Friday, November 30, 2012

 LUẬN BINH PHÁP TÔN TỬ TRONG NAM TIẾN và
 PHÁT SÚNG NGUYỄN VĂN THIỆU..pằng.. ..!

                                                                               NGUYỄNDUYTHÀNH
                                                                                                                                                              
Lịch sử  viết về cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa: Nguyễn Văn Thiệu thật nhiều, nếu đem xếp lại thì cao to như  Dinh Độc Lập. Nhưng khó tìm ra tấm ảnh nào thấy tay ông đang cầm khẩu súng, mặc dù vị lãnh đạo này cũng từng xuất thân từ  giới chiến binh!
      Vậy, nay quốc gia mà ông từng có công xây dựng đang bị Hán hóa thì ông đã về thiên quốc. Nhưng tại sao phải cần tiếng súng Nguyễn Văn Thiệu trong tình hình chính trị Việt Nam hiện nay?
     Những dòng chính luận quốc sự  dưới đây bắt nguồn từ trình tự quan sát mối quan hệ Việt-Trung trong vòng 2 năm trở lại trên các mặt chính yếu, thì có nhiều điểm khả hữu được đưa ra để nhận định rằng: Nếu giới đương quyền Việt Nam cứng rắn với Trung Cộng, và kịp thời Đổi Ngược chiến lược trong 2 mặt ngoại giao và quân sự, thì cục diện quốc gia sẽ tạm thời khả quan hơn, trước khi đi tìm một giải pháp chính trị lâu dài và chắc chắn. Nếu không, Việt Nam sẽ rất sớm mất chủ quyền!
    Để thấy rõ điểm quan trọng nói trên, xin luận để tường:
                         
                           ĐẠI CƯƠNG TÓM LƯỢC
    BẮC KINH VÀ TÔN TỬ KẾ TRONG CHIẾN LƯỢC HÁN HÓA VIỆT NAM

    Ngày nay, nhân loại cùng nhau đưa cao khẩu hiệu: Thế giới là một mái nhà, nhờ vậy, một số quốc gia yếu nhỏ chuyên lệ thuộc đã nhận được sự tôn trọng và hòa ái bằng những hiệp ước bất tương xâm ra đời.
    Nhưng sự may mắn này đã ngoại lệ với Việt Nam. Bởi Trung Hoa không từ bỏ tham vọng mở rộng không gian địa lý về hướng Nam, do đó, sự âu lo hiểm họa ngoại xâm đối với dân Việt được ghi nhớ bằng hai chữ: Muôn Đời.
    Tuy nhiên, mục đích xâm chiếm nước Việt thời xưa và nay đều giống nhau, nhưng hình thức thì khác xa. Thay vì năm xưa, Bắc triều phải hao tổn cho đội quân binh hùng tướng mạnh, còn ngày nay con cháu người Trung Hoa thông minh và mưu lược hơn, biết vận dụng tiền tài thặng dư  để thực hiện những cơ kế mờ ám nhằm đạt được những mục tiêu bí mật, mà chính lãnh đạo của các quốc gia bị xâm chiếm  không lường ra được hậu quả nên đã tiếp tay với kẻ thù, và tự mình phải công khai văn bản chiến thắng của đối thủ. Với chiến thuật xâm lăng bằng trí óc này sẽ tạo nên một sức công phá lâu dài và ghê gớm, có thể hủy diệt một dân tộc!
   Hiện trạng Trung Cộng đang ngấm ngầm xâm chiếm Việt Nam cũng là như vậy!
Nhưng để đạt được mức độ xét đoán cao về các chiến thuật và chiến lược của Trung Cộng , thì việc khái luận mọi vấn đề xin dựa vào Binh Pháp Tôn Tử, một binh học truyền thống của tổ tiên người Trung Hoa từng tự hào, và ngày nay con cháu họ vẫn sử dụng để hoạch định quốc sách, và sở dĩ, phải dựa theo tập toàn thư binh pháp này, nghĩa là nói đến căn cơ mưu lược chính trị được đặt lên hàng đầu nhằm hỗ trợ cho động lực quân sự , để xét đoán  cùng chứng mình rằng. Giới đương quyền Việt Nam không có khả năng lãnh đạo, không biết nhận định chiến lược của đối phương nên đã “ mắc mưu ”rồi sợ hải, trong khi, có chỉ số rất cao để khả tin là vũ lực sẽ không thể xảy ra trong đại cuộc Hán hóa Việt Nam của họ.
    Mà tất cả,  kế hoạch Nam tiến của Trung Cộng đều bắt đầu từ  Kế  thứ 15 là: Aùm Độ Trần Sương, tức tạm hiểu là ( đi con đường không ai để ý), hiểu giản dị là xâm lăng không bằng súng đạn, vì sách lược này vô cùng phù hợp với xu thế hòa bình - toàn cầu hóa hiện nay, thứ là, ít bị phát hiện và kháng cự từ một dân tộc có truyền thống chống ngoại xâm quật cường như Việt Nam
       Cũng từ  việc lấy Kế thứ 15 làm chủ đạo, phía Trung Cộng đã triển khai bước xâm lăng đầu tiên bằng Kế thứ 8, là: Vô Trung Sinh Hữu, tức ( không có mà làm thành có), nghĩa là Kế này họ chiếm được Hoàng Sa. Từ  việc Hà Nội  im lặng chịu thua đã nói lên Trung Cộng thắng một  mưu mẹo nhỏ là “ ném đá dò lòng cuội”, nhưng “ cuội ” đã cúi đầu, thì họ tiến tiếp vào vụ Bauxite Tây Nguyên.
Nay, thêm vụ cho thuê rừng trong 10 tỉnh xen kẽ theo chiều dài địa lý Việt Nam, về sự  kiện này, tuy có nhiều phân tích và bình luận gia đề cập, nhưng đã không đào sâu vào quyền của các quốc gia được thuê và ý đồ chiến lượcï. Trên bề mặt của vấn đề thì cho rằng, có 3 quốc gia là Trung Cộng - Đài Loan và Hồng Kông, nhưng thực ra chỉ là độc chiêu của Trung Cộng.
             Tại Sao???
   Vì rằng, hợp đồng cho thuê là 50 năm. Nhưng riêng Hồng Kông đối với Trung Cộng chỉ xếp loại đơn vị gọi là: Đặc Khu, sau khi Anh Quốc trả lại độc lập vào ngày cuối cùng của tháng 12 năm 1997, nhưng được hưởng theo quy chế tự do trong vòng 50 năm, tính từ đó đến nay đã được 13 năm, sau đó phải hồi quy cố quốc, như  thế, chiếu theo thời hạn 50 năm cho đến lúc hết hạn hợp đồng, quyền hạn thuê rừng sẽ thuộc về ai???
   Riêng Đài Loan, ai xác định sau 50 năm không ngã về quốc mẫu Trung Hoa??? Hoặc, ai khẳng định Trung Cộng không núp dưới tên của các công ty Đài Loan???
   Không cần phân tích thêm thì cũng ước tính ra được trong vòng 5-10 năm sau. Việt Nam sẽ biến thành vùng “ xôi Việt, đậu Tàu”. Vì tính theo chiến thuật, thì 10 tỉnh cho thuê rừng không theo lối co cụm, mà rải rác phân bố 1 kềm 5 tỉnh lỵ của Việt Nam thì mọi biến động về quân sự  và chính trị, đặc biệt là kinh tế đều có thể nằm trong sự khống chế của đối phương.
Như vậy, về lâu dài, Trung Cộng sẽ thắng thêm Kế thứ  16, Kế này cũng là mục đích trọng yếu của chiến lược bắt buộc họ phải thành công cho bằng được! Nhưng nếu Trung Cộng đạt được Kế này thì một tai họa khủng khiếp sẽ đến với Việt Nam, và rất có thể nó sẽ xảy ra! Kế đó là : Phản Khách Vi Chủ, tức ( biến chủ nhà thành khách), khi người Tàu từ từ di dân qua đất Việt  rồi sinh nở và phát triển, chui sâu leo cao vào cơ cấu lãnh đạo từ hạ tầng lên thượng tầng cơ sở, khi đó quốc hiệu Việt Nam chỉ là cái vỏ.
       Tuy nhiên, các điểm vừa nêu chỉ mới trình bày được dã tâm cùng thế lợi đã đạt được của phía Trung Cộng trong lộ trình Nam Tiến ïhiện nay, nhưng tại sao Bắc Kinh đã không gặp một trở ngại nào?
     Loại trừ đi, yếu tố tiêu cực là lãnh đạo Việt Nam bị Trung Cộng “ sập bẫy” bằng Mỹ Nhân Kế, hay tham nhũng mua chuộc ( vì ngoài sự quan sát của Tác giả)! Mà chỉ xét đến hướng tích cực (nếu có), thì bảng so sánh cụ thể  khách quan dưới đây, diễn tả rất đầy đủ các phương diện trọng yếu của cả 2 quốc gia đang đồng thực hiện trong chiến thuật và chiến lược của mình:
    
