Bản Kinh lạy Cha được viết tay năm 1632 nguyên bản như sau:
Người
có công hoàn thiện công trình này là Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Tác
giả cuốn Từ điển Việt-Bồ-La , Ngữ pháp tiếng An Nam, và “Bài giảng giáo
lý Tám ngày” đầu tiên xuất bản vào năm 1651.
Từ điển Việt-Bồ-La
Phép Giảng Giáo Lý Tám Ngày (trang đầu)
Hình bìa “Sách Phép Giảng Giáo Lý Tám Ngày”
Ðây
là sách giáo lý được biên soạn để giúp cho các cha truyền dậy giáo lý
tại Việt nam. Cuốn sách được in bằng hai thứ tiếng: La tinh và Việt Nam.
Trên mỗi trang sách chia làm hai, có một gạch đôi từ trên xuống dưới:
Bên tay trái của người đọc sách là chữ La tinh, bên tay phải là chữ
Việt. Ðể người đọc dễ dàng đối chiếu song ngữ. Giáo sĩ Alexandre de
Rhodes - Ðắc Lộ, đặt ở đầu mỗi ý tưởng chính mẫu tự abc... cho hai phần
La, Việt, rồi chính giữa trang sách cũng đặt mẫu tự abc... cho hai phần
La Việt song song. Cuốn sách gồm có 319 trang. Sách không chia ra từng
chương, mà lại chia theo từng ngày học (Tám ngày), được trình bày in ấn
có tính cách như một
giáo trình sư phạm.
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes
Giáo
sĩ Alexandre De Rhodes (Sinh năm1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660
tại Ispahan, Ba Tư). Ngài đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm
(1624 -1630). Ngài
là người có công rất lớn trong việc hệ thống hoá chữ viết tiếng Việt.
Nhờ đó mà chữ Quốc Ngữ được hình thành và trở thành hệ thống có quy tắc
và khoa học, dễ viết, dễ phát âm, dễ học. Nhìn
chung, sự hình thành Quốc ngữ không phải do công sức cá nhân của một
giáo sĩ, mà là
công
sức
tập thể của nhiều giáo sĩ thuộc nhiều nước khác nhau, nhiều thế hệ khác
nhau, đã đến truyền đạo tại Việt Nam. Và trong đó còn có sự đóng góp
trực tiếp nhưng âm thầm của rất nhiều giáo sĩ Việt Nam và đồng bào giáo
dân lúc bấy giờ.
Chữ Quốc ngữ tuy ra đời từ thế kỉ 17 (1651) ở Việt Nam
nhờ công lao tâm trí của các Tu sĩ truyền giáo, nhưng bị giới hạn chỉ
dùng để giúp các Cha giảng, truyền đạo. Vì lúc ấy triều đình phong kiến
Việt Nam, đàng Trong lẫn đàng Ngoài với chính sách cấm đạo, và giết hại
Giáo sĩ nên chữ Quốc ngữ đã không thể phát triển, truyền bá rộng rãi. NGHE & Down load (AUDIO BOOK THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM)
Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ được hoàn chỉnh có thể chia làm 3 giai đoạn sau:
(Trích đoạn trong sách Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ - Nghiên cứu của linh mục Ðỗ Quang Chính, do nhà sách Ra Khơi xuất bản tại Sài gòn năm 1972).
Giai Ðoạn Sơ Khởi (1620-1626):
Các
nhà truyền giáo Âu Châu đã đến Hà Tiên và Thừa Thiên từ giữa thế kỷ 16.
Nhưng mãi sang đến đầu thế kỷ 17 những hoạt động truyền giáo này mới
được ghi lại khá đầy đủ. Khởi đầu, các nhà truyền giáo đã đến Hội An để
giúp đỡ các giáo hữu người Nhật. Hội An (Hội Phố) thời ấy là một cảng
buôn bán sầm uất, với những phố riêng cho người Nhật và người Hoa.
Theo
sách cũ, người Âu Châu đầu tiên thạo tiếng Việt là linh mục Francisco
de Pina, người Bồ Ðào Nha (Portugal) (3) . Năm 1620, với sự công tác của
người bản xứ, các tu sĩ Dòng Tên (Jésuite) tại Hội An đã soạn thảo một
sách giáo lý bằng chữ Nôm. Từ năm 1621 trở đi, các nhà truyền giáo đã
bắt đầu chuyển qua mẫu tự abc những địa danh, tên tộc, và từ-ngữ Việt
trong những bản tường trình cho giáo hội về hoạt động của họ.
