩ hông tui
chở cho đi’’ nhưng tui thấy tui đi được, không muốn phiền tụi nó nên nói
không, thằng rể tui nó khó lắm cô à ! Tui buồn lắm, nhiều lúc muốn bỏ
đi mà không biết đi đâu bây giờ. Thân già này đâu còn làm lụng gì được
nữa đâu cô.
Vừa
lúc tới trước cửa phòng mạch, tôi đẩy cửa dẫn bác vào gặp cô thơ ký.
Tưởng ai xa lạ, ai dè cô này tên Chi, trước kia đã từng làm ở phòng mạch
bác sĩ gia đình của tôi nên rất quen. Tôi hỏi:
- Bác sĩ Mai làm dưới lầu phải không Chi? Bà bác đây muốn khám bệnh mà sợ phải leo lầu vì chân yếu.
Chi nói:
- Dạ ở đây có hai bác sĩ, một nam một nữ đều làm ở từng dưới hết, bác muốn gặp bác sĩ nào vậy chị?
Tôi chưa kịp nói gì thì bà bác đã nhanh nhẩu trả lời huề vốn:
- Bác sĩ nào cũng được miễn là ở dưới đất thôi.
- Con đã nói là bác sĩ nào cũng làm ở từng dưới, bác phải nói rõ muốn gặp người nào mới được để con làm hồ sơ.
Chi hơi cau mày khó chịu. Tôi quyết định giùm cho bác:
- Cho gặp bác sĩ Hòang Mai đi Chi.
- Vậy bác cho biết ngày sanh và đưa con cái thẻ medicare đi bác.
Bà ngẩn người nói:
- Ngày sanh hả? Tui đâu có biết, ba má tui chết sớm, còn tui thì không
biết chữ, làm sao biết ngày sanh. Tui chỉ biết năm nay tui 85 tuổi thôi.
Tôi và Chi đều lấy làm lạ, Chi sẵng giọng nói:
- Ủa sao kỳ vậy, mỗi khi làm giấy tờ gì người ta cũng cần phải biết
ngày sanh tháng đẻ của đương sự, nếu bác không có ngày sanh thì đâu ai
làm hồ sơ cho bác. Ai cũng phải có ngày sanh, dù ngày sanh thật hay ngày
sanh giả gì cũng phải có một ngày để điền vô giấy tờ chớ. Vậy bác có
giấy nhập quốc tịch hay passport gì mang theo không, cho con mượn coi
đi.
Bà ngập ngừng ú ớ :
- Tui, tui cũng không biết, giấy tờ con tui nó cất hết cho tui. Bị tui già quá rồi, chắc nó sợ tui bỏ mất.
- Vậy thôi bác về hỏi lại con bác đi chớ không có ngày sanh con không giúp gì được cho bác hết.
Tôi đề nghị với Chi:
-
Hay là Chi gọi văn phòng Medicare hỏi ngày sanh giùm bác đi khỏi mắc
công bác trở đi trở lại. Chị cũng biết chuyện đó là confidential nhưng
mình cứ thử coi sao.
Chi nhấc phone bấm số vừa gọi vừa nhăn nhó nói:
- Em cũng đang nghĩ tới chuyện đó nè nhưng chắc người ta không chịu nói hay nói đúng là không có quyền tiết lộ đâu chị à.
Quả thật hopeless. Chi gác điện thọai rồi bỗng phát sùng bâng quơ trách móc người nhà của bà:
-
Mấy người này kỳ thiệt, biết má mình vậy sao không ghi sẵn một tấm giấy
với đầy đủ chi tiết cho bà bỏ túi đi. Thiệt hết nói. Em đã biết là
không được mà.
Thấy tình hình không giải quyết được gì, bà lấy cái hộp thuốc không trong túi xách ra đưa cho tôi và Chi coi rồi phân trần:
-
Tui chỉ muốn gặp bác sĩ là để xin thuốc này thôi chớ không cần khám
bệnh. Hồi trước tui đi bác sĩ Dũng bên kia đường kìa, nhưng bây giờ ổng
dời đi chỗ khác xa quá tui đi không tới, nếu không được thì thôi để bữa
khác tui trở lại. Thôi cám ơn hai cô nghe.