          SO SÁNH – PHÂN TÍCH CHUNG CHIẾN THUẬT VIỆT - TRUNG
         
          Truyền Thông:
Khi đã thắng được một số Kế trong các chiến thuật căn bản, để làm chủ vài nơi trọng yếu như  biển-đảo, bauxite Tây Nguyên, thuê đất..vv..vv..Thì lãnh vực truyền thông đang được Bắc Kinh đặt lên hàng đầu. Nhưng Hà Nội đã không quan tâm.
   Đó là, kể cả các trang Mạng internet (bán và không chính thức) đều được Trung Cộng sử dụng, trong khi đó, ai cũng biết quốc gia này quản lý gắt gao về kiểm duyệt. Một số bài viết mang tính hiếu chiến của các Bloger, cũng như nội dung của nhiều bài Báo được viết bởi một số cấp Tá và Tướng về hưu muốn kiến nghị, tham mưu, đòi hỏi mở cuộc chiến tranh để chiếm Biển Đông và thanh toán Việt Nam trước khi âm mưu với Đông Nam Á.
Nếu bảo là hữu nghị thì tại sao nhà nước Trung Cộng vẫn cố tình cho phép lưu hành lâu dài các nội dung nói trên..?
    Nhưng điểm cần chú ý là các vụ “ tàu lạ” đâm thuyền ngư dân Việt được sắp xếp không theo trình tự liên tục, mà rải rác tháng nào cũng có một hay hai vụ, và thường xảy ra vào ban đêm. Xét theo quan niệm hải hành, dù là một thương thuyền to lớn đến đâu; có khi ngay cả, trong binh chủng Hải quân thì quan niệm về sức mạnh của thần linh thần biển bao giờ cũng tạo cho người ta ý niệm cầu may trên hải trình, huống hồ gì, ý niệm thiêng liêng này sao lại không có trong bản thể vốn nặng tính truyền thống của người dân chài lưới Trung Hoa, để mà có ác tâm gây sự hải hùng với đồng ngư  nước Việt!
   Nhưng sở dĩ, Trung Cộng phải dàn dựng ra cái kế: Sát Kê Hách Hầu, tức ( giết gà cho khỉ sợ), bởi nhiều mục đích. Nhưng cao chiêu nhất của họ là muốn hướng dư luận, nhất là sự chú ý của giới lãnh đạo và thành phần trí thức Việt Nam phải tập trung vào phía Biển Đảo, nhằm làm giãn mỏng sự  quan tâm-phản kháng tại Đất liền- nơi chủ yếu là chiến lược lâu dài mà họ cần đến! Vì thực tế, phần Biển Đảo thì Trung Cộng cậy sức mạnh đã cưỡng đoạt rồi!
     Trong khi đó, về phía cầm quyền Việt Nam thì bị “ mắc bẫy” vì Dương Đông Kích Tây, và cúi đầu thua vì kế: Hư Trương Thanh Thế  của Bắc Kinh. Nói khác đi, các nhà lãnh đạo đương thời Việt Nam đã sợ “ võ miệng”  của Trung Cộng.
        Quân Sự:
   Trung Cộng hiểu rõ yếu tố tâm lý lo sợ chiến tranh của lãnh đạo Việt Nam , nên cố tình khoe khoang đặc tính hùng mạnh về quốc phòng qua nhiều lễ hội, hay tập trận trên biển, nhằm hù dọa và khơi gợi sự chạy đua vũ trang, và kết quả đã có, lãnh đạo Hà Nội cấp tốc ký đơn đặt hàng vũ khí từ Nga, Aán độ và Pháp. Nhưng Trung Cộng Minh Tri Cố Muội ( giả vờ không biết). Vì nắm rõ CSVN không đủ ngân sách quốc gia cho cuộc chạy đua bất cân xứng này, dù 5 hay 10 năm sau, mức độ hiện đại hóa quân đội Việt Nam vẫn ở chỉ số bách phân so với đại cường số của Trung Cộng.
    Đây là môn võ cũ của Mỹ nhưng chiêu mới của Tàu, được rút ra từ bài học “ chiến tranh các vì sao” ( Star War) và “ Chiến lược phòng thủ lá chắn” ( Strategic Defense Innitiative), mà Hoa Kỳ làm ngã quỵ Liên Xô trên võ đài chính trị. Nay Trung Cộng “ học lóm ” để nhốt kỹ đồng chí đàn em trong cái bẫy sập của mình, và thế cờ đã gài đặt như vậy, thì không cho phép các nhà lãnh đạo Việt Nam dừng cuộc chơi tại đây, mà phải tiếp tục ..trong tiếng vổ tay “ trúng kế ” của bộ chính trị Bắc Kinh.
        Kinh Tế:
     Vì càng chạy đua vũ trang với Trung Cộng bằng các mặt hàng nặng vốn như  Máy bay, Xe tăng, Tàu ngầm, Hỏa lực, thì Việt Nam càng mau kiệt quệ, trong khi tiền thặng dư cũng như ngân sách quốc gia quá ít ỏi. Vậy, khi Việt Nam bị kinh tế suy thoái, lạm phát mậu dịch, và khủng hoảng tài chánh hay chi phí quốc gia bị khiếm khuyết, thì chổ dựa dễ vay mượn nhất chính là Trung Cộng, vì muốn mượn bao nhiêu cũng được! Nhưng Việt Nam lấy cái gì để thế chấp??? Có phải là tài nguyên, đất đai, lãnh hải và khu du lịch..? Sự  vay mượn này cũng là điều kiện tốt nhất để Trung Cộng tuồn đổ toàn bộ hàng hóa giả-độc, biến Việt Nam thành cái hố rác khổng lồ, làm lụn bại tê liệt ngành tiểu thủ công nghệ vốn là kế sinh nhai cho 50% dân số của quốc gia.
Điểm chết để sinh biến ra mọi vấn đề là ở đây.. ..Nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam và ban tham mưu đã cạn trí..không nhìn thấy!
       Ngoại Giao:
    Trung Cộng rất uyên thâm để xác định rằng, chỉ có mối quan hệ Việt-Mỹ mới làm họ lo ngại! Sự kiện ngày 30-3-2010, Đại sứ Hoa Kỳ ông Micheal Michalak đã cùng ký kết biên bản Hợp Tác Năng Lượng Hạt Nhân với Việt Nam. Tuy biên bản chỉ mang tính Ghi Nhớ, nhưng điểm đáng chú ý là việc ký kết này được thu nhỏ tại Hà Nội, và chỉ 12 ngày trước khi Nguyễn Tấn Dũng đến Mỹ để tham dự vấn đề hạt nhân, nghĩa là cả 2 quốc gia không muốn làm “ rùm beng”; đó là dấu hiệu khá khôn khéo và quan trọng trong bước tiến quan hệ Việt-Mỹ, nếu xét theo chiến lược cho các bước kế tiếp lâu dài!
Nhưng dường như, các nhà hoạch định chính sách của Trung Cộng cũng đã “đánh hơi”  được bài toán “ nước đôi” của lãnh đạo Việt Nam, nên Trung Cộng nắm chặt con bài vũ khí hạt nhân Bắc Hàn, dù rằng, họ có một phần đồng tình cô lập Iran để lấy lòng Hoa Kỳ và thế giới, qua việc Hồ Cẩm Đào phút cuối quyết định tham dự  vào ngày 12-13 tháng 4 năm 2010. Vì chế độ Bắc Hàn tồn tại hay không thì đang còn phụ thuộc quá lớn vào sự  viện trợ của Trung Cộng. Cho nên hơn ai hết, nếu người Việt Nam am hiểu về lịch sử cận đại thì có thể suy luận hay hình dung rằng. Nếu lãnh đạo Trung Cộng “ nói nhỏ một câu” với Hoa Kỳ là:
-“ Vấn đề Biển Đông, chúng ta cùng bắt tay để kiếm ăn, còn vấn đề Bắc Hàn thì hãy để chúng tôi lo liệu. Nhưng Hoa Kỳ đừng đi sâu vào chuyện “ làm ăn” của chúng tôi tại Việt Nam”!
Vậy,  vì vấn đề an ninh nước Mỹ và an ninh Việt Nam, thì Quốc Hội và Tổng Thống Hoa Kỳ chọn gì???
Sự trả lời cho câu hỏi trên đã làm mất đi tác dụng của kế: Tá Thi Hoàn Hồn ( mượn xác để hoàn hồn), mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đang mượn sức Hoa Kỳ để cân bằng với Trung Cộng, sẽ không như ý hay hy vọng nhiều và sớm như mong đợi! Mà trái lại, nếu không cẩn thận với kế mượn xác này, thì coi chừng “ bộ đội cụ Hồ” phải đi lượm xác “ đồng chí”, vì Trung Cộng dạy cho bài học thứ 2.
    Hay hiểu khác rằng, tăng cường quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ là đúng! Nhưng ngay vào lúc này, nếu lãnh đạo Việt Nam đặt hết hy vọng vào họ, thì khác nào chú Bờm nằm mơ chiếc kẹo trong bàn tay của Phú ông  đầy tính toán!
   Còn lại, những nỗ lực ngoại giao ở khối Asia sẽ hoài công vô ích! Vì điểm quan trọng mà bộ chính trị Hà Nội không nghĩ đến, là chính họ đã tạo ra sự mâu thuẫn trầm trọng, khiến các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia trong khu vực theo dõi  và nhận ra. Mâu thuẫn đó là, giới cầm quyền Việt Nam ngấm ngầm tạo liên minh chống đở Trung Cộng, kêu gọi quốc tế hóa Biển Đông. Nhưng đồng thời, cũng là chính họ thỏa thuận ký kết những hiệp ước-hợp đồng, để cho Trung Cộng trá hình bành trướng trên Đất Liền qua các vụ Bauxite Tây Nguyên, hay cho thuê rừng đầu nguồn..vv..vv
                                                TỔNG KẾT NHẬN ĐỊNH
  