Dựa
vào những tài-liệu viết tay còn được lưu trữ, trong giai-đoạn sơ khai
của chữ Quốc Ngữ, các chữ thường được viết liền và không có đánh dấu.
Thí dụ:
- scin mocaij = xin một cái
- Tuijciam, Biet = Tôi chẳng biết
.Giai Ðoạn Hai (1631-1648).
Những
tài-liệu viết tay trong giai-đoạn này, đặc biệt là của linh mục
d’Amaral, cho thấy chiều hướng mới trong cách viết chữ Quốc Ngữ. Các chữ
được viết cách ra và đã được bỏ dấu. Nhiều chữ được viết như ta hằng
thấy ngày nay. Thí dụ như:
Nhiều chữ nhìn tương tự nhưng có lối đánh vần và bỏ dấu hơi khác
Ngoài
những bản tường trình, giai đoạn này còn có ba tài-liệu quan-trọng
khác. Một là biên-bản hội-nghị năm 1645 của 35 linh mục Dòng Tên tại
Macao để xác nhận mô thức rửa tội bằng tiếng Việt Nam (4) . Hai là cuốn
tự-điển Việt-Bồ-La của linh mục Gaspar d’Amaral (Diccionário
anamita-português-latim). Ba là cuốn tự-điển Bồ-Việt (Diccionário
português-anamita) của linh mục Antonio Barbosa (5) .
Ðến
năm 1972, biên bản cuộc hội nghị được lưu trữ tại Văn Khố Dòng Tên tại
La Mã (6) . Còn hai cuốn tự-điển kia, lúc đầu được tàng trữ tại Văn Khố
Dòng Tên tỉnh Nhật Bản tại Macao, đã mất tích sau các cuộc di chuyển của
văn khố này từ Macao qua Manila (Phi Luật Tân), từ Manila qua Madrid
(Tây Ban Nha). Sở dĩ chúng ta còn biết đến hai cuốn tự-điển này là vì
chính Ðắc Lộ, trong lời tựa của cuốn tự-điển mà ông xuất-bản năm 1651,
đã viết rõ là ông đã dùng hai cuốn tự-điển trên để soạn-thảo cuốn
tự-điển của mình.
Giai Ðoạn Ba (1649-1651):
Giai
đoạn này được đánh dấu bằng sự thống nhất cách viết chữ Quốc Ngữ và
việc ấn hành hai cuốn sách quốc ngữ đầu tiên của Ðắc Lộ (7) . Hai cuốn
ấy là:
· Dictionarivm
annamiticvm, lvsitanvm, et latinvm, ope Sacrae Congregationis de
Propaganda Fide in lvcem editvm. Ab Alexandro de Rhodes è Societate
Iesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico, Roma,
1651, in-4°
· Cathechismvs
pro iis, qui volunt suscipere Baptismvm, in Octo dies diuisus. Phép
giảng tám ngày cho kẻ muấn chiụ phép rứa tọi, ma /beào (8) đạo thánh đức
Chúa blời. Ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in lucem
editus. Ab Alexandro de Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque Sacrae
Congregationis Missionario Apostolico, Roma, 1651, in-4° . (Hết phần trích dẫn)
Toàn Quyền Đông Dương Martial Merlin (Bên phải hình)
Mãi cho đến ngày 18 tháng 9 năm 1924 (Giai đoạn Pháp thuộc), toàn
quyền Đông Dương Martial Merlin (1923-1925) đã ký quyết định chính thức
cho dạy chữ Quốc Ngữ ở ba năm đầu cấp tiểu học, được phổ biến rộng rãi
toàn quốc. Sự ra đời và truyền bá chữ Quốc ngữ mọi nơi, trong các trường
học, đã giúp cho người Việt Nam, dễ dàng học hỏi, nghiên cứu khi tiếp xúc với văn hoá phương Tây qua sách báo, nâng cao nhận thức, dân trí phát triển cao hơn và nhanh hơn so với các nước trong vùng.
Cũng
nhờ từ đấy, người Việt, tiếng Việt đã thật sự hoàn toàn thoát được ảnh
hưởng chính sách Hán hóa của Trung Hoa đã đô hộ nước ta trong suốt gần
1000 năm.