Tôi nhìn cái hộp thuốc rồi một tia sáng chợt lóe lên trong đầu, tôi hỏi bà:
- Bác mua thuốc này ở tiệm nào, có thể ở đó người ta có record ngày sanh của bác. Đi, con dẫn bác đi hỏi thử, biết đâu được.
Bà ái ngại nói:
-
Nãy giờ tui làm mất giờ cô quá, thôi để tui đi một mình được rồi, tiệm
thuốc cũng ở gần đây thôi. Cô lo đi công việc của cô đi, cô thiệt tốt
bụng, tui cám ơn cô lắm.
-
Không có gì đâu bác. Con cũng còn cha mẹ già cở tuổi bác, con rất hiểu
sự buồn tủi, nỗi khổ của người già, nhứt là trong hòan cảnh bệnh tật
không thể tự săn sóc mình. Như bản thân con đây từ từ rồi cũng sẽ tới
giai đọan đó, chỉ cầu mong lúc đó có ai thưong tình ban bố cho chút tình
người, đừng hất hủi đuổi xô mình là đủ an ủi rồi.
Nghe tôi thành thật tỏ bày, bà cũng tủi thân sụt sùi kể lể:
-
Con tui nó bảo lãnh tui qua hồi năm 93. Tui có bốn thằng con trai một
đứa con gái. Lúc đầu con cái tụi nó còn nhỏ, tụi nó còn cần tui coi
cháu, giữ nhà. Bây giờ cháu lớn hết rồi, tụi nó thấy tôi hết xài, dư
thừa chướng mắt cho nên đẩy tui qua hết đứa này tới đứa nọ. Con trai thì
sợ vợ, con gái thì nể chồng, hiện giờ tui ở với con gái út, nó cũng
thương tui nhưng thằng rể tui khó khăn quá, ai muốn tới thăm tui nó
cũng không vui, riết rồi tui không còn bạn bè gì hết. Nếu có chuyện gì
cực chẳng đả nhờ nó thì nó nói nhà này không có ai ở không.
Tui
biết đứa nào cũng phải lo đời sống của nó, tui đâu có dám đòi hỏi gì
nhiều đâu . Tại tui sanh tụi nó ra thì phải nuôi nấng làm tròn bổn phận
người mẹ chớ thiệt tình tui không trông mong gì tụi nó đền ơn báo hiếu
cả, nhưng ngặt một nỗi ở xứ này cái gì tui cũng không biết thành ra phải
sống nương tựa tụi nó đó thôi. Nếu lúc trước biết vậy thì tui đâu có
qua đây làm gì, bây giờ trở về thì nhà cửa đâu mà ở. Nhiều khi tui cầu
trời khẩn Phật cho tui chết quách cho xong cái thân già vô dụng này để
khỏi làm phiền con cái, tui không hiểu sao có nhiều người lại ham sống
thọ, thọ để làm gì, sống càng lâu càng thêm khổ chớ vui sướng gì mà chúc
thọ cho nhau.
Tôi hưởng ứng:
-
Con cũng nghĩ như bác vậy. Những người bạn cở tuổi con ai cũng nói
trong ba chữ ‘’Phước Lộc Thọ’’chỉ cần một chữ ‘’Phước’’ là đủ rồi. Chớ
ham chi chữ ‘’Thọ’’, sống dai dẳng mà bệnh triền miên cũng là vô phước.
Ai cũng “chơi khôn’’ cầu xin cho mình ngủ rồi được đi luôn êm thắm cho
khỏe, kêu là chết tốt, không bị bệnh hành vật lên vật xuống khổ thân đó
bác. Mà con thấy hiếm có người được phước như vậy lắm.
Khi tới tiệm thuốc, gặp hai vợ chồng chủ tiệm người Việt Nam, tôi trình bày:
-
Chị à, bác đây muốn đi bác sĩ xin toa thuốc mà vì không nhớ ngày sanh
nên không thể lập hồ sơ được. Tôi dẫn bác lại đây hỏi thử chị coi trong
record mua thuốc của bác có ghi birthday của bác không.