  Căn cứ  vào thực tế mà phân tích tỷ mỷ như đã nêu, thì tạm thời kết luận là. Kế hoạch lấn chiếm Việt Nam được  Trung Cộng tiến hành theo mô thuật “ mưu ma quỷ kế ” , và trình tự từng giai đoạn của các chiến thuật này như  một Liên Hoàn Kế được ghép lại rồi cấu trúc thành: Chiến lược lâu dài.
Hay có thể hiểu rằng, dùng mưu kế để chiếm đoạt thì dễ dàng hơn, ít binh phí hơn, nhưng sở hữu lâu dài và chắc chắn hơn! Bằng chứng, dù chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ, thay thế bởi thể chế dân chủ thì các văn kiện khế ước hợp đồng vẫn còn hữu lực, và chiến lược vẫn còn thực hiện. Nhưng nếu, chiếm đoạt Việt Nam bằng chiến tranh thì không hữu lý, nếu có, chỉ thỏa đạt trong giai đoạn nhất thời.
        Cao thâm của viễn mưu chính là chổ này!
Trong khi đó, ngay từ ban đầu, giới đương quyền Việt Nam đã không xác định được chiến lược mang tính mưu lược của đối phương, nên không tìm ra phương hướng, khi bị dư luận lên án thì cuống cuồng phản ứng mang tính khôn nhà dại chợ, và càng hấp tấp thì càng vướng vào “ lưới bẫy” của Trung Cộng.
Hay luận cách khác để thấy rõ hơn,  là bộ máy cầm quyền của CSVN  không có triết phu nào tiên kiến được viễn mưu của Trung Cộng, nên dẫn đến phạm phải sai lầm trầm trọng trong nguyên tắc chính trị và quân sự, bởi: Khi chiến thuật sai cùng chiến lược sai thì bao giờ cũng tạo cho đối phương mau thắng lợi, và đưa quốc gia vào vòng đại họa trường tồn dưới đây:

                                           ẢNH HƯỞNG VÀ HẬU QUẢ
    
      Cũng từ sai lầm trên, cho thấy tình hình Việt Nam hiện nay đã rất khác so với 1-2 năm trước, là chỉ có vấn đề Biển Đông. Nhưng nay, các nhà lãnh đạo Việt Nam tự đặt chính mình cùng tổ quốc và dân tộc trước 2 mặt trận, nếu cùng xét theo hai phương diện quân sự và chính trị, tức là:        1) Mặt trận Biển-Đảo.
                                                             2) Mặt trận Đất Liền.
 Vậy, trong 2 mặt trận vừa nêu, thì đã hình dung ra mặt trận nào nên quan tâm và củng cố hơn, trước, ưu tiên?
     Nói về sự kiện Biển Đảo, thì việc thiết lập và đệ trình hồ sơ lãnh hải lên Liên Hiệp Quốc là đúng, nên làm, và đã làm rồi! Nhưng nếu xét, mặt nào là có tầm mức quan trọng và khẩn thiết cần bảo vệ nhất hiện nay, thì sự vụ Biển Đảo không nên đặt nặng quá vấn đề, vì nó thuộc về quốc tế !
     Hoặc thậm chí là, giới lãnh đạo Hà Nội nên thông minh hiểu rằng. Cái Lưỡi Bò mà Trung Cộng tự ý vẻ ra chỉ là tham vọng, chứ  bất thể thành hiện thực như cái ao nhà của họ, kể cả trên chiến lược hay pháp lý!
         Vì sao?
Bởi rằng, đây là hải lộ “ huyết mạch” của quốc tế, nhất là Hoa Kỳ và các nước đồng minh của siêu cường này, cũng như thế giới, Và ngay cả, xét theo vị trí địa lý bị bịt kín của Trung công, thì 75% lượng dầu thô khí đốt hết sức cần thiết, cùng 70% hàng xuất- nhập cảng của họ đều nhất lộ phải di chuyển qua hải tuyến này. Cho nên, hôm nay hay dài lâu, thì Trung Cộng cũng không muốn sự tranh chấp bằng hải chiến tại vùng “ nhạy cảm” đó.
Dẫu bằng, họ muốn độc quyền thì Hoa Kỳ và quốc tế chịu sao???
 Hoặc, nếu Việt Nam thắng kiện thì liệu Trung Cộng có làm lễ bàn giao Hoàng Sa-Trường Sa không???
       Nói như thế, nhằm nhấn mạnh bằng một lý luận giản dị rằng, Đất Liền – mặt trận thứ 2, tức là căn nhà Việt Nam hình chữ  S cũng đang bị người Tàu đe dọa từng ngày. Nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn tiếp tục tham nhũng qua việc thuê-bán nội địa, và không ưu tiên tìm biện pháp bảo vệ mà lại đi lo cái hồ nước sau hè nhà..!
Vậy, vài năm sau, khi dân Tàu tràn ngập xuống chiếm căn nhà quý báu kia, thì 90 Triệu người có thể làm “ thuyền nhân” bơi ra tỵ nạn ở 2 cái cồn nước sau hè nhà.. được sao???
      Hiện thực đen tối của quốc gia Việt Nam là như thế đó, ắt rằng, sẽ có nhiều người đặt ra câu hỏi là:
Nếu giả định, ngay bây giờ các nhà lãnh đạo Việt Nam có hướng tích cựu nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng, thì liệu có biện pháp tạm thời nào để chống đở, ít ra, là để bảo vệ cho ngư dân được an toàn tính mạng trên lãnh hải Việt Nam???
   Câu hỏi này khó như lên Trời mà ngay cả sư phụ của Tôn Tử  thần tiên sống lại, cũng không tìm được trong 36 Kế do đệ tử viết ra thì có kế nào hay mà vận dụng!
Nhưng có lẽ, đây cũng chính là dấu hỏi mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đang loay hoay không tìm ra câu trả trả lời! Vì hơn ai hết, họ sẽ tự nhận ra tham vọng cá nhân đã biến chính mình thành  những “con chốt thí ” trên bàn cờ chiến lược, mà ngõ sinh lộ để ra hay cửa tử đi vào đều do Trung Cộng nắm chìa khóa!
    Cho nên, nhằm giải quyết toàn bộ mọi vấn đề để quốc gia tránh được thảm nạn Hán hóa của Trung Cộng. Thì liệu rằng, các nhà lãnh đạo CSVN có đủ bản lỉnh chính trị như cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, để  “ chế tạo” ra cái Kế thứ 37, mà tạm gọi là kế: Tự Biên Tự Diễn..???
Hay nói thẳng ra là: Nổ súng trước, như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từng hạ lệnh cho Hải quân VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.
        Nhưng!
Nổ súng trong hoàn cảnh nào? Nổ súng trên đất liền hay biển đảo thì có lợi? Và, nếu Việt Nam vì TIÊN PHÁT CHẾ NHÂN mà khai hỏa, thì cuộc chiến Việt-Trung có bùng nổ không?
        Đặt  một loại câu hỏi như  vẽ cảnh màn trời chiếu đất sắp hiện ra đối với ai lo sợ chiến tranh, nhất là mấy “ngài” trong bộ chính trị CSVN nghe qua cũng phải toát mồ hôi hột..!
Nhưng không! Rất nhẹ nhàng và êm ái mà có thể  bảo quốc an dân! Chính những tiếng súng này sẽ làm thay đổi cho cục diện chính trị  Việt Nam.
     Vì sao giả định trên như một khẳng định???
          
                                       NHẬN XÉT THẾ LỢI VIỆT NAM

    Có rất nhiều lý do để xác quyết  cho khẳng định trên, nhưng chỉ xin đưa ra các điểm căn bản để xét đoán rằng:  Dùng vũ lực với Việt Nam là không có trong kế hoạch dù ngắn hay dài của Trung Cộng, vì là:
1) Kinh tế tại quốc nội Trung Cộng đang trong chiều hướng phát triển quá cao, đang thu hút nhiều đại công ty nước ngoài có ký kết hợp đồng tại đây, nhất là Hoa Kỳ và đồng minh của siêu cường này. Trong khi đó, các đại công ty của Trung Cộng cũng đang phát triển lan rộng khắp thế giới. Do đó, Trung Cộng không dại gì lâm chiến để tự mình làm sụp đổ hệ thống chứng khoán đang thu hút nhiều khách hàng trên toàn cầu, cũng như lòng tin của các đối tác thương mại đang và sẽ đầu tư vào quốc gia có sức mãi lực này. Đây chính là thế “ triệt buộc” mà điểm đầu tiên bắt Trung Cộng phải nghĩ tới khi đặt vấn đề chiến tranh với quốc gia láng giềng!