Học sinh trường Công giáo tỉnh Nam Định
Tinh
thần sĩ phu (Nho giáo) xưa, ít nhiều bị lệ thuộc chẳng những Nho giáo
mà cả văn hóa Trung Hoa. Việc bãi bỏ Nho học và thay đổi chữ viết từ
chữ Nho (chữ Hán ) sang Quốc ngữ, đã giúp Việt Nam chấm dứt vĩnh viễn
giai đoạn lệ thuộc chữ Hán và văn hóa Trung Hoa.
Vì
đắm chìm lâu đời trong văn hóa Trung Hoa, nên có người lầm tưởng rằng
văn hóa Trung Hoa là văn hóa dân tộc, và những anh hùng, liệt nữ Trung
Hoa là khuôn vàng thước ngọc cho văn hóa Việt, lịch sử Việt. Các tác giả
chữ Nho xưa thường dùng điển tích về những vua quan, anh hùng, thần
thánh, phong tục, tập quán của Trung Hoa để làm mẫu mực cho người Việt.
Nhưng
từ khi có chữ Quốc ngữ, dân tộc Việt Nam thoát ra khỏi văn hóa Trung
Hoa, nhiều người mới có cơ hội tìm thấy lại cội nguồn, trở lại bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam. Từ đấy, nền văn hóa dân tộc càng ngày càng
được đề cao trong nền văn học Quốc ngữ, trong Sử sách giáo khoa: Hai Bà
Trưng, Triệu Nữ Vương, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Lê
Lợi, Quang Trung mới là những anh hùng đích thực, những tấm gương sáng
trong lịch sử của người Việt Nam.
Nhưng
bất hạnh thay cho đất nước Việt Nam ngày hôm nay, (Hiểm Họa Mất Nước)
mà mọi người Việt Nam khắp nơi đang phải lên tiếng báo động khi nhìn
thấy cầm quyền cộng sản Việt nam đã và đang đưa dân tộc ta trở về vòng u
tối của lịch sử. Nhiều lễ hội trang trí với hình thức, màu sắc nặng
tính chất Trung Hoa, những phim ảnh Trung Hoa 24/24 giờ tràn ngập trên truyền hình, lập
"viện nghiên cứu Khổng Tử", mưu tính để chính thức đưa chương trình
tiếng Hoa (Hán ngữ) vào trường phổ thông toàn quốc nhằm mục đích Hán hóa
người Việt trong nước hiện nay cùng
với nhiều hình thức khác. Song song là việc "Bộ giáo dục" cho xuất bản,
in ấn trên "Sách Giáo Khoa Lịch Sử" với những
hình ảnh bôi bác, bất kính, miệt thị, xúc phạm các bậc tiền nhân,tổ
tiên của dân tộc Việt. Và còn nhiều chuyện đã xảy xa mới đây trong chủ
trương Hán hóa, mà những ai đang quan tâm đến vận mệnh đất nước đều biết
rõ.
Lễ Gọi hồn Mã Viện chứng giám Hai Bà Trưng sang chuộc tội ở Quảng Tây (Buổi lên đồng của đoàn văn công Việt nam biểu diễn tại Quảng Tây, Trung quốc)
Hai Bà Trưng dâng rượu chuộc tội với Mã Viện
(Buổi lên đồng của đoàn văn công Việt nam biểu diễn tại Quảng Tây, Trung quốc)
.Trường dạy Quốc Ngữ đầu tiên ở Việt Nam.
Trường Trung học Adran (Collège d'Adran) (3) Là trường dạy Quốc Ngữ đầu tiên ở Việt Nam được các linh mục mở ở Sài gòn từ năm 1861 - 1887.
Trường ADRAN Sài Gòn, đến năm 1954 được chia thành 2 Trường Trung Học : Trung học Võ Trường Toản và Trung học Trưng Vương.
Hình một lớp học trong buổi thực nghiệm ngoài trời.
Chấm dứt thời kỳ của nền giáo dục chữ Hán, chữ Nôm: Lối học từ chương.
Một lớp học trong giờ Địa lý.
Hình Thầy đồ và các học sinh ngày xưa.
Quang cảnh trường thi Nam Định khoa thi năm Nhâm Tý (1912)
Giấy Khai Sinh năm 1938 còn sử dụng 4 ngôn ngữ (Hán, Nôm, Quốc ngữ và Pháp)
Gia Định Báo in chữ Quốc ngữ lần đầu tiên phát hành tại Sài Gòn, ngày 15/4/1865.