Bà vợ bảo ông chồng đi lục hồ sơ ra coi và nói với bà bác:
-
Nếu bác hết thuốc uống thì tụi con cho bác mượn trước một hộp rồi khi
nào xin được toa bác sĩ, bác đưa lại cho con sau cũng được. Bác không
cần phải có toa ngay bây giờ đâu.
Bà khóat tay phân bua:
-
Thật ra tui còn thuốc ở nhà, chỉ muốn đi bác sĩ xin hờ để đó, hồi trước
tui đi bác sĩ Dũng mà bây giờ ổng dời đi xa quá, tui định kiếm đại một
bác sĩ nào ở gần đây để xin thuốc tiếp tục thôi, ai dè cô thơ ký nói
phải có ngày sanh. Gặp cô này tử tế, cổ nhứt định dẫn tui đi phăng ra
cho được.
Ông chồng chủ tiệm sau khi coi lại record bèn nói:
-
Trong record chỉ có số mật mã pensioner chớ không có ngày sanh của bác,
nếu bác hết thuốc thì con đưa trước cho bác dùng còn chuyện ngày sanh
thì chắc bác phải về kêu con bác coi lại trong giấy tờ nào đó.
Tôi còn rán làm tài khôn:
-
Tôi biết kiếm ở đâu rồi. Chắc chắn là trong hồ sơ của bác sĩ Dũng. Anh
chị có số phone của bác sĩ Dũng không? Nếu có thì gọi giùm cho bác hỏi
cô thơ ký ở đó thì tìm ra chớ gì.
- Rất tiếc là chúng tôi không có.
Nghe bà chủ chemist nói vậy, bà bác bảo tôi:
- Thôi thôi khỏi làm phiền nữa đâu cô à, để bữa khác tui trở lại. Tui
còn thuốc uống mà, nãy giờ cô dẫn tui đi vòng vòng mất cả tiếng đồng hồ
của cô rồi, tui ngại lắm, thiệt là cám ơn cô hết sức.
Tôi buồn tình xuôi xị nói:
-
Dạ không có chi đâu bác, con muốn giúp bác cho được mà hết cách rồi.
Vậy thôi bác về nói với con bác ghi một tờ giấy với đầy đủ chi tiết tên
tuổi ngày sanh, địa chỉ và số điện thọai nhà cho bác bỏ sẵn trong túi để
khi bác đi đâu một mình rủi có chuyện gì, người ta còn biết đường mà
liên lạc với người nhà của bác. Nhớ nghe bác.
Dặn
dò bác xong tôi đi lo công chuyện của tôi. Trông người mà ngẫm đến ta,
vừa đi tôi vừa tư lự nghĩ thầm, rồi đây một mai già yếu bệnh họan chắc
gì mình thóat khỏi tâm trạng buồn tủi bơ vơ như bà bác này. Phải chăng
đây là viễn ảnh tương lai, là cảnh ngộ chung của phận già, những kẻ sắp
kết thúc một cuộc hành trình đầy gian khổ để về tới cõi quê hương vĩnh
hằng, xác thân đã phờ phạc rã rời, như một chiếc lá vàng khô héo chỉ chờ
một cơn gió nhẹ thỏang qua sẽ rơi rụng lìa cành yên ngủ thiên thu.
Người đời thường nói ‘’Mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi mẹ tính
tháng tính ngày’’cũng đúng thôi. Chua chát thay! một bà mẹ có thể hy
sinh cả cuộc đời
chịu
thương chịu khó để nuôi nấng đùm bọc năm mười đứa con nhưng năm mười
đứa con không đủ sức cưu mang một mẹ già hay một người cha yếu trong
tuổi già không còn khả năng tự săn sóc. Bởi vì nước mắt bao giờ cũng
chảy xuôi chớ có đâu mưa từ dưới đất mưa ngược lên trời, đó là lẽ đương
nhiên!
Sinh
thì phải dưỡng, kẻ sinh thành tất nhiên phải có trách nhiệm ‘’dưỡng
nhi’’ đến nơi đến chốn, còn chuyện ‘’đãi lão’’ thì tùy ở lương tri và
quan niệm báo hiếu của mỗi người con. Những người làm con chắc gì họ đã
muốn có mặt ở thế gian này, chỉ tại cha với mẹ bắt họ ra đời, bất đắc dĩ
họ phải tranh đấu vật lộn với cuộc sống đầy thử thách cam go mà biết
đâu trong một lúc nào đó quá chán chường tuyệt vọng, họ đã không khỏi
than thở kêu trời:
Ai có thể cho tôi lời đáp
Vì sao tôi hiện hữu cõi này
Tôi không xin nhập cảnh vào đây
Hà cớ bỗng dưng tôi có mặt !?