2) Tương đương về quyền lợi kinh tế nói trên, nếu Trung Cộng giao chiến với Việt Nam, dù là một phát súng bắn trả lại thì xem như mối ngoại giao bị gảy đổ, kéo theo các hợp đồng kinh tế mà phần lớn các kế hoạch khai thác quặng mỏ – thuê rừng trong ý đồ Hán Hóa của Trung Cộng cũng phải trì trệ dài hạn, có khi phải chấm dứt. Hay, lý lẽ cách khác, là kế hoạch Nam tiến của họ bị đổ vỡ. Từ đó có thể hiểu rằng, phát súng khai hỏa cảnh cáo và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam hôm nay, hoàn toàn khác xa với tiếng súng chủ động của Trung Cộng vào sáng ngày 17-2-1979, mà lịch sử cận đại của họ đặt tên cho cuộc chiến đó là Đối Việt Tự Vệ Hoàn Kích Chiến. Vì khi đó quyền lợi của họ không có gì tại Việt Nam, ngoại trừ chiến lược quốc tế nhưng đã hết công hiệu bởi cuộc chiến đã kết thúc vào năm 1975, trái lại, Trung Cộng phải chịu gánh nặng viện trợ quá nhiều và quá lâu với Miền Bắc, sau đó thấy đàn em phản bội theo Liên Xô nên dạy cho một bài học. Và Đặng Tiểu Bình cũng xác định được cuộc chiến đó không lợi lộc gì nên giới hạn về mặt thời gian. Quả thật kết quả mang lại là: Chó chết thì Mèo cũng bể bụng!

3) Một điểm hiện rõ nhưng ít ai để ý, sau sự thành công của cách mạng năm 1949 của Mao Trạch Đông, tuy dứt điểm được các triều đại vua chúa phong kiến, nhưng nền ngoại giao của Trung Cộng vẫn theo lối “ vỏ ốc”, tính tự cao tự đại đã tự phong bế lấy vị trí địa lý chính trị của họ, nên Trung Cộng không có đồng minh, không có bạn hữu, mà chủ yếu là kẻ thù. Khi Đặng Tiểu Bình phát hiện và mở cửa thì đã muộn, đất nước Trung Hoa đã bị vây kín 3 mặt, bởi, phía Bắc là nước Nga hùng mạnh có nguyên tử, phía Tây là Aán Độ cũng có hạt nhân, phía Đông có 2 nước Triều Tiên, phần Bắc Hàn tuy là đồng chí nhưng cũng phải dè chừng vì họ có Bom nguyên tử, còn phần Nam Hàn thì bị căn cứ quân sự Hoa Kỳ cản đường, nên duy nhất, Trung Cộng chỉ còn hướng Nam là Việt Nam, nơi có thể hiếp đáp để giải quyết nạn nhân mãn của họ!
   Rất tiếc, các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã không nhìn ra được sự yếu thế của đàn anh, để khi con Sư tử  phương Bắc rống lên 1 tiếng dọa..thì con Rồng phương Nam cũng phải gầm lên 2 tiếng, có thế, thiên địa sẽ dịu êm, còn im lặng thì thú dữ sẽ ăn thịt ngay. Bao trang sử  cổ của xứ Việt từng minh chứng điều đó!
   Cũng từ  yếu điểm trên,  nếu Trung Cộng giao chiến với Việt Nam nghĩa là bắt ép đàn em theo đối thủ Hoa Kỳ, điều này khác nào họ tự  động cô lập và làm yếu hơn thế chiến lược của mình.

4) Trung Cộng không có một lý do gì để chiếm đóng Việt Nam trên Đất liền, dù là ngắn ngày. Còn Hoàng Sa- Trường Sa thì họ đã chiếm rồi! Nhưng chính phát súng khai hỏa bảo vệ chủ quyền của Việt Nam vào lúc này, thì có thể Trung Cộng sẽ  lui về lại kế: Phù Để Trừu Tân, nghĩa là ( bớt lửa dưới nồi), tạm hiểu là không nên ép Việt Nam quá, và dĩ nhiên, Trung Cộng sẽ đưa ra giải pháp có lợi hỗ tương mà lần này sẽ thành thật chứ không lừa lọc, dối trá, ỷ mạnh để độc chiếm quyền lợi tại Biển Đông. Vì họ thừa hiểu rằng, sự phát triển kinh tế mang tính “ bùng nổ” của họ không tạo sự cảm tình với thế giới, nên, nếu họ mở cuộc chiến tranh thì vô tình chính họ đưa 2 tiếng Việt Nam đến với sự cảm tình của cộng đồng quốc tế, và Việt Nam theo con đường dân chủ thì họ sẽ tổn thất về mọi mặt tại quốc gia phía Nam quan trọng này.

                BIỆN PHÁP TẠM THỜI  (có lẽ) CŨNG LÀ DUY NHẤT

     Đối chiếu và lượng định mọi tình hình khách quan và đặc tính chủ quan chính trị trong chiến lược của Trung Cộng, cũng như  quá nhiều quyền lợi thiết thực hiện có của họ tại Việt Nam, có thể hình dung như một bàn cờ đã gài đặt mọi góc cạnh hết sức cao thâm và bí hiểm! Tuy với thế trận hiểm nghèo như thế; nhưng không có nghĩa là Việt Nam đã “cạn nước”..mà không có cách khai cờ phá trận để biến bại thành: Chiếu Tướng!
      Bởi thế, Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam nào, có chí hướng bảo vệ chủ quyền quốc gia thì không nên ngồi đó mà suy ngẫm chịu thua, vì càng kéo dài thì bước tiến của Trung Cộng càng lấn sâu vào nội địa!
   Năm 2010 có nhiều yếu tố thuận lợi trong chính trị, nhất là mặt tác động quốc tế rất hội đủ điều kiện tốt để chặn đứng âm mưu của Trung Cộng, dựa theo nguyên tắc bất di trong binh pháp là khi bị kìm hãm bao vây, thì phải tạo biến để khai thông mà biện pháp hữu lực và hữu lý nhất, là:
      Quân Sự và An Ninh:
Thay vì, đặt nhiều hy vọng vào ngoại giao nhằm vận động liên minh quốc phòng trong mục đích xây dựng và ổn định khu vực, mà kết quả chỉ là “ tốn nác, rác nhà ”.
Thì nay, Việt Nam nên lợi dụng ngay vào lúc là Chủ tịch luân phiên của khối Asia. Để huy động  toàn bộ lực lượng Không quân – Hải Quân kết hợp cùng Bộ binh, lên kế hoạch và đơn phương triển khai tập trận tại các vùng duyên hải trọng yếu. (xin nhấn mạnh là: Đơn phương tập trận)
     Tại sao phải đơn phương tập trận ngay vào lúc này???
Bất ngờ cho Trung Cộng chính là điểm này mà trong 35 năm qua, sau khi kết thúc cuộc chiến, quân đội Việt Nam im hơi lặng tiếng không thao dợt. Nhưng nay “ đột xuất”..!
     Chính những tiếng pháo rơi đạn nổ..Bùm..Pằng.. tập trận trên biển, là tín hiệu gởi đến Trung Cộng như một sự tự tôn của dân tộc Việt Nam thách thức rằng:
 - “ Tôi chẳng sợ  gì anh một chút nào, nếu anh ép-đánh tôi, anh sẽ mất sạch..”!
Nhưng, những tiếng súng “ quậy sôi ” Biển Đông này cũng là thông điệp gởi đến các quốc gia trong khu vực, thay vì, nói trên bàn hội nghị sẽ không bằng hành động, vì lịch sử thế giới chưa chứng minh có quốc gia tự do nào hỗ trợ quốc phòng cho một nước cộng sản lúc động binh! Dĩ nhiên, thoạt tiên, các quốc gia này không thích, có khi, họ sẽ phản đối qua ngoại giao, nhưng Biển Đông bị “ hâm nóng” lên thì buộc lòng họ cũng phải tăng ngân sách quốc phòng, và tập trận, có khi đơn phương, rồi song phương, dẫn đến liên minh, và tất nhiên, các nước nước nhỏ yếu trong khu vực sẽ tự liên kết với Việt Nam, vì sự bành trướng của Trung Cộng là nỗi lo ngại chung!
    Và, chính chiến thuật này mới đánh trúng huyệt đạo của Trung Cộng. Vì xưa nay, bản chất lãnh đạo từ cổ chí kim của họ luôn luôn bị nỗi ám ảnh lo sợ trong nội bộ, là các sắc tộc Mãn-Hồi-Mông-Hán sẽ kết hợp vùng lên xé nát nước Trung Hoa ra từng mảng nhỏ. Còn bên ngoài, họ rất e ngại các quốc gia khác liên kết chống lại, đó cũng là một phần lý do cốt yếu mà Trung Cộng cương quyết lập trường đàm phán song phương, chứ không đa phương như  các nhà lãnh đạo Hà nội mong muốn về vấn đề Biển Đông! Biết thế, thì Việt Nam nên dùng cây dao chiến thuật trên để thọc sâu ngoáy mạnh vào tử huyệt của đối phương.
    Thứ nữa là, chiến thuật đơn phương tập trận này, không chỉ tạo được sự chú ý cho các nước trong khu vực, mà còn cuốn hút và tìm được thêm sự ủng hộ từ các quốc gia lớn mạnh trong vòng đai Thái Bình Dương. Nhưng đặc biệt, có hai siêu cường tuy không ra miệng khuyến khích, nhưng sẽ nhảy đầm vổ tay hoan hô.. ..Vì nhờ Việt Nam “ biết quậy”, nên họ “ trúng mánh” qua việc bán vũ khíï “ đắt như  Tôm tươi”, đó là Nga và Hoa Kỳ. Hiểu giản dị là như vậy!
     Hay ngầm hiểu rằng, trong thế tiểu quốc gặp hoạn nạn như Việt Nam hiện thời, thì không sức mạnh nào có thể hóa giải mối  bị bao vây này, bằng Hoa Kỳ. Cho nên, việc tập trận là một hình thức vừa gián tiếp vừa chủ động mời gọi siêu cường này “nhập cuộc” sớm hơn, trong tư cách là quốc gia lớn luôn có trách nhiệm ổn định hòa bình thế giới, do đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam phải bỏ đi cái thói “ ăn mày mà cao ngạo”, để hiểu rằng Việt Nam cần gấp Hoa Kỳ giúp đở, chứ quy luật này không bao giờ ngược lại trong hoàn cảnh hiện nay!
    Xét từ biện pháp tạm thời này, nếu ai đã từng dày công khảo cứu và hoàn thành Luận án sử  ký nước Việt, thì sẽ thấy một điểm hiếm hoi từ thời có quốc hiệu Đại Việt ..đến nay, biết bao vị tiền nhân anh minh muốn đưa quốc gia vào quyền độc lập, nhưng vì xung đột quốc tế triền miên, tác động và ảnh hưởng vào Việt Nam mà quốc vọng bất thành! Nhưng chính ngay thời điểm này, vâng; đúng vào thời điểm “ ngàn năm có 1” này! Nếu nhà lãnh đạo Việt Nam nào có tư duy giỏi, bình tỉnh và khôn ngoan, thì sẽ an toàn đưa quốc gia vào thế chủ quyền độc lập ( có thể là vĩnh viễn), theo kiểu mẫu thể chế chính trị dân chủ như Nam Hàn-Nhật Bản-Đài Loan, với giai đoạn đầu, nhận sự bảo trợ của Hoa Kỳ qua quyền lợi hỗ tương.
       