Trương Vĩnh Ký - Pétrus Ký (1837-1898)
Khi
nói đến chữ Quốc ngữ, và Báo Chí Việt Nam thì cũng không thể quên công
lao của Ông Trương Vĩnh Ký, ông là người đầu tiên sáng lập,khai sinh nền
Báo Chí Quốc ngữ của Việt Nam, ông là Tổng biên tập tờ Gia Định Báo in chữ Quốc ngữ đầu tiên:
Ông Pétrus - Trương Vĩnh Ký đã viết một bài khuyến khích việc học chữ Quốc ngữ, trong đó có đoạn như sau:
“…Thầy
Ký dạy học có làm sách mẹo (văn phạm) dạy tiếng Lang Sa (Pháp), có làm
ra chữ Quốc ngữ (sic) để người ta dễ học. Những người ký lục (thư ký)
giỏi cùng siêng năng sẽ lo mà học chữ quốc ngữ vì có hai mươi bốn chữ và
viết đặng muôn ngàn chuyện, chữ chi mắc rẻ (khó dễ) cũng viết đặng,
không phải như chữ Tàu học già đời mà còn có chữ lạ viết không ra, ở đây
có Phủ Tường (Tôn Thọ Tường) đã học đặng chữ Quốc ngữ, viết đặng, đọc
đặng. Chữ ấy chẳng khó đâu, ra công học một đôi tháng thì thuộc hết…”
Ông
Trương Vĩnh Ký là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục, và
chuyên khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.Với tri thức uyên bác, am
tường và nhiều cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông
Tây, nên ông được: - Tấn phong Giáo sư Viện sĩ Pháp. - Được nêu tên trong Bách khoa Tự điển Larousse http://www.larousse.fr/archives/pages/recherche.aspx?keyword=Truong%20Vinh%20Ky, - Đứng vào vị trí " Toàn Cầu Bác Học Thập Bát Quân Tử" tức là một trong 18 nhà bác học hàng đầu thế giới trong thế kỷ 19. - Đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới, ông viết và đọc thông thạo 27 ngoại ngữ, một nhà thông thái biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam... (4) Ông đã để lại cho kho tàng Văn học Việt Nam hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật... Nhưng
ngay sau tháng 4 năm 1975, khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, nhiều
sách của ông đã bị cộng sản tiêu hủy trong chiến dịch "Bài Trừ Văn Hóa
Đồi Trụy, Phản Động", trường trung học Trương Vĩnh Ký bị đổi tên là Lê
Hồng Phong, và tượng đài vinh danh ông đặt cạnh Nhà Thờ Đức Bà - Sài Gòn
bị cộng sản phá hủy.
Tượng đài lịch sử, vinh danh ông Trương Vĩnh Ký cạnh Nhà Thờ Đức Bà trước 1975.
Các
nhà khoa bảng, trí thức, cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, kết hợp với nhiều nhà trí thức cấp tiến
thời đó, khởi xướng ra các phong trào Duy Tân, Đông Du nhằm vận động cải
cách văn hóa, chính trị trên toàn quốc, kêu gọi bãi bỏ Nho (Hán) học,
kêu gọi việc học Quốc ngữ để nâng cao dân trí, với lý do đơn giản: Quốc
ngữ dễ học, dễ viết, dễ phổ cập hơn chữ Nho (Hán). Các ông đã vận động
mở trường dạy quốc ngữ khắp nước, rầm rộ nhất là ở Quảng Nam (1905),
Bình Thuận (Trường Dục Thanh, 1907) và Hà Nội (Đông Kinh Nghĩa
Thục,1907). Trong một bài thơ
khuyến khích việc học quốc ngữ của Đông Kinh Nghĩa Thục, có đoạn viết: “…
Chữ quốc ngữ là hồn trong nước, Phải đem ra tỉnh trước dân ta, Sách các
nước, sách Chi-na, Chữ nào nghĩa ấy, dịch ra cho tường…”
Các sĩ phu của Trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Khi
phong trào Duy Tân, và Đông Kinh Nghĩa Thục ngày càng lớn mạnh, khiến
cầm quyền thuộc địa Pháp lo ngại tinh thần yêu nước và chống thực dân
Pháp của đồng bào Việt Nam. Việt Nam Vong Quốc Sử của nhà ái quốc Phan
Bội Châu xuất hiện lúc bấy giờ là một trong những tiếng chuông thức tỉnh
tinh thần dân tộc. Làn sóng yêu nước nổi lên khắp nơi, làm thực dân
Pháp phải lo sợ, nên đã ngưng trợ cấp và đóng cửa một số trường.