Nếu
kẻ làm cha mẹ thấu đạt tình lý đó thì mới mong tránh khỏi sự buồn tủi
thất vọng khi một ngày nào đó bị con cái ruồng rẫy bỏ rơi. Hơn nữa cho
dù con cái có hiếu thảo với cha mẹ đến đâu cũng không ai có thể trường
kỳ phụng dưỡng cha mẹ đến chóang hết thời gian mà họ có thể dành riêng
để hưởng thụ hoặc thực hiện hòai bảo gì đó của họ trong đời. Và điều
đáng nói thêm là nếu cha mẹ sống thọ đến tám chín mươi thì tuổi đời của
những người con cũng đã lên đến sáu bảy chục, cũng đã đi vào giai đọan
lão bệnh thì sức khỏe đâu mà báo hiếu đỡ đần ngày này qua ngày nọ. Đó là
chưa kể người già thường hay khó tánh, ít có người con nào có thể
nhẫn nại
chìu chuộng đến ngày cha mẹ qua đời.
Kinh
nghiệm bản thân đã cho tôi thấy rõ điều đó. Lúc nhỏ tôi được ba má
thương yêu cưng chìu, lớn lên lập gia đình rồi tôi cũng vẫn được ba má
bảo bọc sống chung một nhà. Giờ đây khi ông bà già yếu đi đứng khó khăn
thì tôi cũng đã tới tuổi bệnh, đau nhức quanh năm bốn mùa không một ngày
biết khỏe. Vì vậy cho dù muốn phụng dưỡng đáp đền thì lực cũng bất tòng
tâm. Tôi chỉ có thể nấu những món ăn mà ba má tôi thích, thăm viếng
thường xuyên cho ba má vui, còn việc chăm sóc đỡ đần hằng ngày thì phải
nhờ vào cô em gái mà thôi. Biết vậy cho nên tôi rất thông cảm với những
người con còn cha mẹ già và tôi cũng không kỳ vọng gì con cái mình báo
hiếu về sau.
Tôi
vẫn thấy mỗi năm cứ đến ngày Hiễn Mẫu, ngày Từ Phụ hay là nhân dịp lễ
Vu Lan, trên diễn đàn báo chí hay trang mạng, ôi thôi biết bao là lời
hay ý đẹp ngợi ca vinh danh công ơn trời biển của đấng sinh thành. Mẹ là
tất cả trên đời không còn gì có thể thay thế hoặc so sánh hơn được. Do
đó, bất cứ văn nhân thi sĩ nào cũng đều dốc hết tâm tư đề cao tình phụ
mẫu thiêng liêng bằng những vần thơ thắm thiết tận đáy lòng khiến những
người con nào dù vô tình đến đâu đi nữa cũng phải chạnh lòng ăn năn…
Nhưng
thực tế đời thường, chắc gì chính bản thân những tác giả đó đã có lấy
một ngày chăm sóc phụng dưỡng song thân họ. Ai cũng than thở vì nghịch
cảnh thế này thế nọ, không có cơ hội ở gần để phụng dưỡng báo hiếu, chỉ
có thể bày tỏ bằng lời. Nói thì hay thì dễ nhưng giả sử như họ sống
chung với cha mẹ, phải nuôi bệnh người cha mang chứng Alzheimer mất trí
hay người mẹ bị stroke bại xuội nằm liệt giường, mỗi ngày phải canh giờ
cho uống thuốc, đút ăn, thay tả, rửa ráy vệ sinh thì chừng đó chắc gì họ
còn tinh thần thỏai mái để mà nhả ngọc phun châu?! Trong bản năng tiềm
thức con người, có ai mà không biết ‘’thờ cha kính mẹ mới là đạo con’’.
Nhưng nói
là một
chuyện, thực hành lại là một chuyện khác không dễ chi vuông tròn !
Người Phương Nam