B) Loại bỏ ngay các hình thức như  Thủ tướng ban hành Nghị định về việc: cấp và kiểm tra giấy phép tàu thuyền đánh cá nước ngoài vào hành nghề trong lãnh hải Việt Nam, hay trang bị vũ khí theo sách lược nhân dân tự vệ, thật quá sức ngớ ngẫn và mỵ dân! Chính các Nghị định mang tính khờ khạo của giới lãnh đạo bạc nhược này, tự nó đã chỉ rõ cho Trung Cộng thấy hạ sách yếu kém mưu lược, nên cường độ lấn át của họ tăng hơn! Mà thay vào đó, là phải huy động lực lượng Hải quân liên tiếp tuần tiểu trên vùng biển Việt Nam để bảo vệ cho ngư dân lao động trên ngư trường, sẵn sàng đối xử  nhân đạo theo luật quốc tế đối với các “ tàu lạ” khi gặp ách nước tai trời. Nhưng nghiêm minh cảnh cáo, nổ súng chỉ thiên, hoặc bắt ngay bất cứ tàu thuyền Trung Cộng hành nghề trên vùng biển quốc gia, cứng rắn xử phạt như  họ đã từng xử phạt các ngư dân Việt Nam.
  Và dù rằng, bộ chính trị Bắc Kinh rất bực mình trước các biện pháp này, nhưng đây là chuyện nội bộ của mỗi quốc gia không hề gây hấn đụng chạm gì đến họ!
       Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nước bé thế yếu, lãnh đạo khờ khạo thì các biện pháp “ động binh ” nói trên, chỉ  tác dụng nhãn tiền nhằm chặn đứng những hành động ngang ngược thô bạo lấy mạnh hiếp yếu của Trung Cộng đối với ngư dân.
        Nhưng nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam không dùng biện pháp “ cứng” để răn đe cảnh cáo, mà hoài công kéo dài tìm kiếm giải pháp “ mềm”, thì kết quả chỉ là tạo lợi thế cho Trung Cộng tiếp tục dụng kế để thâu tóm thêm các cứ điểm quan trọng tại đất liền.  
   Và căn cứ  vào một số sự kiện lịch sử từng xảy ra trên thế giới, nhất là đối với các quốc gia từng chịu sự chi phối chính trị của Trung Cộng, có thể đưa ra một tiên đoán  cũng là sự cảnh báo với các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng. Khi vào thời điểm khả dĩ làm chủ được tình hình, thì Trung Cộng không cần thiết đến chế độ CSVN tồn tại nữa hay không! Nếu cựu hay đương thời lãnh đạo Việt Nam nào có liên quan, cản trở đến chiến lược của họ, thì cục tình báo Hoa Nam sẽ  “ làm thịt”  theo “ đơn đặt hàng” bằng các hình thức thủ tiêu ám muội..vv.v.v.. ! Muốn chứng minh cái họa sát thân này có hay không, thì các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể nhìn lại cục diện chính trị của Campuchia hay Darfur trước đây,  tất cả các quốc gia này đều là “ sản phẩm bảo trợ” của Trung Cộng, với những cuộc thảm sát kinh hoàng, nhưng kết cục lãnh đạo của các quốc gia này không bị Trung Cộng giết thì phải chịu sự trừng phạt như  Pon Pot và đồng phạm! Riêng trường hợp Việt Nam thì  kết quả đen tối nói trên càng xảy ra sớm hơn, vì đảng cộng sản đang lắm phái nhiều phe, nhất là “ phe Tàu, phe Mỹ”. Đặc biệt, khi chiến lược của Trung Cộng bị sự phản kháng mạnh mẽ từ dân chúng Việt Nam bằng những cuộc xuống đường biểu tình, thì Bắc Kinh sẽ càng gây rối loạn an ninh, tạo ra khủng hoảng xã hội càng nhiều theo kế: Sấn Hỏa Đả Kiếp ( đốt lửa rồi theo lửa mà hành động), thì họ càng có lợi nhanh trong kết quả khống chế  Việt Nam, bằng cách cậy quyền hay xin phép, để có cớ đưa quân đội vào bảo vệ Hoa kiều và tài sản các dự án kinh tế của họ. Nếu xảy ra như thế; khi đó các nhà lãnh đạo Việt Nam có dám “ to gan” từ chối không? Đó là giả thuyết về thượng tầng.
     Còn hạ tầng thì giả định như : Đất đai, thổ nhưỡng “ mặt bằng” tại Hà Nội-Sài Gòn hiện nay rất đắt giá, nhưng Trung Cộng cho đặc vụ, tình báo tạo nên những hình thức “ xã hội đen” xung đột hình sự  Tàu-Việt đẫm máu, khiến dân bản xứ lo sợ bán tài sản di chuyển nơi khác. Các “ đại gia” từ Trung Cộng bay qua mua lại theo kế: Du Long Chuyển Phượng, và thành lập các tụ điểm ăn chơi, lâu dần, sẽ thành một Bắc Kinh nhỏ, hay Tân Thượng Hải ngay giữa các đô thị lớn Việt Nam, và tuổi trẻ bị cuốn hút vào đó, và chơi bời càng nhiều thì càng mau quên tổ quốc. Như thế, xâm lăng kiểu này rất là hợp pháp mà chẳng tốn viên đạn nào!
 Tại sao các nhà lãnh đạo Việt Nam không nghĩ ra, mà lại lo sợ đánh thua Trung Cộng?
    