Bài mở đầu sách Việt Nam vong quốc sử, Phan Bội Châu.
(Không
có gì đau bằng người mất nước, cũng không có gì đau bằng người bị mất
nước mà bàn việc nước! Tôi muốn viết đoạn sử mất nước này, nhưng đã bao
phen lệ cạn huyết khô, mà cơ hồ không viết nổi chữ nào...)
Chữ
Quốc ngữ trong giai đoạn này vẫn ngày càng phổ biến, đã giúp dân chúng
dễ dàng học, hiểu biết những sơ đẳng cần thiết trong đời sống, theo dõi
sát các tin tức thời sự, các chuyển biến thời cuộc chính trị trong nước
và thế giới qua sách báo, truyền đơn.Từ năm 1925 nhiều đảng phái chống
Pháp được thành lập, truyền đơn, lời kêu gọi, sáng tác thơ văn yêu nước…
đều viết bằng chữ Quốc ngữ.
Nền
văn học Việt Nam vào năm 1933 chuyển biến mạnh, xuất hiện một thể loại
Văn mới, là Văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ do ông Nguyễn Tường Tam, bút
hiệu Nhất Linh và nhóm văn sĩ thành lập lấy tên: Tự Lực Văn Đoàn, với
10 năm sáng tác và hoạt động báo chí, khai sinh nên dòng văn học lãng
mạn Việt Nam. Nổi trôi trong những diễn biến lịch sử bất lợi, khó khăn
của thời cuộc đất nước lúc bấy giờ, nhưng nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã cống
hiến nhiều vào sự phát triển Văn Học của Việt Nam trong giai đoạn đầu
thế kỷ 20. Toàn bộ những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn vẫn được lưu
truyền tự do và được đưa vào trong giáo trình giảng dạy Văn học tại các
trường Trung học
miền Nam sau 1954 mãi cho tới 1975.
Lớp học Mẫu giáo trong giờ Tập Viết, giáo dục miền Nam trước 1975
Trước
năm 1975, ở miền Nam hầu như không có tranh cãi gì nhiều về tiếng Việt,
chữ Việt, ngoại trừ một vài tranh cãi nhỏ về chữ I và Y , Lí do hay Lý
do, quý vị hay quí vị …) hoặc có G hay không có G (sáng lạng hay xán
lạn). Học sinh miền Nam khi học lên đến lớp 5 (Tiểu học), lớp 6 (Trung
học) mà còn viết sai lỗi chính tả là một điều không thể chấp nhận được.
Nhưng
từ khi Việt cộng cưỡng chiếm được miền Nam, thì Tiếng Việt, Chữ Việt đã
bị Việt cộng thay đổi rất nhiều, và đôi lúc trở nên thứ ngôn ngữ quái
thai. Thực ra thì chữ Việt đã được thay đổi từ lâu, ngay từ 1945 khi
cộng sản còn ẩn núp dưới hai chữ Việt Minh đã dùng bạo lực,súng đạn để
cưỡng đoạt, cướp đoạt chính quyền hợp pháp của chính phủ Trần Trọng
Kim.
Không
phải trong chế độ cộng sản Việt Nam không có người khá, người giỏi.
Nhưng hầu hết những người này lại chẳng có quyền hạn gì, trong khi đó
thì hầu hết bọn lãnh đạo lại ngu dốt, độc tài, ngoan cố, bạo lực nên
chúng muốn nói ngang nói ngược, người dân ai cũng phải nghe theo, chẳng
ai dại gì mà lên tiếng, phê phán hay cải sửa để bị chụp mũ là phản động và bị bỏ tù cải tạo, mang hoạ vào thân.
Chính
vì thế mới có chữ Vẹm và tiếng Vẹm xuất hiện khắp nơi. " Đường Kách mệnh " , " Giải Fóng" Đó là Chữ Vẹm, tiêu biểu "đỉnh cao trí tuệ" XHCN.
Mãi
tới khi người Việt tỵ nạn ở Hải Ngoại đã phải bàn cãi khi xuất bản
sách, báo, đọc tin và nhất là khi tiếp xúc, nói chuyện với nhiều người
Việt trong nước sau này đi đoàn tụ gia đình theo diện (ODP), các quân
nhân và công chức của chế độ VNCH đi định cư ở Hoa Kỳ theo
chương trình (HO),
những bà con này đã vô tình quen dùng lối nói, viết một số tiếng Vẹm
trong những năm tháng sống tại quê nhà, vì thế vấn đề xuất hiện tiếng
Vẹm, chữ Vẹm ở hải ngoại đã được nêu lên và bàn luận rất nhiều.