                               KẾT LUẬN CŨNG LÀ TÂM BÚT CỦA TÁC GIẢ

      Hơn 5 năm trước, người Việt Nam không nghe tiếng phá đá nổ mìn của công nhân Trung Cộng xây đập thủy điện trên thượng nguồn Mê Kông hay Sông Hồng, hoặc biết, nhưng cho là không quan trọng!
     Nhưng hôm nay đây, người Việt hoảng hốt nhìn nhau tự hỏi rằng. Những nhánh sông thân quen cạn kiệt dòng nước, trơ đáy phơi bùn dưới trời hạn hán, tất cả đồng khô hồ cạn là vì đâu, do ai?
     Nguyên thủ 4 quốc gia vùng hạ lưu Mê Kông liên tục họp hành, năn nỉ Trung Cộng mở đập xả nước để cứu đời sống người dân. Nhưng cho dẫu, lên án hay quỳ lạy thì hậu quả của dữ kiện đã trở thành quy luật Xin-Cho. Vì xét theo địa lý, Trung Cộng ( có quyền) vô trách nhiệm đặt điều kiện: “ Muốn cung cấp đầy đủ nước cho vùng hạ lưu thì phải trả cho họ cái gì? ..”.
    Nêu lên hình ảnh “ hấp hối ” của vùng hạ du Mê Kông mà Việt Nam ở vào đoạn cuối “ ung thư  ” để nhấn mạnh rằng, việc công nhân trá hình khai thác Bauxite Tây Nguyên, hay nơi thượng nguồn 10 tỉnh cho thuê rừng hôm nay, thì tự nó đã là một phần đất của Trung Cộng theo khế ước hợp đồng.
Những nhát cuốc xẻng để đào bới-cày xén bây giờ chỉ là công đoạn đầu tiên, cho một chủ trương Xin – Cho sẽ xảy ra trong tương lai ngay trên quê hương Việt Nam, và sự  Xin – Cho này không chỉ áp đặt lên đầu người dân, mà thành phần đầu tiên phải chịu sự áp đặt này chính là lãnh đạo quốc gia, nếu muốn tồn tại!
   Hay nói cách khác, là Việt Nam từ từ lệ thuộc và mất hẳn chủ quyền vì 2 nguyên tắc căn bản của kẻ đi xâm lăng, là triệt tiêu dân trí và cướp nguồn lợi kinh tế thuộc của nước bị xâm lăng.
   Tất cả các điểm nêu trên đều là chuyện nội bộ của mỗi quốc gia. Việt Nam cầu khẩn Hoa Kỳ và quốc tế giúp đở được không? Có lẽ, câu trả lời là: Không.
   Điều đó chứng minh rằng, dù thế giới chung sống từ hòa đến đâu, thì quy luật  mạnh sống yếu chết vẫn muôn đời tồn tại trong chủ trương chính trị và quân sự, và hơn ai hết, người lãnh đạo phải thấu triệt  được sinh mệnh cũa tổ quốc và dân tộc, đặc biệt là lãnh đạo đương thời Việt Nam!
     Hiểm họa vừa nêu trên, là bài học chính trị được viết bằng máu dành cho những ai là nguyên thủ quốc gia sau này, phải luôn luôn biết và nhớ về tầm quan trọng bởi vị trí địa lý chính trị của Việt Nam rất khác với các quốc gia trên thế giới. Vì đặc tính riêng biệt này, nên dù, quốc gia trải qua thể chế Cộng hòa hay Cộng sản, thì 2 yêu cầu căn bản phải được ưu tiên lên hàng đầu, đó là Quốc Phòng và Lãnh Đạo đi kèm với một chính sách Ngoại Giao “ chừng mực-biết người biết ta”. Nhất là đối với quốc gia láng giềng Phương Bắc  thì  nhất định và cương quyết để không thể và không bao giờ  phó thác số mệnh dân tộc vào nền ngoại giao: “Hữu Nghị và Hợp Tác”, cụm từ này chỉ ngụy hình cho những âm mưu tráo trở phi chính nghĩa.
Khi có được những yếu tố cần thiết như đã nói, thì mới đứng vững được trước một quốc gia khổng lồ ngạo ngược như Trung Hoa.
   Cũng vì địa lý thiên ý và sự mất còn của mảnh đất này, mà trải dài hơn 900 năm từ  939 đến 1840, bao thế hệ tiên công phải kiên gan cố sức chống đở với 7 cuộc ngoại xâm, 2 lần nhà Tống, 3 lần nhà Nguyên, 1 lần nhà Minh, 1 lần nhà Thanh, nhưng dù Trung Hoa hùng mạnh đến đâu thì kết quả vẫn là thảm bại.
    Qua sự  dồn dập liên tiếp của các cuộc chiến tranh cổ đại đó, minh chứng một điểm rõ ràng, là các vua chúa của bất cứ triều đại phương Bắc nào, cũng luôn luôn có cùng một tham vọng và đeo đuổi cùng một chủ trương lấn chiếm Việt Nam, tư tưởng ngạo mạn : Thuận Ngã Giả Xương, Nghịch Ngã Giả Vong ( lạy ta thì sống, chống ta thì chết), vẫn tồn tại với giới lãnh đạo Trung Cộng ngày nay, và mãi mãi.
      Rất bất hạnh cũng là đáng tiếc! Vì hơn ai hết, giới đương quyền Việt Nam rất hội đủ điều kiện để đối đầu với  nạn Hán xâm hôm nay. Bởi phần lớn,  họ được sinh ra hay trưởng thành tại Miền Bắc, mảnh đất được thừa tự truyền thống quật cường của tiền nhân, thực tế hơn, các nhà lãnh đạo này từng được đào tạo và thành công trong việc cướp, dựng và giữ chế độ bằng một hệ thống gian manh, lọc lừa và dối trá. Chính cả 2 yếu tố Truyền thống và Hệ thống mà họ từng được hấp thụ và trui rèn này, rất khả dĩ, giúp cho họ đầy đủ mưu mô để chống lại một đối thủ nhiều mưu ma chước quỷ, giúp cho Việt Nam vượt lên cơn can qua đại họa này, tiếc thay, chính họ đồng cam tâm bán nước, đi ngược lại nguyện vọng dân tộc và sự trường tồn của quốc gia.
          Vậy, có nên để chế độ này tồn tại nữa không???
 Hay nói đúng hơn, muốn tổ quốc Việt Nam được trường tồn cùng Việt Tộc, thì chẳng có gì hy vọng vào sự cạn trí của nhóm lãnh đạo đương thời, hay ê kíp mới sau đại hội thứ 11 của đảng CSVN. Mà trong tình thế cấp bách hiện nay, Việt Nam cần phải có một chế độ dân chủ để tìm được những khuôn mặt lãnh đạo, mà ít ra, có được bản lỉnh chính trị độc lập như Ngô Đình Diệm, có tư duy sâu sắc và tiên kiến như Ngô Đình Nhu, có tính cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia như Nguyễn Văn Thiệu, cũng nhờ mệnh lệnh của ông cùng tiếng súng chống ngoại xâm của lực lượng Hải quân VNCH năm 1974, hay như tiếng súng của Hải quân Bộ đội năm 1988. Tinh thần bất khuất và sự nằm xuống của con dân nước Việt hôm qua, chính là bằng chứng hùng hồn cho lớp người hôm nay, hay mai hậu cất cao tiếng nói với thế giới rằng: HOÀNG SA-TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM.
    Vậy, tiếng súng nằm trong biện pháp vừa nêu trên, cũng nhằm bảo vệ ngư dân Việt Nam, nhằm thể hiện tính chủ quyền-nội bộ của một quốc thể, thì hà cớ chi các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam phải lo sợ rụt rè!?
     Rất có thể! Bài viết này đã vượt ra ngoài vị trí Tác giả, và tính “vô tư ” của một bài Báo, nên ắt rằng, Tác giả sẽ bị cho là Diều Hâu hiếu chiến, hay..đôi điều gì đó!
     Tuy nhiên, dù dưới mọi biên độ của quan điểm hay chính kiến nào; thì tâm tình và suy nghĩ độc lập của người viết rất bình dị như nông dân Việt Nam rằng: Quốc-Dân Việt Nam là vạn đại!
   Vui nào hơn, khi nhận được sự cảm thông thì vãn sinh xin tha thiết thọ ơn sâu-dài!
Trân trọng xin lỗi bạn đọc “ tâm đắc” của Tác giả, vì bài này dài nhưng không thể chia đôi. Kính ái gởi lời chào Việt Nam đến toàn thể quý vị.

            NGUYỄN DUY THÀNH
 

Hải tặc Somalia

 tka23 post
Đội tàu thuộc Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp 150
Hải tặc tại vùng biển của Somalia bắt đầu trở thành mối đe dọa với những đoàn tàu vận tải quốc tế từ giai đoạn đầu cuộc nội chiến ở Somalia những năm đầu thập kỷ 90.[1] Từ năm 2005, nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và Chương trình Lương thực Thế giới, đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về sự gia tăng nạn cướp biển.[2] Lược lượng đặc nhiệm hỗn hợp 150
(Combined task force 150), một lực lượng liên minh đa quốc gia, đã được nhận nhiệm vụ chiến đấu chống hải tặc tại Somalia. Tháng 5 năm 2008, một số chiến binh Hồi giáo thuộc nhóm phiến loạn Al-Shabaab, nhóm chống lại Chính phủ liên bang  của Somalia, cũng đã từng tấn công chống hải tặc.[3]
  Tháng 9 năm 2008, chính phủ Nga cũng tuyên bố sẽ sớm tham gia tích cực vào những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm phòng chống nạn cướp biển.[4] Tuy nhiên, các chiến hạm của Hải quân Nga sẽ hợp tác  nhiệm vụ này một cách độc lập.[5]

 

 Lịch sử

Một chiếc tàu bị nghi là của cướp biển trên Ấn Độ Dương gần Somalia. Sau khi bức ảnh được chụp, những thủy thủ trên tàu hải quân Mỹ nổ súng và chiếc tàu tình nghi cũng tấn công đáp trả. Một kẻ tình nghi đã thiệt mạng, còn 12 người khác bị bắt.
Trong tình trạng bất ổn và chính phủ hoạt động một cách không hiệu quả, cộng với vị trí địa lý ở Sừng châu Phi, đã tạo điều kiện cho hoạt động cướp biển phát triển bắt đầu từ những năm đầu 1990. Kể từ khi nhà nước sụp đổ, tàu thuyền đánh cá bất hợp pháp trong lãnh hải Somalia hoạt động một cách công khai.
 
  Hải tặc lúc đầu thường làm công việc bảo kê trên biển, trước khi những thương gia và dân quân để mắt tới. Hoạt động của hải tặc từng có thời gian tạm thời dịu đi do sự phát triển của Hiệp hội Tòa án Hồi giáo năm 2006. Tuy nhiên, nó lại trở lại sôi động sau khi Ethiopia xâm lược Somalia vào tháng 12 năm 2006.
 