Thế nào là Tiếng Vẹm ? Thế nào là chữ Vẹm ?
Chữ Vẹm cũng thế, cũng là chữ Việt. Nhưng
vì nó là chữ của Vẹm đặt ra Không Đúng Cách, Không Theo Một Nguyên Tắc
Hay Quy Luật Nào Cả, nhiều chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười,
nên ta gọi nó là chữ Vẹm.
Với
chủ trương "cải hoá" "nôm hóa" ngôn ngữ Việt, cầm quyền Việt cộng đã
lạm dụng nhiều từ thuần Việt quá mức, trở thành thô tục như:
“Xưởng đẻ” Việt cộng đã từng dùng thay cho “nhà bảo sanh”, “nhà ỉa” dùng thay cho nhà “vệ sinh”, hay “linh thuỷ đánh bộ” dùng thay cho “thuỷ quân lục chiến” … và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa”.
Chiến dịch Bài trừ Văn Hóa Đồi Trụy ( Sài gòn, ngày 21 tháng 5, 1975)
Việt cộng đã tạo ra một số chữ khác thường mà ta gọi là chữ Vẹm, có thể vì những lý do sau :
1) Việt cộng muốn tiêu hủy tất cả những gì mà chúng gọi là “tàn dư của Mỹ Ngụy”
Thực
vậy, ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, việc đầu tiên mà Việt cộng
làm, là bắt dân chúng phải tiêu huỷ tất cả các văn hoá phẩm của miền
Nam như sách báo, phim ảnh, băng nhạc " đồi trụy" "phản động". Do đó,
một số chữ của người Việt Quốc Gia miền Nam dùng, dù hay ho, lịch sự tới
đâu, chúng cũng muốn xoá bỏ, không dùng đến.
Thí
dụ nơi để chúng ta bài tiết ra ngoài (tiểu tiện hoặc đại tiện), xưa
ngưới Bắc gọi là nhà xí, người Nam gọi là nhà cầu. Hai tiếng này nghe
không được lịch sự cho lắm nên đã được chúng ta đổi là nhà vệ sinh. Ấy
vậy mà chỉ vì muốn khác người, bọn cán cộng vô học đã bỏ đi và thay thế
bằng hai chữ nhà ỉa.
Phải
chăng đà tiến hoá theo chủ nghĩa xã hội của Việt cộng là như vậy ?
Chẳng trách dân Việt Nam nay được bọn chúng cai trị, được bọn chúng
“giải phóng” đã mỗi ngày một khổ cực, mỗi ngày một ngu si, dốt nát.
2) Việt cộng muốn chữ của chúng dùng phải khác chữ miền Nam chúng ta dùng.
Việt
cộng, chúng chỉ muốn chữ chúng dùng phải khác người, hay nói cho đúng
hơn, là khác chữ của người Việt Quốc Gia dùng mà thôi, chứ không phải
chúng muốn “thoát ly tiếng Hán Việt” như đã từng tuyên truyền một thời gian sau 1975.
Điều
này đối với Việt cộng rất quan trọng, nhất là trong thời chiến, vì giúp
cho chúng dễ phân biệt người đang sống tại vùng chúng đang kiểm soát
với những người đang sống ngoài vùng chúng kiểm soát, để chúng dễ khám
phá ra những thành phần mà chúng cho là gián điệp, phản động.
Vì
vậy, chữ chúng đặt ra hay dịch ra loại chữ mới mà không cần biết là Hán
hay Nôm, thanh hay tục, trong sáng hay tối tăm, xuôi hay ngược, đúng
hay sai. Có chữ đang là chữ Hán Việt, chúng đổi sang chữ Nôm. Có chữ
đang là chữ Nôm, chúng đổi sang chữ Hán Việt. Chúng chẳng theo một
nguyên tắc hay quy luật nào cả.
Thí dụ :
Chúng ta nói là “phát ngôn viên” thì vẹm nói là : “người phát ngôn”
Chúng ta mượn tờ báo để đọc thì vẹm nói là "trao đổi văn hóa"
Chúng ta nói là "nhà bảo sanh" thì vẹm từng nói là "xưởng đẻ"
Chúng ta nói là “thăm viếng” thì vẹm nói là “tham quan”
Chúng ta nói là “ghi danh” thì vẹm nói là “đăng ký”
Chúng ta nói là “đá bóng” thì vẹm nói là “bóng đá”
Chúng ta nói là “yếu điểm” thì vẹm nói là “điểm yếu”
Chúng ta nói là “trở ngại” thì vẹm nói là “sự cố”
Chúng ta nói là “xuất cảng” thì vẹm nói là “xuất khẩu”
Chúng ta nói là “liên lạc” thì vẹm nói là “liên hệ”
Chúng ta nói là "đồng ý" thì vẹm nói là "nhất trí"
Chúng ta nói là "lo ngại" thì vẹm nói là "quan ngại"
Chúng ta nói là “hiểu rõ” thì vẹm nói là quán triệt"
Chúng ta nói là "chỉ tiêu" thì vẹm nói là "tiêu chí".
Chúng ta nói là “viên chức” thì nói nói là “quan chức”.
Chúng ta nói là “chuyển âm” thi vẹm nói là “lồng tiếng”.
Chúng ta nói là “dẫn giải” thì vẹm nói là “thuyết minh"
Chúng ta nói là "mìn nổ chậm" thì vẹm nói "bom hẹn giờ"
Chúng ta nói là "xe hơi" thì vẹm nói là "ÔTÔ CON"
Chúng ta nói là "Quan thuế" thì vẹm nói là "Hải quan".
( Hải ..) được vẹm gọi chung cho cả sân bay, bến tàu và cửa khẩu đường bộ
Chúng ta nói là "máy phát thanh" hay (RADIO) thì vẹm nói là "Đài".
Sau
ngày 30 /4/1975 Bộ đội nào cũng muốn mua một cái "Đài" để mang về
Bắc.Tiếc rằng ở SG chỉ có mỗi một cái Đài Phát Thanh duy nhất.
Chúng ta nói là "Trực thăng" thì vẹm nói là "máy bay lên thẳng"
Thế thì máy bay phản lực lên thẳng ngày nay, vertical take-off and landing (VTOL) cũng bay lên thẳng, thì vẹm sẽ gọi là gì để phân biệt..?
Vì
ngu dốt, nên khi vẹm đảo ngược hay thay thế bằng một chữ khác mà chúng
chẳng biết và cũng chẳng cần biết là đúng hay sai nữa hoặc lẫn lộn ý
nghĩa của chữ này với ý nghĩa của chữ kia chúng cũng không rõ.
Thí dụ 1 :
Chữ
“đơn giản” mà đọc ngược lại là “giản đơn” hay “vui buồn” đọc ngược lại
là “buồn vui” tuy nghe có hơi lạ tai một chút, còn có thể chấp nhận được
vì nghĩa của nó không khác nhau.
Nhưng chữ “yếu điểm” mà sửa lại là “điểm yếu” thì không thể chấp nhận được vì nghĩa nó khác hẳn.
Nhưng vì dốt nát, vẹm vẫn cố tình dùng chữ “điểm yếu” thay thế cho chữ “yếu điểm”.
Chúng
ta biết, về văn phạm, chữ Hán giống chữ Anh ở một điểm là tĩnh từ luôn
luôn đứng trước danh từ nên con ngựa trắng, người Anh gọi là white horse
và người Tầu gọi là bạch mã.
Chữ yếu điểm cũng vậy, yếu là tĩnh từ và có nghĩa là quan trọng, yếu điểm là điểm quan trọng.
Nhưng
vì ngu dốt, Việt cộng chỉ muốn nói khác với chúng ta nên nói ngược lại
là điểm yếu và tưởng rằng chúng đã nôm hoá được chữ yếu điểm là chữ
Hán.
Thế còn nhược điểm thì sao ? Nếu nói ngược lại thì điểm nhược là nghĩa gì ?
Vì
ngu dốt lại nhưng hay nói chữ. Vì vậy mà ngày nay, nhiều nhà giáo Việt
cộng đào tạo vẫn "hiểu" yếu điểm là điểm yếu và dậy lại học trò như
vậy.
Trò chuyện qua Yahoo Messenger với một em học sinh hiện ở SG:
Thay vì dạy em nói "con người đó có tính nhân bản" thì giáo viên dạy em rằng "con người đó có tính nhân văn"
Thí dụ 2 :
Chúng ta nói :
“Xin các bạn cô gắng nhanh lên một chút vì tình trạng gấp rút, cấp bách lắm rồi”
Thì vẹm lại nói:
“Xin các đồng chí tranh thủ ,khẩn trương vì tinh trạng khẩn trương rồi”.