Một số hải tặc từng là ngư dân, những người này cho rằng những con tàu nước ngoài đang đe dọa đến ngành đánh cá ở vùng biển Somalia, vốn là sinh kế của họ. Sau này, khi việc kiếm lời từ việc cướp biển và đòi tiền chuộc quá lớn và dễ dàng, nhiều nhà chức trách còn bật đèn xanh cho hoạt động cướp biển, cũng như chia trác lợi nhuận với hải tặc.
Cướp biển ở Somalia là một mối đe dọa cho vận chuyển quốc tế kể từ giai đoạn hai của cuộc Nội chiến Somali trong thế kỷ 21. Từ năm 2005, nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm Tổ chức Hàng hải quốc tế và Chương trình Lương thực Thế giới, đã bày tỏ lo ngại về sự gia tăng các hành vi cướp biển. Nghề ăn cướp đã góp phần một sự tăng chi phí chuyển hàng và cản trở việc giao hàng các chuyến hàng viện trợ lương thực. Chín mươi phần trăm lương thực thế giới của Chương trình các lô hàng đến nơi bằng đường biển.[6] Duy chỉ có một điều, trong hầu hết những vụ bắt cóc, những tên cướp đều không làm hại tù nhân, nhằm kiếm được những khoản tiền chuộc lớn hơn.[7]
Chính phủ liên bang  đã từng thực hiện một số nỗ lực chống lại nạn hải tặc, thỉnh thoảng còn cho phép tàu hải quân nước ngoài vào vùng lãnh hải. Tuy nhiên, nhiều khi, có những tàu hải quân nước ngoài săn đuổi hải tặc đã buộc phải vi phạm lãnh hải khi đám hải tặc đi vào vùng lãnh hải của Somalia.[8][9]
 
Chính phủ Puntland đã tích cực  hơn nữa các hoạt động loại trừ hải tặc, thể hiện trong những can thiệp.[10]
Tháng 6 năm 2008, theo như lá thư của Chính phủ Liên bang  (TFG) gửi Chủ tịch Hội đồng, yêu cầu sự giúp đỡ từ phía cộng đồng quốc tế trong nỗ lực theo dõi các hoạt động của hải tặc cũng như những vụ cướp có vũ trang đối với tàu thuyền trong vùng biển Somalia, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã  thông qua việc cho phép các quốc gia có cam kết với TFG được vào lãnh hải của Somalia thực hiện nhiệm vụ chống hải tặc.[11] Phương sách được đưa ra bởi Pháp, Hoa Kỳ và Panama sẽ được duy trì 6 tháng. Nghị quyết này rất hãn hữu vì theo luật quốc tế nó vi phạm chủ quyền quốc gia. Pháp lúc đầu muốn nghị quyết này bao gồm cả một số quốc gia khác có những vấn đề về cướp biển, như Tây Phi, những đã vấp phải sự phản đối của Trung cộng, Việt Nam và Libya, những nước không muốn phổ biến hóa việc vi phạm chủ quyền, và nên chỉ giới hạn điều đó ở Somalia.[12]

 Triệu chứng của cơn trọng bệnh tại Somalia

Đối với nhiều người Somalia, đặc biệt là các thanh niên thất nghiệp, những rủi ro khi dấn thân làm cướp biển không là gì so với những hiểm nguy mà họ phải đối mặt hàng ngày tại đất nước nghèo đói, bị nội chiến tàn phá này. Tìm kiếm các hình ảnh chụp qua vệ tinh về làng cướp biển Eyl ở Somalia, những gì bắt gặp không phải là các dinh thự cùng hàng đống vũ khí mà là một số ít ngôi nhà đổ nát cùng hàng dãy thuyền méo mó nằm dọc bờ biển.
  Ngay cả ở đây, nơi cướp biển kiếm được hàng triệu Mỹ kim tiền chuộc, sự nghèo đói đến cùng cực hiện diện khắp mọi nơi và tình trạng bấp bênh là chuyện bình thường.
   Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố cần phải kiểm soát nạn hải tặc Somalia. Tuy nhiên, sự chú ý của thế giới thường tập trung về phía đại dương trong khi những khó khăn  thực sự nằm trên bờ.
Những gì mọi người chứng kiến ở Vịnh Aden và phía tây Ấn Độ Dương chỉ là phần nổi của tảng băng các khó khăn bên trong Somalia, một mạng lưới phức tạp đã trải rộng khắp đất nước này, khu vực và thế giới.
  Somalia là một trong những quốc gia nghèo đói nhất, bạo lực nhất và bất ổn nhất trên thế giới. Quốc gia này thường xuyên hứng chịu hạn hán trầm trọng, còn người dân phải đối mặt với nạn đói và bạo lực hầu như hàng ngày. Đây không phải là tình trạng mới vì Somalia, đặc biệt là khu vực phía nam, đã lâm vào hoàn cảnh này từ nhiều năm qua. Điều mới là thế giới một lần nữa lại quan tâm tới những gì đang diễn ra ở đất nước đã sụp đổ này.
Người Somalia đã học cách sống trong những điều kiện mà nhiều người khác có thể từ bỏ. Đối mặt với các tai ương khủng khiếp, họ đã tạo nên những việc làm sinh lợi, hoạt động hoàn toàn trong lĩnh vực kinh tế không chính thống, xây dựng và duy trì các bệnh viện bằng số tiền mà các kiều dân tha hương gửi về nhà. Tuy nhiên, những cư dân từng bị thế giới lãng quên, bị người khác biến bờ biển của mình thành nơi chôn vùi chất thải độc hại cũng như bị đám người ngoại quốc đánh cắp nguồn tài nguyên cá, lại gặp khó khăn trong việc giành sự chú ý khi các đại diện của thế giới đó bị bắt làm con tin đòi tiền chuộc. Và đối với nhiều người đã lớn lên trong sự bao vây của tình trạng bất ổn và máu đổ không ngừng thì bạo lực và nguy cơ chết chóc là những mối nguy thông thường. Vì lý do này, những nỗ lực hiện thời nhằm chống hải tặc từ ngoài khơi chỉ là đối phó với các triệu chứng. Chúng không giải quyết được các lý do tại sao những người trẻ tuổi sẵn sàng liều mạng để săn tìm tàu thuyền khắp đại dương.

 Đất nước đau thương

Cướp biển thực chất là một vấn đề về luật pháp và trật tự. Tại Somalia, hầu như không có nhà chức trách thực thi nhiệm vụ của cảnh sát, vốn có thể giúp phá vỡ các hoạt động của hải tặc một cách hiệu quả. Điều đang thống trị ở Somalia là những vấn đề lớn hơn. Cuộc chiến tiếp diễn với lực lượng vũ trang Al Shabaab cực đoan kiểm soát Kismaayo và các vùng sâu hơn ở phía nam Somalia, không chỉ đe dọa an ninh quốc gia mà còn biến thủ đô Mogadishu trở thành một trong những nơi nhiều  tang tóc  nhất trên Trái đất.

Tổng thống
  Sheikh Sharif Sheikh Ahmad đứng đầu một liên minh tương đối rộng nhưng các đối thủ của ông có nhân lực, vũ khí, tiền và đang trong cuộc chiến cam go giành quyền kiểm soát đất nước.
  Khi chính phủ được quốc tế công nhận đang bận đấu tranh giành quyền kiểm soát thành phố thủ đô của riêng họ thì vấn đề chống lại bọn cướp biển dường như bị đặt ở vị trí ưu tiên thấp hơn. Ngay cả tại vùng bán tự trị Puntland ở đông bắc Somalia, nơi xuất phát của hầu hết các vụ tấn công của hải tặc, chính quyền địa phương cũng phải vật lộn với hàng loạt vấn đề.
  Các con thuyền chở đầy những người tị nạn tuyệt vọng, chạy trốn chiến tranh ở Somalia rời bến hầu như mỗi ngày để tìm đường tới Yemen. Những kẻ buôn lậu thường vứt bỏ các "chuyến hàng người" của họ giữa biển khơi để tránh bị bắt giữ và để mặc họ chết chìm. Ngay cả đối với những người tị nạn đã tìm được đường đến đích, cuộc sống như công dân hạng hai tại đất nước Yemen nghèo khó cũng rất thảm khốc.

 Không cam kết

Somalia đã mất gần 20 năm trong tình trạng nội chiến. Các đồng minh hay thay đổi, sự can thiệp của quốc tế và số lượng thanh niên thất nghiệp ngày càng tăng cũng như nguồn súng ống giá rẻ dồi dào đã đi ngược lại mọi xu thế hướng tới sự ổn định. Tại một quốc gia có thu nhập  đầu người mỗi năm ước  khoảng 650 Mỹ kim (rất khó đưa ra các con số thống kê chính xác ở một đất nước hỗn loạn như Somalia) thì sức hấp dẫn của 10.000 Mỹ kim cho mỗi vụ cướp biển thành công rất khó cưỡng lại. Sự bất ổn thâm căn cố đế ở phần lớn đất nước này cùng những mối đe dọa sự sống hàng ngày , đồng nghĩa với việc những rủi ro gắn liền với nghề hải tặc có thể được xem là ít tồi tệ hơn so với những gì người dân nơi đây.Một giải pháp dựa vào các hệ thống an ninh và súng ống sẽ không loại bỏ được tận gốc các nguyên nhân sâu xa của nạn hải tặc Somalia. Có nhiều cách mà các lực lượng hải quân trên khắp thế giới có thể thực thi để đối phó với những vấn đề của Somalia. Tuy nhiên, chừng nào quốc gia châu Phi bị đói nghèo và tình trạng vô chính phủ đeo bám này còn nằm bên cạnh một tuyến  giao thương hàng hải giàu có, thì nạn hải tặc sẽ vấn tiếp diễn.
   Nếu có một giải pháp đối với vấn đề cướp biển, đó có thể là một cam kết sâu rộng hơn, sáng tạo hơn dành cho Somalia. Nạn hải tặc là cái khó của các nước trên thế giới và là tai họa của các thủy thủ. Nhưng đối với hàng triệu người Somalia, các vấn đề tại mảnh đất quê hương họ mới thực sự là thảm họa.
BKTT
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:
CHẠY ĐUA VŨ TRANG
KÍNH THƯA CÁC NT VÀ CÁC BẠN
TRONG KHI TRUNG CỘNG , NGA CHẠY ĐUA VŨ TRANG , TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG THÌ MỸ CO CỤM LẠI-GIẢM THIỂU CHIẾN HẠM- BÁN BỚT PHI CƠ - VỚI LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN CƠ HỮU MỸ ĐIỀU ĐỘNG TỪ TÂY SANG ĐÔNG - SÀNG QUA SÀNG LẠI KHIẾN ĐỐI PHƯƠNG TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG MỆT NGHỈ 
CHẠY ĐUA VŨ TRANG
tka23 post
  Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã qua đi với những dấu hiệu rất rõ ràng về một cuộc chạy đua vũ trang trên biển Đông. Các nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan… đều đua nhau tăng ngân sách cho quốc phòng. Điều đáng nói là cũng có những dấu hiệu cho thấy dường như cả khu vực đang bị cuốn vào một cái bẫy…
Hkmh Laioning Shi-lang (Thi Lang)  đem lại sức mạnh hải quân thực sự cho Trung cộng. gần như trở thành biểu tượng đánh dấu sự bắt đầu của một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Á-Thái Bình Dương.....
.
Cuộc đua đã bắt đầu
Đầu tháng 3-2012, phát ngôn viên Quốc hội Trung cộng Lý Triệu Tinh thông báo là ngân sách quốc phòng trong năm 2012 sẽ tăng 11,2%, lên tới 80,6 tỉ euro, tức là hơn 105 tỉ USD. Nhiều năm qua, tỉ lệ tăng ngân sách quốc phòng của nước này cũng thường xuyên vượt quá 10% và đó là dựa theo con số được công bố chính thức. Trên thực tế, người ta luôn nghi rằng chi phí cho quân sự của Trung cộng có thể cao hơn thế rất nhiều , khoảng 16%- hoặc ít nhất thì Trung cộng cũng làm cho dư luận có suy nghĩ như vậy.
Trên thực tế, mọi chuyện bắt đầu từ cả một thập kỷ trước đó, khi Trung cộng khẳng định mình như một cường quốc thực sự và không che giấu tham vọng bành trướng thế lực của mình.
  Trong 10 năm, Trung cộng đã tiêu 16,4 tỉ euro (hơn 21 tỉ USD) để trở thành nước mua sắm vũ khí lớn nhất thế giới, vượt qua cả Ấn Độ, Hàn Quốc và Hy Lạp. Trước tình thế đó, các nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan… đều đua nhau tăng ngân sách cho quốc phòng. Một trong những quốc gia chính của tranh chấp Biển Đông là Philippines, sau nhiều năm bỏ bê hải quân và hạn chế hiện đại hóa quân đội, đã đột ngột gia tăng 81% chi tiêu quốc phòng trong năm 2011, lên mức 2,5 tỉ USD với ưu tiên hàng đầu là các hạng mục mua sắm vũ khí. Ngay cả đến Singapore - quốc đảo có nền kinh tế thịnh vượng nhất khu vực, dân số vỏn vẹn 5 triệu - cũng đã đạt mức chi tiêu khổng lồ cho quân sự trong vài năm qua và trở thành nước nhập  vũ khí nhiều thứ hai thế giới trong năm 2009, theo tài liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).
 
Nhớ lại nghệ thuật cờ vây
Bằng cách đó, toàn khu vực Đông Nam Á dường như đã được đặt trong tình trạng chạy đua vũ trang. Theo SIPRI, so với năm 2000, chi tiêu cho quân sự của khu vực tăng 50%. Một nhà nghiên cứu ở viện này, ông Siemon Wezeman, nhận xét: “Chắc chắn là việc Trung cộng xúc tiến sức mạnh quân sự và vươn bàn tay của họ ra bên ngoài đóng vai trò chính trong chuyện gia tăng ngân sách quốc phòng của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia”.
Đáng chú ý là không riêng Trung cộng mà các nước khác cũng đều tạo cho dư luận , cảm tưởng rằng chi phí cho quân sự thực tế cao hơn so với con số công bố nhiều. Theo các chuyên gia, sự không minh bạch trong cuộc chạy đua vũ trang lại càng khiến cho không khí thêm căng thẳng, khiến các bên lo sợ, nghi ngại, đề phòng lẫn nhau và từ đó gây ảnh hưởng xấu đến an ninh khu vực.
Điều này lại gợi cho người ta nhớ đến một tổng kết của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger trong cuốn sách nổi tiếng gần đây của ông,On China, trong đó ông phân tích nhiều về nghệ thuật cờ vây của người Trung cộng, cho rằng nó đã được áp dụng vào quân sự: Theo Kissinger,  chiến lược của người Trung cộng hướng đến chiến thắng  qua lợi thế về tâm lý hơn là qua đối đầu trực tiếp. Đôi khi chỉ gây một sự bất an về tâm lý là đủ để cuốn đối phương vào một cuộc chạy đua muốn hụt hơi. Chiến thuật tâm lý này, nếu đúng là đang được Trung cộng áp dụng, càng hiệu quả hơn khi ta biết rằng ngân sách quốc phòng của một quốc gia có xu hướng tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế.
  Tiến sĩ địa chất hàng hải , thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, cho biết dường như đã hình thành một quy luật chung là hễ khi nào ngân sách quốc phòng vượt quá 17% GDP thì quốc gia sa sút về kinh tế.
Các chuyên gia cũng đề cập tới một vài nguyên nhân khác không liên quan gì tới an ninh, như vấn nạn quan liêu, tham nhũng; song yếu tố chủ chốt thúc đẩy ASEAN lao vào cuộc chạy đua vũ trang vẫn là Trung cộng. Ông Tim Huxley ở Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Singapore cho rằng tình hình giữa Trung cộng và Đông Nam Á cũng giống như câu chuyện giữa Đức và Anh trước Thế chiến thứ nhất, hay Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.
 
Bài học trong quá khứ
Cho đến nay, sự kiệt quệ về kinh tế của Liên bang Xô Viết vẫn được nhắc đến như một bài học lịch sử kinh điển mà bất cứ quốc gia nào có ý định chạy đua vũ trang cũng phải nhớ.
  Vào thời điểm năm 1980, nền kinh tế Liên Xô, với những khuyết tật mà nó mang trong mô hình quản lý tập trung của mình, đã trở nên suy yếu một cách nghiêm trọng. Nắm được tình hình khủng hoảng tại Liên Xô, chính phủ Hoa Kỳ của Tổng thống mới đắc cử Ronald Reagan đã thi hành một chiến lược chống phá mới nhằm giáng những đòn cuối cùng triệt hạ đối thủ. Một cuộc chạy đua vũ trang mới đã được Hoa Kỳ phát động sau một thập kỷ hòa hoãn của cuộc Chiến tranh Lạnh. “Sáng kiến phòng thủ chiến lược - SDI” hay còn được biết đến với tên gọi “Chiến tranh giữa các vì sao” đã được Hoa Kỳ khởi xướng từ tháng 3-1983 với việc sử dụng phần lớn vũ khí hạt nhân đặt trong vũ trụ, nhằm tiêu diệt các hỏa tiển  trên đường bay đến mục tiêu, đồng thời có khả năng nhằm vào các mục tiêu trên mặt đất.
Dù mang danh nghĩa là “phòng thủ”, SDI đã đặt Liên Xô vào thế bị đe dọa nghiêm trọng và buộc phải có những giải pháp tương ứng để cân bằng chiến lược. Bên cạnh đó, do những bất ổn xã hội không thể khắc phục, Liên Xô luôn có xu hướng lấy các thành tựu quân sự làm bằng chứng cho tính ưu việt của mình. Kết quả là họ đã đẩy chi phí quân sự lên đến 15% GDP, tập trung những bộ óc tài giỏi nhất của đất nước cho các tham vọng quân sự và đẩy nền kinh tế vốn đã khủng hoảng sâu sắc đi đến chỗ kiệt quệ. Sau này, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đã phải thừa nhận rằng trong những năm 1986-1990, hiệu suất gia tăng chi phí quân sự hằng năm đã tăng 8%, tức là gấp đôi hiệu suất tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong cuốn Những  sách lược của chính phủ Reagan làm tan rã Liên bang Xô Viết tác giả Peter Schwecer đã kể lại việc Gorbachev nhận định về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” rằng Hoa Kỳ muốn “với cuộc chạy đua của loại vũ khí không gian vừa hiện đại vừa đắt giá, sẽ đánh đổ nền kinh tế Liên Xô”.
 Và sự thực đã diễn ra đúng như thế. Cuộc chạy đua vũ trang tốn kém với Hoa Kỳ đã “rút ruột” nền kinh tế Liên Xô, để chỉ tám năm sau khi SDI được khởi xướng, Ronald Reagan đã có cơ hội được chiêm ngưỡng thành quả của mình.
TỔNG HỢP
__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)