Chúng
ta dùng chữ cố gắng cho mệnh đề thứ nhất và chữ gấp rút cho mệnh đề thứ
hai vì hai chữ này có ý nghĩa khác nhau. Nhưng đối với chúng thì cố
gắng cũng là khẩn trương và gấp rút cũng là khẩn trương.
Thí dụ 3 :
Sau khi tham dự một buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, nếu là chúng ta, chúng ta sẽ hỏi người tham dự :
“Xin anh cho biết cảm tưởng (cảm nghĩ) của anh sau khi nghe xong buổi nói chuyện này”.
Nhưng nếu người hỏi là một văn nô Việt cộng, thì chắc chắn hắn sẽ hỏi người tham dự :
“Xin đồng chí cho biết cảm giác của đồng chí sau khi nghe xong buổi nói chuyện này”.
Đây chỉ là buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, đâu có phải là một buổi vật lộn, đấu đá ghê gớm gì mà hỏi cảm giác ?
Nhiều
khi chúng ghép hai ba chữ kép làm một khiến người đọc chẳng hiểu mô tê
gì cả hoặc một chữ đã đầy đủ ý nghĩa rồi, chúng lại thêm một chữ nữa
khiến chữ mới trở nên kỳ cục.
Thí dụ :
Hùng vĩ và hiểm trở, vẹm ghép thành Hùng hiểm,
Tương đương và thích hợp vẹm ghép thành "Tương thích"
Quan tâm và lo ngại vẹm ghép thành "quan ngại"
Tối ưu chẳng lẽ vẹm đổi thành Ưu tối ? Nên chúng thêm chữ “nhất” thành "tối ưu nhất"
Thật lạ lùng ! Đã tối ưu rồi đâu cần phải thêm chữ nhất vào làm gì?
3) Để bóp méo và xuyên tạc Lịch sử VN như:
Việt minh dùng vũ lực,súng đạn để cướp chính quyền hợp pháp chính phủ Trần Trọng Kim thì vẹm gọi là Cách Mạng Tháng 8 - 1945.
Cờ Vàng là cờ Truyền thống của Dân Tộc có từ bao đời thì vẹm nói là Cờ 3 que,Cờ Ngụy.
Cờ đỏ sao vàng, gốc là của tỉnh Phúc kiến,Trung cộng hiện nay vẹm dùng thì vẹm gọi là cờ tổ quốc.
4) Không những chúng thay đổi CHỮ, chúng còn thay đổi cả NGHĨA.
Thí dụ :
Gài mìn, pháo kích vào trường học, nhà dân, bắt cóc, thủ tiêu, khủng bố, vẹm gọi là "hoạt động cách mạng"
Để cướp chính quyền bằng vũ lực súng đạn, vẹm gọi là "giải phóng nhân dân"
Để cướp đất đai của các điền chủ, vẹm gọi là Cải cách ruộng đất.
Để bao che Đảng viên, cán bộ tham nhũng hối lộ thì vẹm gọi là “đi đêm”, “móc ngoặc”,
"có quan hệ xấu", "có hành vi tiêu cực" để giảm án hoặc tha tội.
Đề chìm xuồng, xóa án thì vẹm nói "Đang trong vòng điều tra"
Muốn cướp tài sản của các thương gia, vẹm gọi là Đánh tư sản mại bản.
Cấm người dân buôn bán, vẹm gọi là Cải tạo thương nghiệp.
Muốn trả thù quân nhân, công chức của chế độ cũ, vẹm gọi là Học tập Cải tạo.
Xe hơi (ôtô con) chạy xăng thì chuyển ngược chạy bằng than thì vẹm gọi là Cải Tiến
Người dân Vượt biên khi bị bắt thì vẹm gọi là "thằng phạm, con phạm"...
Người dân Vượt biên nếu thoát thì vẹm âu yếm gọi là Kiều bào, "Khúc ruột ngàn dặm"
Để cướp đất dân oan, vẹm gọi là KHU QUY HOẠCH
Đập phá nhà dân oan, vẹm gọi là "giải phóng mặt bằng"
Để sống sót, vẹm phải chuyển sang nền kinh tế tư bản thì vẹm gọi là "Đổi mới"<